Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài đi sâu tìm hiểu, điều tra phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thấy được những ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và đề xuất cách hạn chế cũng như phòng ngừa những rủi ro đó, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- PHAN MAI KHÁNH CHÂN HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- PHAN MAI KHÁNH CHÂN HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HOÀNG ĐỨC
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Những nội dung trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực và nếu như có sai trái gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Phan Mai Khánh Chân
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................... 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTM: .. 4 1.1.1 Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử: .............................................. 4 1.1.2 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử: ................................................................. 5 1.1.3 Các sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng điện tử: .................................................... 5 1.1.3.1 Internet Banking: ................................................................................... 5 1.1.3.2 Mobile banking: ...................................................................................... 6 1.1.3.3 Home banking:........................................................................................ 6 1.1.3.4 Phone banking: ....................................................................................... 7 1.1.3.5 Mobile bankplus: .................................................................................... 7 1.1.3.6 SMS banking: .......................................................................................... 8 1.1.3.7 Call center: .............................................................................................. 8 1.1.3.8 Kiosk banking: ........................................................................................ 8 1.1.3.9 Tiền điện tử - Digital Cash: ................................................................... 9 1.1.3.10 Séc điện tử - Digital Cheques:................................................................ 9 1.1.3.11 Thẻ thông minh – ví điện tử - stored value smart Card: .................... 9 1.2 CÁC ĐỐI TƢỢNG THAM GIA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ: ....... 9 1.2.1 Đối với các Ngân hàng thƣơng mại: .................................................................... 10 1.2.1.1. Điều kiện công nghệ: ............................................................................ 10 1.2.2 Đối với khách hàng: .............................................................................................. 11 1.2.2.1. Mức sống của ngƣời dân:..................................................................... 11 1.2.2.2. Sự hiểu biết về dịch vụ và nhu cầu sử dụng của ngƣời tiêu dùng:... 11 1.2.3 Các quy định của Nhà nƣớc: ................................................................................ 12
- 1.3 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................................................... 13 1.3.1. Rủi ro hoạt động: ............................................................................................. 13 1.3.2. Rủi ro uy tín: .................................................................................................... 14 1.3.3. Rủi ro pháp lý: ................................................................................................. 14 1.3.4. Các rủi ro khác: ............................................................................................... 14 1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG KHI ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ: ............................................. 15 1.4.1 An toàn thông tin (Security):................................................................................ 15 1.4.2 Xác thực (Authentication): ................................................................................... 16 1.4.3 Bảo mật thông tin cá nhân: .................................................................................. 17 1.4.4 Không thể thoái thác (Nonrepudiation): ............................................................. 17 1.5 HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI: ................................................................... 17 1.5.1 Khái niệm: .............................................................................................................. 17 1.5.2 Những thách thức trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử: 18 1.5.3 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử: .............. 19 1.5.3.1 Đối với NHTM: ..................................................................................... 19 1.5.3.2 Đối với khách hàng ............................................................................... 20 1.5.3.3 Đối với nền kinh tế:............................................................................... 20 1.6 KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI: ................................................................... 21 1.6.1 Hạn chế rủi ro trong hoạt động NHĐT tại Mỹ: ................................................. 21 1.6.2 Hạn chế rủi ro trong hoạt động NHĐT tại Singapore: ...................................... 22 1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ................................................. 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................................................................................ 25 2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) ..................................................................................................................... 25
- 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NH TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – BIDV: ........................................................................................................................... 25 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV: .................................................................................... 26 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh (2009-2012) ........................................................ 28 2.2 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV ...................................................................... 29 2.2.1 Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng điện tử tại BIDV: ............................ 29 2.2.1.1. Mô hình hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV: ................ 29 2.2.1.2. Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV: ................................. 31 2.2.2 Các loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV ............................................ 33 2.2.2.1. Máy rút tiền tự động ATM/ hệ thống POS: ....................................... 33 2.2.2.2. Dịch vụ thẻ: ........................................................................................... 34 2.2.2.3. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến ............................................................. 38 2.2.2.4. Trung tâm chăm sóc khách hàng (Contact Center) .......................... 45 2.3 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: .......................... 46 2.3.1 Tình hình an ninh mạng của BIDV: ............................................................... 46 2.3.2 Một số trƣờng hợp rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại BIDV: ... 48 2.3.2.1 Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin: ................................................. 48 2.3.2.2 Rủi ro tác nghiệp: ................................................................................. 48 2.3.2.3 Rủi ro trong hoạt động thẻ: ................................................................. 49 2.3.2.4 Thủ đoạn lừa và đánh cắp thông tin trực tuyến: ............................... 52 2.4 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: ....................................................................................................................... 53 2.4.1 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại BIDV: 53 2.4.1.1 Những kết quả đã đạt đƣợc tại BIDV: ................................................. 53 2.4.1.2Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại BIDV: .......................................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 58
- CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................. 59 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV TỪ NĂM 2013 – 2020: .......................................... 59 3.1.1 Định hướng phát triển chung của BIDV: ........................................................... 59 3.1.2 Định hướng hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại BIDV:.............. 60 3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: ....................................................................................................................... 62 3.2.1. Nhóm giải pháp do BIDV tổ chức thực hiện: ................................................ 62 3.2.1.1. Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử: 63 3.2.1.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng điện tử: .............................. 66 3.2.1.3. Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng và công nghệ bảo mật: .............................. 67 3.2.1.4. Tăng cƣờng bảo mật dữ liệu trong dịch vụ NHĐT ........................... 68 3.2.1.5. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực: .................................................... 69 3.2.1.6. Quản lý chặt chẽ quá trình triển khai và kiểm tra hệ thống: ........... 71 3.2.1.7. Quản lý qui trình gia công sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử: .. 71 3.2.1.8. Bảo đảm đảm khả năng khôi phục và duy trì tính liên tục của hệ thống: 72 3.2.1.9. Nâng cao nhận thức an ninh mạng cho khách hàng: ........................ 72 3.2.1.10. Hạn chế rủi ro trong dịch vụ thẻ:........................................................ 73 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ: ................................................................................... 76 3.2.2.1 Đối với NHNN Việt Nam: .......................................................................... 76 3.2.2.2 Đối với chính phủ:...................................................................................... 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Tiếng Việt ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu AGRIBANK, VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam CMND Chứng minh nhân dân CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin CORE BANKING Ngân hàng lõi EVN Tổng Công ty Điện lực Việt nam HĐQT Hội đồng quản trị HOME-BANKING Ngân hàng tại nhà NH Ngân hàng NHĐT, E-BANKING Ngân hàng điện tử NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PHONE BANKING Ngân hàng qua điện thoại SMS BANKING Ngân hàng qua điện thoại TECHCOMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt nam TMĐT Thương mại điện tử TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TGTT Tiền gửi thanh toán VCB, VIETCOMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt nam VIETINBANK Ngân hàng Công Thương Việt nam
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACH Automated Clearing House Trung tâm Bù trừ tự động ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động CA Certification Authorities Chứng chỉ số IB Internet Banking Ngân hàng qua mạng LAN Local Area Network Mạng máy tính nội bộ MB Mobile Banking Ngân hàng qua điện thoại PC BANKING Personal Compuer Banking Ngân hàng qua mạng máy tính PIN Personal Identification Number Mã số nhận dạng cá nhân POS Point Of Sale Điểm chấp nhận thẻ PKI Public Key Infrastructure Hạ tầng khóa công khai SSL Secure Socket Layer Chứng thực dựa trên chứng chỉ số TCBS The Complete Banking Solution Giải pháp ngân hàng toàn diện TEL Telephone Banking Ngân hàng qua điện thoại BANKING VIP Very Important Person Nhân vật quan trọng VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo WAN Wide Area Network Mạng diện rộng WAP Wireless Application Protocol Giao thức ứng dụng không dây WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Bảng Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV từ 2009 – 2012 Bảng 2.2 Mạng lưới ATM – POS của BIDV từ 2009 – 2012 Bảng 2.3 Số lượng, doanh số, và phí dịch vụ thẻ tín dụng từ 2009 - 2012 Bảng 2.4 Kết quả dịch vụ BSMS từ 2009 – 6/2013 Bảng 2.5 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ DIRECT BANKING So sánh các tiện ích của Homebanking BIDV với các ngân hàng thương Bảng 2.6 mại cổ phần trong nước 10 Chi nhánh tăng trưởng BIDV ONLINE – MOBILE tốt nhất Quí Bảng 2.7 IV/2012 10 Chi nhánh tăng trưởng BIDV BUSSINESS ONLINE tốt nhất Quí Bảng 2.8 IV/2012 Bảng 2.9 Tình hình hoạt động dịch vụ VNTOPUP Hình Hình 2.1 Mô hình tổ chức BIDV Hình 2.2 Mô hình hội sở chính của BIDV Hình 2.3 Mô hình hoạt động dịch vụ E-banking của BIDV Hình 2.4 Mô hình mạng điện tử tại BIDV BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Loại hình gian lận trong hoạt động phát hành thẻ tại BIDV Biểu đồ 2.2 Loại hình gian lận trong hoạt động phát hành thẻ tại BIDV Tỷ lệ gian lận giả mạo/tổng doanh số mảng phát hành và thanh toán thẻ Biểu đồ 2.3 tại BIDV
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều phải tự vươn lên để đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e- commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu.Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng hiện đại, việc ứng dụng công nghệ tin học tạo nên nền tảng vật chất – kỹ thuật cho việc triển khai đa dạng các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp các tiện ích mới thuận lợi cho người dân, cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ yêu cầu đó, ngành ngân hàng đã cố gắng ứng dụng công nghệ tin học trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây với việc triển khai dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ và việc các ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thì tốc độ và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đẩy lên một mức độ cao hơn. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang phấn đấu đuổi kịp các ngân hàng tiên tiến trong việc đưa ra các tiện ích ngân hàng mới, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm và các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử, cụ thể là dịch vụ Internet Banking. Internet banking là một thành quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua Internet banking, những rào cản hay giới hạn về không gian và thời gian thực sự bị phá vỡ, từ đó, BIDV có thể thỏa mãn khách hàng của mình với nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao, tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm, đặc biệt là trong giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, những tiện ích của Internet banking lại đi kèm với các rủi ro hoạt động ngân hàng điện tử bao gồm sự không sẵn sàng của hệ thống và nguy cơ về an ninh mạng. Những lợi ích mà interernet
- 2 banking cũng như các dịch vụ trực tuyến khác mang lại thực sự là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho các BIDV trong cuộc chạy đua với các Ngân hàng trong nước cũng như là với ngân hàng nước ngoài đang ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng, đồng bộ các giải pháp để hạn chế rủi ro giao dịch, thúc đẩy dịch vụ internet banking phát triển tại BIDV đang là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, “ Hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu thực trạng rủi ro giao dịch trong hoạt động Ngân hàng điện tử, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử tại BIDV. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu, điều tra phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thấy được những ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và đề xuất cách hạn chế cũng như phòng ngừa những rủi ro đó, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng dịch vụ Ngân hàng điện tử; Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro giao dịch (thực trạng rủi ro, vấn đề an ninh bảo mật…) trong dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV. Tìm hiểu các kinh nghiệm quản trị rủi ro trên thế giới, kết hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp và mang tính thực tiễn cao nhằm hạn chế rủi ro này, tạo điều kiện phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại BIDV. Về thời gian nghiên cứu: luận văn sẽ thực hiện trong các năm 2009-2012 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào kiến thức các môn học kinh tế, đặc biệt là kiến thức các môn học chuyên ngành ngân hàng, đồng thời kết hợp với các kiến thức được tìm hiểu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông Phương pháp thống kê, phân tích: thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức, hiệp hội.
- 3 5. Ý nghĩa của đề tài luận văn: Dịch vụ E-Banking đã được nhiều ngân hàng tại Việt Nam triển khai rầm rộ từ dịch vụ đơn giản như máy rút tiền tự động (ATMs) đến các dịch vụ đòi hỏi nhiều công nghệ cao như Mobile-Banking, Internet-Banking. Trong xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã nỗ lực phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại công nghệ cao này. Tuy nhiên, các dịch vụ này vẫn còn khá sơ khai, chưa đa dạng, chưa đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng và còn một số hạn chế cần khắc phục như mức độ ứng dụng của các ngân hàng với ý nghĩa thay thế các kênh phân phối truyền thống, mức độ tiếp cận của khách hàng với dịch vụ. Vì thế, việc đánh giá thực trạng dịch vụ E-Banking tại BIDV nhằm tìm biện pháp giúp BIDV thúc đẩy sự phát triển cũng như là hạn chế những rủi ro của dịch vụ này để khẳng định vị thế của BIDV trên thị trường.
- 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHTM: 1.1.1 Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử: Ngày nay, thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Thương mại điện tử đang phát triển nhanh, làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… các ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử (E – Banking) như các loại thẻ giao dịch qua máy giao dịch tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master card… và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: Internet Banking, Mobile banking, Telephone Banking, Home Banking, Call center.Tổng kết chung hệ thống ngân hàng điện tử được phát triển qua những giai đoạn sau đây: Ø Brochure – ware: Là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này. Thực chất ở đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống khác như báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, tức là qua các chi nhánh ngân hàng. Ø E – commerce: Trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng Internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán… Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm cho khách hàng. Ø E – business: Trong hình thái này, các xử lý cơ bản cả ở phía khách hàng (front- end)và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân
- 5 hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây… giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Ø E – bank (Enterprise): chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt. 1.1.2 Khái niệm dịch vụ Ngân hàng điện tử: Ngân hàng điện tử tiếng anh là electronic – banking viết tắt là e – banking, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “Ngân hàng điện tử”. Theo hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) thì “Ngân hàng điện tử” được định nghĩa như một phương thức cung cấp các sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống đến khách hàng thông qua các kênh phân phối điện tử tương tác. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điện tử là: “Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối (Internet và các thiết bị truy cập đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…). Như vậy, các khái niệm trên đều định nghĩa ngân hàng điện tử thông qua các dịch vụ cung cấp hoặc qua kênh phân phối điện tử. Định nghĩa này có thể đúng ở từng thời điểm nhưng không thể khái quát hết được cả quá trình lịch sử phát triển cũng như tương lai phát triển của ngân hàng điện tử, một định nghĩa tổng quát nhất về ngân hàng điện tử có thể được diễn đạt như sau: “Ngân hàng điện tử bao gồm tất cả các dạng của giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hoá nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng”. 1.1.3 Các sản phẩm của dịch vụ Ngân hàng điện tử: 1.1.3.1 Internet Banking:
- 6 Internet banking là dịch vụ ngân hàng trên mạng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua internet, đây cũng là kênh phân phối rộng khắp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng. Các dịch vụ Internet banking cung cấp như: - Truy vấn thông tin tài khoản (số dư hiện tại, lịch sử giao dịch, in sao kê,…), thông tin ngân hàng (lãi suất, tỷ giá, phí, địa chỉ chi nhánh, ATM,…) - Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống: chuyển tiền từ tài khoản khách hàng đến tài khoản khác trong hoặc ngoài hệ thống của ngân hàng. - Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm…) khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này để thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm, … cho nhà cung cấp. - Dịch vụ đầu tư tiết kiệm: thông qua internet ngân hàng cung cấp cho khách hàng những hoạt động đầu tư trực tuyến như đầu tư vào chứng khoán, mở đóng tài khoản tiết kiệm, … - Các dịch vụ khác như: mua ngoại tệ, tra soát giao dịch, thư thắc mắc, khiếu nại,… 1.1.3.2 Mobile banking: Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động.Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ. Các dịch vụ Mobile banking cung cấp như: - Nhận tin nhắn khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản thẻ thay đổi. - Xem số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư thẻ hiện tại. - Xem 5 liệt kê giao dịch gần nhất. - Xem thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái. - Kiểm tra tiền nhận bằng CMND/Passport. - Chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán qua thẻ. - Thanh toán các hóa đơn: tiền điện, nước, cước điện thoại bàn, cước điện thoại di động tiền internet tiền bảo hiểm, cước truyền hình cáp. 1.1.3.3 Home banking: Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến
- 7 hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng. Các dịch vụ Home banking cung cấp như: - Chuyển khoản (Funds transfer): Cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác trong hoặc ngoài hệ thống. - Thanh toán hóa đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hóa đơn cước phí điện, nước, điện thoại, internet,... thông qua ngân hàng nhanh chóng. - Chuyển tiền (Money transfer): Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác hoặc chuyển tiền đến người nhận tiền mặt bằng CMND, passport, thẻ… - Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign exchange): Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ của mình từ tài khoản ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi thanh toán Việt Nam đồng trong hệ thống. - Khách hàng có thể tra cứu thông tin như xem số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch trên tài khoản,... 1.1.3.4 Phone banking: Hệ thống Phone Banking của ngân hàng mang lại cho khách hàng 1 tiện ích mới là khách hàng có thể mọi lúc và mọi nơi dùng điện thoại cố định của mình để có thể nghe các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thông tin tài khoản cá nhân. Phone banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24. Các dịch vụ Phone banking cung cấp như: - Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi thanh toán; - Nghe 5 giao dịch phát sinh mới nhất; - Kiểm tra các thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái; - Yêu cầu Ngân hàng fax bảng liệt kê giao dịch, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái, bảng giá chứng khoán, liệt kê giao dịch chứng khoán; 1.1.3.5 Mobile bankplus: Dịch vụ thanh toán trên di động BankPlus là dịch vụ liên kết giữa Viettel Telecom và Ngân hàng, cho phép khách hàng là chủ thuê bao di động Viettel có thể thực hiện được các giao dịch tài chính ngân hàng ngay trên chiếc điện thoại di động một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ở bất cứ nơi đâu có sóng của Viettel.
- 8 Tiện ích dịch vụ - Quản lý tài khoản ngân hàng: tra cứu số dư tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch; - Thực hiện giao dịch chuyển tiền: - Chuyển tiền trong ngân hàng (theo số thuê bao hoặc theo số tài khoản) - Nạp tiền thuê bao trả trước của Viettel (di động, D-com, Homephone) - Thanh toán hóa đơn: - Thanh toán cước viễn thông (di động,D-com, ADSL, Homephone, PSTN) 1.1.3.6 SMS banking: Dịch vụ sử dụng các tin nhắn theo cú pháp để thực hiện các giao dịch như: truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại… Để biết được thông tin khách hàng soạn tin nhắn theo mẫu mà ngân hàng cung cấp gửi đến số cho trước, khi nhận được tin nhắn này hệ thống của ngân hàng sẽ tự động kiểm tra tính hợp lệ của tin nhắn và trả lời các thông tin vào máy điện thoại của khách hàng. 1.1.3.7 Call center: Call center là dịch vụ giao dịch với ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng gọi điện tới đường dây này sẽ được giải đáp các thắc mắc, giải quyết các khiếu nại cũng như được cung cấp các dịch vụ của ngân hàng mà không phải trực tiếp đến ngân hàng.Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân. Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm Call center là phải có người trực 24/24h. 1.1.3.8 Kiosk banking: Dịch vụ Kiosk Banking là dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao và thuận tiện nhất.Trên đường phố các ngân hàng sẽ đặt các trạm làm việc có chứa các thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng có kết nối Internet tốc độ cao hoặc các mạng nội bộ của ngân hàng. Khách hàng sử dụng thiết bị máy tính ở trong trạm để truy cập vào trang web của Ngân hàng, nhập mã sử dụng (User name) và mật khẩu truy cập (Password), hoặc cho thẻ vào máy rồi nhập mã pin và bắt đầu tiến hành các giao dịch như: xem
- 9 lịch sử các giao dịch qua tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, cập nhật các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đang cung cấp. 1.1.3.9 Tiền điện tử - Digital Cash: Tiền điện tử là một phương tiện thanh toán trên Internet.Người muốn sử dụng tiền điện tử gửi yêu cầu tới Ngân hàng.Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân (private key) của ngân hàng và được mã hoá bởi khoá công khai (public key) của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác định người phát hành, địa chỉ Internet, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn (nhằm tránh việc phát hành hoặc sử dụng hai lần). Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể.Khi thực hiện một giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện tử được mã hoá bởi khoá công khai của nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ.Nhà cung cấp dùng khoá riêng của mình để giải mã thông điệp đồng thời kiểm tra tính xác thực của thông điệp thanh toán này với Ngân hàng phát hành cũng bằng mã khoá công khai của Ngân hàng phát hành và kiểm tra số seri tiền điện tử. 1.1.3.10 Séc điện tử - Digital Cheques: Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển phát séc và hối phiếu điện tử trên mạng Internet. Séc điện tử có nội dung giống như séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là séc này được ký điện tử (tức là việc mã hoá thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký phát séc). Khi NH của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ sẽ đánh dấu lên thông điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hoá bởi mã hoá công khai của Ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này. 1.1.3.11 Thẻ thông minh – ví điện tử - stored value smart Card: Là một loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro-processor chip). Người sử dụng thẻ nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng.Số tiền được ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi cho tới zero.Lúc đó chủ sở hữu có thể nạp lại tiền hoặc vứt bỏ thẻ. Ví điện tử được sử dụng trong rất nhiều các loại giao dịch như ATM, Internet banking, Home banking, Telephone banking hoặc mua hàng trên Internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết nối vào máy tính cá nhân. 1.2 CÁC ĐỐI TƢỢNG THAM GIA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ:
- 10 1.2.1 Đối với các Ngân hàng thƣơng mại: 1.2.1.1. Điều kiện công nghệ: a. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ thông tin: Ngân hàng điện tử phát triển dựa trên cơ sở kỹ thuật số hóa, công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật máy tính điện tử.Vì vậy chỉ có thể phát triển ngân hàng điện tử khi có hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc.Hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm: máy tính, máy chủ, morderm, điện thoại, mạng nội bộ, mạng liên kết khách hàng, thiết bị thanh toán điện tử (Pos, ATM, CDM..) và các thiết bị truyền thông, đường truyền dữ liệu, mạng internet…. Ngoài ra cơ sở hạ tầng thông tin này chỉ có thể hoạt động dựa trên nền tảng một nền công nghiệp điện năng, bưu chính viễn thông đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng hoạt động và thông tin liên lạc đầy đủ, ổn định. Thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng như vậy nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng mà điều này phụ thuộc vào sự đầu tư và phát triển lâu dài của nhà nước. b. Hệ thống Core – banking Core Banking là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng… Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, Core Banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (Core Banking)… tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống Core Banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động. Với một Core Banking hiện đại, khách hàng chỉ cần một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống. Core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính “mở” khi ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM…) chính vì vậy để xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử hoàn hảo, thì đầu tư tạo dựng một Core Banking hiện đại là điều kiện vô cùng cần thiết, nhưng nó cũng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 49 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 20 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 28 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 17 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn