intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động mua bán nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản (VAMC)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

19
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoạt động mua bán nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản (VAMC)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và phân tích tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam; Thực trạng hoạt động mua bán nợ của VAMC giai đoạn 2017 đến 2021; Đề xuất các chính sách, các giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động mua bán nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản (VAMC)

  1. BỘiGIÁOiDỤCiVÀiĐÀOiTẠO NGÂNiHÀNGiNHÀiNƯỚCiVIỆTiNAM TRƯỜNGiĐẠIiHỌCiNGÂNiHÀNG THÀNH PHỐ HỒiCHÍiMINH DƯƠNG YẾN LINH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN (VAMC) LUẬNiVĂNiTHẠCiSĨ Chuyêningành:iTàiichính - Ngânihàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘiGIÁOiDỤCiVÀiĐÀOiTẠO NGÂNiHÀNGiNHÀiNƯỚCiVIỆTiNAM TRƯỜNGiĐẠIiHỌCiNGÂNiHÀNG THÀNH PHỐ HỒiCHÍiMINH DƯƠNG YẾN LINH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN (VAMC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐẶNG VĂN DÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ đơn vị nào. Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của chính tác giả, và tất cả nội dung (ngoại trừ các trích dẫn đã được trích nguồn đầy đủ) được tạo ra bởi tác giả. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Dương Yến Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp, giảng dạy những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Đặng Văn Dân đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, hướng dẫn từ các Thầy giáo, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Dương Yến Linh
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Hoạt động mua bán nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản (VAMC) Tóm tắt: Để tìm hiểu về mua bán nợ xấu, nghiên cứu đã trình bày và mô tả lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế mua bán nợ xấu và môi trường mua bán nợ xấu giai đoạn 2017 đến 2021 tại công ty quản lý tài sản (VAMC). Đánh giá hiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu của các công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tài chính Việt Nam nhận thấy rằng, giai đoạn 2017 - 2021, VAMC đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ của mình như mua bán, xử lý nợ kịp thời, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên có liên quan; bảo vệ các mục tiêu mà Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đề ra. Để tận dụng những ưu điểm đặc biệt của VAMC, hình thức mua nợ đã được triển khai đối với khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt. VAMC đã thực hiện, áp dụng các chiến lược xử lý nợ như thúc đẩy mua bán nợ, bán tài sản cố định, thu giữ tài sản, bán đấu giá nợ và bảo đảm nợ, tái cơ cấu nợ. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra các nhận định và khuyến nghị, đề xuất đối với VAMC, Quốc hội, Chính phủ và các Cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hoạt động mua bán xử lý nợ xấu tại Việt Nam. Từ khóa: mua bán nợ xấu, công ty quản lý tài sản, tổ chức tín dụng, trái phiếu đặc biệt, giá trị thị trường.
  6. iv ABSTRACT Title: Bad Debt Trading Activities at Vietnam Asset Management Company (VAMC) Summary: To investigate bad debt trading activities, the study presented and described the history, organizational structure, operating principles, mechanism and environment of bad debt trading activities during the period 2017 - 2021 at Vietnam Asset Management Company (VAMC). The evaluation of the effectiveness of bad debt trading activities of asset management companies towards Vietnamese financial institutions showed that during the period 2017-2021, VAMC has performed well in its tasks such as timely purchasing and processing bad debts, protecting the interests of the state, credit organizations and related parties, and achieving the objectives set by the Government and the State Bank of Vietnam. To make use of the special advantages of VAMC, the form of debt purchase has been implemented for debts purchased through special bonds. VAMC has implemented debt processing strategies such as promoting debt trading, selling fixed assets, seizing assets, auctioning debts and ensuring debts, and restructuring debts. Based on the analysis results, the author provides comments and recommendations for VAMC, the National Assembly, the Government, and state agencies to enhance bad debt trading activities in Vietnam. Keywords: bad debt trading, asset management company, credit organization, special bonds, market value.
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 DPRR Dự phòng rủi ro 3 GTTT Giá trị thị trường 4 HĐ Hợp đồng 5 HĐKD Hoạt động kinh doanh 6 KH Khách hàng 7 KN Khoản nợ 8 MTV Một thành viên 9 NHNN Ngân hàng Nhà nước 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 NKT Nền kinh tế 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 TCTD Tổ chức tín dụng 15 THN Thu hồi nợ 16 TLNX Tỷ lệ nợ xấu 17 TPĐB Trái phiếu đặc biệt 18 TSBĐ Tài sản bảo đảm 19 TTCK Thị trường chứng khoán Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các 20 VAMC TCTD Việt Nam 21 VĐL Vốn điều lệ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v MỤC LỤC .................................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3 7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3 8. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU CỦA VAMC................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về nợ xấu.......................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu .......................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại nợ xấu ................................................................................................ 6 1.1.3. Ảnh hưởng của nợ xấu đến NKT........................................................................ 7 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................ 9 1.3. Hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC ............................................................. 12 1.3.1. Khái niệm mua bán nợ xấu ................................................................... 12 1.3.2. Phương thức mua bán nợ xấu ............................................................... 13
  9. vii 1.3.3. Mục đích của hoạt động mua bán nợ xấu .............................................. 15 1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC ................. 21 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC ................. 23 1.4.1. Môi trường chính trị - pháp luật ............................................................ 23 1.4.2. Môi trường kinh tế ................................................................................ 24 1.4.3. Nhân tố từ phía KH .............................................................................. 24 1.5. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới ............................................ 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU CỦA VAMC ... 27 2.1. Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) ............................ 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VAMC ................................................................... 28 2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của VAMC ........................................................ 29 2.1.4. Mối quan hệ của VAMC trong hoạt động mua bán nợ với TCTD và KH nợ 30 2.2. Cơ chế mua bán nợ xấu của VAMC. ................................................................ 31 2.2.1. Các quy định chung về mua bán nợ xấu ............................................... 31 2.2.2. Điều kiện mua bán nợ xấu .................................................................... 32 2.2.3. Quy trình mua bán nợ xấu .................................................................... 34 2.2.4. Hoạt động định giá KN, TSBĐ của KN ................................................ 35 2.3. Thực trạng hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC ............................................ 35 2.3.1. Số lượng các chủ thể tham gia mua bán nợ xấu tại VAMC ................... 35 2.3.2. Chất lượng của các KN xấu VAMC đã mua ......................................... 42 2.3.3. Số nợ xấu và tỷ lệ THN được VAMC xử lý .......................................... 44 2.4. Đánh giá thực trạng mua bán nợ xấu tại VAMC............................................... 45 2.4.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 45 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 53 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU CỦA VAMC .................................................................................................... 54
  10. viii 3.1. Định hướng, quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán nợ xấu cho VAMC ................................................................................................................ 54 3.1.1. Định hướng .......................................................................................... 54 3.1.2. Quan điểm ............................................................................................ 56 3.1.3. Mục tiêu ............................................................................................... 56 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán nợ của VAMC ...................... 57 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ theo GTTT ....................................... 57 3.2.2. Tạo lập thị trường mua bán nợ xấu trong đó VAMC đóng vai trò trung tâm của thị trường ............................................................................................ 58 3.2.3. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ trong đó VAMC đóng vai trò trung tâm của thị trường ............................................................... 58 3.2.4. Tăng cường năng lực tài chính cho VAMC .......................................... 60 3.2.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức của VAMC ................................................ 60 3.2.6. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, phát triển nguồn nhân lực của VAMC 61 3.3. Hàm ý quản trị ................................................................................................. 62 3.3.1. Đối với Quốc Hội ................................................................................. 62 3.3.2. Đối với Chính Phủ ................................................................................ 63 3.3.3. Đối với các Cơ quan nhà nước.............................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 65 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. i
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại nợ xấu .................................................................................. 6 Bảng 2.1: Kết quả mua bán nợ xấu tại VAMC giai đoạn 2017 – 2021 .............. 36 Bảng 2.2: Thực trạng mua bán nợ xấu tại VAMC theo GTTT giai đoạn 2017 – 2021 ......................................................................................................... 39 Bảng 2.3: Hợp đồng mua nợ theo GTTT của VAMC năm 2017 ....................... 40 Bảng 2.4: Bảng lũy kế năm 2021 của VAMC ..................................................... 42 Bảng 2.5: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2017 – 2021 ............. 44 Bảng 2.6: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp ................. 45
  12. x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của VAMC ................................................................. 29 Hình 2.2: Cơ chế hoạt động của VAMC ............................................................ 30 Hình 2.3: Quá trình xử lý nợ của VAMC ............................................................ 34 Hình 3.1: Mô hình tổ chức dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 của VAMC ............. 61 Biểu đồ 2.1: Số lượng TCTD, khách hàng và khoản nợ được mua bán bởi VAMC thông qua hình thức TPĐB giai đoạn 2017 – 2021 ............................................ 37 Biểu đồ 2.2: Dư nợ gốc nội bảng và giá mua nợ bằng TPĐB tại VAMC giai đoạn 2017 – 2021 ........................................................................................................ 38 Biểu đồ 2.3: Số khách hàng và số khoản nợ được mua nợ theo giá trị thị trường tại VAMC giai đoạn 2017 – 2021 ............................................................................ 40 Biểu đồ 2.4: Dư nợ gốc nội bảng theo giá trị thị trường tại VAMC giai đoạn 2017 – 2021 ..................................................................................................................... 41 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các loại tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bán tại VAMC giai đoạn 2017-2021 ............................................................................... 43
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỉ gần đây, kể từ cuộcikhủngihoảngytài chínhytoàn cầuynăm 2008, nợixấuiđã và đang trở thành "nỗi lo sợ" của các tổ chức ngân hàng tại Việt Nam nói riêng, mà đã trở thành "căn bệnh" đe dọa đễn "tính mạng" của cả ngành ngân hàng – tài chính trên toàn cầu. Thuật ngữ "nợ xấu" đã trở thành chủ đề được đề cập đến tại nhiều nghiên ở các nước phát triển và các nước mới nổi, trong đó có ViệtyNam.yTuy nhiên, khi nghiênicứu các tácygiả tập trung chủ yếu đến việc đề xuất các phương pháp nhằm ngăn chặn, khống chếitốiiđa rủi ro doinợixấu mang tới, cũnginhư đưaira giảiipháp giảm thiểu tỷ lệ nợixấuitrong hệithống các ngânihàng – các tổychức tài chính thông qua đề xuất… Tăng trưởng tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, trong đó phát sinh nợ xấu chính là điều không thể tránh khỏi trong HĐKD của ngân hàng thương mại (NHTM). Trong trường hợp tỷslệ nợsxấu quáscao, hoạtsđộng kinhsdoanh củaingân hàng sẽ bị ảnhshưởng nghiêm trọng vì khôngscó đủ vốniđể thanhitoán chosngườisgửi khi đếnshạn, bên cạnh đó còn rất nhiều những rủi. Trong suốt 10 năm qua kể từ khi được thành lập, VAMC luôn thể hiện tốt vai trò của mình trong công cuộc mua bán nợ xấu, hạn chế và giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng cho các NHTM, TCTD và KH doanh nghiệp với mục đích ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song VAMC vẫn tồn tại khó khăn, ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu quả mua bán nợ xấu. Từ năm 2020 đến nay, đặc biệt tỏng 5 tháng gần đây, VAMC đã gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng tiêu cực, trực tiếp của đại dịch Covid-19. Số liệu cập nhật đến 31/10/2021 cho thấy, cơ quan này đã mua 1.922 tỷ đồng nợ xấu, bằng 38,44% kế hoạch cả năm 2021. Đáng chú ý, VAMC cho biết, kết quả này được thực hiện chỉ trong 5 tháng đầu năm (giai đoạn Việt Nam đang cơ bản kiểm soát được dịch bệnh). Sang giai đoạn từ tháng 6/2021 đến nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến hoạt động mua bán, xử lý nợ của VAMC không đạt được thành tựu cụ thể trong thời gian này.
  14. 2 Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu "Hoạt động mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản (VAMC)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các chính sách, các giải pháp để tăng cường và nâng cao hiệu quả của HĐMBN xấu tại VAMC. 2.2. Mục tiêu cụ thể Căn cứ theo các mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài được triển khai như sau:  Nghiên cứu và phân tích tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.  Thực trạng HĐMBN của VAMC giai đoạn 2017 đến 2021.  Tham khảo mô hình mua bán nợ xấu của các nước đang phát triển nhằm khai thác, đưa ra các gợi ý để nâng cao, phát huy hiệu quả HĐMBN tại VAMC. 3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục đích đã đặt ra ở phần trên, nghiên cứu sẽ lần lượt đặt ra 3 câu hỏi tương ứng nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, Cơ sở lý luận về nợ xấu, mua bán nợ xấu và quản lý HĐMBN là gì? Thứ hai, Thực trạng HĐMBN tại VAMC trong giai đoạn 2017 – 2021? Đưa ra các kết quả đạt được, hạn chế tồn đọng và nguyên nhân. Thứ ba, Định hướng của VAMC trong tương lai về HĐMBN và những giải pháp nào để cải thiện hiệu quả của hoạt động này tại VAMC? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích hiệu quả của HĐMBN xấu tại VAMC trong giai đoạn năm 2017 – 2021, đặc biệt là những ảnh hưởng do dịch bệnh Covid 19. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về nội dung: HĐMBN xấu tại Công ty Quản lý tài sản. Đi vào chi tiết là luận văn sẽ nghiên cứu hiệu quả trong quá trình mua bán nợ của VAMC (chỉ
  15. 3 nghiên cứu phương thức mua và bán các KN xấu, không đề cập đến các phương thức xử lý nợ khác).  Phạm vi về thời gian: Giaiiđoạnitừinămi2017iđếni2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, phương pháp chính được tác giả sử dụng phân tích đề tài là nghiên cứu định tính, cụ thể:  Phương pháp phân tích thống kê.  Phương pháp phân tích tổng hợp.  Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện, triển khai được các mục tiêu nghiên cứu dựa theo các căn cứ đã đề ra, đề tài tập trung theo sát các vấn đề chính sau đây:  Bức tranh toàn cảnh về nợ xấu tại hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.  Phân tích thực trạng của HĐMBN tại VAMC.  Kinh nghiệm mua bán nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới.  Giải pháp nâng cao hiệu quả của HĐMBN tại VAMC. 7. Đóng góp của đề tài Từ hệ thống cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra quan điểm cá nhân về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu và mua bán nợ xấu. Bên cạnh đó đóng góp của đề tài thông qua việc phân tích thực tiễn về nợ xấu và HĐMBN. Làm rõ nội hàm về việc mua bán nợ ở cấp độ vi mô và vĩ mô, cách đánh giá hiệu quả mua bán nợ xấu. Phân tích và đánh giá thực trạng về mô hình cấu trúc hoạt động của Công ty quản lý tài sản, cấu trúc quản trị. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển. Tìm ra các ưu và khuyết điểm của từng phương pháp để tìm ra mô hình phù hợp tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra chính sách phù hợp cho VAMC để nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình mua bán nợ xấu. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC
  16. 4 Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC
  17. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU CỦA VAMC 1.1. Tổng quan về nợ xấu 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu Theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của mỗi quốc gia là khác nhau nên sẽ dẫn tới sự khác biệt về phương thức, cách phân loại các loại nợ và tiêu chuẩn để xác định nợ xấu là khác nhau. Đó là bởi sự không đồng nhất, không nhất quán về trình độ, tốc độ phát triển của nền kinh tế, chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia cũng như trình độ nhận thức, trình độ dân trí của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, nợ xấu cũng thế, giống như các phương diện kinh tế pháp lý khác, luôn là một khía cạnh mang tính quốc nội. Đối với Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) xác định "Việc KN bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán đang nắm giữ; (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày". Theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội, nợ xấu gồm: "(i) KN đang hạch toán trong, ngoài BCĐKT của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định là nợ xấu theo quy định tại Phụ lục về xác định nợ xấu ban hành kèm theo Nghị quyết, KN xấu mà AMC đã mua của của TCTD; (ii) KN xấu phát sinh từ 09 hoạt động sau: Cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, bao thanh toán, cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, trả thay theo cám kết ngoại bảng, ủy thác cấp tín dụng, HĐMBN, hoạt động mua, ủy thác trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên TTCK hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết. Được xác định là nợ nhóm 3, 4, 5 theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính." Theo đó, khi vấn đề về nợ xấu được đề cập đến, cần thiết phải nhìn nhận đúng đắn
  18. 6 về mặt bản chất của khái niệm bởi nợ xấu theo thông lệ quốc tế là một ý niệm được nhận định cả về mặt định lượng và mặt định tính. Định nghĩa về khái niệm nợ xấu của pháp luật nước ta trong thời kì hiện tại khá gần với thông lệ quốc tế xét theo yếu tố định lượng, còn yếu tố định tính dù đã được ứng dụng hiệu quả hơn giai đoạn trước nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa triển khai được triệt để, cho nên thực tiễn xác định và quản lý nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với thông lệ quốc tế. 1.1.2. Phân loại nợ xấu Bảng 1.1: Phân loại nợ xấu Việc phân loại nợ xấu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT- NHNN. Hiện nợ xấu được phân loại cụ thể trên CIC – TCTD quốc gia Việt Nam. Cụ thể về các nhóm nợ xấu như sau: Nợ xấu nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn  Các KN trong hạn có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.  Các KN quá hạn dưới 10 ngày có thể thu hồi hết nợ gốc và lãi khi đến hạn. Nợ xấu nhóm 2: Nợ cần chú ý  Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.  Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nợ xấu nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  19. 7  Nợ quá hạn trong khoảng từ 91 ngày tới 180 ngày.  Theo điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các KN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu nếu quá hạn dưới 30 ngày.  Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.  KH không có khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐ tín dụng nên được miễn hoặc giảm lãi cho KN. Nợ xấu nhóm 4: Nợ nghi ngờ  Nợ quá hạn trong khoảng từ 181 ngày tới 360 ngày.  Theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các KN có thời hạn trả nợ đó đã quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.  Cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai áp dụng đối với các KN đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hai lần và quá hạn dưới 30 ngày. Nợ xấu nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn  Nợ quá hạn trên 360 ngày.  Căn cứ vào thời hạn hoàn vốn được cơ cấu lại lần đầu tiên, các KN có thời hạn đã quá hạn từ 90 ngày trở lên.  Cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai áp dụng đối với các KN đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hai lần và quá hạn từ 30 ngày trở lên.  Các KN đã hoãn từ ba lần trở lên, không phân biệt là nợ trong hạn hay quá hạn. 1.1.3. Ảnh hưởng của nợ xấu đến NKT Sự ảnh hưởng của nợ xấu đối với các đơn vị, doanh nghiệp hiện đang có nợ tồn đọng. Đối với một đơn vị có nợ tồn đọng mà nói, áp lực là vô cùng lớn vì các KN lúc này theo nó là một loạt hệ quả đi cùng như phí phạt chậm trả lớn, ảnh hướng đến dòng vốn của doanh nghiệp trong khi chưa thanh toán được khoản lãi vay bình thường thì lúc này khả năng để chi trả cho khoản lãi phạt dường như sẽ là một thách thức. Không chỉ vậy, thường thì đối với một đơn vị kinh doanh, việc vay vốn không chỉ diễn ra ở một NHTM mà đi vay ở nhiều nơi khác, khi đó khả năng chi trả cho một khoản vay nhất định gặp khó khăn sẽ dễ dẫn đến các khoản vay khác bị kéo theo,
  20. 8 ngay lúc này doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn vấn đề về vốn cũng như việc thanh toán cho các chủ nợ, do đó mọi quyết định và HĐKD của doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc tắc nghẽn dòng vốn. Điều đó cho thấy một thực tế dù các chủ nợ rõ ràng không có quyền quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp, song họ lại có ảnh hưởng không nhỏ bởi đứng trước vấn đề đặt ra về khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp cho các chủ nợ. Họ cũng sẽ tìm những cách khác nhau để giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ, đối mặt với nguy cơ này các chủ nợ cũng khó lòng nhân nhượng đối với doanh nghiệp trong việc THN, áp lực này càng lớn họ càng có nguy cơ có thể dồn doanh nghiệp đến phá sản. Trong trường hợp này theo quy định của Pháp Luật, với sức ép của ngân hàng, của các chủ nợ khác, một khi doanh nghiệp buộc bị tuyên bố phá sản, họ được trả nợ trước, đó sẽ là cơ hội tốt đối với các chủ nợ để THN, tuy nhiên hậu quả của việc phá sản doanh nghiệp là rất lớn, nó sẽ tạo gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Những ảnh hưởng đối với HĐKD của các TCTD Những tác động tiêu cực nợ xấu đến các TCTD có thể thấy là rất lớn, một sự ảnh hưởng lớn đối với các tổ chức này khi có nợ xấu đó chính là làm giảm hiệu quả của hoạt động cấp tín dụng và một cách gián tiếp làm gia tăng các chi phí cho TCTD. Nợ xấu gây ra một số những cản trở nhất định trong quá trình tiến hành định giá giá trị của NHTM, đó là một bước quan trọng để tham gia cổ phần hóa, nó đồng thời cũng sẽ làm giảm tính thu hút, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quan tâm. Câu chuyện cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước bắt nguồn từ mục tiêu thúc đẩy HĐKD cũng như góp phần tạo nên một nền kinh thế vững mạnh về mọi mặt, tuy nhiên trong tiến trình thực hiện hóa mục tiêu đề ra hiện đang gặp nhiều trở ngại chưa được giải quyết đến từ khâu định giá doanh nghiệp. Trên thực tế của các NHTM hiện nay thì lượng nợ xấu tồn đọng là quá lớn, rất khó để giải quyết triệt để hay để loại trừ nó hoàn toàn ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nợ xấu giờ đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của các TCTD, nhìn nhận từ tiêu chí này có thể đánh giá được sức khỏe tài chính và hiệu quả quản lý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2