intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá các quy định chung, các quy định cụ thể về kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước và thực trạng kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên. Trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp cho kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------- HOÀNG PHƯƠNG THAO KIỂM SOÁT CHI CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------o0o------------- HOÀNG PHƯƠNG THAO KIỂM SOÁT CHI CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. PHAN HỮU NGHỊ PGS.TS. LÊ TRUNG THÀNH HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Cam đoan đề tài: “Kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên”. Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Hữu Nghị Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tạp phẩm, tạp chí và trang Web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Phương Thao
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là tổng hợp kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy (cô) giáo, và các cán bộ công chức Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo –TS. Phan Hữu Nghị là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các đồng nghiệp trong cơ quan và đặc biệt là gia đình, những người thân của tôi đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tuy đã có sự nỗ lực nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của qu ý thầy (cô) và các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn! Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận văn Hoàng Phương Thao
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH....................................................................................iii MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước5 1.2. Tổng quan cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước ...................................................................................... 9 1.2.1. Khái quát về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 9 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước.............................................................................. 16 1.2.3. Những nguyên tắc, yêu cầu đối với kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại KBNN........... 22 1.2.4. Nội dung kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước ............................ 23 1.2.5. Tiêu chí đánh giá kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước ..................... 27 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước ...... 30 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước khác và bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Điện Biên.......................................................... 33
  6. 1.3.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước ............................ 33 1.3.2. Bài học rút ra cho Kho bạc nhà nước Điện Biên................................ 37 CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 40 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 40 2.1. Nguồn tài liệu và phương pháp thu thập tài liệu ................................... 40 2.1.1. Nguồn tài liệu ................................................................................. 40 2.1.2. Phương pháp thu thập ...................................................................... 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 41 2.2.1. Phương pháp logic lịch sử................................................................ 41 2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp .................................................... 41 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả............................................................ 42 CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 43 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN ....................................................... 43 3.1. Khái quát về bộ máy tổ chức Kho bạc Nhà nước Điện Biên ................. 43 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước Điện Biên ....... 43 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Điện Biên ............................. 47 3.2. Thực trạng kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên ............ 48 3.2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 48 3.2.2. Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực kiểm soát chi .............. 52 3.2.3. Quy trình kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên ............ 54 3.2.4. Các chỉ tiêu định lượng kiểm soát chi các dự án nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN Điện Biên từ 2014 đến 2019 ................ 57
  7. 3.3. Đánh giá kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên .................... 71 3.3.1. Kết quả đạt được trong kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên ................................................................................................................ 71 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên ........................................................................................ 79 CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 88 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI CHO CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN ........................................ 88 4.1. Bối cảnh mới, chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước tầm nhìn đến 2030 ......................................................................................................... 88 4.1.1. Bối cảnh mới................................................................................... 88 4.1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 89 4.1.3. Định hướng ..................................................................................... 90 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên ................................................................................................................ 92 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi ................ 92 4.2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức phối hợp thực hiện kiểm soát chi ................................................................................................................ 93 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin .......................... 94 4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công ................... 95 4.3. Kiến nghị ........................................................................................... 96 4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước ................................ 96
  8. 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn .................... 98 4.3.3. Kiến nghị với Quốc Hội và Chính Phủ ............................................. 98 4.3.4. Kiến nghị với các bộ ngành và cơ quan khác có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ........................................ 99 4.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .....................................................................100 KẾT LUẬN ............................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................103
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HDND Hội đồng nhân dân 2 KBNN Kho bạc Nhà nước 3 KSC Kiểm soát chi 4 KTV Kế toán viên 5 NSĐP Ngân sách địa phương 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 NSTW Ngân sách trung ương 8 TA BMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 KT-XH Kinh tế - Xã hội 11 CTMT Chương trình mục tiêu 12 CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia 13 NTM Nông thôn mới 14 XDCB Xây dựng cơ bản 15 TPCP Trái phiếu chính phủ 16 MTQG Mục tiêu quốc gia 17 CV Chuyên viên i
  10. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Cơ cấu trình độ cán bộ KBNN Điện Biên 54 2 Bảng 3.2 Dự toán chi NSNN qua KBNN Điện Biên 59 Tình hình giải ngân vốn CTMTQG qua KBNN Điện 3 Bảng 3.3 63 Biên 4 Bảng 3.4 Cơ cấu dự án CTMTQG xây dựng NTM tại Điện Biên 64 5 Bảng 3.5 Quy mô CTMTQG xây dựng NTM qua KBNN Điện 66 Biên 6 Bảng 3.6 Nguồn vốn thực hiện CTMTQG xây dựng NTM 67 7 Bảng 3.7 Kết quả thực hiện CTMTQG xây dựng NTM 70 ii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Điện Biên 48 Hình 3.2 Cơ cấu trình độ cán bộ KBNN Điện Biên qua các 2 55 năm Hình 3.3 Quy trình kiểm soát chi các dự án tại KBNN Điện 3 57 Biên 4 Hình 3.4 Dự toán chi NSNN qua KBNN Điện Biên 61 Hình 3.5 Cơ cấu chi CTMTQG trong chi NSNN năm 2014, 5 61-62 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 Hình 3.6 Cơ cấu dự án CTMTQG xây dựng NTM tại Điện 6 65 Biên 7 Hình 3.7 Nguồn vốn thực hiện CTMTQG xây dựng NTM 69 Hình 3.8 Nội dung giải ngân vốn CTMTQG qua KBNN Điện 8 75 Biên iii
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí quan trọng và vai trò chiến lược. Đây là lực lượng quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng cũng như giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đề ra với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Phong trào toàn xây dây dựng nông thôn mới đã trở thành nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung. Điện Biên là tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh, chính trị, tôn giáo ở vùng miền núi Tây Bắc. Xã Thanh Chăn thuộc huyện Điện Biên của tỉnh Điện Biên là một trong 11 xã được nhà nước chọn thí điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009-2015. Qua đó, ta thấy thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trong đó chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những trọng tâm để thúc đẩy kinh tế và giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng , xã hội của tỉnh Điện Biên. Hoàn thiện kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách sử dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả góp phần giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế thất thoát ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các hoạt động cải cách, từ lĩnh vực phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, cũng như quản lý các quỹ công khác của nhà nước để thực hiện cải cách hành chính 1
  13. ngành Tài chính. Cải cách Tài chính diền ra đồng bộ trên mọi lĩnh vực từ hiện đại hóa công nghệ, cơ chế quản lý, cũng như nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành Tài chính. Cải cách kiểm soát chi ngân sách nhà nước là một trong những trọng tâm, tác động sâu rộng đến mọi thành phần kinh tế, đóng vai trò quyết định tới kết quả của quá trình cải cách. Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài “Kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên” với mong muốn tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những giải pháp khả thi góp phần giải quyết những tồn tại cũng như đạt được mục tiêu Kho bạc Nhà nước đã đề ra, đảm bảo mọi khoản chi đều được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục và nội dung chi quy định, hướng tới xây dựng Kho bạc hiện đại, an toàn, hiệu quả, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. 2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: - Nội dung kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước là gì? - Tiêu chí đánh giá kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước là gì? - Thực trạng kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên? Kết quả và hạn chế của quy trình hiện tại? - Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá các quy định chung, các quy định cụ thể về kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà 2
  14. nước và thực trạng kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên. Trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp cho kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và khái quát hóa cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi đầu tư Xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước. - Phân tích, đánh giá kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên. - Đề xuất các giải pháp cùng điều kiện thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước, đưa ra giải pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước. - Phạm vi thời gian: đề tài phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019. 3
  15. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng kiểm soát chi các dự án đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên Chương 4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Điện Biên 4
  16. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển nông thôn toàn diện phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới” đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp, nội dung phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân. Thông qua triển khai thực hiện phong trào đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn cả nước và ở mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương; bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, có nhiều khởi sắc. Qua đó việc kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước trở thành một trong những hoạt động cơ bản, mũi nhọn của ngành, do vậy trong thời gian qua có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận văn của mình, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu về các đề tài trước đó để tham khảo, rút kinh nghiệm. Chi tiết như sau: Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 19/10/2019, tại Nam Định , Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia nêu rõ: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bắt nguồn từ Nghị quyết số 26- NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đề ra mục tiêu "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh 5
  17. đạo của Ðảng được tăng cường". Phát biểu tại Hội nghị,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, xây dựng NTM là phong trào rất trúng, đi vào lòng người, khai thác được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị kết hợp sức mạnh của từng người dân, tạo nên thành tích to lớn, toàn diện, lịch sử. Tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các ngành hưởng ứng phong trào thi đua được phát động là “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”. Qua đó cho ta thấy vai trò quan trọng của CTMTQG xây dựng NTM, từ đó đặt ra vấn đề kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM vẫn còn nhiều khoảng trống để nghiên cứu. Bài viết “Một số đề xuất đối với Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia quy mô nhỏ” của ThS. Phạm Hải Hưng (2018), Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 195/9/2018, trang 26-28. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả đã đề cập đến “ Chương trình mục tiêu quốc gia có đặc thù là nhiều dự án, tiểu dự án thành phần, dẫn đến gây nhầm lẫn về thủ tục kiểm soát cũng như tính chất của từng dự án trong quá trỉnh kiểm soát chi qua hệ thống KBNN”. Tác giả đã tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia và đề xuất các giải pháp về tạm ứng hợp đồng xây dựng của các dự án thuộc CTMTQG quy mô nhỏ. Đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Trà Vinh” của tác giả Nguyễn Văn Bon chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học bảo vệ năm 2019 tại Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở khái quát lý thuyết và đánh giá thực trạng Kiểm soát chi các dự án đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua KBNN Trà Vinh, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát các dự án đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Trà Vinh. Đề tài đã phân loại và chỉ ra được quy định cũng như quy trình thanh toán của các dự án từ Chương trình mục tiêu các gia xây dựng nông thôn mới theo các nguồn vốn khác nhau như nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn lồng 6
  18. ghép, nguồn doanh nghiệp, vốn tín dụng và vốn cộng đồng dân cư trong giai đoạn 2011-2015, năm 2016 và năm 2017. Đề tài “Kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Đức Cảnh, Luận văn thạc sĩ bảo vệ năm 2018 tại Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trên cơ sở khái quát lý thuyết và đánh giá thực trạng Kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc, luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua KBNN Thái Nguyên. Luận văn cũng đã đưa ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên, chỉ tiêu phản ánh công tác kiểm soát chi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Thái Nguyên và Chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Thái Nguyên. Bài báo “Triển khai hiệu quả các giải pháp kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước” của Vũ Đức Hiệp và Nguyễn Thị Cẩm Bình (2017), Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 175, trang 29-31. Trong khuôn khổ bài viết, các tác giả đã đề xuất rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất đồng bộ; loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra... ; các giải pháp của KBNN để thực hiện kiểm soát chi các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Bài báo “Kiểm soát chi phí quản lý dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia: Những vấn đề đặt ra” của tác giả Dương Công Trịnh (2018), Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia số 191/5/2018, trang 18-20. Tác giả đã đánh giá CTMT quốc gia đã góp phần quan trọng trong việc phát tiển hệ thống hạ tầng cơ sở tại các địa bàn thôn xã, qua việc chỉ ra chi tiết các quy định ở các Nghị định, Thông tư tác giả đã cho chúng ta thấy việc kiểm soát chi phí dự án thuộc CTMTQG qua KBNN còn 7
  19. nhiều khó khăn, phức tạp và chồng chéo. Tác giả đã đề xuất kiến nghị trong việc kiểm soát chi phí quản lý dự án CTMTQG giai đoạn 2016 đến 2020 cần đơn giản hơn, quy định cần chi tiết và rõ ràng hơn để đảm bảo an toàn hiệu quả trong việc sử dụng chi phí quản lý dự án CTMT nói riêng và chi phí quản lý dự án nói chung. Về lý luận các tác giả trên đã nêu được tổng quan về CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Các tác giả đều đã phân tích những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm soát chi CTMTQG xây dựng nông thôn mới ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kiểm soát chi CTMTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi liên tục có sự thay đổi về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội qua từng thời kỳ như Luật ngân sách Nhà nước 2015 và những quy định hướng dẫn về thực hiện CTMTQG giai đoạn 2016-2020 dẫn đến phải liên tục nghiên cứu cải cách công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói chung và kiểm soát chi các dự án CTMQG xây dựng nông thôn mới nói riêng để phù hợp yêu cầu trong tình hình mới. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đạt những thành tựu đáng kể trong việc đưa ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG qua Kho bạc nhà nước từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục hạn chế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích những bất cập vướng mắc trong cơ chế chính sách và vẫn còn chưa đề cập tới nội dung công tác quản lý chi NSNN bao gồm quản lý lập dự toán, quản lý thực hiện dự toán, quản lý quyết toán và công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện dự toán cũng như những vướng mắc hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin. Hơn nữa trong bối cảnh tình hình có nhiều thay đổi liên quan tới cơ chế chính sách trong việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói chung và kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG qua Kho bạc nhà nước nói riêng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG qua Kho bạc nhà nước để từ đó có giải pháp để hoàn thiện kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG tại Kho bạc nhà nước Điện Biên. 8
  20. 1.2. Tổng quan cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước 1.2.1. Khái quát về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1.2.1.1. Khái niệm về Chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia là tập hợp các mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ về khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội, về môi trường cũng như cơ chế, chính sách về tổ chức thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định. Trong một CTMTQG gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa của CTMTQG được xác định theo chương trình, nội dung đầu tư được thực hiện theo dự án Dự án thuộc CTMTQG là một tập hợp các hoạt động nhằm tiến hành công việc nhất định để đạt được một hay nhiều mục tiêu đề ra ở chương trình mục tiêu trong khuôn khổ nguồn lực và thời hạn thực hiện nhất định. Chương trình mục tiêu quốc gia có đặc điểm là có tính mục đích, có nguồn kinh phí và thời hạn cụ thể. Thông thường trong một Chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm biện pháp và hệ thống chính sách mang tính toàn diện để thực hiện mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa các cơ chế, chính sách. Thời gian thực hiện một Chương trình mục tiêu quốc gia thường từ 5 đến 10 năm để đảm bảo thích ứng với những thay đổi về môi trường, kinh tế và xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Chương trình mục tiêu quốc gia là công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hóa bằng các kế hoạch hàng năm và 5 năm. Nguồn kinh phí thực hiện của CTMT quốc gia được phân bổ hàng năm theo cơ sở tổng kinh phí của chương trình, được điều chỉnh tùy vào nhu cầu và khả năng đáp ứng ngân sách. CTMT quốc gia phải được gắn với mục tiêu cụ thể, được lượng hóa để giúp việc đánh giá tình hình và kết quả thực hiện có cơ sở, chương trình có thời hạn, lộ trình, kế hoạch huy động và sử dụng nguồn lực được xác định rõ ràng, giúp cho việc quản lý, điều hành, đánh giá và điều chỉnh chính sách phù hợp thực tế và đúng mục tiêu. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2