Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 7
download
Nghiên cứu đề tài "Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nhằm mục tiêu kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình để kiểm định tỷ suất lợi nhuận của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Từ kết quả thực nghiệm nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THUỲ TRANG HIỆU ỨNG THÁNG NĂM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THUỲ TRANG HIỆU ỨNG THÁNG NĂM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ CÔNG HƯỞNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ: “Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán VIệt Nam” là kết quả của quá trình học tập, hoạt động nghiên cứu độc lập cùng với sự nghiêm túc dưới hướng dẫn của TS. Hồ Công Hưởng. Các thông tin, dữ liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan không sao chép của nghiên cứu người khác, chỉ sử dụng những tài liệu, dữ liệu tham khảo từ các bài nghiên cứu, sách, giáo trình, báo cáo nghiên cứu, tạp chí khoa học và các nguồn thông tin tham khảo từ do bản thân thu thập được cùng với các nguồn thông tin từ các trang mạng đăng tải bài viết khoa học. Kết quả của nghiên cứu trong luận văn chưa được bất cứ ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn với đề tài "Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam", tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến bạn bè, thầy cô và gia đình đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hồ Công Hưởng - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tôi trong việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo và phòng Sau đại học của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong các môn học chuyên môn, giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với thời gian hạn chế để thực hiện nghiên cứu và tính chất thực tiễn của đề tài, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tóm tắt: Hiệu ứng tháng Năm là một trong những hiện tượng được quan sát thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Trong lịch sử, tháng 5 thường xuất hiện xu hướng tăng giá mạnh hơn so với các tháng khác trong năm trên thị trường chứng khoán. Hiệu ứng này đã được các nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nó thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân. Lựa chọn nghiên cứu về hiệu ứng tháng Năm được thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến sự biến động giá cổ phiếu và phát triển của thị trường chứng khoán. Nghiên cứu về hiệu ứng tháng 5 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu trong cả thời gian ngắn và dài hạn. Để kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng ba mô hình trong việc chạy hồi quy, bao gồm OLS và ARCH. Việc sử dụng hai mô hình này giúp tăng độ tin cậy của nghiên cứu, vì từ mỗi mô hình, ta có thể nhận thấy được nhược điểm và ưu điểm, từ đó bổ sung vào mô hình tiếp theo. Trong nghiên cứu, p-value được sử dụng để kiểm định hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: hiệu ứng tháng năm, hiệu ứng thời gian, thị trường chứng khoán…
- iv ABSTRACT Thesis title: Project title: Effect of May on Vietnam's stock market Summary: The May Effect is one of the frequently observed phenomena in the stock market. It suggests that in the month of May, the stock market tends to experience higher price increases compared to other months in the year. This effect has been carefully observed and analyzed by researchers and financial experts, garnering interest from both professional investors and individuals. The choice of studying the May Effect is because it directly relates to stock price volatility and the development of the stock market. Researching the May Effect helps us gain a better understanding of the mechanisms underlying the stock market and the factors that can influence short-term and long-term stock price fluctuations. To examine the existence of the May Effect in the Vietnamese stock market, the study conducted regression analysis using three models: OLS, ARCH. Running two models enhances the reliability of the research, as each model can reveal the weaknesses of the other and incorporate the strengths of the subsequent model. The p-value test was used in the study to examine the presence of the May Effect in the Vietnamese stock market. Keywords: May effect, time effect, stock market…
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xi CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................ xi 1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................3 1.3 Mục tiêu của đề tài .............................................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: .........................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 1.6 Đóng góp của đề tài ...........................................................................................4 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1………………………………………………………..……..6 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................8 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................8 2.1.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả ..........................................................................8
- vi 2.1.2 Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên .......................................................................11 2.1.3 Lý thuyết về "hiệu ứng thời gian" ................................................................13 2.1.3.1 Hiệu ứng ngày trong tuần ..........................................................................14 2.1.3.2 Hiệu ứng chuyển tháng ...............................................................................16 2.1.3.3 Hiệu ứng tháng Giêng.................................................................................17 2.1.3.4 Hiệu ứng tháng Năm...................................................................................19 2.1.3.5 Hiệu ứng tháng Mười Một ..........................................................................19 2.1.3.6 Hiệu ứng ngày thứ Hai ...............................................................................20 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ..............................................................................21 2.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.....................................................21 2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước.......................................................26 TÓM TẮT CHƯƠNG II ............................................................................................28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29 3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................29 3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................31 3.3 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................32 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................33 3.5 Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................34 3.6 Các phương pháp kiểm định trước.......................................................................35 3.7 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................38 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................43 4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................43 4.2 Kiểm định tính dừng ............................................................................................45
- vii 4.3 Phân tích hồi quy OLS .........................................................................................46 4.3.1 Hồi quy mô hình OLS chỉ số VNINDEX ......................................................46 4.3.2 Hồi quy mô hình OLS chỉ số VN30 ..............................................................49 4.4 Mô hình ARCH ....................................................................................................51 4.4.1 Hồi quy mô hình ARCH chỉ số VNINDEX ..................................................51 4.4.2 Hồi quy mô hình ARCH chỉ số VN30...........................................................53 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4..............................................................................................56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ .....................................................57 5.1 Kết luận ................................................................................................................57 5.2 Khuyến nghị chiến lược đầu tư ............................................................................57 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..............................................59 5.3.1 Hạn chế của đề tài..........................................................................................59 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................59 TÓM TẤT CHƯƠNG 5..............................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt TTCK Thị trường chứng khoán TSLN Tỷ suất lợi nhuận
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Ho Chi Minh City Stock Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ HOSE Exchange Chí Minh Autoregressive conditional ARCH heteroscedasticity OLS Ordinary least Squares VIF Variance Inflation Factor OTC Over the counter Thị trường phi tập trung Vietnam Securities VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam Depostory HNX Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà nội
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tỷ suất lợi nhuận trung bình tháng của chỉ số VNINDEX từ năm 2012 đến năm 2019……………………………………………………………………………...43 Bảng 4.2: Tỷ suất lợi nhuận trung bình tháng của chỉ số VN30 từ năm 2012 đến năm 2019……………………………………………………………………………………………. .44 Bảng 4.3: kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu chỉ số VNINDEX………………….45 Bảng 4.4: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu chỉ số VN30………………………46 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình OLS với chỉ số VNINDEX…………………….….47 Bảng 4.6 kết quả kiếm tra đa cộng tuyến mô hình OLS chỉ số VNINDEX……………47 Bảng 4.7: kiểm định phương sai thay đổi mô hình OLS chỉ số VNINDEX………..…48 Bảng 4.8: kiểm tra tự tương quan mô hình OLS chỉ số VNINDEX…………………..48 Bảng 4.9 kết quả hồi quy mô hình OLS với chỉ số VN30……………………………..49 Bảng 4.10 kết quả kiếm tra đa cộng tuyến mô hình OLS chỉ số VN30………………..49 Bảng 4.11 kiểm định phương sai thay đổi mô hình OLS chỉ số VN30……………….50 Bảng 4.12 kiểm tra tự tương quan mô hình OLS chỉ số VN30………………………..50
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Quy trình tiến trình nghiên cứu…………………………………………….29 Hình 4.1: Kết quả ảnh hưởng ARCH theo chỉ số VNINDEX…………………………51 Hình 4.2: kết quả hồi quy mô hình ARCH-ARMA cho chỉ số VNINDEX…………..52 Hình 4.3: Kết quả ảnh hưởng ARCH theo chỉ số VN30………………………………53 Hình 4.4: Kết quả hồi quy mô hình ARCH-ARMA cho chỉ số VN30…………………54
- 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Giáo sư Fama (1965; 1970) đã đề xuất một lý thuyết về thị trường hiệu quả. Theo lý thuyết này, tất cả các thành viên tham gia trên thị trường có thể tiếp cận thông tin thị trường mà không gánh chi phí giao dịch và kỳ vọng của nhà đầu tư là hợp lý. Do đó, giá của các chứng khoán phản ánh toàn bộ thông tin thị trường và tương ứng với giá trị nội tại của chúng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại của hiệu ứng thời gian trên một số thị trường chứng khoán trên toàn cầu.. Hiệu ứng thời gian là sự tái lập các biến động lợi nhuận bất thường của các chứng khoán theo một quy luật cụ thể, ví dụ như hiệu ứng tháng Giêng hoặc hiệu ứng Halloween. Hiệu ứng tháng Giêng cho thấy lợi nhuận chứng khoán thường cao nhất trong tháng này, trong khi hiệu ứng Halloween cho rằng việc mua chứng khoán từ tháng 11 đến tháng 4 thường cho ra lợi nhuận cao hơn so với việc mua từ tháng 5 đến tháng 10. Tồn tại của hiệu ứng thời gian giúp nhà đầu tư phát triển các chiến lược đầu tư hiệu quả để đạt lợi nhuận cao, mặc dù điều này mâu thuẫn với lý thuyết thị trường hiệu quả của Giáo sư Fama. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có được nhiều thành tựu đáng kể trong hơn 10 năm qua và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Do đó, nghiên cứu về sự tồn tại của "hiệu ứng thời gian" trên thị trường này đã được khuyến khích. Trong nghiên cứu "Seasonality in the Vietnam Stock Index" (2011), H.Swint Friday và Nhung Hoang đã khảo sát hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm, từ ngày 28 tháng 07 năm 2000 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận của chỉ số VN-Index đạt đỉnh cao vào tháng 4 và đáy thấp vào tháng 7, xác nhận sự tồn tại của hiệu ứng Halloween trên
- 2 thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả giải thích kết quả bằng sử dụng lượng mưa trung bình hàng tháng làm biến giải thích cho hiệu ứng Halloween đã được áp dụng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp thống kê mô tả chỉ giúp phân tích xu hướng tỷ suất sinh lợi trung bình của thị trường và nhận biết tỷ suất sinh lợi bất thường tại các thời điểm, nhưng chưa cung cấp kiểm định rõ ràng về sự tồn tại của các hiện tượng này thông qua các mô hình. Do đó, cần tiến hành kiểm định lại sự tồn tại của hiệu ứng thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách sử dụng các mô hình phù hợp. Hiệu ứng "Sell in May" đã được đề cập đến như một thời điểm quan trọng, được coi là "vùng trống thông tin", gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu ứng này có sự khác biệt trong từng thị trường và loại tài sản tài chính khác nhau. Tại Hoa Kỳ, tháng 5 thường thu hút nhiều dòng tiền vào các cổ phiếu tăng trưởng, bởi đây là thời điểm các doanh nghiệp thực hiện tiến độ kinh doanh mạnh mẽ trong nửa cuối năm. Ví dụ, tỷ lệ các công ty công nghệ trong rổ S&P 500 đã tăng 27% so với chỉ 8% của rổ MSCI tại Châu Âu. Tập trung vào thời điểm mua và bán có thể đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao nhất. Ngoài ra, các thị trường có thể có những biến động đáng kể trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Ví dụ, tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán đã tăng hơn 20% trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 trong suốt 3 năm liên tiếp từ 2017 đến 2020. Trong khi đó, tại khu vực Eurozone, chứng khoán tăng hơn 10% trong 6 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, hiệu ứng "Sell in May" chưa có sự rõ ràng tại thị trường chứng khoán Việt Nam do các quy định cấm bán khống và áp đặt các biện pháp để ổn định hoạt động giao dịch. Vì vậy, luận văn này được tiến hành để đánh giá xem hiệu ứng "Sell in May" có áp dụng được tại Việt Nam hay không, và nếu có, thì hoạt động như thế nào.
- 3 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Hiệu ứng thời gian là sự xuất hiện định kỳ của các biến động bất thường trong giá cổ phiếu. Có nhiều hiệu ứng đáng chú ý như hiệu ứng theo ngày trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm, hiệu ứng tháng Giêng, hiệu ứng cuối tuần và hiệu ứng Halloween. Trong số đó, hiệu ứng tháng Năm là một trong những hiện tượng thường được quan sát trên thị trường chứng khoán. Tháng 5 trong lịch sử thường có xu hướng tăng giá mạnh hơn so với các tháng khác trong năm. Hiệu ứng này đã được các nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính quan tâm và phân tích kỹ lưỡng, thu hút sự quan tâm của cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân. Lựa chọn đề tài nghiên cứu về hiệu ứng tháng Năm được đưa ra vì nó liên quan trực tiếp đến biến động giá cổ phiếu và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nghiên cứu về hiệu ứng tháng 5 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán, cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, việc nghiên cứu hiệu ứng tháng Năm cũng có thể giúp cho các nhà đầu tư và quản lý tài sản có thể dự đoán và điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình một cách chính xác hơn. Đặc biệt, việc áp dụng hiệu ứng tháng Năm vào các chiến lược đầu tư có thể giúp cho nhà đầu tư đạt được lợi nhuận cao hơn. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về hiệu ứng tháng Năm còn ở Việt Nam thì các nghiên cứu về hiện ứng tháng Năm vẫn còn ít và chưa cho thấy rõ được sự tác động của hiệu ứng tháng Năm đến thị trường chứng khoán. Tác giả đã chọn Hiệu ứng tháng Năm để làm rõ hơn về nghiên cứu này.
- 4 1.3 Mục tiêu của đề tài 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình để kiểm định tỷ suất lợi nhuận của các cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Từ kết quả thực nghiệm nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau: - Kiểm định sự tồn tại của “Hiệu ứng tháng Năm” trên TTCK VN; - Đề ra các khuyến nghị giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất: Có tồn tại “Hiệu ứng tháng Năm” trên TTCK VN hay không? Thứ hai: Nếu tồn tại “Hiêu ứng tháng Năm” nhà đầu tư nên có các chiến lược đầu tư như thế nào để gia tăng hiệu quả đầu tư? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Hiệu ứng tháng Năm Phạm vi không gian: TTCKVN Phạm vi thời gian: 2012 – 2019 1.6 Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dựa trên kết quả có được, đề tài nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của hiệu ứng tháng Năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 5 Cùng với dữ liệu thu thập được nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn chiến lược đầu tư hiệu quả. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 1 sẽ trình bày tính cấp thiết qua đó cho biết lý do chọn đề tài nghiên cứu cũng như xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tiếp đó là xác định phạm vi và các đối tượng cho nghiên cứu. Chương này cũng nêu ra phương pháp nghiên cứu của khoá luận cũng sẽ trình bày ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu . Cuối cùng tại chương sẽ trình bày tổng quan cấu trúc của khoá luận Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 2 của khóa luận trình bày các khái niệm, lý thuyết cơ bản làm nền tăng cho đề tài này. Đó là các khái niệm về thị trường chứng khoán, vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán. Tiếp đó là các lý thuyết nền tảng cho đề tài như lý thuyết về hiệu trường hiệu quả, lý thuyết về bước đi ngẫu nhiên và các giả thuyết cho hiệu ứng tháng Năm. Ở phần cuối chương 2 tác giá sẽ trình bày kết quả các nghiên cứu trước đó về hiệu ứng tháng Năm ở trên thế giới và trong nước.. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 3 của khóa luận sẽ tập trung nêu rõ về phương pháp nghiên cứu của đề tài, dữ liệu được thu thập, cách xử lý dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng trình bày về mô hình nghiên cứu, các kiểm định thống kê mà nghiên cứu sử dụng trong việc nghiên cứu về hiệu ứng tháng Năm Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- 6 Chương 4 sẽ trình bày các kết quả của mô hình nghiên cứu cũng như các kiểm định thống kê. Cụ thể là thống kê mô tả, các kiểm định và kết quả của hồi quy OLS, hồi quy ARCH.-ARMA Từ các kết quả được đưa ra, chương này sẽ nêu ra các đánh giá về sự phù hợp và ý nghĩa số liệu mà kết quả cho ra. Làm cơ sở tiền đề dẫn đến chương 5 Chương 5: CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tác giả sẽ đưa ra các kết luận từ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, kết quả thống kê. Từ các kết luận được đưa ra, chương này sẽ trình bày các kiến nghị giúp cho các nhà đầu tư trên thị trường có chiến lược đầu tư hợp lý
- 7 TÓM TẮT CHƯƠNG I Chương 1 giới thiệu tổng quát bài khoá luận cho người đọc, cung cấp cho người đọc về lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và cấu trúc của khoá luận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 53 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 23 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn