Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng cường Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
lượt xem 3
download
Luận văn được nghiên cứu với mục đích là tập trung vào Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng cường Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ----------o0o---------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng LÊ TRƢỜNG GIANG Hà Nội – 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ----------o0o---------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 Họ và tên: Lê Trƣờng Giang Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN TRẦN TRUNG DŨNG Hà Nội - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đến chuyên ngành Ngân hàng nói chung, các tài liệu về nợ xấu, công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu nói riêng. Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Những thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Hà nội, tháng …..năm 2017 Học viên LÊ TRƢỜNG GIANG
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Trần Trung Dũng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hà Nội, ngày ....tháng ..... năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Trƣờng Giang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG - BIỂU - HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ...................................................................................... vii BẢNG .............................................................................................................................................................. vii BIỂU ............................................................................................................................................................... vii HÌNH VẼ ........................................................................................................................................................ vii SƠ ĐỒ ............................................................................................................................................................. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.................................................................................. viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................................................ 7 1.1. Hoạt động tín dụng và nợ xấu tại NHTM .................................................7 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò và các hình thức tín dụng ngân hàng .....7 1.1.2. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng ...............10 1.1.3. Tác động của nợ xấu đến hoạt động tín dụng của NHTM .................18 1.2. Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM .............................19 1.2.1. Khái niệm quản trị nợ xấu ....................................................................19 1.2.2. Nội dung quản trị nợ xấu ......................................................................20 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nợ xấu của NHTM ..........26 1.3. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại một số nƣớc trên thế giới - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..........................................................................................31 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại một số nước trên thế giới ................31 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................35 1.4. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam ......................36 1.4.1. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) ...........................................................................................36 1.4.2. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank) ......................................................................................37
- iv 1.4.3. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) .............................................................................................39 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) ..................................................................................................................................................... 41 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) ............41 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................41 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................41 2.1.3. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiện tại ........................................43 2.1.4. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2014-2016 .............................................45 2.1.5. Một số nhận xét về mô hình quản trị, quản lý rủi ro và cơ cấu tín dụng tại VIB.....................................................................................................51 2.2. Thực trạng nợ xấu và quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam .......................................................................................................................54 2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại VIB giai đoạn (2014-2016) ..............................54 2.2.2. Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn (2014-2016)......................................................................................59 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam .................................................................................................65 2.3.1. Thành tựu và khó khăn trong việc xử lý nợ xấu .................................65 2.3.2. Hạn chế trong quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ..................................................................................................................72 2.3.3. Nguyên nhân dẫn tới nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ..........................................................................................................................73 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ............................................................................................................................................... 79 3.1. Định hƣớng phát triển và yêu cầu trong công tác quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ................................................................79 3.1.1. Các định hướng kinh doanh chính của VIB đến 2020 .......................79 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của VIB đến 2020 ...........79 3.1.3. Yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ..........................................................................................................80
- v 3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ...........................................................................................................81 3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định ......................................................................................81 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nợ tại VIB ...................83 3.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu..............................88 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................90 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan ...........................90 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..............................................91 3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng.................................................92 3.3.4. Kiến nghị đối với Khách hàng vay vốn.................................................93 KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 95
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nguyên văn 1 CBA Commonwealth Bank of Australia 2 CIC Trung tâm Thông tin tín dụng – NHNN Việt Nam 3 CPD Cấp phê duyệt (theo thẩm quyền) 4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 5 DPRR Dự phòng rủi ro 6 DVKH Dịch vụ khách hàng 7 ĐVKD Đơn vị kinh doanh 8 GDTD Giao dịch tín dụng 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10 HHNH Hiệp hội ngân hàng 11 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 12 NHTW Ngân hàng trung ương 13 NHNN Ngân hàng Nhà nước 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 QL QHKH Quản lý quan hệ khách hàng 16 QLN Quản lý nợ 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 THN Thu hồi nợ 19 TMCP Thương mại cổ phần 20 TSĐB Tài sản đảm bảo 21 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 22 VAMC Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam 23 Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quốc VIBAMC tế 24 WB Ngân hàng Thế giới
- vii DANH MỤC BẢNG - BIỂU - HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Phân loại nợ theo IMF và WB............................................................................. 14 Bảng 1.2: Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN ............................. 15 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017 .................................................. 45 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh 2014-2016................................................................ 46 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay 2014-2016................................................................ 48 Bảng 2.4: Chất lượng dư nợ cho vay qua các năm 2014-2016 ............................................ 49 Bảng 2.5: Nợ xấu nội bảng .................................................................................................. 55 Bảng 2.6: Nợ xấu nội bảng theo kì hạn cho vay .................................................................. 56 Bảng 2.7: Nợ xấu nội bảng theo đối tượng khách hàng ...................................................... 56 Bảng 2.8: Nợ xấu nội bảng theo ngành nghề kinh doanh .................................................... 57 Bảng 2.9: Trích lập dự phòng rủi ro của VIB ...................................................................... 62 Bảng 2.10: Kết quả xử lý nợ xấu ......................................................................................... 66 Bảng 2.11: Kết quả thu hồi nợ xấu nội bảng của VIB ......................................................... 67 BIỂU Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động 2014-2016 ................................... 47 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế 2014-2016 ..................................................................... 51 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu từ 2012-2016 .............................................................................. 55 Biểu đồ 2.4: Dư nợ ngoại bảng ............................................................................................ 58 HÌNH VẼ Hình 2.1: Mục tiêu ............................................................................................................... 43 Hình 2.2: Chiến lược............................................................................................................ 44 Hình 2.3: Cách thức tiếp cận ............................................................................................... 44 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức VIB ............................................................................................ 42 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam .............................................................................................................................. 60
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay đã có một số đề tài luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề nợ xấu, như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Quang Hiện (2016) về “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội”, Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) về “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) về “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” .... Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam giai đoạn 2014-2016, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại ngân hàng này. Với mục đích nghiên cứu tập trung vào Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng này, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định sau: Thứ nhất, Luận văn làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề nợ xấu, quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Thứ hai, Luận văn phân tích nêu ra các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Thứ ba, Luận văn cũng đưa ra kinh nghiệm quản trị nợ xấu ở một số nước và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Thứ tƣ, Luận văn phân tích thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam giai đoạn 2014-2016 trên hai khía cạnh là thành công và hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu. Thứ năm, Luận văn đề xuất, kiến nghị các giải pháp khá cụ thể, chi tiết nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại VIB.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ xấu và phương thức xử lý nợ xấu là những vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả cộng đồng xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách để có thể khơi thông những ách tắc trong nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Điểm xuất phát của quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam được xác định từ mốc 30/9/2012 - thời điểm nợ xấu được công bố công khai với mức độ hai con số, thay vì chỉ trên dưới 3% theo cách công bố nhiều năm trước đó (Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm 30/9/2012, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD Việt Nam là 464.664 tỷ đồng, tương đương 17,21% tổng dư nợ tín dụng). Trong thời gian 5 năm, bằng các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, của NHNN, sự nỗ lực của các TCTD đến tháng 8/2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu và tính đến tháng 8/2016, nợ xấu của toàn hệ thống là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD đã được kiểm soát ở mức dưới 3% và việc xử lý nợ xấu bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn, mang rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các TCTD; cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho xử lý nợ xấu, pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập; các giải pháp xử lý nợ xấu của các TCTD cũng còn nhiều hạn chế, các khoản nợ được giải quyết phần lớn từ nguồn trích lập DPRR. Hiện vẫn tồn tại một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao, chủ yếu tập trung ở các TCTD được kiểm soát đặc biệt và một số công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu kém… Do đó, đòi hỏi cả hệ thống cần sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới, không để tác động xấu đến an toàn hệ thống và bảo đảm tính khả thi của việc xử lý TCTD yếu kém. Nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) cũng đã và đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu trong khi công tác quản lý nợ xấu vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong 5 năm gần đây, bằng những nỗ lực của mình, VIB luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 3%, công tác xử
- 2 lý nợ xấu cũng đạt những kết quả đáng khích lệ nhưng việc phải tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu có thời điểm đã làm lợi nhuận của VIB liên tục sụt giảm, từ mức 1.051 tỷ đồng (năm 2010) xuống còn 700 tỷ đồng (năm 2012) thậm chí năm 2013 do phải trích dự phòng tới 871 tỷ đồng nên lãi trước thuế chỉ còn vỏn vẹn 81 tỷ đồng. Cùng với đó là các giải pháp quản trị nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế, việc xử lý nợ xấu vẫn còn dựa phần lớn vào nguồn DPRR, nguy cơ nợ xấu tăng cao "ăn mòn" lợi nhuận vẫn luôn hiển hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tăng cƣờng Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngoài nƣớc Tình hình nghiên cứu trong nước: Theo tìm hiểu của tác giả, hiện nay đã có một số đề tài luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề nợ xấu như: - Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Cổ phần Quân đội, luận án tiến sỹ. Luận án đã hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và đi sâu vào nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại từ đó đưa ra những định hướng và hệ thống các giải pháp một cách toàn diện, đồng bộ nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội. - Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, luận án tiến sỹ. Luận án đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu, xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014, phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế của quá trình quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- 3 và đưa ra các giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sỹ. Luận án đã đưa ra quy trình quản lý nợ xấu mang tính khoa học, đầy đủ hơn so với quy trình trước đó. Tác giả đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Bởi vậy trong quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Xuất phát từ những hạn chế trong thực trạng quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã đưa ra những đề xuất mới. - Trần Thị Diễm Linh (2015), Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, luận văn thạc sỹ. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. - Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích tình hình nợ xấu, nguyên nhân xảy ra nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai; đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: - Khemraj, Pasha (2009), đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và bảng dữ liệu trong 10 năm ( 1994-2004) để xác định mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô, các yếu tố nội bộ ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Guyana. Bằng chứng cho thấy tỷ giá có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Guyana, ta thấy rằng bất cứ khi nào có một sự suy giảm về khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Guyana thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn. Khemraj, Pasha cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nghịch chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và các khoản nợ xấu. Kết quả cho rằng tác động của tăng trưởng GDP tới
- 4 các khoản nợ xấu là tức thời. Còn lạm phát lại không phải là một yếu tố quyết định quan trọng tới tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở Guyana. - Salas, Vincente và Saurina (2002) đã sử dụng mô hình kiểm định với bảng dữ liệu giai đoạn 1985-1997 để điều tra các yếu tố gây ra các khoản nợ xấu của các ngân hàng Tây Ban Nha. Nghiên cứu cho thấy với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, sự mở rộng tín dụng nhanh chóng, sự mở rộng quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn và vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ nợ xấu. - Jimenez, Gabriel và Saurina (2005) nghiên cứu về vấn đề nợ xấu tại các NHTM tại Tây Ban Nha giai đoạn 1984-2003, đã cung cấp bằng chứng sống động rằng tỷ lệ nợ xấu có liên quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, mặt bằng lãi suất cao và điều kiện tín dụng dễ dãi. Nghiên cứu này cho rằng với lãi suất cao, các ngân hàng thường bị hút vào “tâm lý bầy đàn” khi lôi kéo nhau cho vay quá mức dẫn đến các khoản nợ xấu. Và một số tác giả với các đề tài, bài viết khác về nợ xấu và công tác quản trị nợ xấu. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu riêng biệt từ trước đến nay về vấn đề nợ xấu, quản lý nợ xấu của các NHTM. Tác giả nhận thấy, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về các giải pháp quản trị nợ xấu, đặc biệt là các giải pháp tăng cường Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Giải pháp tăng cƣờng Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)” được phát triển nhằm bổ sung phần nghiên cứu về cơ sở lí luận và từ cơ sở lí luận trên vận dụng trong điều kiện thực tiễn thực hiện quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian từ năm 2014-2016, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- 5 Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Phân tích thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trên hai khía cạnh là thành công và hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Quản trị nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn về quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2016, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận cơ bản về quản trị nợ xấu của các ngân hàng thương mại nói chung tác giả vận dụng vào việc nhìn nhận, đánh giá thực tế đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm có: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp....cụ thể như sau: Phƣơng pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của VIB, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng... Phƣơng pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc rút từ thực tiễn, lý luận để đưa ra giải pháp, bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn như sau: - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến nợ xấu và công tác quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
- 6 - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nhận định được thực trạng quản trị nợ xấu tại VIB trên hai khía cạnh là thành công và hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu, qua đó có thể giúp VIB điều chỉnh cách thức hành động phù hợp và hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị nợ xấu tại VIB góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong hiện tại và tương lai. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở ba chương sau đây: Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và công tác quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
- 7 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng và nợ xấu tại NHTM 1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò và các hình thức tín dụng ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latinh là credo – là sự tin tưởng, sự tín nhiệm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”. Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Tín dụng ngân hàng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản chứa đựng ba nội dung sau: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.1.2. Bản chất tín dụng ngân hàng Bản chất tín dụng của ngân hàng là sự vận động của vốn tiền tệ thông qua các ngân hàng. Ngân hàng bằng các nghiệp vụ và hình thức huy động vốn khác nhau huy động lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông, tạo thành nguồn vốn lớn. Đồng thời ngân hàng sử dụng chính nguồn vốn này để đem cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi. Là trung gian nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn hay nói cách khác việc sử dụng nguồn vốn trong các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung được ngân hàng điều hòa sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Như vậy, ngân hàng bằng hoạt động của mình đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội, thông qua chức năng tạo tiền ngân hàng có thể nhận nguồn tiền gửi tăng trưởng theo bội số tạo tiền. Qua đó ngân hàng sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
- 8 1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Nó thúc đẩy sản xuất và lưu thông phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. Tín dụng ngân hàng là công cụ điều hòa lưu thông tiền tệ và thông qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng có chức năng huy động vốn và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi để đưa vào sử dụng. Cụ thể: - Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng mở rộng. - Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lí. - Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn. - Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa kinh tế trong nước với nước ngoài thúc đẩy quá trình mở rộng, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới. 1.1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng Căn cứ theo thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân. Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Cho vay dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để tài trợ các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Căn cứ vào đối tượng khách hàng: Tín dụng khách hàng cá nhân: cấp tín dụng cho cá nhân có nhu cầu vay vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hoặc trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
- 9 Tín dụng khách hàng là các tổ chức kinh tế - xã hội: bao gồm các DNNN, các DNTN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, và các định chế tài chính khác. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng: Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Căn cứ theo phương thức cho vay: Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay của ngân hàng cho khách hàng vay không thường xuyên. Người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hình thức cho vay này rất thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên. Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận. Các loại khác: bao gồm vay theo dự án đầu tư, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Theo tài sản đảm bảo: Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh,…
- 10 Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các hợp đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã có chủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành từ vốn vay. Theo mục đích vay vốn: Tín dụng bất động sản, xây dựng: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, nhà xưởng, các bất động sản khác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Tín dụng công nghiệp, thương mại và dịch vụ: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tín dụng nông nghiệp và lâm nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp như phân bón,thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu, lao động,… Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình,… Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. 1.1.2. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng 1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu Nợ xấu hay nợ khó đòi thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bed debt”, “non-performing loans” (NPL), “doubtful debt”. Thuật ngữ “bed debt” là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trên báo chí còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các chuyên gia thường sử dụng thuật ngữ “non-performing loans” , trong khi kế toán quốc tế hay dùng thuật ngữ “non-accrual loans” (theo hệ thống chuẩn mực kế toán của Mỹ US GAAP) hay “impaired loans” (Theo chuẩn mực quốc tế IAS 39). Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm nợ xấu như sau: Theo Ngân hàng thế giới: “Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn