intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

224
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động này tại BIDV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng ĐỖ THỊ THÚY NGA Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ tên học viên : Đỗ Thị Thúy Nga Người hướng dẫn : TS. Võ Sỹ Mạnh Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Trường. Thực sự đây là thời gian trau dồi kiến thức có ý nghĩa và định hướng cho chặng đường sự nghiệp sau này của tôi. Tôi xin chân thành cám ơn người hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thúy Nga
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... IV DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ........................................... V TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... VII LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SỐ, ...................... 8 HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 8 1.1. Ngân hàng số ................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân hàng số ............................................................................... 8 1.1.2. Điều kiện triển khai ngân hàng số .............................................................................. 12 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới triển khai ngân hàng số ................................................... 15 1.2. Hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .........................................21 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại ........................ 21 1.2.2. Phân loại hoạt động bán lẻ của ngân hàng ............................................................... 24 1.2.3. Vai trò/ý nghĩa của hoạt động bán lẻ với hoạt động của ngân hàng....................... 30 1.3. Ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại .......32 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ................................................................................... 32 1.3.2. Điều kiện triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ ...................................... 35 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng .......................................................................................................................................... 37 1.4. Triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ của Ngân hàng thương mại ..................................................................................................................................................39 1.4.1. Quá trình triển khai Ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại NHTM………39 1.4.2. Mục tiêu cần đạt được trong quá trình triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ ............................................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ ........................................ 44 VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............................................................................. 44 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......44 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................. 44 2.1.2. Mô hình tổ chức, quy mô tổng tài sản và nhân sự ..................................................... 45 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ................... 47 2.2. Thực trạng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........................................................50 2.2.1. Về kênh phân phối sản phẩm – dịch vụ ...................................................................... 51 2.2.2. Về các tiện ích - ứng dụng............................................................................................ 55
  5. iii 2.2.3. Về sản phẩm bán lẻ đang được triển khai trên các ứng dụng ngân hàng số .. 67 2.2.4. Về cách thức triển khai và các bộ phận tham gia triển khai ngân hàng số ............ 68 2.2.5. Về khách hàng, doanh số ............................................................................................. 74 2.2.6. Về công nghệ ngân hàng số và an toàn, bảo mật, kiểm soát rủi ro ......................... 77 2.2.7. Về hợp tác với công ty công nghệ tài chính ............................................................... 79 2.3. Đánh giá tình hình triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..............................................80 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................... 80 2.3.2. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân ..................................................................................... 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..................................................................................... 86 3.1. Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV...............................................................................................86 3.1.1. Cơ hội, thách thức phát triển ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV ...... 86 3.1.2. Định hướng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV .................. 87 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV ........................................................................................................88 3.2.1. Nhóm các giải pháp liên quan đến sản phẩm ............................................................ 88 3.2.2. Nhóm các giải pháp liên quan đến cách thức và quy trình triển khai ..................... 90 3.2.3. Nhóm các giải pháp liên quan đến công nghệ mới ................................................... 91 3.2.4. Nhóm các giải pháp liên quan đến hợp tác với các công ty công nghệ tài chính .. 92 3.2.5. Nhóm các giải pháp về nhân lực ................................................................................. 93 3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................94 3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ...................................................................................... 94 3.3.2. Đối với Chính phủ......................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc AI Trí tuệ nhân tạo API Giao diện lập trình ứng dụng ngân hàng mở ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CMCN Cách mạng công nghiệp CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin CSKH Chăm sóc khách hàng DVNH Dịch vụ ngân hàng GDKH Giao dịch khách hàng KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KIOS Quầy giao dịch NH Ngân hàng NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại OTP One Time Password - Mật khẩu dùng 1 lần PGD Phòng Giao dịch POS Point Of Sale - Điểm bán lẻ PTNHBL Phát triển Ngân hàng bán lẻ QR code Quick Response code - Mã QR SPDV Sản phẩm dịch vụ TMCP Thương mại cổ phần TSC Trụ sở chính TTCSKH Trung tâm Chăm sóc khách hàng VNĐ Việt Nam đồng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Danh mục hình HÌNH 1.1: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG BÁN LẺ ........................................ 24 HÌNH 1.2: ĐỊNH HƯỚNG - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SỐ...................... 36 HÌNH 2.2: QUY MÔ - MẠNG LƯỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN ............................................................................................................... 47 HÌNH 2.3: LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. HÌNH 2.4: GIAO DIỆN VÀ TÍNH NĂNG CỦA ỨNG DỤNG SMARTBANKING ................................................................................................. 59 HÌNH 2.5: GIAO DIỆN ỨNG DỤNG SMARTBANKING ................................ 67 HÌNH 2.6: MÔ HÌNH KHỐI BÁN LẺ - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN ................................................................................................... 69 HÌNH 2.7: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH BIDV ......................................................................................................... 72 Danh mục sơ đồ SƠ ĐỒ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN ............................................................................................................... 45 Danh mục biểu đồ BIỂU ĐỒ 2.1: KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BÁN LẺ CỦA BIDV ........... 51 BIỂU ĐỒ 2.2: DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ KÊNH NGÂN HÀNG SỐ .......... 55 BIỂU ĐỒ 2.3: DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ .......................................................................................... 56 BIỂU ĐỒ 2.4: TỶ TRỌNG SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH TRÊN CÁC KÊNH .... 75
  8. vi BIỂU ĐỒ 2.5: KẾT QUẢ KINH DOANH ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG DI ĐỘNG ................................................................................................................................... 76 BIỂU ĐỒ 3.1: ĐÁNH GIÁ SWOT VỀ TRIỂN KHAI NGÂN HÀNG SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI BIDV ....................................................................... 86 Danh mục bảng BẢNG 2.1: DANH MỤC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................................. 49 BẢNG 2.2: TÍNH NĂNG CỦA CÁC ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG DI ĐỘNG . 59 BẢNG 2. 3: SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH TRÊN CÁC KÊNH ............................... 74 BẢNG 2.4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG ....................................................................................................................... 75
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau: - Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của ngân hàng số (phát triển dựa vào công nghệ giải pháp mới cho phép các giao dịch ngân hàng diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và an toàn; đa dạng kênh kết nối với khách hàng; tự động hóa quy trình cung cấp dịch vụ tới khách hàng…), đặc điểm hoạt động bán lẻ (sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng; số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị giao dịch nhỏ; nguồn nhân lực lớn và mạng lưới phân phối rộng khắp; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của CMCN 4.0…) và các yếu tố triển khai ngân hàng số (về khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tổ chức quản lý và kinh doanh, nguồn nhân lực, an ninh và bảo mật), điều kiện triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ (xây dựng chiến lược kinh doanh số, thực hiện số hóa các họa động của ngân hàng hiện đại, tổ chức lại bộ máy và cách thức quản lý, nâng cấp nền tảng CNTT, quản trị rủi ro an ninh mạng…) trong hoạt động bán lẻ trong xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mới. - Từ các khái niệm, đặc điểm, điều kiện triển khai, các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới triển khai ngân hàng số, luận văn tập trung đánh giá tình hình triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về mô hình triển khai, dịch vụ - kênh phân phối – tiện ích, khách hàng, doanh số và về an toàn, bảo mật và kiểm soát rủi ro. Đặc biệt, từ thực trạng triển khai các ứng dụng ngân hàng số, luận văn cũng đã phân tích kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân đối với công tác triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp. - Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai (về kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, các tiện ích ứng dụng, sản phẩm bán lẻ đang được triển khai trên các ứng dụng ngân hàng số, cách thức triển khai, khách hàng và doanh số đạt được, công nghệ ngân hàng số và an toàn, bảo mật, kiểm soát rủi ro…) và cơ hội, thách thức trong triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp về sản phẩm, quy trình triển khai công nghệ mới, hợp tác với các đối tác Fintech, Bigtech, nhân lực trong triển khai mô hình mới đồng thời kiến nghị nhằm đẩy mạnh triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Ngân hàng số tại Việt Nam đang ở giai đoạn hình thành và tiềm năng phát triển tương đối lớn, xuất phát từ nhu cầu thị trường, định hướng phát triển của ngành ngân hàng và hội nhập tài chính. Tuy nhiên, việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức từ những hạn chế của khuôn khổ pháp lý, các vấn đề nội tại của ngành ngân hàng, các vấn đề về bảo mật thông tin từ phía người dùng. Tại Việt Nam tính tới thời điểm này chỉ mới có Timo là ngân hàng số đầu tiên, được đảm bảo và đồng phát triển bởi ngân hàng VPBank – ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có đầy đủ tính năng của ngân hàng số hiện đại, còn trong số 4 Ngân hàng lớn nhất thuộc Khối NHTM nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) vẫn chưa phát triển ngân hàng số một cách toàn diện và đúng nghĩa, mặc dù đã triển khai rất nhiều ứng dụng/dự án/hệ thống giao dịch trực tuyến. Vì vậy việc ứng dụng và phát triển Ngân hàng số bắt kịp với xu hướng, thông lệ quốc tế không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để mỗi ngân hàng tạo ra bước đột phá, đổi mới vượt trội trong lĩnh vực công nghệ, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường cũng như thu hút, nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng đến với ngân hàng. Theo đánh giá của Brand Finance năm 2019, BIDV được đánh giá là một trong 4 ngân hàng Việt Nam góp mặt trong Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, với 63 năm hình thành và phát triển, đến nay hệ thống mạng lưới của BIDV đã có trên 190 chi nhánh với rất nhiều Phòng giao dịch phủ kín toàn quốc. Giai đoạn 2015-2019 tại BIDV cũng chứng kiến xu hướng giao dịch chuyển dịch từ kênh quầy sang kênh Ngân hàng số trong khi việc định hướng, đầu tư và thay đổi các ứng dụng số của BIDV đang chậm hơn so với xu thế của thị trường do mô hình, mạng lưới khá cồng kềnh. Với mục tiêu bắt kịp cùng xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án phát triển Ngân hàng số, tinh giản quy trình, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, thuận tiện cho khách hàng. Đồng thời với định hướng tới năm 2030 trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam thì đây cũng chính là giai đoạn để BIDV xây dựng nền móng, cơ sở công nghệ cho sự phát triển bền vững của hoạt động bán lẻ
  11. 2 trong tương lai. Đề tài "Giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” cập nhật xu hướng phát triển ngân hàng số, phân tích thực trạng tại BIDV, đồng thời đề xuất định hướng, giải pháp đtriển khai hiệu quả dự án Ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ - là hoạt động trọng tâm trong giai đoạn tới của BIDV. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động này tại BIDV. 3. Tình hình nghiên cứu: a. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện tại có một số công trình nghiên cứu về Ngân hàng số tại Việt Nam: - PGS TS Hoàng Công Gia Khanh - Sách "Ngân hàng số: Từ đổi mới đến cách mạng"- NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM (tháng 7/2019). Đây là cuốn sách đầu tiên về ngân hàng số (Digital Banking), tiền điện tử (Cryptocurrency), dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động (Mobile Money), tiền tệ kỹ thuật số Ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency) và công nghệ trong tài chính (Fintech) của các tác giả ở Việt Nam, cập nhật toàn cảnh về sự phát triển của khu vực tài chính toàn cầu trong làn sóng cách mạng công nghệ. Cuốn sách cho thấy, các ngân hàng lớn đã từng phớt lờ trước sự trỗi dậy của các công ty Fintech và các công ty Fintech đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ như thế nào nhờ sáng tạo sản phẩm vượt trội các ngân hàng truyền thống. Áp lực chuyển đổi số, chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng và viễn cảnh sử dụng Big data, AI, Machine learning trong quản trị ngân hàng là nội dung quan trọng của sách. Tiền mật mã (Cryptocurrency), tiền số của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency), tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile money), ví điện tử (E-wallet), chuyển tiền ngang hàng (Peer-to-Peer transfer), thanh toán di động (Mobile payment), cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer lending), huy động vốn cộng đồng (Equity-based crowdfunding).... là những nội dung được phân tích cụ thể.
  12. 3 Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Ngân hàng số dưới dạng luận án tiến sĩ, thạc sĩ vì đây là một khái niệm mới, được quan tâm sau khi có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi mặt trong đời sống đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đối với đề tài phát triển ngân hàng số thì có một số đề tài có thể tham khảo như: - Nguyễn Thị Hải Yến – Luận văn thạc sỹ “Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” – Năm 2017, đề tài tập trung phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển và triển khai hiệu quả ngân hàng số tại BIDV, tuy nhiên mô hình, cơ cấu và các ứng dụng/sản phẩm ngân hàng số đã thay đổi rất nhiều trong 3 năm qua. Trong giai đoạn sau này, các ứng dụng Smartbankng và Moblie banking đã trở thành 2 kênh được sử dụng nhiều nhất nhưng trong đề tài này thì không được đề cập đến. - Đàm Trung Kiên – Luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ ngân hàng số (digital banking) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Năm 2018, đề tài tập trung phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển và triển khai hiệu quả ngân hàng số tại BIDV tuy nhiên trên góc độ của tác giả với vai trò là cán bộ phát triển về công nghệ ngân hàng số thì không phân tích sâu về những thay đổi cần thiết về mặt mô hình tổ chức, về cách thức triển khai và sản phẩm… để đáp ứng hiệu quả khi triển khai hoạt động ngân hàng số. Ngoài ra, nguồn tài liệu nghiên cứu hầu hết được tổng hợp từ các bài viết của các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu sinh… đăng tải trên các trang báo điện tử chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: Tạp chí ngân hàng, website của Ngân hàng nhà nước, cafef… - Tác giả Việt Dũng, Tương lai của ngân hàng số, đăng tải trên trang báo điện tử Nhịp cầu đầu tư ngày 22/5/2019, https://nhipcaudautu.vn/chuyen-de/tuong-lai- cua-ngan-hang-so-3329041/ - TS. Đinh Thị Thanh Vân, TS. Nguyễn Thanh Phương, Phát triển ngân hàng số: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, đăng tải trên Tạp chí ngân hàng số tháng 4/2019, http://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-ngan-hang-so-kinh-nghiem- quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam.htm
  13. 4 - PGS. TS. Phạm Tiến Đạt - ThS. Lưu Ánh Nguyệt, Ngân hàng số - Triển vọng và phát triển trong tương lai, đăng tải trên Tạp chí ngân hàng số tháng 2+3/2019 - http://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-so-trien-vong-va-phat-trien-trong-tuong- lai.htm - NCS Vũ Hồng Thanh, Xu hướng nào cho hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đăng tải trên Tạp chí ngân hàng số 22/2019 ngày 06/08/2019, http://tapchinganhang.gov.vn/xu-huong-nao-cho-hoat-dong-ngan-hang- ban-le-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-4-0.htm - NCS Vũ Hồng Thanh, Ngân hàng số - hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đăng tải trên Tạp chí ngân hàng, số 21, tháng 12/2016. b. Tình hình nghiên cứu nước ngoài - Brett King; Sách “Bank 4.0 – Ngân hàng số: Giao dịch ở mọi nơi không chỉ ở ngân hàng”; NXB Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2020. Đây là cuốn sách khám phá tương lai của các ngân hàng giữa sự phát triển của công nghệ và nêu bật những khởi đầu của cuộc cách mạng này trong thực tế. Bank 4.0 khám phá sự chuyển đổi căn bản đã diễn ra trong ngành ngân hàng và dự đoán tương lai của nó. Ngân hàng sẽ trông như thế nào sau 30, 50 năm nữa? Các ngân hàng tốt nhất trên thế giới đang phản ứng với sự chuyển đổi này; nhiều cơ quan quản lý đang điều chỉnh lại các quy trình kiểm soát, cấp phép và quy định; những công ty khởi nghiệp FinTech đang tái xác lập vị thế của nó đối với ngành ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng đang bị buộc phải phát triển các khả năng mới, công việc mới và kỹ năng mới – và đó là một thế giới hoàn toàn mới. Tương lai của ngân hàng không nằm ở các cửa hàng giá trị, tiện ích thanh toán và tín dụng mới, nó được nhúng trong các trợ lý thông minh dựa trên giọng nói như Alexa và Siri, sẵn sàng 24/7 để giúp con người thanh toán, đặt chỗ, giao dịch hoặc hỏi thăm. Ngân hàng 4.0 có nghĩa là ngân hàng của bạn được nhúng vào thế giới của bạn hoặc không. - Brett King - Sách “Ngân Hàng Đột Phá” – NXB Hồng Đức xuất bản tháng 10/2017. CuBn sách thể hiện nhiều phân tích với các mô hình kinh doanh đang thành công, các khái niân tích với các mô hìnướng thành công, các khái niân tíượng thành công, các khái niân tích với các mô hình kinh doanh n hàng sẽ trông như thế nào sau
  14. 5 30, 50 năm nữa? Cácđing thành công, các khái niân tích với các mô hìnđượưg thành công, các khái niân tích với các mô hình kinh doanh n hàng sẽ trông nhưđộưg thành công, các khái niân tích với các mô hình kiư không ch công, các khái niân tíc - Mckinsey - Tổng hợp các nghiên cứu về ngân hàng số của Mckinsey - https://www.mckinsey.com/search?q=digital%20banking - PwC - Digital banking – PwC Tổng hợp tin tức về Ngân hàng số - https://www.pwc.com/sg/en/financial-services/digital-banking.html Từ khi khái niệm Ngân hàng số được biết đến và được quan tâm nghiên cứu thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu và cụ thể xu hướng phát triển của Ngân hàng số đối với hoạt động bán lẻ mặc dù Ngân hàng bán lẻ - là mảng nghiệp vụ đang được quan tâm đẩy mạnh ở tất cả các Ngân hàng TMCP. Đặc biệt, các xu thế phát triển ngân hàng số hiện đại, những tác động của ngân hàng số đối với kết quả kinh doanh, quy trình tác nghiệp, công tác quản trị, mô hình – cơ cấu tổ chức nhân sự của hoạt động bán lẻ trong ngân hàng khi chính thức đầu tư triển khai dự án ngân hàng số là vấn đề chắc chắn được các Ngân hàng quan tâm nhất trong thời điểm này khi mà hệ thống NHTM Việt Nam đang trong thời gian chạy đua phát triển ngân hàng số. Trong khi đó, BIDV là một trong 4 ngân hàng có vốn cổ phần của nhà nước lớn nhất Việt Nam và định hướng tới năm 2030 trở thành ngân hàng bán lẻ có thị phần lớn nhất Việt Nam. Bắt kịp cùng xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, BIDV cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án phát triển Ngân hàng số, tinh giản quy trình, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, thuận tiện cho khách hàng. Đề án nghiên cứu về giải pháp triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cần thiết và có thể là một kênh tham khảo cho BIDV trong quá trình phát triển theo xu hướng của ngân hàng hiện đại. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: a) Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động triển khai ngân hàng số trong bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam b) Phạm vi nghiên cứu:
  15. 6 - Về nội dung: Hoạt động bán lẻ của ngân hàng gồm nhiều hoạt động khác nhau, cơ bản gồm: hoạt động huy động vốn, tín dụng bán lẻ và một số các sản phẩm dịch vụ của hoạt động kinh doanh ngân bán lẻ khác (thanh toán hóa đơn; sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán chéo; dịch vụ thẻ; dịch vụ chi trả kiều hối; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ quản lý tài sản…). Tuy nhiên trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu xu hướng ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ đối với các sản phẩm huy động vốn, thanh toán và chuyển tiền. Đây là những sản phẩm đang được ngân hàng quan tâm đẩy mạnh, đề tài cũng phân tích thực trạng của các ứng dụng ngân hàng số trong giai đoạn 2016-2019, cơ hội, thách thức trong quá trình triển khai ngân hàng số tại BIDV. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai hệ thống, hiệu quả dự án ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại BIDV. - Về thời gian: đánh giá thực trạng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ giai đoạn 2016-2019 do đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của dự án ngân hàng số (đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong triển khai ngân hàng số tại BIDV với việc triển khai thành công các ứng dụng Ngân hàng di động và thành lập Trung tâm Ngân hàng số nhằm chuyên biệt hóa việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng), đồng thời đưa ra giải pháp, định hướng triển khai hiệu quả hoạt động này tới năm 2025. - Về không gian: đề tài nghiên cứu về ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và phát triển nguồn nhân lực của tác giả. - Phương pháp thống kê: các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ báo cáo thường niên của BIDV và một số NHTM, các bài viết trong các trang báo uy tín trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm nhận định, đánh giá và so sánh tình hình, thực trạng phát triển ngân hàng số tại BIDV.
  16. 7 - Phương pháp thu thập thông tin: các xu hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và trên Thế giới được tổng hợp và thu thập từ các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, website, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin: từ các số liệu thống kê và các thông tin thu thập được, tác giả tập trung phân tích về tình hình kinh doanh và phát triển các ứng dụng ngân hàng số, bao gồm phân tích số liệu thu nhập ròng, doanh số giao dịch, số lượng khách hàng, số lượng giao dịch tài chính, đồng thời đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức để từ đó đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp và cần thiết trong giai đoạn này. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về ngân hàng số, hoạt động bán lẻ của ngân hàng. - Chương 2: Thực trạng triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh triển khai ngân hàng số trong hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  17. 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SỐ, HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng số 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân hàng số 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng số Trên Thế giới, Ngân hàng số bắt đầu hình thành từ những năm 1960 với sự xuất hiện của các máy rút tiền tự động ATM (Automated teller machine) được cho là lắp đặt đầu tiên tại một chi nhánh của ngân hàng Barclays Plc ở khu vực ngoại ô phía bắc London - Anh ngày 27/6/1967. Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày, là một bước đột phá trong phát triển của ngành ngân hàng. Trong những năm 1980, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng điện tử, từ đó bắt đầu kết nối dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa các ngân hàng và khách hàng nhằm triển khai nhu cầu trực tuyến về danh mục và kiểm kê các hệ thống phần mềm. Trong những năm 1990, mạng internet tiếp tục phát triển chính là tiền đề cho ngân hàng trực tuyến thực sự phát triển và được biết đến rộng rãi hơn. Trong những năm đầu của thập niên 2000, sự cải thiện các dải băng thông rộng và các hệ thống thương mại điện tử đã dẫn đến sự hình thành ngân hàng số hiện đại. Trong kỷ nguyên ngân hàng hiện nay, số hóa được ưa chuộng và các ngân hàng phải tồn tại trong cuộc chạy đua phát triển ngân hàng số thế hệ mới. Một trong những nền tảng quan trọng để phát triển ngân hàng số là công nghệ blockchain. Trong xu hướng phát triển dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật (IoT) đang đóng vai trò ngày càng tăng trong cuộc sống xã hội, công nghệ blockchain được kỳ vọng sẽ được ứng dụng vào nhiều mô hình kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính. Trước khi trở thành một mô hình hoạt động của ngân hàng trong thời đại số hóa, ngân hàng số cũng đã trải qua nhiều hình thái phát triển. Khi các ngân hàng truyền thống bắt đầu áp dụng máy móc vào cung cấp các dịch vụ ngân hàng là những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành của mô hình ngân hàng số hiện đại như hiện
  18. 9 nay. Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển của công nghệ mới, và đặc biệt sự ra đời của công nghệ tài chính (Fintech) đã khiến mô hình hoạt động ngân hàng có bước thay đổi đột phá, hình thành mô hình hoạt động ngân hàng số thuần túy. Quá trình phát triển của ngân hàng số có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn tăng cường ứng dụng máy móc và công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng; Giai đoạn giao thoa ngân hàng số; và Giai đoạn ngân hàng số thuần túy. Việc ngân hàng chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang ngân hàng số được gọi là số hóa ngân hàng. Quá trình chuyển đổi này được nhiều tổ chức, ngân hàng nghiên cứu và đưa ra các cách tiếp cận khác nhau, khó có thể đưa ra một định nghĩa tiêu chuẩn đối với quá trình chuyển đổi của các ngân hàng truyền thống sang một ngân hàng số. Một số cách tiếp cận phổ biến đối với khái niệm số hóa ngân hàng thường tập trung vào khía cạnh các ngân hàng chú trọng nâng cao dịch vụ khách hàng và trải nghiệm người dùng, dựa trên nền tảng số hóa sự tương tác, kỳ vọng và trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở dữ liệu. Quá trình chuyển đổi này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm: Sự lan tỏa và phát triển của các thành tựu công nghệ nổi bật của Cách mạng công nghệ 4.0 - Internet kết nối vạn vật (IoTs- Internet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-Atificial Intelligence); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)); Các mốc phát triển của các thiết bị điện tử di động (điện thoại di động thông minh, máy tính bảng); Yêu cầu cắt giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng truyền thống; Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính; và kỳ vọng của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, trên 60% khách hàng đã ưu tiên sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Trong thập kỷ tới, sự gia tăng nhanh chóng của điện thoại thông minh và các ứng dụng thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ dần thay thế cho cách thức giao dịch ngân hàng truyền thống. Ưu điểm vượt trội của dịch vụ ngân hàng số là hiệu quả kinh doanh cao hơn nhiều so với dịch vụ ngân hàng truyền thống, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, độ chính xác rất cao và nhanh chóng thông qua chương trình phần mềm tự động, không cần đến cán bộ chuyên nghiệp về quản lý rủi ro, tính an toàn ở mức cao.
  19. 10 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nay các ngân hàng truyền thống đang đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ làn sóng các công ty fintech khởi nghiệp. Đây là nhóm doanh nghiệp công nghệ tài chính dựa trên các hệ thống máy tính, có khả năng mở rộng dịch vụ tài chính và ngân hàng với tiềm năng vô tận và liên tục đổi mới. Bao gồm: các doanh nghiệp phần mềm tham gia vào việc triển khai hệ thống ngân hàng số, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng cá nhân, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho doanh nghiệp số, dịch vụ cho vay ngang hàng, cho vay lãi suất thấp dành cho sinh viên, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, cung cấp dịch vụ đầu tư tự động,… Chỉ riêng tại châu Âu có tới 1.400 ngân hàng thế hệ mới (neo-bank), khi các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và fintech mới đã không ngừng xuất hiện kể từ năm 2005. Tính đến năm 2016, nhóm này đã tạo ra 58 tỉ euro doanh thu hàng năm (chiếm 6-7% tổng doanh thu toàn ngành). Mặc dù có bước phát triển như vậy nhưng chưa có định nghĩa chính thức về ngân hàng số mà hiện mới chỉ được định nghĩa bởi các cơ quan quản lý hoặc được đề cập dựa trên kết quả thực tiễn của các ngân hàng đã triển khai thành công dự án ngân hàng số. Ngân hàng số (Digital banking) là khái niệm dùng để chỉ một mô hình hoạt động của ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số, theo đó khách hàng có thể thực hiện được hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến, thông qua mạng internet. Các giao dịch ngân hàng số được thực hiện rất đơn giản và nhanh gọn, mọi lúc - mọi nơi, gói gọn trên website hoặc thiết bị di động. Giao dịch của ngân hàng số không yêu cầu khách hàng phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan, không phụ vào thời gian và không gian, tạo sự chủ động cho khách hàng. Khái niệm ngân hàng số có phạm vi rộng hơn và toàn diện hơn so với các khái niệm ngân hàng điện tử (E-Banking bao gồm các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking). Sự khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình này là nếu E- Banking mang tính chất là kênh bổ sung cho Ngân hàng trong việc đẩy các sản phẩm dịch vụ hiện có lên các kênh Online, chỉ tập trung số hóa một vài tính năng cốt lõi của ngân hàng thì Ngân hàng số là một mô hình kinh doanh độc lập, làm thay đổi cấu
  20. 11 trúc của hệ thống Ngân hàng, bao hàm tất cả tính năng, hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng số đề cập tới việc ngân hàng tích hợp số hóa đối với toàn bộ các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, ứng dụng số hóa trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính và trong cả các hoạt động tương tác với khách hàng. Trong khi đó, khái niệm ngân hàng điện tử chỉ phản ánh một phần khía cạnh của việc áp dụng số hóa trong lĩnh vực ngân hàng, như chỉ ứng dụng vào một loại dịch vụ (chuyển khoản, thanh toán, tư vấn tài chính, quản lý tài khoản), chứ không đòi hỏi phải tích hợp số hóa đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Theo Quyết định số 488/QĐ-NHNN ngày 27/03/2017 của Thống đốc NHNN v/v ban hành Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin của các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2017 – 2020, ngân hàng số là mô hình ngân hàng hoạt động dựa trên nền tảng quy trình công nghệ để cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho khách hàng thông qua các thiết bị số kết nối trên môi trường internet, mạng viễn thông di động hoặc chi nhánh tự phục vụ. Đây cũng là khái niệm được tác giả sử dụng trong luận văn này. 1.1.1.2. Đặc điểm ngân hàng số - Ngân hàng số dựa vào những công nghệ giải pháp mới như chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa…, chủ yếu được thực hiện thông qua internet, điện thoại di động, máy tính bảng và có thể cả mạng xã hội sau này. Vì thế ngân hàng số cho phép giao dịch ngân hàng diễn ra thuận tiện nhanh chóng, an toàn và rẻ hơn, giúp ngân hàng có được những trải nghiệm vượt trội so với giao dịch ngân hàng truyền thống đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ và đích thân khách hàng phải đến ngân hàng để giao dịch. - Đa dạng các kênh kết nối với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Ngân hàng phải có nền tảng công nghệ vững chắc để đảm bảo các dịch vụ ngân hàng được cung cấp một cách dễ dàng trên nhiều kênh khác nhau với chất lượng tương đồng, thông tin được xuyên xuốt giữa các kênh. Ngân hàng số sẽ đẩy mạnh việc phát triển các kênh phân phối số, kết hợp các kênh phân phối số với kênh quầy và số hóa kênh quầy (như hệ thống tự phục vụ tại quầy…) nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trên thị trường hiện nay, các đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp ngân hàng cốt lõi đã bổ sung các tính năng này cho giải pháp của họ dưới tên gọi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2