intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu ứng Momentum thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hiệu ứng Momentum thị trường chứng khoán Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định sự xuất hiện của nhân tố momentum lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố momentum lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đề xuất các hàm ý chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu ứng Momentum thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM GIA CÁT HIỆU ỨNG MOMENTUM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM GIA CÁT HIỆU ỨNG MOMENTUM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐAN THANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Gia Cát, học viên khóa 24 Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tên đề tài: Hiệu ứng Momentum thị trường chứng khoán Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đan Thanh Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Mọi nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện bài nghiên cứu và các số liệu trong bài nghiên cứu đã được trích rõ nguồn gốc và được phép công bố. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn khách quan. Tôi xin cam đoan những lời trên là đúng sự thật. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả PHẠM GIA CÁT i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ hết mình trong quá trình tôi học tập và rèn luyện tại trường. Tôi rất biết ơn, trân trọng những kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệp quý báu mà thầy, cô đã dạy. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của mình là TS. Bùi Đan Thanh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm và hỗ trợ trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh để động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cùng gia đình và bạn bè luôn dồi dào sức khỏe. Chúc các Thầy, Cô đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình, cả công việc cũng như trong cuộc sống. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả PHẠM GIA CÁT ii
  5. TÓM TẮT Tiêu đề: Hiệu ứng momentum thị trường chứng khoán Việt Nam Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung vào phân tích tỷ lệ lợi nhuận của cổ phiếu hoặc danh mục có tương quan dương trong quá khứ và tương lai gần. Sử dụng cơ sở lý thuyết của hiệu ứng momentum, lý thuyết triển vọng, lý thuyết phản ứng chậm và lý thuyết phản ứng thái quá, cùng với việc kế thừa các phương pháp nghiên cứu trước đó, đề tài áp dụng các phương pháp như phân tích danh mục đơn và hai biến cùng với hồi quy Fama – MacBeth. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chiến lược momentum đạt lợi nhuận cao nhất khi sử dụng thời gian hình thành danh mục 4 tuần và thời gian đầu tư 1 tuần, với lợi nhuận trung bình đạt 1,17% mỗi tuần. Yếu tố rủi ro như quy mô và giá trị có ảnh hưởng tích cực đến hiệu ứng momentum, trong khi yếu tố beta có tác động ngược chiều. Các phương pháp nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận của chiến lược momentum trong các nhóm con không nhỏ hơn so với toàn bộ danh mục, và nhiều lợi nhuận bất thường đạt giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Hồi quy Fama – MacBeth cũng xác nhận hiệu ứng momentum, với tỷ lệ lợi nhuận trong 4 tuần tiếp theo tương quan cùng chiều với tỷ lệ lợi nhuận trong 4 tuần trước đó. Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện hiệu ứng momentum trong ngắn hạn, và các chiến lược momentum có thể đạt lợi nhuận bất thường. Các yếu tố rủi ro như quy mô và giá trị đóng vai trò quan trọng trong hiệu ứng này. Từ khóa: momentum, thị trường chứng khoán, tỷ suất sinh lợi iii
  6. ABSTRACT Title: Momentum effect on Vietnamese stock market Summary: The thesis investigates the momentum effect on the Vietnamese stock market, focusing on the analysis of the return rates of stocks or portfolios with positive serial correlations in the past and near future. Utilizing the theoretical framework of the momentum effect, prospect theory, underreaction theory, and overreaction theory, along with methodologies from previous research, the study employs various methods such as single and two-variable portfolio analysis and Fama-MacBeth regression. The research findings indicate that the momentum strategy achieves the highest returns when using a 4-week formation period and a 1-week holding period, with an average return of 1.17% per week. Risk factors such as size and value positively impact the momentum effect, while the beta factor has an inverse effect. The research methods reveal that the returns from the momentum strategy within subgroups are not lower than those for the entire portfolio, with many abnormal returns being positive and statistically significant. The Fama-MacBeth regression also confirms the momentum effect, showing that the return rates in the subsequent 4 weeks are positively correlated with the return rates in the previous 4 weeks. In conclusion, the Vietnamese stock market exhibits a short-term momentum effect, and momentum strategies can achieve abnormal returns. Risk factors such as size and value play significant roles in this effect. Keywords: momentum, stock market, return rate iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt Hệ số giá sổ sách trên giá thị BE/ME trường (Book-to-market ratio) Hệ số beta của mô hình định giá Beta tài sản tài chính CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn EMH Efficient Market Hypothesis Thị trường hiệu quả HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán Thành HOSE Exchange phố Hồ Chí Minh VN-Index Chỉ số VN-Index v
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT................................................................................................................. iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v MỤC LỤC .................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.6 Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 6 1.7 Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................... 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................... 9 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 9 vi
  9. 2.1.1 Hiệu ứng momentum .................................................................................. 9 2.1.2 Lý thuyết tài chính truyền thống ............................................................... 10 2.1.3 Lý thuyết tài chính hành vi ....................................................................... 11 2.1.4 Phản ứng thái quá...................................................................................... 13 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................... 14 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ................................................. 14 2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước .................................................. 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 24 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.2 Đo lường momentum và các biến số rủi ro của cổ phiếu................................ 26 3.2.1 Đo lường momentum ................................................................................ 26 3.2.2 Đo lường rủi ro thị trường beta ................................................................. 26 3.2.3 Đo lường quy mô ...................................................................................... 27 3.2.4 Đo lường giá trị ......................................................................................... 28 3.3 Chiến lược momentum: phân tích danh mục .................................................. 28 3.3.1 Thành lập danh mục đầu tư ....................................................................... 29 3.3.2 Các nhân tố tác động tới hiệu ứng momentum ......................................... 30 3.4 Phương pháp hồi quy Fama-MacBeth ............................................................ 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 34 4.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................ 34 4.2 Khái quát về mẫu nghiên cứu .......................................................................... 35 4.2.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu ............................................... 35 vii
  10. 4.2.2 Thống kê mô tả các danh mục .................................................................. 37 4.3 Bằng chứng hiệu ứng momentum ................................................................... 39 4.3.1 Lợi nhuận hiệu ứng momentum ................................................................ 39 4.3.2 Lợi nhuận hiệu ứng momentum sau khi điều chỉnh rủi ro........................ 46 4.4 Ảnh hưởng của yếu tố rủi ro tới lợi nhuận hiệu ứng momentum ................... 52 4.5 Hồi quy Fama – MacBeth ............................................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 59 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 59 5.2 Khuyến nghị .................................................................................................... 60 5.2.1 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ............................................................... 60 5.2.2 Khuyến nghị đối với nhà quản lý .............................................................. 60 5.3 Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................i PHỤ LỤC ..................................................................................................................vi Phụ lục 1: Xử lý số liệu và thống kê mô tả ............................................................vi Phần 2: Phân tích thực nghiệm................................................................................ x viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm....................................................... 19 Bảng 3.1: Hồi quy Fama –MacBeth ......................................................................... 32 Bảng 4.1: Thống kê số cổ phiếu ............................................................................... 35 Bảng 4.2: Thống kê mô ............................................................................................ 36 Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan ........................................................................ 37 Bảng 4.4: Thống kê mô tả các danh mục momentum .............................................. 37 Bảng 4.5: Lợi nhuận hiệu ứng momentum với trọng số bằng nhau ......................... 42 Bảng 4.6: Lợi nhuận hiệu ứng momentum với trọng số bằng nhau ......................... 43 Bảng 4.7: Lợi nhuận của các danh mục trong giai đoạn hình thành danh mục ....... 45 Bảng 4.8: Lợi nhuận hiệu ứng momentum điều chỉnh theo CAPM......................... 49 Bảng 4.9: Lợi nhuận hiệu ứng momentum điều chỉnh theo mô hình Fama – French .................................................................................................................................. 50 Bảng 4.10: Phân tích danh mục hai biến .................................................................. 52 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Fama – MacBeth ......................................................... 55 ix
  12. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 3.1: Chiến lược momentum chồng lấn với J = 3, K = 3 .................................. 30 Hình 3.2: Phân tích danh mục hai biến .................................................................... 31 Hình 4.1: Chỉ số VN-Index trong giai đoạn nghiên cứu .......................................... 35 x
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó xác định được đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp của đề tài. Bên cạnh đó, luận văn còn nêu lên ý nghĩa, đóng góp của đề tài và bố cục của bài nghiên cứu này. 1.1 Lý do chọn đề tài Một trong những chủ đề tài chính gây tranh cãi nhiều thập kỷ qua là khả năng dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai. Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá tài sản tài chính phản ánh hiệu quả mọi thông tin (Fama, 1970). Các mô hình định giá tài sản chỉ ra rằng mức giá kỳ vọng này phù hợp với các yếu tố rủi ro (Bodie, 2017). Do đó, dựa vào lịch sử giá, các chiến lược giao dịch không thể tạo ra lợi nhuận bất thường sau khi đền bù rủi ro. Tuy nhiên, nghiên cứu của Jegadeesh và Titman (1993) phát hiện cổ phiếu có lợi tức cao trong quá khứ thường diễn biến tốt hơn cổ phiếu có lợi tức thấp trong quá khứ. Chiến lược mua/bán cổ phiếu có hiệu suất tốt/kém từ 3 đến 12 tháng tạo ra lợi nhuận bất thường trong 3 đến 12 tháng tiếp theo. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng momentum (hiệu ứng quán tính hoặc hiệu ứng động lượng). Ngược lại, De Bondt và Thaler (1985) ghi nhận cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao (thấp) trong quá khứ có tỷ suất sinh lời thấp (cao) hơn trong 3 đến 5 năm sau, gọi là hiệu ứng reversal (hiệu ứng đảo ngược). Hai hiệu ứng này liên quan chặt chẽ và có phương pháp nghiên cứu tương đồng. Chúng được coi là bất thường kỹ thuật và là hai trong những bất thường phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2023, nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm 88,3% giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Nguyễn Thị Yến và Lê Đức Khánh (2020), nhà đầu tư Việt Nam có nhiều thiên kiến nhận thức và có thể có hành vi đầu tư không hợp lý khi tiếp nhận thông tin mới. Thêm vào đó, chỉ số cá nhân (Individualism score) của người Việt Nam là 20 trên thang điểm 1-100 (Hofstede Insights, 2021), cho thấy nhà đầu tư Việt Nam có tính cá nhân thấp và có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể (collectivist). 1
  14. Lợi nhuận của một tài sản tài chính tại một thời điểm phản ánh mong đợi của nhà đầu tư dựa trên các thông tin liên quan. Do đó, trong quá khứ, lợi nhuận cao hoặc thấp của cổ phiếu có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về triển vọng của cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư tiếp tục giữ kỳ vọng này trong tương lai, họ sẽ mua các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao và bán các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi thấp. Khi những hành vi này lan tỏa đến nhiều nhà đầu tư ít chính kiến và họ thực hiện các hành vi mua bán tương tự, tổng tác động có thể duy trì xu hướng tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trong một khoảng thời gian, dẫn đến hiện tượng hiệu ứng momentum trên thị trường. Nếu hiệu ứng momentum đẩy giá cổ phiếu vượt quá giá trị hợp lý, quá trình hiệu chỉnh giá sẽ diễn ra khi nhà đầu tư nhận ra sự sai lệch, dẫn đến hiện tượng hiệu ứng đảo ngược dài hạn. Thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả (Phan Trần Trung Dũng và Ngô Hồ Quang Hiếu, 2019) có thể dẫn đến tình trạng công bố thông tin bất cân xứng, khiến một số nhà đầu tư có thể có thông tin nội gián. Thông tin này có thể lan truyền dần trong cộng đồng nhà đầu tư, làm cho tỷ suất sinh lời thay đổi theo một xu hướng trong một khoảng thời gian, gây nên hiệu ứng momentum. Dựa vào những lập luận trên, tác giả nhận thấy hiệu ứng momentum có khả năng rất cao xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ nghiên cứu của Jegadeesh và Titman (1993) - nghiên cứu đầu tiên về hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán thế giới, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự xuất hiện của hiệu ứng này trên nhiều thị trường hoặc tổng hợp nhiều thị trường trên toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu về hiệu ứng momentum trên thị trường Việt Nam còn hạn chế và kết quả chưa thống nhất. Vì vậy, luận văn với đề tài “Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tập trung nghiên cứu toàn diện về hiệu ứng này, nhằm bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới vào kho tàng nghiên cứu thực tiễn và học thuật về hiệu ứng momentum ở Việt Nam. Luận văn hy vọng sẽ đóng góp thiết thực cho nhà đầu tư trong việc xây dựng chiến lược giao dịch, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý nhằm cải thiện mức độ hiệu quả và chức năng của thị trường chứng khoán. 2
  15. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu chính là xác định sự tồn tại của hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định sự xuất hiện của nhân tố momentum lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố momentum lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các hàm ý chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần được trả lời: Thứ nhất, hiệu ứng momentum có tác động lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam không? Thứ hai, mức độ tác động của hiệu ứng momentum lên tỷ suất lợi nhuận trên thị trường chứng khoán như thế nào? Thứ ba, những chiến lược đầu tư nào là phù hợp trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi là nhân tố momentum. 3
  16. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu bao gồm giá đóng cửa hàng ngày của các cổ phiếu giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ ngày 31/12/2017 đến ngày 31/12/2022 để xây dựng các biến trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2022 (5 năm). 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích danh mục: Phương pháp phân tích danh mục đơn biến: Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích danh mục được tác giả xây dựng dựa trên các chiến lược đầu tư tương tự Jegadeesh & Titman (1993), Nguyễn Thu Hằng (2012), Gutierrez và Kelley (2008). Tại đầu mỗi tuần t, tác giả sắp xếp các cổ phiếu theo thứ tự giá trị tăng dần và phân chia vào các danh mục để tính tỷ suất sinh lợi bình quân cho thời gian nắm giữ J tuần. Chia theo ngũ vị phân, trong đó P1 là danh mục loser có tỷ suất sinh lợi thấp nhất và P5 là danh mục winner với tỷ suất sinh lợi cao nhất. Theo chiến lược momentum thì bán danh mục loser và mua danh mục winner, khi đó danh mục momentum ký hiệu là P5-P1. Phương pháp phân tích danh mục hai biến: Phương pháp này đưa biến quy mô vào xem xét, theo đó tại thời điểm đầu tuần t, tác giả chia thành các nhóm quy mô theo cấu trúc ngũ phân vị từ nhỏ đến lớn, với mỗi danh mục quy mô tác giá tiếp tục xây dựng chiến lược momentum tương tự với phương pháp danh mục đơn biến. Phương pháp hồi quy dữ liệu chéo Fama-Macbeth: Phương pháp hồi quy Fama- Macbeth được giới thiệu bởi Fama & MacBeth (1973). Theo phương pháp này, tác giả xây dựng mô hình trong đó biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi, biến độc lập là các nhân tố momentum và nhân tố quy mô. Các mô hình hồi quy theo phương pháp Fama-Macbeth bao gồm: Mô hình hồi quy đơn biến: Ri,t = αt + βXi, t× Xi, t + εt (1) 4
  17. Ri,t = αt + βSIZEi, t× LnSIZEi, t + εt (2) Mô hình hồi quy hai biến: Ri,t = αt + βSIZEi, t× LnSIZEi, t + βXi,t × Xi,t + εt (3) Trong đó, biến phụ thuộc Ri,t là TSSL cổ phiếu i, tuần t; Xi,t là các biến độc lập đó là các biến Momentum của cổ phiếu i, tuần t; biến LnSIZEi,t là quy mô của cổ phiếu i, tuần t. Sau đó, tác giả dùng các kiểm định để xác định mức độ phù hợp của mô hình. Các biến được mô tả cụ thể như sau: Biến Ri,t đây là biến thể hiện tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i, tuần t và được tính toán đo lường như sau: 𝑃 𝑖,𝑡 −𝑃 𝑖,𝑡−1 Ri,t = 𝑃 𝑖,𝑡−1 Trong đó, Pi,t là giá của cố phiếu i, tuần t. Tác giả lấy giá đóng của cuối ngày của cổ phiếu vào ngày thứ tư hàng tuần, mục đích lấy vào ngày này để tránh ảnh hưởng từ hiệu ứng ngày đầu tuần và hiệu ứng ngày cuối tuần lên giá cổ phiếu. Biến MOMni,t là biến nhân tố tố momentum, thể hiện tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i, tuần t trong n tuần và được tính toán đo lường như sau: MOMni,t = ∏1𝑛( Ri,t-j +1) -1 Trong đó n là 1, 2, 3, 4, 6, 13, 26 là số tuần tính từ tuần t. Biến LnSIZEi,t là biến nhân tố quy mô cổ phiếu i, tại tuần t và được đo lường bằng cách lấy logarit cơ số tự nhiên giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiểu i ở tuần t, bằng giá cổ phiếu i ở tuần t nhân số lượng cổ phiếu i đang lưu hành ở tuần t. Tác giả lựa chọn dữ liệu ngày thứ tư hàng tuần dể tính toán để tương đồng với cách lấy dữ liệu giá cổ phiếu được trình bày ở trên. Các biến được trình bày ký hiệu, mô tả và cách đo lường các biến số, được tham khảo theo Gutierrez và Kelley (2008), Võ Xuân Vinh, Võ Văn Phong (2016). 5
  18. 1.6 Đóng góp của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu hệ thống lại cơ sở lý thuyết cho hiệu ứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nổi bật là các lý thuyết về tài chính hành vi, lý thuyết triển vọng và tài chính truyền thống. Ý nghĩa thực tiễn: Từ cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra các hàm ý chiến lược đến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.7 Bố cục của nghiên cứu Cấu trúc của luận văn được trình bày theo 5 chương. Theo đó, các chương có bố cục như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan Nội dung chương này trình bày lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cần đạt được và câu hỏi nghiên cứu cần trả lời. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu cũng được trình bày. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước có liên quan Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Nội dung chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc sử dụng trong luận văn. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nội dung chương này trình bày kết quả đo lường hiệu ứng momentum tác động đến tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đề xuất các chiến lược đầu tư phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam. Phần thảo luận kết quả nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách 6
  19. Nội dung chương này sẽ tóm tắt lại các điểm chính của nghiên cứu. Sau đó dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra các hàm ý chính sách hướng đến các đối tượng liên quan sẽ được trình bày. Ngoài ra, tác giả sẽ chỉ ra những giới hạn trong đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 7
  20. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu về hiệu ứng momentum trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đưa ra kỳ vọng về những đóng góp mà nghiên cứu có thể mang lại cho nhà đầu tư và các nhà quản lý. Chương 2 sẽ đề cập đến cơ sở lý luận và nghiên cứu liên quan, giúp phát triển các phần phân tích và đánh giá cụ thể hơn trong luận văn. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2