Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HỒNG HẢI YẾN HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HỒNG HẢI YẾN HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI QUANG TÍN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- TÓM TẮT Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang tính đặc trưng của NHTM. Ngân hàng tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động; giải ngân vốn đến các cá nhân và pháp nhân có nhu cầu; đưa nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng nó cũng chứa đựng những rủi ro có thể gây ra tổn thất đáng kể cho ngân hàng. Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” được tác giả thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến công tác kiểm soát sau cho vay của các NHTM; hoạt động cho vay và công tác kiểm soát sau cho vay thực tế tại Agribank Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác kiểm soát sau cho vay đã được quan tâm và tổ chức thực hiện khá tốt tại Agribank Đồng Tháp trong thời gian vừa qua. Bên cạnh những kết quả đạt được. Công tác kiểm soát sau cho vay còn những hạn chế đáng chú ý như: Về khuôn khổ pháp lý, thiết lập môi trường về kiểm tra, kiểm soát sau cho vay của Agribank còn nhiều bất cập; cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị điều hành chưa nhất quán; việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro sau cho vay còn mang tính chất cảm tính, chủ quan; hệ thống báo cáo hoạt động cho vay vẫn chưa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. Để nâng cao chất lượng sau cho vay đảm bảo an toàn và hiệu quả, Agribank Đồng Tháp cần tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong công tác kiểm soát rủi ro sau cho vay trong thời gian tới. Đồng thời, Agribank Đồng Tháp cần nghiên cứu các giải pháp để giải quyết những hạn chế còn tồn tại. Tại luận văn này tác giả có đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp, cụ thể gồm 3 nhóm như sau: - Nhóm giải pháp thứ nhất về xây dựng và hoàn thiện môi trường kiểm soát sau cho vay như cần rà soát lại các chiến lược và chính sách; nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro sau cho vay; thực hiện đúng và đầy đủ chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay của Agribank; nâng cao chất lượng, trình độ chuyên nghiệp của CBTD. - Nhóm giải pháp thứ hai về điều hành qui trình kiểm soát sau cho vay và chuẩn xác cần thực hiện quy trình kiểm soát sau cho vay rõ ràng, hạn chế và ngăn
- ngừa rủi ro do yếu tố con người; kiểm soát tăng trưởng mở rộng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng khoản vay. - Nhóm giải pháp thứ ba về duy trì quy trình đo lường và kiểm soát sau cho vay hiệu quả cần tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay; hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Hồng Hải Yến Là học viên cao học khóa 17 của Trường Đại học Ngân hàng Tp HCM Mã số học viên: 020116140455 Tên đề tài: Hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Người hướng dẫn: TS. Bùi Quang Tín Tôi cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Tác giả Hồng Hải Yến
- LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tác giả được trở thành học viên cao học khóa 17 của Trường. Cảm ơn Quý Thầy, Cô đã trang bị cho tác giả những kiến thức quý báu trong quá tình học tại Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tác giả xin cảm ơn quý Anh/Chị cán bộ nhân viên Agribank Đồng Tháp đã dành thời gian trả lời những câu hỏi khảo sát liên quan đến nguyên nhân dẫn đến rủi ro sau cho vay của Agribank. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Bùi Quang Tín, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tác giả rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn này. Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Tác giả Hồng Hải Yến
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại ..................................1 1.1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại .............................1 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ............................................................1 1.1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại .....................................2 1.1.2 Một số nội dung cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ...4 1.1.2.1 Khái niệm về cho vay tại ngân hàng ........................................................4 1.1.2.2 Hoạt động sau cho vay tại ngân hàng .......................................................5 1.2 Kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng thương mại ................................................6 1.2.1 Quan điểm về kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng .......................................6 1.2.2 Vai trò của kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng............................................6 1.2.3 Mục tiêu của kiểm soát sau cho vay ...............................................................7 1.2.4 Nội dung của kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng ........................................8 1.2.4.1 Nguyên tắc kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng.....................................8 1.2.4.2 Quy trình kiểm soát sau cho vay của ngân hàng ......................................9 1.3 Các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng thương mại .............................................................................................................................11 1.3.1 Các nhân tố bên trong ...................................................................................12 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài...................................................................................12 1.4 Kinh nghiệm về kiểm soát sau cho vay của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Tháp .........................13 1.4.1 Kinh nghiệm về kiểm soát sau cho vay của một số ngân hàng thương mại trên thế giới ............................................................................................................13 1.4.1.1 Kinh nghiệm về kiểm soát sau cho vay của ngân hàng Bank of American ............................................................................................................13 1.4.1.2 Kinh nghiệm về kiểm soát sau cho vay của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) .......................................................................................................15
