Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam" với mục tiêu đánh giá thực trạng giám sát rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, chỉ ra những ưu nhược điểm và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác giám sát rủi ro tín dụng; kiến nghị đề xuất các giải pháp tăng cường giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐÌNH KHÔI GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02/2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02/2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu “Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện trong suốt thời gian học tập và công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và tìm hiểu một cách nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch. Các tài liệu được sử dụng trong luận văn đều chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chỉ sử dụng những tài liệu từ sách, giáo trình, tạp chí, các nghiên cứu trước, những trang thông tin điện tử như Internet . Kết quả đạt được là từ những khảo sát điều tra được thực hiện trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20… Tác giả luận văn Phạm Đình Khôi
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành Phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành luận văn nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhà trường, quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết tôi xin cảm ơn đến nhà trường, quý cán bộ và giảng viên trong và ngoài trường đã hướng dẫn tôi cho tôi những kiến thức bổ ích giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, từ đó góp phần phục vụ cho việc công tác và trong cuộc sống. Tôi xin phép được gửi những lời cảm ơn trân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch , đã ân cần và dành nhiều thời gian quý báu hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho tôi trong khoảng thời gian làm đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo nhà trường, Cán bộ nhân viên khoa sau đại học trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho bản thân tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ, tạo mọi điều kiện và giải đáp những vướng mắc trong quá trình làm luận văn của tôi. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20… Tác giả luận văn Phạm Đình Khôi
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: “Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” 2. Tóm tắt: Năm 2022, Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid -19, hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục và duy trì xuyên suốt. Trong đó, các ngân hàng cũng đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh khi tung ra thị trường hàng loạt các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng vay vốn kinh doanh, bên cạnh việc tăng trưởng lợi nhuận thì ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro trọng yếu như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường do đó cần được giám sát và quản trị chặt chẽ trên cơ sở tuân thủ toàn diện và cân bằng giữa rủi ro, tăng trưởng và hiệu quả . Nhận thấy tầm quan trọng của việc giám sát rủi ro tín dụng trong quá trình điều hành quản lý ngân hàng, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu với phương pháp định tính.Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thu thập và phân tích số liệu, tư liệu...Việc vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên sẽ đánh giá khách quan thực trạng giám sát rủi ro tín dụng tại VIB. Kết quả của bài nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác giám sát rủi ro tín dụng tại VIB trong giai đoạn 12/2018 -06/2022. 3. Từ khoá: Giám sát, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại
- iv ABSTRACT 1. Title: “Credit risk monitoring at Vietnam International Commercial Joint Stock Bank” 2.Abstract: In 2022, Vietnam entered the recovery period after the Covid-19 pandemic, production and business activities were restored and maintained throughout. In which, banks are also promoting business activities when launching a series of preferential programs to attract customers to borrow business capital, besides profit growth, banks have to face with material risks such as strategic risk, operational risk, credit risk and market risk, therefore, need to be closely monitored and managed on the basis of comprehensive compliance and a balance between risks. , growth and efficiency . Realizing the importance of credit risk monitoring in the process of banking management, I have decided to choose the topic: "Credit risk supervision at Vietnam International Commercial Joint Stock Bank" as a topic. research paper with qualitative method.Research methods used by the author in the thesis: analytical and synthesis methods; comparative method; methods of collecting and analyzing data and documents... The combined application of the above research methods will objectively assess the status of credit risk supervision at VIB. The results of the study will provide specific solutions to improve credit risk supervision at VIB in the period 12/2018 - 06/2022. 3. Keywords: supervision, credit risk, commercial banks
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa TMCP Thương mại cổ phần RRTD Rủi ro tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại XHTNNB Xếp hạng tín nhiệm nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ HĐQT Hội đồng quản trị NH Ngân hàng KH Khách hàng PGD Phòng giao dịch TT Thông tư TSĐB Tài sản đảm bảo VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu VietinBank Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt CASA Current Account Tiền gửi không kỳ hạn Savings Account CIC Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on common equyty Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu VAMC Viet Nam Asset Công ty Quản lý tài sản Management Company
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ............................................................... xiii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 2 2.1 Mục tiêu tổng quát:................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 3 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .......................................... 4 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM...................................................................................................... 7 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................. 7 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng ............................................................. 7 1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng.................................................... 7 1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ............................ 8 1.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ...................... 9 1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................ 9 1.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng ................................... 10
- viii 1.1.4.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng..................................... 10 1.1.5 Ảnh hưởng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ....................... 11 1.1.5.1 Tác động đến hoạt động của ngân hàng ........................................ 11 1.1.5.2 Tác động đến nền kinh tế .............................................................. 12 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 13 1.2.1 Khái niệm giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .......... 13 1.2.2 Các nguyên tắc giám sát rủi ro tín dụng của Ủy ban giám sát Basel ... 13 1.2.3 Nội dung giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ............ 16 1.2.4 Các mô hình giám sát rủi ro tín dụng ................................................. 19 1.2.4.1 Mô hình giám sát rủi ro tín dụng cho từng khoản vay ................... 19 1.2.5 Các chỉ tiêu tăng cường giám sát rủi ro tín dụng ................................ 21 1.2.5.1 Các tiêu chí đánh giá định tính ...................................................... 21 1.2.5.2 Các tiêu chí đánh giá định lượng................................................... 22 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến giám sát rủi ro tín dụng. ......................... 23 1.2.6.1 Nhóm nhân tố khách quan (nhóm nhân tố vĩ mô).......................... 23 1.2.6.2 Nhóm nhân tố chủ quan (nhóm nhân tố thuộc về nội tại của ngân hàng)................................................................................................ 24 1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM .................................. 25 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại ................................................................................................. 25 1.3.1.1 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ................................................ 25 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam .............................................................. 26 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ........................................................................... 27
- ix Kết luận chương 1 .......................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ............................................. 30 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ........... 30 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ........................... 30 2.1.2 Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ..................... 30 2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam........... 31 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn ............................................................... 31 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng ....................................................................... 33 2.1.3.3 Lợi nhuận trước thuế .................................................................... 34 2.1.3.4 Nợ xấu .......................................................................................... 35 2.2 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN GÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM. .................................................................... 37 2.2.1 Các quy định liên quan giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ........................................................................... 40 2.2.1.1 Cơ sở pháp lý xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bao gồm giám sát rủi ro tín dụng .............................................................. 40 2.2.1.2 Nội dung cơ bản trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng bao gồm giám sát rủi ro tín dụng của VIB ............................................................... 40 2.2.2 Tổ chức bộ máy giám sát rủi ro tín dụng của VIB .............................. 43 2.2.3 Mô hình tổ chức giám sát rủi ro tín dụng ở Đơn vị kinh doanh .......... 44 2.2.4 Quy trình thực hiện giám sát rủi ro tín dụng ...................................... 45 2.3 KẾT QUẢ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ................................................................................ 47 2.3.1 Các chỉ tiêu định tính ......................................................................... 47 2.3.1.1 Chiến lược kinh doanh .................................................................. 47 2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 48
- x 2.3.1.3 Chính sách tín dụng ...................................................................... 49 2.3.1.4 Quy trình tín dụng......................................................................... 50 2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng ...................................................................... 51 2.3.2.1 Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng......................................................... 51 2.3.2.2 Chỉ tiêu dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động ...................... 52 2.3.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ .............. 53 2.3.2.4 Tỷ số dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với dư nợ cho vay. 55 2.3.2.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành ................................................ 57 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM............................................. 58 2.4.1 Kết quả đạt được................................................................................ 58 2.4.2 Hạn chế ............................................................................................. 59 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ........................................................... 61 Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ................. 64 3.1.ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ....................... 64 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM ..................................... 65 3.2.1.Tăng cường hoạt động giám sát trước giải ngân................................. 65 3.2.2 Tăng cường hoạt động giám sát trong cho vay ................................... 67 3.2.3 Tăng cường chất lượng hoạt động giám sát sau giải ngân .................. 68 3.2.4 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước................................................... 71 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 73 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. i
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn 2018 – 2021………………............57
- xii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng ……………………………………………………8 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ……………………………………….………………….…..30 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng …………………………………………………...51 Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản giai đoạn 12/2018 -06/2022……………..……………..….31 Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 12/2018 – 06/2022...……………..32 Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng giai đoạn 12/2018 – 06/2022……….………………......33 Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 12/2018 – 06/2022………………..……35 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của giai đoạn 12/2018 – tháng 06/2022 ……..……………36 Biểu đồ 2.6: Chỉ số rủi ro tín dụng giai đoạn 12/2018 – 06/2022…………………….51 Biểu đồ 2.7: Chỉ tiêu dư nợ vay/vốn huy động giai đoạn 12/2018 – 06/2022………..53 Biểu đồ 2.8: Chỉ tiêu nợ quá hạn/Tổng dư nợ và Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ giai đoạn 12/2018 – 06/2022…………………….…………………………………...53 Biểu đồ 2.9: Tỷ số lãi, phí phải thu/ tổng dư nợ giai đoạn 12/2018 – 06/2022 …………………………………………………………………...55 Biểu đồ 2.10: Tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng hàng năm so với dư nợ cho vay giai đoạn 12/2018 – 06/2022..……………………..…………………………………56 Biểu đồ 2.11: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 12/2018 - 06/2022………………………………………………………………………………56
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang ngày càng hòa nhập vào môi trường cạnh tranh toàn cầu, các ngân hàng đã, đang và sẽ luôn hướng đến trở thành ngân hàng an toàn, lành mạnh và minh bạch hàng đầu, tiên phong trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất trong thiết kế chiến lược, vận hành và kiểm soát hoạt động bao gồm việc giám sát rủi ro, xếp hạng tín nhiệm và các chuẩn mực tiên tiến về quản trị doanh nghiệp. Cụ thể tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam là một trong số các ngân hàng (NH) tương đối trẻ nhưng lạ có định hướng phát triển nhanh và mạnh mẽ đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, trong đó mảng bán lẻ thuộc top đầu ngành. Từ bối cảnh chung của nền kinh tế đến nội lực vững vàng đã được xây dựng qua giai đoạn 1 (2017 – 2026) của hành trình 10 năm chuyển đổi. VIB hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ về chất lượng và quy mô trên nền tảng công nghệ, quản trị đã được xây dựng vững chắc trong thời gian qua. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô. Theo báo cáo thường niên năm 2021, thu nhập đem lại cho VIB hằng năm chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Tổng thu nhập hoạt động NH đạt 14.800.481 triệu đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 79.80% tổng thu nhập hoạt động, đạt 11.810.929 triệu đồng. Một con số phụ thuộc vào hoạt động tín dụng tương đối cao. Hơn nữa, công tác cấp tín dụng đa phần tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng cá nhân với tỷ trọng đóng góp lên đến 86.73% trên tổng cho vay khách hàng (KH) . Có thể thấy, việc tập trung vào một phân khúc như vậy dễ phát sinh rủi ro tập trung bởi khách hàng cá nhân thông thường thời gian vay vốn sẽ dài hơn (trung, dài hạn) so với khách hàng là tổ chức (ngắn hạn). Đi cùng với tăng trưởng quy mô tín dụng ngày càng mở rộng thì một vấn đề đáng quan tâm là nợ nhóm 2 – nhóm 5 có xu hướng gia tăng so với năm 2020. Đặc biệt, nợ nhóm 2 tăng trên 50% so với năm 2020. Điều đó cho thấy chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng tại một số đơn vị Chi nhánh/PGD vẫn chưa được chú trọng. Đại dịch Covid -19 đã đi qua nhưng hệ quả để lại đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế -xã hội cũng như ngành NH và VIB cũng không phải ngoại lệ. Việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng sau đại dịch đã dẫn đến một bộ phận cán bộ làm việc tại các phòng ban của ngân ngân chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc xác
- 2 minh thẩm định để cấp tín dụng đối với KH mới hoặc tái đánh giá, kiểm tra sau cho vay đối với KH cũ dẫn đến nợ chú ý và nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Điều này cho thấy sự cần thiết phải giám sát rủi ro tín dụng là vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng trong hoạt động cho vay. Nhận thức được vấn đề rủi ro tín dụng (RRTD) của NH mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở cả cấp độ vĩ mô lẫn vi mô như đã nêu trên. Tuy nhiên việc tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể về quản trị RRTD nói chung, giám sát RRTD nói riêng được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, đề tài “Giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt ”được thực hiện 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 2.2 Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát trên, bài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá thực trạng giám sát rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, chỉ ra những ưu nhược điểm và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác giám sát RRTD. Kiến nghị đề xuất các giải pháp tăng cường giám sát RRTD tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm: 1. Thực trạng giám sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam như thế nào? 2. Cần thực hiện những giải pháp nào nhằm tăng cường công tác giám sát rủi ro tín dụng tại VIB 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát RRTD tại Ngân hàng TMCP
- 3 Quốc tế Việt Nam 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu - Không gian là giám sát RRTD của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. - Thời gian: Số liệu được thu thập từ năm tháng 12/2018 đến tháng 06/2022. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được trình bày theo hướng nghiên cứu định tính để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đang cần. Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp....để làm sáng tỏ luận điểm, luận cứ đặt ra Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên các số liệu báo cáo tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Các số liệu báo cáo từ các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Kết hợp các phương pháp khác nhau như phân tích, diễn dịch cũng được sử dụng để tiến hành phân tích số liệu hoặc quy nạp đối với các nội dung cần phân tích trong quá trình nghiên cứu. Áp dụng phương pháp so sánh : thông qua các số liệu vừa thu thập được ở trên tiến hành biểu diễn các số liệu đó thông qua các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu,..tính toán và so sánh các số liệu với nhau từ đó làm cơ sở và tiền đề để tiến hành các nhận định đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng và việc giám sát rủi ro tín dụng đó tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 12/2018 -06/2022 nói chung và các NHTM khác nói riêng. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung bài nghiên cứu dự kiến thực hiện thành các phần nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Phần thứ nhất diễn giải định nghĩa và các khía cạnh quan trọng của rủi ro hệ thống. Phần thứ hai mô tả phương pháp cũng như thứ tự các công việc thực hiện giám sát RRTD tại NH. Dựa trên nền tảng lý thuyết đã có, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong phần thứ ba. Từ đó, một số đề xuất nhận xét sẽ được rút ra trong phần cuối cùng của bài viết. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- 4 Nghiên cứu về giám sát RRTD và các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành NH sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng bền vững và an toàn của NH trong thị trường. Nghiên cứu này hy vọng mang lại những nội dung và giải pháp giúp tăng cường hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nhạy cảm và rủi ro cao. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng là điều kiện tiền đề cho sự phát của nền kinh tế - xã hội. Một số nghiên về rủi ro tín dụng và giám sát rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng đã chỉ ra tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu của tác giả Huỳnh Thị Hương Thảo đăng trên Tạp chí Tài chính -Bảo hiểm năm 2014. Mục tiêu của bài viết nêu ra các nguyên tắc quản lý nợ xấu của Basel, thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó đưa ra một số gợi ý trên cơ sở vận dụng nguyên tắc Basel nhằm hạn chế nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam. Với dữ liệu thứ cấp về nợ xấu của các NHTM Việt Nam qua 8 năm, từ năm 2005 -2012 từ NHNN và các NHTM, tác giả đã đề xuất các giải pháp chủ yếu như:áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo sớm RRTD, thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng, thẩm định tín dụng chặt chẽ và nâng cao vai trò của CIC và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam của nhóm tác giả Ngô Thị Thu Mai và Nguyễn Ngọc Bích, đăng trên tạp chí Tài chính năm 2017. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh nợ xấu, nợ quá hạn của BIDV với dữ liệu từ báo cáo thường niên từ 2013 -2016 để chỉ ra dấu hiệu gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV. Nghiên cứu đã đưa ra đánh giá RRTD tại BIDV theo Basel II trong các hoạt động đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, công tác dự phòng và xử lý RRTD. Tác giả Trần Hữu Dào (2019), Quản trị RRTD tại Agribank Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đầy đủ về RRTD và kiểm soát RRTD.
- 5 Tuy nhiên, trong phần 2, phần kiểm soát RRTD tác giả chỉ nêu các hình thức giám sát và cảnh báo RRTD trong quá trình cho vay, cụ thể là kiểm tra giám sát tuân thủ chính sách, qui trình nghiệp vụ tín dụng. Luận văn này đã kế thừa được các nghiên cứu về lý luận về RRTD, các nội dung của kiểm soát RRTD. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài của tác giả là do đề tài nghiên cứu ở phương diện rộng nên việc tập trung nghiên cứu kiểm soát RRTD còn hạn chế. Tác giả chưa đề cập cụ thể các biện phát kiểm soát RRTD như né tránh, hạn chế, chuyển giao, giảm thiểu và các hạn chế này được sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong luận văn này Tác giả Đỗ Đoan Trang (2019), Nghiên cứu về quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam, trong nghiên cứu tác giả tập trung phân tích RRTD của các NHTM thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng gồm dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu.Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị cũng như giải pháp nhằm giúp các NHTM nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong việc quản trị RRTD. Luận án dựa trên những số liệu như là chất lượng tín dụng,các phân tích cụ thể về tình hình hoạt động giám sát tín dụng tại các NHTM ở Việt Nam, chưa đi sâu vào việc phân tích tình hình hoạt động.Từ đó nghiên cứu cũng dẫn tới một số vấn đề chưa thực sự khách quan trong quá trình đánh giá. Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2020) đã tập trung “nghiên cứu kinh nghiệm quản trị RRTD của một số ngân hàng nước ngoài và trong nước làm bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. Mô hình tổ chức quản trị RRTD, kết quả xếp hạng tín nhiệm và kiểm soát rủi ro tập trung trong hoạt động tín dụng là những điểm đáng chú ý trong nghiên cứu. Bài nghiên cứu cũng sử dụng kinh nghiệm từ mô hình quản lý, xếp hạng tín nhiệm và kiểm soát rủi ro tập trung. Tuy nội dung không trùng lắp hoàn toàn nhưng có liên quan đến đề tài. Nguyễn Như Dương (2017), “Nghiên cứu tập trung giới thiệu các mô hình quản trị RRTD cho các NHTM”. Nghiên cứu giới thiệu mô hình 5C và các mô hình đo lường RRTD như mô hình điểm số Z và mô hình điểm số tín dụng. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc nhận diện và đo lường RRTD trong quá trình giám sát tại NH.
- 6 Điểm mà tác giả kế thừa của các nghiên cứu trước đây là tiếp tục hoàn thiện các cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và vận dụng trong điều kiện thực tế tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Điểm mới của đề tài sẽ phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid –19 trên cơ sở phân tích số liệu giai đoạn 12/2018 – tháng 6/2022, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2023 –2028. 9. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về giám sát rủi ro tín dụng tại các NHTM Chương 2: Thực trạng giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường giám sát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 51 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 35 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
87 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn