intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiện tượng bong bóng giá và tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Hiện tượng bong bóng giá và tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa" nhằm nghiên cứu về sự tồn tại của hiện tượng tâm lý đám đông trong từng giai đoạn bong bóng tiền mã hóa bùng nổ đã được phát hiện nhằm đưa ra các đề xuất phù hợp đối với việc kiểm soát rủi ro đối với loại tài sản mã hóa này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiện tượng bong bóng giá và tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG HỒNG PHÚC HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG GIÁ VÀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG HỒNG PHÚC HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG GIÁ VÀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn rằng đề tài: “Hiện tượng bong bóng giá và tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa” được thực hiện bởi chính tôi dưới sự hướng dẫn nghiên cứu của PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao. Toàn bộ số liệu được tôi trình bày tại luận văn này nhằm mục đích diễn giải thống kê, tổng hợp và thiết lập xây dựng mô hình nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồn dữ liệu, thông tin có nguồn gốc rõ gàng và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, những đánh giá, nhận xét nội dung truyền tải thông tin, bảng biểu,v.v. được tôi tổng hợp, trình bày và đánh giá độc lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp và được trích dẫn đầy đủ toàn bộ tài liệu tham khảo, thông tin và tài liệu khác có liên qua. Theo đó, tất cả các luận điểm và kết quả được trình bày trong luận văn này là trung thực, phản ánh quá trình nghiên cứu của xuyên suốt thời gian thực hiện. TP.HCM, tháng 07 năm 2024 Người cam đoan Phạm Hoàng Hồng Phúc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu tích cực, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài “Hiện tượng bong bóng giá và tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa”. Để hoàn thiện nghiên cứu, luận văn vừa nêu, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến sự ủng hộ, đóng góp ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Trong suốt khoảng thời gian hơn 2 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên đã luôn nhiệt tình truyền đạt những kiến thức học thuật và kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian học tập. Kiến thức này không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn giúp tôi trong công việc. Bên cạnh đó, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến người quan trọng nhất đã hỗ trợ và hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu, PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao. Trong suốt thời gian hướng dẫn trực tiếp tôi, cô là người đã tận tâm, dành nhiều thời gian góp ý, hỗ trợ và cung cấp sự định hướng quan trọng cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sâu sắc từ cô đã giúp tôi khám phá và khai phá những khía cạnh mới trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
  5. iii HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG GIÁ VÀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA TÓM TẮT: Luận văn này tập trung nghiên cứu về sự hiện diện của hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá trong thị trường tiền mã hóa trong thời kỳ đại dịch Covid – 19 bùng phát đỉnh điểm (giai đoạn từ tháng 12 năm 2020 – tháng 12 năm 2021) và hiện tượng tâm lý đám đông đối với từng giai đoạn tồn tại bong bóng trong chuỗi giá. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn căn cứ trên hiện tượng gia tăng liên tục về giá trị thị trường của thị trường tiền mã hóa, dẫn đến giá trị thị trường vượt quá giá trị cơ bản, với sự chênh lệch lớn đã dẫn đến hành vi bùng nổ và hình thành bong bóng trong chuỗi giá đối với thị trường tiền mã hóa. Sự chênh lệch giữa giá trị thị trường so với giá trị cơ bản có thể được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, một trong các yếu tố chủ yếu cấu thành nên hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá chính là thông qua tâm lý lạc quan của nhà đầu tư hoặc hiện tượng các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư dựa trên các quyết định của những nhà đầu tư khác. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tâm lý đám đông, theo đó nó có thể dẫn đến mức tăng trưởng trong tổng cầu đối với tài sản khiến giá trị thị trường của tài sản tăng trưởng không tương xứng với giá trị cơ bản, từ dó dẫn đến hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá. Theo đó, kết quả nghiên cứu đã phát hiện 06 giai đoạn tồn tại hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá (thông qua phương pháp kiểm định GSADF) và 03 giai đoạn tồn tại hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá (thông qua phương pháp kiểm định SADF) trên thị trường tiền mã hóa trong toàn mẫu thời gian xem xét. Tuy nhiên, tại các giai đoạn bùng nổ bong bóng trong chuỗi giá, 02 phương pháp kiểm định CSSD và CSAD với những hiểu quả ưu việc được công nhận phổ biến trong giới nghiên cứu, chưa cho thấy các bằng chứng thống kê rõ ràng về việc tồn tại hiện tượng tâm lý đám đông trong thị trường tiền mã hóa nói chung và trong các giai đoạn tồn tại hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá nói riêng. Từ khóa: Tiền mã hóa, bong bóng trong chuỗi giá, tâm lý đám đông.
  6. iv BUBBLE PHENOMENON AND HERDING BEHAVIOR IN THE CRYPTOCURRENCY MARKET ABSTRACT: This thesis focuses on researching the presence of a bubble phenomenon in the cryptocurrency market during the peak of the COVID-19 pandemic (from December 2020 - December 2021 ) and the presence of the phenomenon of herding behaviour for each stage of bubble existence. The research objective of the thesis is based on the phenomenon of a continuous increase in the market value of the cryptocurrency market, leading to the market value exceeding the fundamental value, with a significant difference leading to Explosion and bubble formation in the price chain for the cryptocurrency market. The disparity between the market and intrinsic value can comprise many factors. One of the main factors that create the bubble phenomenon is the optimistic psychology of investor perspective or the phenomenon of investors making investment decisions based on the decisions of other investors. This phenomenon is known as herd psychology, in that it can lead to growth in aggregate demand for assets that causes the asset's market value to grow out of proportion to its intrínic value and lead to a bubble phenomenon in the cryptocurrency market. Accordingly, the research results have discovered 06 periods of bubble phenomenon (through the GSADF test method) and 03 periods of bubble phenomenon (through the GSADF test method). SADF) in the cryptocurrency market over the entire sample period under review. However, during periods of bubble explosion in the price chain, two testing methods, CSSD and CSAD, have yet to show clear statistical evidence of their effectiveness in discovering the existence of herding behaviour in the cryptocurrency market in general and periods of bubbles in particular. Keyword: cryptocurrency, bubble, herding behaviour.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa/diễn giải ADF Kiểm định Dickey Fuller mở rộng Augmented Dickey Fuller AVD Giá trị tuyệt đối của độ lệch Absolute value of the deviation CAPM Mô hình định giá tài sản vốn Capital Asset Pricing Model CRIX Chỉ số tiền mã hóa Cryptocurrency Index CSAD Độ lệch chuẩn tuyệt đối dữ liệu chéo The cross-sectional absolute standard deviations CSSD Độ lệch chuẩn dữ liệu chéo The cross-sectional standard deviation DLT Công nghệ sổ cái phân tán Distributed Ledger Technology ECSAD Độ lệch chuẩn tuyệt đối dữ liệu chéo dự kiến Expected cross-sectional absolute deviation GSADF Kiểm định tính dừng phía phải tổng quát Generalized Supremum Augmented Dickey Fuller NHTW Ngân hàng trung ương PHEIC Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế
  8. vi Từ viết tắt Nguyên nghĩa/diễn giải Public Health Emergency Of International Concern SADF Kiểm định tính dừng phía phải bằng thống kê Supremum Augmented Dickey Fuller SEPA Khu vực Thanh toán Chung bằng Đồng Euro Single Euro Payments Area SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
  9. vii MỤC LỤC: LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii TÓM TẮT: .................................................................................................... iii ABSTRACT: ................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ..................................................................... xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 7 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 8 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 9 1.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 11 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................... 12 1.7. Tính mới của đề tài........................................................................ 13 1.8. Kết cấu của đề tài .......................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BONG BÓNG TRONG CHUỖI GIÁ VÀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG .................................................. 18 2.1. Tiền mã hóa ................................................................................... 18 2.2. Hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá ......................................... 29 2.3. Hiện tượng tâm lý đám đông......................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 40
  10. viii CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 41 3.1. Phương pháp kiểm định hiện tượng bong bóng giá ...................... 41 3.2. Phương pháp kiểm định tâm lý đám đông .................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 54 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG VÀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA................................................................................................................. 55 4.1. Kiểm định hiện tượng bong bóng ................................................. 55 4.2. Kiểm định hiện tượng tâm lý đám đông ....................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................ 7979 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ...................................... 80 5.1. Kết luận ......................................................................................... 80 5.2. 5.2.Gợi ý chính sách nhằm quản lý và phát triển tiền mã hóa tại Việt Nam ....................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo .............................................................................................. i Phụ lục 1: Tổng quan các nghiên cứu .............................................................. xi Phụ lục 2: Chi tiết kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng trong thị trường tiền mã hóa..................................................................................................... xvii Phụ lục 3: Chi tiết kết quả kiểm định hiện tâm lý đám đông ......................... xix
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Danh sách 10 đồng tiền mã hóa có giá trị lớn nhất tại thời điểm 03 tháng 5 năm 2023 .......................................................................................................... 10 Bảng 2.1 Ma trận tiền tệ ...................................................................................... 24 Bảng 3.1 Tổng quan giả thuyết kiểm định của 03 phương pháp ADF, SADF và GSADF ................................................................................................................ 48 Bảng 4.1 Thống kê mô tả chuỗi chỉ số hàng ngày của CRIX trong giai đoạn từ 16 tháng 3 năm 2018 đến 03 tháng 5 năm 2023. ..................................................... 56 Bảng 4.2 Thống kê mô tả chuỗi tỷ suất sinh lợi hàng ngày của CRIX trong giai đoạn từ 16 tháng 3 năm 2018 đến 03 tháng 5 năm 2023. ................................... 56 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng thông qua phương pháp SADF và GSADF. ...................................................................................... 59 Bảng 4.4 Tổng quát các giai đoạn tồn tại bong bóng được kiểm định bằng phương pháp SADF. ......................................................................................................... 61 Bảng 4.5 Tổng quát các giai đoạn tồn tại bong bóng được kiểm định bằng phương pháp GSADF. ...................................................................................................... 64 Bảng 4.6 Tổng hợp các giai đoạn tồn tại hiện tượng bong bóng giá trên thị trường tiền mã hóa .......................................................................................................... 65 Bảng 4.7 Tổng quan các giai đoạn thực hiện kiểm định sự tồn tại của tâm lý đám đông ..................................................................................................................... 70 Bảng 4.8 Danh sách 10 đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn nhất tại ngày 03 tháng 5 năm 2023 ................................................................................................ 71 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định tính dừng đối với các tham số trong phương pháp CSSD ................................................................................................................... 72 Bảng 4.10 Kết luận kết quả kiểm định tính dừng đối với các tham số trong phương pháp CSSD .......................................................................................................... 73
  12. x Bảng 4.11 Kết quả kiểm định tính dừng đối với các tham số trong phương pháp CSAD .................................................................................................................. 73 Bảng 4.12 Kết luận kết quả kiểm định tính dừng đối với các tham số trong phương pháp CSAD.......................................................................................................... 74 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định tâm lý đám đông thông qua phương pháp CSSD và CSAD .................................................................................................................. 75 Bảng 4.14 Kết luận kết quả kiểm định tâm lý đám đông .................................... 77
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Vốn hóa thị trường hàng tuần của tất cả các loại tiền điện tử cộng lại cho đến tháng 11 năm 2023 ......................................................................................... 5 Hình 2.1 Quy trình xác giao dịch bằng công nghệ chuỗi khối ........................... 20 Hình 3.1 Cửa sổ hồi quy đối với Kiểm định nghiệm đơn vị ADF ...................... 44 Hình 3.2 Cửa sổ hồi quy đối với Kiểm định nghiệm đơn vị SADF ................... 45 Hình 3.3 Cửa sổ hồi quy đối với Kiểm định nghiệm đơn vị GSADF ................ 46 Hình 4.1 Chỉ số Royalton CRIX từ ngày 16 tháng 3 năm 2018 đến ngày 03 tháng 5 năm 2023 .......................................................................................................... 55 Hình 4.2 Biểu đồ tỷ suất sinh lợi hàng ngày của CRIX trong giai đoạn từ 16 tháng 3 năm 2018 đến 03 tháng 5 năm 2023. ............................................................... 57 Hình 4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng trên thị trường tiền mã hóa bằng phương pháp SADF với độ tin cậy là 95%. ............................................... 60 Hình 4.4 Kết quả kiểm định hiện tượng bong bóng trên thị trường tiền mã hóa bằng phương pháp GSADF với độ tin cậy là 95%. ............................................ 62 Hình 4.5 Số lượng ca tử vong (deaths) trên toàn cầu gây ra bởi dịch bệnh Covid – 19. ........................................................................................................................ 64
  14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.1.1. Tổng quan về hiện tượng tiền mã hóa Tiền mã hóa (cryptocurrencies) và Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology) – công nghệ nền tảng để xây dựng tiền mã hóa – đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, học giả, chính trị gia cũng như công chúng. Được những người đam mê công nghệ coi là tương lai của tiền tệ, tiền mã hóa đang dần trở thành một phần của hệ thống thanh toán và lĩnh vực tài chính góp phần xây dựng một nền kinh tế toàn diện và minh bạch (Grasselli & Lipton, 2021). Thực tế, tiền mã hóa hiện đã trở thành một phần của hệ thống tài chính của thế giới hiện đại và đang ngày càng phát triển (Rossikhin và c.s., 2018). Theo đó, sự đóng góp của tiền mã hóa cho nền kinh tế cũng tăng lên theo thời gian (Aggarwal & Kumar, 2021). Inshyn và c.s (2018) và Smales (2022) đồng quan điểm rằng có một thực tế rõ ràng là tiền mã hóa ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thanh toán bên cạnh vai trò là một công cụ đầu tư. Theo báo cáo của PricewaterhouseCoopers (PwC, 2020), Blockchain, tài sản mã hóa và tiền mã hóa, ước tính làm tăng GDP toàn cầu lên 1,76 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Việc chấp nhận tiền mã hóa có thể cho phép các nhà đầu tư tiếp cận các dịch vụ tài chính kỹ thuật số dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn và quy mô về phạm vi giao dịch lớn hơn (Aysan và c.s., 2020). Do đó, có một cơ sở cụ thể để tin rằng tiền mã hóa có thể tác động đến hệ thống tiền tệ của nền kinh tế (Trubnikova, 2014). Việc chấp nhận tiền mã hóa có thể cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn vào các sản phẩm tài chính kỹ thuật số và cung cấp các dịch vụ tài chính và/hoặc đầu tư với chi phí thấp hơn, tăng khả năng về việc sử dụng dịch vụ tài chính và kết nối dân số địa phương với các thị trường toàn cầu (Aysan, 2020). Các cột mốc đáng chú ý có thể tới bao gồm: (i) tháng 8 năm 2015, một trong những ngân hàng lớn và lâu đời tại Vương Quốc Anh – Barclays, đã trở ngân hàng đầu tiên chấp nhận Bitcoin là một đơn vị thanh toán; (ii) ngày 14 tháng 4 năm
  15. 2 2021, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn bậc nhất ở Hoa Kỳ – Coinbase, trở thành công ty đại chúng và được niêm yết sàn giao dịch Nasdaq. Tính đến hiện tại, việc chấp nhận tiền điện tử đang phát triển trên khắp thế giới. Căn cứ theo báo cáo của Công ty TripleA, các số liệu thống kê cho thấy tính đến năm 2023, ước tính tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa toàn cầu ở mức trung bình là 4,2%, với hơn 420 triệu người dùng tiền mã hóa trên toàn thế giới. Hàng loạt các thương hiệu lớn bắt đầu chấp nhận việc thanh toán bằng tiền mã hóa, cụ thể như: Microsoft, Xbox, ExpressVPN chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa vào năm 2015; Rakuten, Steam, KFC, Whole Foods, BMW, Burger King, PayPal, Starbucks Coffee, Twitch, v.v. chấp nhận thanh toán trong giai đoạn 2017 – 2021. Đặc biệt, trong giai đoạn này, JPMorgan Chase & Co. đã đưa ra thông cáo khuyến nghị nhà đầu tư nên sử dụng tiền mã hóa như là một loại tài sản để đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng ngừa rủi ro trước những biến động của các tài sản đầu tư truyền thống. Ngoài ra, Goldman Sachs Group Inc. và Morgan Stanley, cũng thông báo ý định cung cấp các phương tiện đầu tư vào Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác cho đối tượng khách hàng cao cấp của họ. Vào ngày 23 tháng 10, Công ty Uỷ thác Lưu ký và Bù trừ (Depository Trust & Clearing Corporation) - nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ thị trường - đã bắt đầu liệt kê iShares Bitcoin Trust (IBTC) do BlackRock đề xuất vào danh sách ETF của Công ty. Các nhà đầu tư coi đó là dấu hiệu cho thấy sự chấp thuận của SEC có thể sắp xảy ra. Ngoài BlackRock, một số công ty lớn khác ở Phố Wall cũng đang chờ phán quyết của SEC về các quỹ ETF giao ngay Bitcoin của riêng họ, bao gồm VanEck, WisdomTree, Fidelity, Bitwise và Invesco. Qua đó, hệ sinh thái của tiền mã hóa đã mở rộng 2.300% (khoảng 23 lần) trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (UNCTAD, 2022). Theo TripleA (TripleA, 2022), ước tính đến năm 2022, tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa toàn cầu ở mức trung bình là 4,2% tổng dân số thế giới, với hơn 320 triệu người dùng tiền mã hóa trên toàn thế giới. Số liệu này tính riêng cho Việt Nam là 20.947.706 người dùng ứng với tỷ lệ 21,19% tổng dân số Việt Nam trong năm 2023.
  16. 3 Tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản mã hóa, tiền mã hóa theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm phục vụ công tác triển khai nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Theo đó, nhằm đưa ra các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 942/QĐ-TTg, giao Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền mã hóa dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain). Căn cứ vào các thông tin vừa nêu, có thể thấy rằng: (i) thị trường tiền mã hóa đã dần trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính quốc tế trong vài năm trở lại đây và (ii) các loại tiền mã hóa cũng như khối lượng giao dịch của chúng đều đang tăng lên đáng kể (Giudici và c.s., 2020). Theo đó, có thể khẳng định rằng xu thế sử dụng tiền mã hóa là tất yếu và dần trở nên phổ biến, điều này khiến các quốc gia muốn giữ vững chủ quyền tiền tệ thì Ngân hàng trung ương của họ một mặt phải siết chặt quy định sử dụng tiền mã hóa tại khu vực tư nhân, mặt khác phải nghiên cứu nhằm đưa ra các chính sách để chấp nhận tiền mã hóa như một loại tài sản và kiểm soát được loại tài sản này. 1.1.2. Sự biến động giá thị trường của tiền mã hóa Trí tuệ nhân tạo, truyền thông thông tin và công nghệ, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và các tài sản, tiền tệ mã hóa là cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Liên quan đến công nghệ chuỗi khối, tài sản mã hóa và tiền mã hóa, báo cáo của (PricewaterhouseCoopers, 2020) đã dự phòng rằng các yếu tố vừa nêu, đặc biệt là công nghệ chuỗi khối sẽ thúc đẩy GDP toàn cầu lên 1,76 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030 và Châu Á dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các công nghệ chuỗi khối. Các quan chức Trung Quốc đặt công nghệ chuỗi khối là một trong năm ưu tiên hàng đầu của đất nước với hy vọng lợi ích ròng tiềm năng ở Trung Quốc là 440 tỷ đô la Mỹ (so với 407 tỷ đô la Mỹ đối với Hoa Kỳ). Các quốc gia khác bao gồm Đức, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ và Pháp
  17. 4 sẽ có lợi nhuận ước tính vượt quá 50 tỷ đô la Mỹ (PricewaterhouseCoopers, 2020). Ở cấp độ doanh nghiệp và một số quốc gia phát triển, phần lớn các nhà công nghiệp cấp cao dường như đang đặt các hệ thống blockchain trở thành ưu tiên hàng đầu cho các tổ chức của họ. Trong năm 2022, vốn hóa thị trường tiền mã hóa giảm đi khoảng 70% giá trị so với cuối năm 2021. Theo đó, thị trường tiền mã hóa đã thiết lập thêm một mức đáy mới trong năm 2022, điều này khiến vốn hoá của đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới bị thu hẹp còn 955 tỷ USD (Hòa Bình, 2022). Bitcoin (BTC) đã trải qua ba lần điều chỉnh trong giai đoạn tháng 8 – 9 năm 2022, đợt điều chỉnh đầu tiên tại ngày 19 tháng 9, BTC đã giảm từ 23.400 USD xuống 21.000; đợt thứ hai trong ngày 27 tháng 8, BTC giảm từ 21.400 USD xuống 20.000 USD; và đợt gần nhất khoảng đầu tháng 9, BTC giảm từ 20.000 USD xuống 18.690,8 USD (Anh Đặng, 2022). Đặc biệt, cũng trong giai đoạn giữa năm 2022, thuật toán cân bằng giữa Terra (Luna) và UST biến động cực kỳ thất thường và đã khiến cả hai đồng tiền này mất gần hết giá trị. Cụ thể, theo dữ liệu của Coin Market Cap, giá của đồng LUNA đã biến động tiêu cực và giảm liên tục từ mức khoảng 30 USD vào rạng sáng ngày 11 tháng 5 năm 2022 xuống còn 10 USD vào giữa trưa cùng ngày, đến 20 giờ, chỉ còn khoảng 0,9 USD (Hiến Đạt, 2022). Trong đó, theo TripleA, thị trường tiền mã hóa được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 56,4% đến năm 2025. Theo Wayne & Michael (2023), giá trị thị trường của tiền mã hóa có xu hướng tăng cao trở lại trong năm 2023 khi triển vọng nền kinh tế Hoa Kỳ được cải thiện. Ngoài ra, các nhà đầu tư đang đổ xô vào đồng tiền mã hóa Bitcoin vì họ dự đoán Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ sẽ sớm phê duyệt quỹ giao dịch trao đổi giao ngay Bitcoin đầu tiên được giao dịch trên một sàn giao dịch lớn của Hoa Kỳ. Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10 năm 2023, đồng tiền mã hóa Bitcoin hầu như được giao dịch với xu hương hướng duy trì trong phạm vi thị giá từ khoảng 25.000 USD đến 30.000 USD. Tuy nhiên, Bitcoin đã bùng nổ vào ngày 23 tháng 10 năm 2023, cuối cùng giao dịch ở mức cao tới 35.198 USD nhờ sức mạnh lạc quan của ETF và hoạt động mua hàng an toàn trong bối cảnh xung đột
  18. 5 leo thang ở Trung Đông. Bên cạnh đó, giá trị thị trường của Ethereum cũng tăng trong tháng 10 và những người đầu cơ Ethereum đang dự đoán rằng việc phê duyệt Bitcoin ETF giao ngay có nghĩa là Ethereum ETF giao ngay sắp đến gần. Giá Ethereum được giao dịch lên tới 1.798 USD vào cuối tháng 10 năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất năm 2023 là khoảng 2.137 USD vào tháng 4 năm 2022. Hình 1.1 Vốn hóa thị trường hàng tuần của tất cả các loại tiền điện tử cộng lại cho đến tháng 11 năm 2023 3.500 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 500 0 Nguồn: Best (2023) Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển – UNCTAD cũng đã cảnh báo tiền mã hóa có thể đe dọa sự ổn định tài chính của các quốc gia, doanh nghiệp, tạo ra các hoạt động tài chính bất hợp pháp, ngăn chính quyền kiểm soát dòng vốn và cũng gây nguy hiểm cho nội tệ. Bên cạnh đó, biến động giá cũng ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là những nhà đầu tư không hiểu rõ về loại tài sản này (UNCTAD, 2022). Với những biến động về giá theo xu hướng tăng trưởng đột ngột và suy giảm thất thường nêu trên, có một cơ sở nhất định để hướng tới các công tác nghiên cứu về việc: (i) sự hiện diện bong bóng trong chuỗi giá trên thị trường tiền mã hóa; và (ii) sự hiện diện của hiện tượng tâm lý đám đông trong giai đoạn bùng nổ bong bóng trong chuỗi giá trên thị trường tiền mã hóa.
  19. 6 Căn cứ vào các tư liệu học viên thu thập được, tính đến hiện tại, tồn tại tương đối ít các bài nghiên cứu hướng tới việc xem xét hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá trên thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng rồi suy giảm đột ngột của thị trường tiền mã hóa (giai đoạn từ tháng 9 năm 2020 – tháng 05 năm 2023). Bên cạnh đó, tồn tại các thông tin cho rằng trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát định điểm (giai đoạn từ tháng 12 năm 2020 – tháng 12 năm 2021), tiền mã hóa được nhận định là một trong các tài sản đầu tư được các nhà đầu tư lựa chọn là tài sản trú ẩn an toàn trong khi các loại tài sản truyền thống khác (bao gồm: chứng khoán, vàng, dầu thô, v.v.) suy giảm đột biến do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19. Thực tế, giai đoạn giai đoạn tăng trưởng đột biến của thị trường tiền mã hóa vừa nêu, trùng với dịch Covid – 19 bùng phát định điểm. Do đó, có thể thấy rằng mặc dù tồn tại một khối lượng nghiên cứu khổng lồ về các vấn đề liên quan đến đại dịch coronavirus nói chung và sự ảnh hưởng của đại dịch đến các lĩnh vực tài chính nói riêng, những nghiên cứu thực nghiệm thảo luận về việc hình thành bong bóng trong chuỗi giá trên thị trường tiền mã hóa và giải thích nguồn gốc của chúng trong cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đại dịch vừa qua vẫn chưa thực sự được trú trọng. Song song với khoảng trống học thuật trong các nghiên cứu về sự tồn tại bong bóng tiền mã hóa trong giai đoạn Covid – 19 vừa nêu, học viên cũng nhận thấy rằng hiện tượng tâm lý đám đông trên thị này vẫn là một chủ đề chưa được nhiều các học giả nghiên cứu thực nghiệm kiểm định sự tồn tại của hiện tượng này trong giai đoạn thị trường tiền mã hóa tồn tại bong bóng trong chuỗi giá. Như vậy, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự xuất hiện của tiền mã hóa, một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ chuỗi khối (blockchain), đã tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Tiền mã hóa không chỉ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử mà còn mở ra những tiềm năng mới cho thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như tính phi tập trung, bảo mật cao và khả năng giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng, tiền mã hóa cũng bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn như biến động giá mạnh, nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố. Sự biến động này có
  20. 7 thể gây ra hiện tượng “bong bóng giá” và tâm lý đám đông trong thị trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid – 19 bùng phát định điểm (giai đoạn từ tháng 12 năm 2020 – tháng 12 năm 2021). Theo đó, Trên nền tảng của 03 cơ sở trọng yếu gồm (i) Thứ nhất là sự chấp nhận rộng rãi về việc xem xét tiền mã hóa như là một tài sản tài chính cũng như là một phương thức thanh toán phổ thông; (ii) Thứ hai là tiền mã hóa đang dần trở thành một phần của hệ thống tài chính – tiền tệ toàn cầu và dần trở thành một kênh đầu tư tiềm năng bên cạnh những kênh đầu tư truyền thống; (iii) Cuối cùng là thực trạng biến động tăng trưởng đột biến và suy giảm thất thường thường cũng như thực trạng về khoảng trống học thuật về hiện tượng bong bóng trong chuỗi giá và tâm lý đám đông trên thị trường tiền mã hóa học viên quyết định lựa chọn đề tài: “HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG GIÁ VÀ TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN MÃ HÓA” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu của học viên được thực hiện trên cơ sở mục tiêu tổng quát là kiểm định sự tồn tại của bong bóng tiền mã hóa, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid – 19. Tiếp nối kết quả từ việc kiểm định hiện tượng bong bóng tiền mã hóa vừa nêu, học viên hướng tới việc nghiên cứu và kiểm định (các) giai đoạn phát sinh hiện tượng bong bóng tiền mã hóa từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 5 năm 2023. Từ đó, tiếp tục nghiên cứu về sự tồn tại của hiện tượng tâm lý đám đông trong từng giai đoạn bong bóng tiền mã hóa bùng nổ đã được phát hiện nhằm đưa ra các đề xuất phù hợp đối với việc kiểm soát rủi ro đối với loại tài sản mã hóa này. Để thực hiện mục tiêu tổng quát vừa nêu, học viên chia nhỏ các mục tiêu cụ thể như sau: - Kiểm định sự hiện diện của bong bong trong chuỗi giá trên thị trường tiền mã hóa căn cứ trên số liệu chỉ số tiền mã hóa (Cryptocurrency Index – CRIX) trong toàn bộ khoảng thời gian có sẵn của dữ liệu chỉ số tiền mã hóa đến thời điểm WHO công bố dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu (từ tháng 3 năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2