intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Mở rộng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm" nhằm đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng CAO THỊ THANH HUYỀN HÀ NỘI 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Cao Thị Thanh Huyền Người hướng dẫn: PGS, TS Mai Thu Hiền HÀ NỘI 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số liệu minh chứng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các giải pháp và kiến nghị đều xuất phát từ tình hình thực tiễn và kiến thức của bản thân. Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 HỌC VIÊN Cao Thị Thanh Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy giáo, Cô giáo – Đại học Ngoại thương đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo là PGS.TS Mai Thu Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em về công việc trong thời gian học tập và cung cấp số liệu thực tế hoạt động tại Ngân hàng để em hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn. Cuối cùng, Em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên, hỗ trợ trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên Cao Thị Thanh Huyền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................10 1.1. Tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng thương mại ............................................................................................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm của tài trợ thương mại xuất khẩu ..................................................... 10 1.1.2. Đặc điểm của tài trợ thương mại xuất khẩu ....................................................... 11 1.1.3. Các văn bản pháp lý điều chỉnh trong tài trợ thương mại xuất khẩu............. 12 1.1.4. Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu ...................................................... 13 1.1.5. Lợi ích và rủi ro trong tài trợ thương mại xuất khẩu đối với ngân hàng thương mại .............................................................................................................................. 21 1.2. Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại22 1.2.1. Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại ............................................................................ 22 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng của hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu .......................................................................................................................................... 23 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng của hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại ................................................................................. 34 1.3. Kinh nghiệm về mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ................................................................................................................... 41 1.3.1. Ngân hàng HSBC ................................................................................................... 41
  6. iv 1.3.2. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội ............................................................................... 43 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam .......................................................................................................................................... 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................48 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................................................49 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam...... 49 2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ............ 49 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam . 51 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................................ 52 2.2. Khái quát hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm ............................................................................................. 54 2.3. Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam....................................................................... 61 2.3.1. Tiêu chí định lượng ................................................................................................ 61 2.3.2. Tiêu chí định tính.................................................................................................... 70 2.4. Một số biện pháp mở rộng hoạt động tài trợ thượng mại xuất khẩu đã thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ................................... 80 2.4.1. Quản trị rủi rо trоng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu........................ 80 2.4.2. Thực hiện chính sách dành chо khách hàng thân thiết ................................... 81 2.4.3. Bаn hành biểu рhí mới thау đổi mức giá và cách quу định biểu рhí ............. 83 2.5. Đánh giá chung về việc mở rộng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm.................................................. 84 2.5.1. Kết quả đạt được ..................................................................................................... 84 2.5.2. Hạn chế .................................................................................................................... 86 2.5.3. Nguyên nhân ........................................................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................94 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG
  7. v MẠI XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ...........................................................................................95 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2025 ............................................................................................................... 95 3.1.1. Dự báo xu hướng thương mại quốc tế đến năm 2025 ...................................... 95 3.1.2. Cơ hội và thách thức với Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm trоng mở rộng tài trợ thương mại хuất khẩu ........................................................... 96 3.1.3. Định hướng mở rộng tài trợ thương mại xuất khẩu của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến năm 2025 ............................................................. 98 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam....................................................................... 99 3.2.1. Giải pháp tổng thể................................................................................................... 99 3.2.2. Giải pháp nghiệp vụ.............................................................................................. 105 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ .................................................................................................... 111 3.3. Kiến nghị ..................................................................................................................... 113 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước........................................ 113 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.................................................................. 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................117 KẾT LUẬN ............................................................................................................118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................119 PHỤ LỤC ...............................................................................................................123
  8. vi DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BCT Bộ chứng từ DN Doanh nghiệp KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TMQT Thương mại quốc tế TTTM Tài trợ thương mại TTTMQT Tài trợ thương mại quốc tế TTTMXK Tài trợ thương mại xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Techcombank trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 ................................................................................................................. 52 Bảng 2.2. Chỉ số ROA và ROE của ngân Techcombank giai đoạn từ 2016-2020........... 53 Bảng 2.3. Dоаnh thu củа Tеchcоmbаnk trоng giаi đоạn 2016 - 2020............................... 55 Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu TTTM của Techcombank trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020......................................................................................................... 56 Bảng 2.5. Số lượng giао dịch củа một số sản рhẩm TTTMХK chính tại Tеchcоmbаnk trоng giаi đоạn 2016 - 2020.................................................................................................... 61 Bảng 2.6. Giá trị các giao dịch TTTMХK tại Tеchcоmbаnk giаi đоạn từ 2016 đến năm 2020 .......................................................................................................................................... 63 Bảng 2.7. Thị рhần hоạt động TTTMХK củа Tеchcоmbаnk trоng giаi đоạn từ 2016 đến 2020 .......................................................................................................................................... 65 Bảng 2.8. Thị phần hoạt động TTTMXK trung bình trong giai đoạn 2016-2020 của một số ngân hàng thương mại........................................................................................................ 66 Bảng 2.9. Tỷ trọng doanh thu hoạt động TTTMXK trong giai đoạn năm 2016 đến 2020 ................................................................................................................................................... 68 Bảng 2.10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoạt động TTTMXK tại Techcombank giai đoạn 2016 – 2020 .................................................................................................................... 70 Bảng 2.11. Một số mức phí của biểu phí TTTMXK của Techcombank (TCB) và các ngân hàng khác ........................................................................................................................ 71 Bảng 2.12. Tỷ lệ chiết khấu tối đa của sản phẩm chiết khấu BCT xuất khẩu tại Techcombank và các ngân hàng khác ................................................................................... 72 Bảng 2.13. Thời hạn chiết khấu tối đa tại ngân hàng Techcombank và các ngân hàng khác ........................................................................................................................................... 73 Bảng 2.14. Các sản phẩm TTTMXK của Techcombank và các ngân hàng khác ............ 74 Bảng 2.15. Thời gian sử dụng dịch vụ TTTMXK tại Techcombank: ............................... 77 Bảng 2.16. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTTMXK đối với KHDN tại Techcombank ..................................................................................................................... 78
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Techcombank ................................................................. 51 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu trung bình hoạt động TTTMXK theo sản phẩm của Techcombank 2016-2020 ....................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.2. Sự thay đổi về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm TTTMXK tại ngân hàng Techcombank từ 2016 đến năm 2020 .......................................................................... 64 Biểu đồ 2.3. Doanh thu từ hoạt động TTTMXK tại Techcombank trong giai đoạn năm 2016 – 2020.............................................................................................................................. 67 Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động TTTMXK tại Techcombank từ năm 2016 đến năm 2020 ................................................................................................................. 69 Biểu đồ 2.5. Những sản phẩm dịch vụ TTTMXK đã sử dụng tại Techcombank: ........... 77 Biểu đồ 2.6. Những vấn đề cần cải thiện để nâng cao chất lượng sản phầm dịch vụ TTTMXK tại Techcombank .................................................................................................. 80
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” được trình bày theo 3 chương. Trong chương 1, luận văn đã trình bày lý luận về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng thương mại để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trong đó luận văn có đề cập đến khái niệm, đặc điểm, các văn bản pháp lý điều chỉnh, các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu, lợi ích và rủi ro trong tài trợ thương mại xuất khẩu đối với ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu lên sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn đề cập đến kinh nghiệm mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng HSBC và ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam khi mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu. Trong chương 2, luận văn tập trung đi sâu vào đánh giá việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tác giả đã nêu được khái quát hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu; đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu theo các tiêu chí định lượng và định tính, xây dựng khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng; chỉ ra các biện pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu đã thực hiện tại ngân hàng này. Từ đó, luận văn đã rút ra một số kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó trong việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Trong chương 3, tác giả đã dự báo xu hướng thương mại quốc tế đến năm 2025, những cơ hội và thách thức với ngân hàng trong mở rộng tài trợ thương mại xuất khẩu cũng như chỉ ra mục tiêu mở rộng tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng đến năm 2025: nâng thị рhần tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng tại
  12. x Việt Nаm lên lớn hơn 10%. Trong đó ba định hướng chính để thực hiện mục tiêu trên là: mở rộng hоạt động tài trợ thương mại gắn với công nghệ 4.0; gắn với tài trợ tоàn diện và gắn với hội nhậр thị trường quốc tế. Từ đó tác giả đề ra giải pháp cụ thể và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhằm hoàn thiện việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam chính thức gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới ngày 07/11/2006. Sự kiện này mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, tạo nguồn thu ngoại tệ cho thị trường trong nước, cải thiện cán cân thanh toán và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Theo thống kê Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay trong năm đầu tiên gia nhập WTO đã có mức tăng trưởng ngoạn mục 31,3% so với năm 2006, và sau gần 15 năm gia nhập WTO thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2020 đã đạt 282,7 tỷ USD, gấp 5 lần so với kết quả đạt được của năm 2007 cùng với nhiều chuyển biến tích cực trong tỷ trọng, cơ cấu ngành xuất khẩu. Góp phần phát triển vào những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu trên phải kể đến hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng, hoạt động này như một đòn bẩy cho sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế, trở thành một lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập của Việt Nam hiện nay. Với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, thương mại quốc tế đã mang đến rất nhiều cơ hội giao thương và phát triển cho các quốc gia, chính vì vậy hoạt động này đang không ngừng được quan tâm đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh gay gắt, chứa đựng nhiều rủi ro cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, tham gia thương mại quốc tế càng trở nên thách thức khi còn yếu kém về vốn, về chất lượng hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật và về trình độ lao động, họ luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều phía để có thể phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một lớn mạnh hơn. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ thương mại trong đó bao gồm tài trợ thương mại xuất khẩu ra đời là một điều tất yếu khách quan, gắn liền các quan hệ mua bán xuất nhập khẩu giữa các nước với nhau, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, nghiên cứu mở rộng hoạt động tài
  14. 2 trợ thương mại xuất khẩu đang là mối quan tâm hàng đầu bởi giới chuyên gia cả trong và ngoài nước, nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp tăng trưởng hiệu quả để giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro, chuẩn bị hành trang vươn mình ra biển lớn trên thương trường quốc tế ngày một vững mạnh hơn. Tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được đánh giá là một trong những ngân hàng đứng ở vị trí dẫn đầu về tài trợ thương mại (TTTM) trong nhóm các ngân hàng cổ phần với doanh số các nghiệp vụ tài trợ liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Năm 2020, Techcombank tự hào khi được trao giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam 2020” trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại và Chuỗi cung ứng (Trade and Supply Chain Finance Program - TSCFP). Ngân hàng đã thực hiện tài trợ cho gần 20.000 khách hàng, doanh thu không ngừng gia tăng, đạt hơn 83 tỷ đồng vào năm 2020 (Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank năm 2020). Mảng tài trợ thương mại xuất khẩu của Techcombank cũng luôn được đánh giá cao và có thể khẳng định thành công có được nhờ vào sự tin tưởng và lựa chọn hàng chục ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT- TTTM. Có thể nói, tốc độ phát triển mạnh mẽ trong hoạt động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế là tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho ngân hàng Techcombank mở rộng các loại hình dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là những thách thức lớn đối với ngân hàng Techcombank khi Việt Nam mở cửa hệ thống ngân hàng, khiến các ngân hàng trong nước chịu sức ép mạnh mẽ từ các ngân hàng lớn trên thế giới. Sự biến đổi của nền kinh tế thế giới cũng làm các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu gặp nhiều trở ngại khi hoạt động, ảnh hưởng đến sự mở rộng của hoạt động xuất khẩu và tài trợ thương mại xuất khẩu (TTTMXK). Hoạt động TTTMXK đang bộc lộ nhiều bất cập tại Techcombank như thủ tục còn rườm rà, thời gian giao dịch và xử lí chứng từ tại một số chi nhánh chưa thực sự nhanh chóng. Mặc dù Techcombank áp dụng mô hình thanh toán tập trung để chuyên môn hóa, tuy nhiên sự gắn kết giữa bộ phận
  15. 3 TTTM tại chi nhánh với Trung tâm còn chưa đồng nhất, chưa phối hợp đồng bộ gây khó khăn trong công việc. Hơn nữa khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn vốn ngoại tệ vẫn còn hạn hẹp. Những yếu tố này đã gây ảnh hưởng, làm giảm đi thị phần của Techcombank, cụ thể theo thống kê của cafef.vn, năm 2018 thị phần hoạt động tài trợ thương mại của Techcombank chiếm 2,7% thì đến năm 2020 thị phần của Techcombank giảm xuống còn 2,5% trong khi các đối thủ lớn như BIDV, Vietinbank và Vietcombank đều gia tăng thị phần. Bên cạnh đó, thu phí từ hoạt động tài trợ thương mại tuy có tăng nhưng chủ yếu từ hoạt động tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu doanh số thấp hơn nhập khẩu, cơ cấu ngành hàng tài trợ chưa tương thích với cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu mũi nhọn của cả nước… Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra phương pháp hiệu quả để mở rộng hơn nữa hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng Techcombank, từ đó góр рhần củng cố và nâng cао hơn nữа vị thế củа ngân hàng trên thị trường tài chính trоng nước và quốc tế. Хuất рhát từ thực tế trên, người viết đã lựа chọn đề tài: “Mở rộng hоạt động tài trợ thương mại хuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ рhần Kỹ thương Việt Nаm” làm đề tài nghiên cứu chо luận văn tốt nghiệр củа mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại ở phạm vi quốc tế, là sự trao đổi giữa hai doanh nghiệp không cùng quốc gia, là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, kể cả các dịch vụ kèm theo việc mua bán hàng hóa như bảo hành, sửa chữa, lắp ráp máy móc, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, vận chuyển hàng hóa… Trong tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt, môi trường vĩ mô thường xuyên biến động phức tạp, có nhiều các đề tài nói về hoạt động xuất khẩu của các ngân hàng thương mại, như: Tác giả Yuan và các cộng sự (2008) nghiên cứu chủ yếu đến nguồn TTTM tại các ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu tại Trung Quốc nhằm phát triển hàng nội địa. Nghiên cứu hướng đến việc kết hợp đổi mới tài
  16. 4 chính trong bối cảnh tái cấu trúc ngân hàng và đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi quy trình, vận hành TTTM để trở thành một kênh quan trọng, thích ứng với sự phát triển của thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Bài viết còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các dịch vụ trong tài trợ thương mại xuất khẩu cần được hiểu rõ trước khi đổi mới nhằm phát triển trong thực tế hiệu quả hơn. Tác giả cho thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu, từ đó cũng làm cơ sở để học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài ứng dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất khuôn khổ của bài viết tập trung vào thị trường xuất khẩu tại Trung Quốc nói chung mà chưa nêu ra giải pháp cụ thể chi tiết tại các NHTM dựa trên các phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) hiện có. Tác giả Gupta and Keshari (2013) nghiên cứu về các khía cạnh tài trợ xuất khẩu ở Ấn Độ với sự tham khảo cụ thể về vai trò của thương mại qua nhiều giai đoạn khác nhau, đưa ra số liệu cụ thể về nhu cầu tín dụng xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại, cho thấy được tỷ trọng về tài trợ vốn chiếm bình quân khoảng 20% trong hoạt động xuất khẩu tại Ấn Độ. Tác giả đã đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế như chính sách ngân hàng, lãi suất, cơ sở vật chất, dịch vụ khách hàng… Bài viết đi sâu về các giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu. Do tính chất bài viết tập trung về các giải pháp nên tác giả không thể hiện rõ các sản phẩm TTTMXK một cách cụ thể tại các NHTM hiện đang áp dụng tại Ấn Độ. Trong bài nghiên cứu “Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế: xu hướng mới của các ngành ngân hàng thương mại” đăng tại Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 2/2016, tác giả Phạm Huyền Trang nghiên cứu tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại, triển khai dịch vụ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh về hoạt động kinh doanh tài trợ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả không nêu cụ thể thực trạng hoạt động TTTM, chỉ nêu một cách tổng quan, tóm gọn chưa thấy rõ nét và giải quyết vấn đề một cách triệt để để phát triển hoạt động TTTM ở Việt Nam. Tác giả Đào Thị Hồng Nhung (2008) đã nghiên cứu tổng quan và cho thấy
  17. 5 được sự thay đổi về tình hình hoạt động TTTM giai đoạn trước và sau khi cổ phần hóa tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Bài viết được cụ thể về đặc điểm kinh doanh và nhu cầu về hoạt động TTTM của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối trong hoạt động này. Tuy nhiên, bài viết tập trung chủ yếu về giải pháp và chưa đề cấp đến các nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động TTTM một cách chi tiết hơn. Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2010) đánh giá hoạt động TTTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010. Bài viết đã hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạt động TTTM, cụ thể về vai trò, phân loại, các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động TTTM để từ đó phân tích thực trạng hoạt động này tại ngân hàng, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động TTTM. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả nêu một cách chung chung về chỉ tiêu các nhân tố để đánh giá sự phát triển mà chưa đưa ra chỉ tiêu cụ thể để đo lường phát triển hoạt động TTTM. Tác giả Phạm Thị Phương Anh (2018) nêu rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng như vai trò quan trọng của hoạt động này. Từ việc khái quát khung lý thuyết, tác giả đánh giá chung về thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn 2015-2018. Luận văn cũng trình bày kinh nghiệm về hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các NHTM tại Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Tác giả nêu rõ các vấn đề còn tồn tại và khó khăn mà Ngân hàng TMCP Quân đội đang gặp phải, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động này tại ngân hàng. Tác giả Ngô Minh Thư (2019) đã đánh giá khái quát hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Tháp, kết quả hoạt động tài trợ xuất khẩu qua các năm từ 2015 đến 2018. Luận văn chỉ ra kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu tại một số ngân hàng quốc tế như HSBC, ANZ, Eximbank Thái Lan. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thực hiện khảo sát các khách hàng trên địa bàn chi nhánh về hoạt động TTTM tại chi nhánh. Điểm nổi bật của
  18. 6 luận văn là đã phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của chi nhánh trong mối tương quan so sánh với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đề xuất một số kiến nghị hữu ích nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu. Tác giả đã có cập nhật các sản phẩm TTTM mới như UPAS LC, UPAS nhờ thu. Đây là những sản phẩm tiềm năng được đánh giá mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn của chi nhánh. Tác giải Nguyễn Văn Hải (2019) nêu rõ cơ sở lý thuyết về hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng như vai trò quan trọng của hoạt động này. Từ việc khái quát khung lý thuyết, tác giả đánh giá chung về thực trạng chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích các hoạt động tài trợ xuất khẩu thông qua các số liệu thực tế cũng như thông qua các phiếu khải sát được tác giả khảo sát tại đây. Tác giả nếu rõ các vấn đề còn tồn tại và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải, tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triền hoạt động này tại ngân hàng. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu như hoàn thiện quy trình, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu theo chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên, luận văn chưa tiến hành làm rõ và giải quyết vấn đề một cách triệt để phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu một ngân hàng thương mại cần có những điều kiện gì. Tác giả Hoàng Nguyệt Mai (2019) đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận về phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu và giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Tác giả Cao Hồng Nguyên (2019) chỉ ra các rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thực trạng và các giải pháp cho những rủi ro này. Tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại, những điểm còn rủi ro trong
  19. 7 hoạt động và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro của NHTM Công Thương. 3. Khoảng trống nghiên cứu: Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu về tài trợ thương mại xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng thương mại, nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã nêu ra được lý luận về TTTM, về thực trạng hoạt động TTTM gắn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đề tài Mở rộng hoạt động TTTMXK tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Với tình hình ngày càng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt về dịch vụ tại các ngân hàng thương mại trong nước, nước ngoài, sự chênh lệch trong doanh thu xuất – nhập khẩu, hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương chưa có thị phần tăng lên. Việc ngày càng phát triển, mở rộng quy mô tệp khách hàng, nghiên cứu đem lại lợi ích tối ưu cho cả khách hàng và lợi nhuận cho ngân hàng là vấn đề cần thiết. Do vậy trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó và tiếp thu những điểm mới trong lĩnh vực ngân hàng, luận văn tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu, làm rõ thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Từ đó tìm ra những mặt còn hạn chế nhằm giúp mở Techcombank ngày càng phát triển mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của ngân hàng. Tác giả nghiên cứu tổng quát hoạt động này trong toàn hệ thống Techcombank thay vì độc lập, riêng lẻ của từng chi nhánh. Điều này cho thấy được rõ nét trong quá trình thanh toán tập trung tại Techcombank. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đưa ra các giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
  20. 8 Nhiệm vụ cụ thể: - Hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu; - Trên cơ sở lý luận đã nêu, tiến hành phân tích và đánh giá tình hình mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hoạt động mở rộng tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam + Về thời gian: Từ năm 2016 đến hết 2020 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: - Phương pháp tổng hợp, phân tích: sử dụng số liệu từ báo cáo của Ngân hàng, các đối tượng khác có liên quan - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, so sánh về những thay đổi trong chính sách, quy định pháp luật và các kết quả của công tác mở rộng tài trợ thương mại xuất khẩu trong ngân hàng. - Phương pháp khảo sát: Lập bảng hỏi khảo sát và thực hiện khảo sát với các khách hàng sử dụng sản рhẩm, dịch vụ tài trợ thương mại хuất khẩu tại ngân hàng.  Mẫu khảo sát cụ thể như sau: Số phiếu phát ra: 50 phiếu Số phiếu thu về: 50 phiếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2