- 1.4.2 Bài học kinh nghiệm về kiểm soát sau cho vay tại Agribank chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. ............................................................................................................16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 18 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1 Giới thiệu sơ lược về Agribank Đồng Tháp........................................................19 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Đồng Tháp .........................19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự hoạt động của Agribank Đồng Tháp ...................20 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Tháp giai đoạn 2012-2016 ...................................................................................................................................22 2.2.1 Công tác huy động vốn tại Agribank Đồng Tháp .........................................22 2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Tháp ................................23 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Tháp...................................26 2.3 Thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp ................27 2.3.1 Mô hình, cơ cấu quản lý cho vay ..................................................................27 2.3.2 Nhận dạng và phân tích rủi ro sau cho vay do nguyên nhân từ môi trường kinh doanh bên ngoài tại Agribank Đồng Tháp ....................................................30 2.3.2.1 Rủi ro sau cho vay do sự cạnh tranh giữa các TCTD ............................30 2.3.2.2 Rủi ro sau cho vay do môi trường kinh tế không ổn định, không dự đoán được của thị trường thế giới ...............................................................................31 2.3.2.3 Rủi ro sau cho vay do sự thay đổi của môi trường tự nhiên ..................32 2.3.2.4 Rủi ro sau cho vay do hệ thống thông tin quản lý tín dụng còn bất cập. ............................................................................................................................33 2.3.3 Nhận dạng và phân tích rủi ro sau cho vay do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng .............................................................................................................34 2.3.3.1 Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ..............................................34 2.3.3.2 Do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch............35 2.3.3.3 Rủi ro sau cho vay do khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém ............................................................................................................................36 2.3.3.4 Rủi ro sau cho vay do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được ..............................................................................................36
- 2.3.3.5 Do khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD................................................37 2.3.3.6 Do khách hàng chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước .........................................................................................38 2.3.4 Nhận dạng và phân tích rủi ro sau cho vay do nguyên nhân chủ quan chính từ ngân hàng cho vay .............................................................................................39 2.3.4.1 Rủi ro sau cho vay do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay..........39 2.3.4.2 Rủi ro sau cho vay do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm .....................................................................................................................40 2.3.4.3 Rủi ro sau cho vay do lõng lẻo trong công tác KSNB ngân hàng ..........40 2.4 Đánh giá thực trạng tuân thủ quy trình công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp.................................................................................................41 2.4.1 Về khuôn khổ pháp lý, môi trường kiểm tra, kiểm soát sau cho vay của Agribank Đồng Tháp .............................................................................................42 2.4.2 Về việc nhận dạng, phân tích, đo lường, theo dõi, cảnh báo và kiểm soát rủi ro sau cho vay ........................................................................................................44 2.4.3. Về chất lượng và hiệu quả của bộ phận giám sát sau cho vay ....................45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 47 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Tháp...........................................................................................................................48 3.1.1 Định hướng phát triển chung của Agribank Đồng Tháp ..............................48 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Tháp ............................48 3.1.3 Định hướng công tác tăng cường kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp .......................................................................................................................49 3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp...............51 3.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện môi trường kiểm soát sau cho vay..........................................................................................................................51 3.2.1.1. Rà soát lại các chiến lược và chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay .51 3.2.1.2 Nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro sau cho vay .....................................51
- 3.2.1.3 Thực hiện đúng và đầy đủ chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay của Agribank .............................................................................................................52 3.2.1.4 Nâng cao chất lượng, trình độ chuyên nghiệp của CBTD .....................52 3.2.2 Nhóm giải pháp về điều hành qui trình kiểm soát sau cho vay và chuẩn xác ...............................................................................................................................53 3.2.2.1. Thực hiện qui trình kiểm soát sau cho vay rõ ràng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro do yếu tố con người .........................................................................53 3.2.2.2 Kiểm soát tăng trưởng mở rộng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng khoản vay ...........................................................................................................55 3.2.3. Nhóm giải pháp về duy trì quy trình đo lường và kiểm soát sau cho vay hiệu quả ..................................................................................................................56 3.2.3.1. Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay ...........................56 3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay ...............................................................................................................57 3.3 Kiến nghị .............................................................................................................58 3.3.1 Những kiến nghị đối với Agribank Việt Nam ..............................................58 3.3.1.1 Hoàn thiện chính sách kiểm soát rủi ro sau cho vay của Agribank .......58 3.3.1.2 Xây dựng các nguyên tắc và nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro sau cho vay ......................................................................................................................58 3.3.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD ...........................58 3.3.1.4 Xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự để đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực có chất lượng .......................................................................................59 3.3.1.5 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay .......................................................................................59 3.3.1.6 Phát triển các công cụ giám sát khoản cho vay - Hệ thống thông tin điều hành IPCAS (Interbank Payment and Customer Accounting System) ..............59 3.3.2 Những kiến nghị về phía NHNN. .................................................................60 3.3.2.1 Nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng thuộc NHNN ....60 3.3.2.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động cho vay của ngân hàng có tính hướng dẫn và bắt buộc ...........................................................................61 3.3.2.3 Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng ................63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 64 KẾT LUẬN CHUNG
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 01 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 02 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 03 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 04 NHNN Ngân hàng nhà nước 05 NHTM Ngân hàng thương mại 06 TCTD Tổ chức tín dụng Interbank Payment and Customer Accounting System – Hệ 10 IPCAS thống thanh toán và kế toán khách hàng 11 CAR Capital Adequacy Ration – Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 12 ROE Return on Equity – Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 13 ROA Return on Asset – Suất sinh lời trên tài sản 14 CIC Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng 15 HĐTV Hội đồng thành viên 16 KHKD Kế hoạch kinh doanh 17 HĐTD Hợp đồng tín dụng 18 HSX Hộ sản xuất 19 KHL Khách hàng lớn 20 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 21 TW Trung ương 22 TD Tín dụng 23 NH Ngân hàng 24 TT Thông tư 25 CT Chỉ thị 26 CP Chính phủ 27 NĐ Nghị định 28 QĐ Quyết định 29 QH Quốc hội 30 TTGSNH Thông tư giám sát ngân hàng 31 Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam
- 32 Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33 Bank of American Ngân hàng Hoa Kỳ 34 KDB Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc 35 XLRR Xử lý rủi ro 36 TCCB Tổ chức cán bộ 37 TTG Thủ tướng Chính phủ 38 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Hoạt động huy động vốn của Agribank Đồng Tháp giai đoạn Bảng 2.1 22 2012 – 2016 Hoạt động cho vay tại Agribank Đồng Tháp giai đoạn 2012 – Bảng 2.2 24 2016 Bảng 2.3 Tình hình cho vay tại Agribank Đồng Tháp 25 Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do sự cạnh tranh giữa các Bảng 2.4 31 TCTD Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do môi trường kinh tế Bảng 2.5 32 không ổn định, không dự đoán được của thị trường thế giới. Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do sự thay đổi của môi Bảng 2.6 32 trường tự nhiên Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do hệ thống thông tin Bảng 2.7 34 quản lý còn bất cập Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do khách hàng sử dụng Bảng 2.8 35 vốn sai mục đích Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do tình hình tài chính Bảng 2.9 35 doanh nghiệp yếu kém Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do năng lực quản lý kinh Bảng 2.10 36 doanh kém Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do khách hàng kinh doanh Bảng 2.11 37 thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do khách hàng vay vốn tại Bảng 2.12 38 nhiều TCTD Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do khách hàng chưa thực sự Bảng 2.13 39 thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do thiếu giám sát và quản Bảng 2.14 40 lý sau khi cho vay
- Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do áp lực phải hoàn thành Bảng 2.15 40 chỉ tiêu kế hoạch Kết quả khảo sát rủi ro sau cho vay do lõng lẻo trong công tác Bảng 2.16 41 KSNB ngân hàng DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Tên biểu đồ Trang Biểu 2.1 Lợi nhuận ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016 26 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Agribank Đồng Tháp 21
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để có thể nâng cao sức cạnh tranh khi thị trường tài chính có nhiều đơn vị tham gia, nhất là sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ngày một gia tăng, kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động, mở rộng quy mô hoạt động luôn được hầu hết ngân hàng coi trọng. Sự xuất hiện nhiều chi nhánh làm nảy sinh vấn đề là các ngân hàng cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh, dùng mọi cách để chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng cho vay để tăng trưởng dư nợ, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu giám sát, quản lý sau cho vay lỏng lẽo, không chặt chẽ, kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng cao. Chính điều này làm cho việc đánh giá, nhận dạng các rủi ro trong cho vay, các bước thực hiện trong quy trình nghiệp vụ, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát bị hạn chế. Hơn nữa ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, là tổ chức kinh doanh về tiền tệ, một khi để xảy ra rủi ro nghiêm trọng trong cho vay thì sẽ phản ứng dây chuyền, tác động tới các lĩnh vực kinh tế khác, ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình phân bổ, sử dụng vốn đầu tư và an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sau khi cho vay, ngân hàng còn gặp rất nhiều rủi ro khác có liên quan đến việc quản lý tài sản thế chấp như đã từng xảy ra ở nhiều dự án bất động sản. Sau khi đem toàn bộ dự án bất động sản thế chấp tại ngân hàng để lấy tiền thực hiện dự án, chủ đầu tư dùng tiếp các căn hộ đã thế chấp tại ngân hàng để tiếp tục bảo lãnh cho một đối tượng khác vay tiền ngân hàng. Sau đó, người mua căn hộ tiếp tục thế chấp căn hộ đã được thế chấp ngân hàng để vay vốn, ví dụ như tại dự án The Harmona hay dự án bị kiện ra toà do chủ đầu tư không trả được nợ ngân hàng như tại dự án chung cư RubyLand tại quận Tân Phú… Ngoài ra, đặc thù cho vay nông nghiệp nông thôn dễ gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp thường chịu những tác động rất lớn của giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh; chỉ cần một trận lũ, bão, dịch bệnh đi qua là khách hàng có thể mất tất cả các khoản đã đầu tư và không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hiện tượng “được mùa mất giá” hay “được giá lại mất mùa” lại thường xuyên xảy ra trong kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp. Chính vì vậy cuộc sống của người dân vay vốn ngân hàng cũng bấp bênh như giá nông sản. Dù đã có kinh nghiệm sản xuất từ bao đời nay, nhưng vẫn rất hiếm những
- người làm giàu được nhờ vào sản xuất nông nghiệp và nông dân cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện đúng theo phương án trả nợ đã cam kết cho ngân hàng. Chính vì vậy làm ra nông sản đã khó khăn vất vả, việc tiêu thụ nông sản lại càng khó khăn, vất vả hơn. Vòng luẩn quẩn và những vướng mắc trong tiêu thụ nông sản đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải. Từ đó, việc thực hiện trả nợ gốc và tiền lãi đúng kỳ hạn như đã cam kết với ngân hàng cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức từ phía khách hàng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận chung về kiểm soát sau cho vay tại NHTM. - Phân tích thực trạng kiểm soát sau cho tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2016 từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá đối với công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp. - Từ việc phân tích, đánh giá tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất: Thực trạng công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2012 – 2016 như thế nào? - Thứ hai: Để hoàn thiện công tác kiểm soát sau cho vay, Agribank Đồng Tháp cần thực hiện những giải pháp nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này là hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Thời gian nghiên cứu: 2012 – 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Thu thập dữ liệu Để nắm được một cách đầy đủ về thực trạng, tác giả tiến hành thực hiện các cuộc khảo sát sau: Sử dụng bảng khảo sát về hoạt động cho vay và kiểm soát sau cho vay tại Agribank trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để đánh giá thực trạng về kiểm soát sau cho vay đã và đang thực hiện. Dữ liệu thu thập chủ yếu dựa trên bảng khảo sát các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Agribank Đồng Tháp. Đây là các dữ liệu có thực, dễ kiểm tra. - Bên cạnh đó luận văn có tham khảo các nguồn dữ liệu từ Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của NHNN, các ý kiến của đồng nghiệp và những nhà quản lý ngân hàng. 5.2. Phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập sẽ thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá; đồng thời sử dụng kết quả của bảng khảo sát, biểu đồ và hình để minh họa làm tăng độ tin cậy trong nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài - Thứ nhất, nghiên cứu thực trạng kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp nhằm phân tích những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát sau cho vay của Agribank Đồng Tháp. - Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu phân tích những hạn chế trong công tác kiểm soát sau cho vay tại Agribank Đồng Tháp, luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực kiểm soát sau cho vay của Agribank Đồng Tháp. 7. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu - Bài viết “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các ngân hàng thương mại Việt Nam – kết quả ban đầu và khuyến nghị” của nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành năm 2013, đăng trên Tạp chí ngân hàng số 04 – tháng 2/2014.
- + Kết quả đạt được: Công trình nghiên cứu khảo sát thực tế tại 30 NHTM Việt Nam về thực trạng áp dụng mô hình, công cụ quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. + Khoảng trống của đề tài: nhóm tác giả vẫn chưa đi sâu vào các vấn đề quản lý, kiểm soát rủi ro sau cho vay mà quy trình kiểm soát sau cho vay là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cho vay. - Bài viết “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Loan, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1+ 2 – tháng 01 năm 2012. + Kết quả đạt được: Công trình tập trung nghiên cứu thực tế để tìm ra những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng tại NHTM Việt Nam 2006 – 2010, từ đó đề xuất nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại NHTM Việt Nam. + Khoảng trống của đề tài: Công trình nghiên cứu chung thực trạng quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng cho cả hệ thống NHTM Việt Nam, không tập trung nghiên cứu tại Agribank, thời gian nghiên cứu từ năm 2006 – 2010 nên chưa phản ánh được những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng tại các NHTM giai đoạn hiện nay. - Luận văn thạc sĩ kinh tế, với tên đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín” của tác giả Nguyễn Thị Kim Sang bảo vệ tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm 2016. + Kết quả đạt được: Luận văn chỉ ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank và làm rõ những biện pháp mà Sacombank đang giải quyết và triển khai. Luận văn còn đề xuất được hệ thống đồng bộ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank. + Khoảng trống của đề tài: Luận văn chỉ nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng dựa trên một NHTM Sacombank; trong khi đó, hệ thống NHTM Việt Nam khá đa dạng. Hiện nay, chủ yếu là NHTM cổ phần với tỷ trọng sở hữu vốn của Nhà nước khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau, thị trường khác nhau… do vậy nội dung nghiên cứu luận văn này không bao quát được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, cũng như cụ thể tại Agribank.
- - Luận án Tiến sĩ kinh tế, với tên đề tài “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của nghiên cứu sinh Dương Ngọc Hào bảo vệ tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm 2015. + Kết quả đạt được: Luận án nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 – 2013. Từ đó, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra được 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. + Khoảng trống của đề tài: Luận án nghiên cứu dựa trên việc chia các NHTM Việt Nam thành 3 nhóm dựa trên quy mô truyền thống, do đó không thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng. 8. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày ba chương: Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. .
- 1 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT SAU CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay tại ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Mặc dù NHTM ra đời từ rất lâu nhưng các nhà kinh tế học, các nhà kinh tế vẫn chưa nhất trí với nhau về định nghĩa ngân hàng bởi do sự khác biệt về luật pháp, số lượng các nghiệp vụ, bối cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau… Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều khái niệm về NHTM. Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp năm 1941 cũng đã định nghĩa: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Thổ Nhĩ Kỳ: NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hồi phiếu, chiết khấu và các hình thức vay mượn khác… Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của ngân hàng. Cùng với các ngân hàng, kinh doanh và làm dịch vụ còn có những tổ chức tài chính kinh doanh những loại hình tương tự như công ty bảo hiểm các loại, các TCTD tiêu dùng, các quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng… Tuy nhiên trong bất cứ nước nào trên thế giới, thì NHTM vẫn là tổ chức tài chính lớn nhất, quan trọng nhất trong giới kinh doanh tiền tệ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 18 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 20 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 30 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 17 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn