intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0" là phân tích những vấn đề lí luận về hoạt động quản lý thị trường vốn và phân tích thực trạng của hoạt động quản lý thị trường vốn Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới, gắn với bối cảnh CMCN 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng NGÔ THU TRANG HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Đặng Thị Nhàn HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu luận án này là của riêng tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN ............................................................................................................ 8 1.1 Thị trường vốn .................................................................................................... 8 1.1.1 Khái niệm Thị trường vốn .......................................................................... 8 1.1.2 Đặc điểm của thị trường vốn .................................................................... 10 1.1.2.1. Đối tượng hàng hóa của thị trường vốn ........................................10 1.1.2.2. Thị trường vốn là thị trường hoạt động liên tục và với hình thức cung cấp tài chính trực tiếp cho các chủ thể có nhu cầu..............11 1.1.2.3. Gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo........................................13 1.1.2.4. Tính minh bạch và công bố thông tin ............................................14 1.1.2.5. Rủi ro thị trường và khả năng sinh lời...........................................15 1.1.3 Vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế ............................................ 17 1.1.3.1. Khả năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế ...........................17 1.1.3.2. Tạo tính thanh khoản ......................................................................19 1.1.3.3. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng ...............................20 1.1.3.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp ..........................................21 1.1.3.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chức năng chính sách kinh tế vĩ mô ...................................................................................22 1.2 Hiệu quả quản lý thị trường vốn ..................................................................... 23 1.2.1. Quản lý thị trường vốn ............................................................................. 23 1.2.1.1 Khái niệm ........................................................................................23 1.2.1.2 Các nội dung quản lý thị trường vốn .............................................24 1.2.2. Hiệu quả quản lý thị trường vốn .............................................................. 30 1.2.2.1. Khái niệm ........................................................................................30 1.2.2.2. Các tiêu chí định tính đánh giá hiệu quả quản lý thị trường vốn .31
  5. 1.2.2.3. Tiêu chí định lượng đánh giá hiệu quả quản lý thị trường vốn .........................................................................................................35 1.2.3. Tác động cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý thị trường vốn ........................................................................................................... 38 1.3 Kinh nghiệm quản lý thị trường vốn tại một số nước trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0 ................................................................................................. 42 1.3.1. Thực trạng quản lý thị trường vốn tại Singapore trong bối cảnh CMCN 4.0…..………………………………………………………………………….42 1.3.1.1. Thực trạng cơ cấu, tổ chức thị trường vốn tại Singapore .............42 1.3.1.2. Thực trạng cách thức giám sát và mô hình quản lý thị trường vốn tại Singapore ...................................................................................44 1.3.1.3. Thực trạng hiệu quả của quản lý thị trường vốn tại Singapore trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................46 1.3.2. Thực trạng quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc trong bối cảnh CMCN 4.0 …………………………………………………………………………48 1.3.2.1. Thực trạng cơ cấu, tổ chức thị trường vốn tại Trung Quốc .........48 1.3.2.2. Thực trạng cách thức giám sát và mô hình quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc ...............................................................................49 1.3.2.3. Thực trạng hiệu quả của quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................52 1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thị trường vốn cho Việt Nam ................... 53 1.3.3.1. Bài học về quản lý, giám sát thị trường vốn .................................53 1.3.3.2. Bài học về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thị trường vốn...................................................................................................54 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................... 55 2.1 Thực trạng tổ chức và mô hình quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay ………………….. .............................................................................................. 55 2.1.1 Quy mô tổ chức thị trường vốn Việt Nam ............................................... 55 2.1.2 Mô hình quản lý hiện nay......................................................................... 58
  6. 2.1.3 Vai trò, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý ................................................................... 61 2.1.2.1. Bộ tài chính .....................................................................................61 2.1.2.2. Ủy ban chứng khoán Nhà nước .....................................................62 2.1.2.3. Sở giao dịch chứng khoán ..............................................................63 2.1.2.4. Công ty chứng khoán .....................................................................66 2.1.2.5. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán ...................................68 2.2 Thực trạng cơ chế giám sát thị trường vốn Việt Nam................................... 68 2.2.1. Theo dõi thị trường vốn ........................................................................... 68 2.2.2. Thanh tra thị trường vốn .......................................................................... 70 2.2.3. Thực trạng công tác giám sát thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................................... 72 2.3 Thực trạng hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ....................................................................................... 73 2.3.1. Những tiêu chí đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................... 73 2.3.2. Một số tiêu chí hạn chế hiện nay trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam gắn với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ......................... 76 2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ................................................ 78 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...................................................................................... 80 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam ................................................................................................................. 80 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới ....... 80 3.1.1.1. Tập trung phát triển thị trường vốn một cách đồng bộ về quy mô, chất lượng và hiệu quả ...................................................................80 3.1.1.2. Trở thành kênh cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế ...............................................................................83
  7. 3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................................................. 84 3.1.2.1. Hệ thống quy định pháp luật ..........................................................84 3.1.2.2. Siết chặt công tác kỷ luật, kỷ cương trên thị trường vốn .............86 3.1.3. Phương hướng thực hiện việc nâng cao hiệu quả trong việc quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 .................................... 87 3.1.3.1. Cơ cấu lại Sở giao dịch chứng khoán ............................................87 3.1.3.2. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra thị trường vốn..............88 3.1.3.3. Áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn .........................................................................................................89 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0..................................................... 90 3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý ................................................................ 90 3.2.1.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình phát triển của thị trường vốn .................................................................................90 3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định liên quan đến sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài ...........................................................................92 3.2.1.3. Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu. ................................................................93 3.2.2 Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn ................................................................................................ 94 3.2.3 Hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra và xử phạt ................................. 96 3.2.3.1. Hoàn thiện công tác giám sát .........................................................96 3.2.3.2. Hoàn thiện công tác thanh tra, xử phạt ..........................................98 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế phối hợp ...................................................................100 3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ............................................101 KẾT LUẬN ...............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 105
  8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Sơ đồ 1: Quy trình gián tiếp, trực tiếp nguồn vốn qua thị trường tài chính Sơ đồ 2: Cơ cấu, tổ chức thị trường vốn Singapore Sơ đồ 3: Mô hình quản lý thị trường vốn tại Singapore Sơ đồ 4: Cơ cấu, tổ chức thị trường vốn Trung Quốc Sơ đồ 5: Mô hình quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức thị trường vốn Việt Nam Sơ đồ 7: Mô hình quản lý thị trường vốn Việt Nam Bảng 1: Chỉ số minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên HOSE DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp 4.0 CSRC : Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc MSS : Hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán MSA : Ngân hàng Trung ương Singapore HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh IDS : Hệ thống công bố thông tin dành riêng cho các công ty đại chúng SGX : Sở Giao dịch chứng khoán Singapore
  9. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đầu tiên, Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thị trường vốn để chỉ rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế. Cùng với đó đưa ra các khái niệm, nội dung các tiêu chí đánh giá xoay xung quanh hiệu quả quản lý thị trường vốn. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quản lý thị trường vốn tại Singapore, Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thị trường vốn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dựa theo thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (bao gồm: tổ chức; mô hình quản lý; vai trò chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý) để thấy rõ được thực trạng cơ chế giám sát thị trường vốn Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tổng hợp được những kết quả đã đạt được trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với quản lý thị trường vốn Việt Nam. Từ đó, chỉ ra một số vấn đề còn bất cập, hạn chế hiện nay cũng như tìm hiểu được những nguyên nhân sâu xa, nội hàm liên quan. Qua phân tích dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Luận văn đưa ra các phương hướng, quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 như: hoàn thiện môi trường pháp lý; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn; hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra và xử phạt; hoàn thiện cơ chế phối hợp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm phát triển, thị trường tài chính Việt Nam đã hình thành và phát triển rõ nét. Nhằm mục đích tạo kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam đã phân tách thành hai cấu phần chính là thị trường vốn (hay thị trường vốn) và thị trường tiền tệ (hay thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng). Tuy nhiên, do nhu cầu cần vốn đầu tư lớn để phát triển nền kinh tế đang tạo áp lực và thúc đẩy tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng ở mức khá nóng, điều này vô cùng đáng lo ngại. Chính sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín dụng trong điều kiện khả năng kiểm soát của Chính phủ còn hạn chế, cộng với các khiếm khuyết nội sinh vốn có và còn tồn đọng cơ chế kinh tế cũ, đã làm cho thị trường tín dụng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, thiếu tính ổn định và phát triển chưa thực sự lành mạnh. Do đó, tập trung phát triển thị trường vốn là việc vô cùng cấp bách. Tuy thị trường vốn (thị trường vốn) Việt Nam đang trên con đường phát triển nhưng cũng còn nhiều bất cập, tiềm ẩn rủi ro trong vận hành và quản lý. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, sau khi thị trường vốn Việt Nam hình thành và đi vào hoạt động một thời gian thì cơ quan quản lý Nhà nước mới xây dựng khung pháp lý để kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Cụ thể ngày 11/07/1998 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường vốn. Sau 05 năm thi hành, Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc quản lý và đã được thay thế bởi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP mang tính đồng bộ đối với các hoạt động như phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, xử lý vi phạm... Tuy nhiên, việc thay thế bằng một Nghị định khác chưa làm cho thị trường vốn Việt Nam có nhiều chuyển biến mang tính bứt phá và đến ngày 03/01/2020 Chính phủ đã ban hành văn bản bãi bõ các nội dung liên quan. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do văn bản được xây dựng trước khi thị trường vốn đi vào hoạt động và tại thời điểm đó các cơ quan Nhà nước chưa có kinh nhiệm trong việc vận hành, quản lý thị trường. Trước yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật về chứng khoán và khắc phục mâu thuẫn với các văn bản pháp luật có
  11. 2 liên quan, vấn đề đặt ra là cần xây dựng cơ chế vận hành, quản lý sao cho thị trường vốn được hoạt động đồng bộ, thống nhất và được tối ưu hóa trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, đối với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là quốc gia có thị trường vốn mới nổi như Singapore, Trung Quốc thì chìa khóa để mở ra cánh cửa cách mạng công nghiệp 4.0 chính là công nghệ thông tin dựa trên sự phát triển của mỗi quốc gia. Thực tiễn cho thấy: công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển của thị trường vốn. Dần dần, việc sử dụng công nghệ thông tin trở thành nhu cầu tất yếu đối với các hoạt động nghiệp vụ quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, góp phần hình thành Chính phủ số. Quay trở lại thực trạng Việt Nam hiện nay, bước tiến trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý, giám sát thị trường vốn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước là vấn đề cấp thiết, quyết định chiều hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đồng thời, với mục tiêu quan trọng nâng hạng thị trường vốn Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi thì cần nhiều nỗ lực và không thể không nhắc đến sự phát triển của thị trường vốn gắn với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Những bất cập, yếu kém trong việc quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay ngày càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Vì vậy, nhà nước tiếp tục chỉnh sửa các quy định liên quan đến các hoạt động của thị trường vốn phù hợp với tình hình phát triển mới nhằm mục đích thiết lập thêm các cơ chế hỗ trợ thanh khoản và hình thành khung pháp lý, qua đó thúc đẩy nhu cầu đầu tư dài hạn trên thị trường tài chính nói chung. Ngoài ra, bối cảnh hội nhập thị trường tài chính quốc tế sẽ làm tăng tính cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, điều này đòi hỏi thị trường vốn Việt Nam phải bắt kịp sự phát triển kinh tế của các quốc gia khác thông qua công tác nâng cao hiệu quả quản lý trong các giai đoạn tiếp theo. Vấn đề đặt ra là phải tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc quản lý thị trường vốn như thế nào để trở thành kênh dẫn vốn tối ưu nhất cho nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là: Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  12. 3 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lí luận về hoạt động quản lý thị trường vốn và phân tích thực trạng của hoạt động quản lý thị trường vốn Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới, gắn với bối cảnh CMCN 4.0. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay trong nước đã có những đề tài nghiên cứu một số khía cạnh liên quan đến chủ đề “công tác quản lý thị trường vốn trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.” Điển hình là đề tài: “Cơ chế quản lý đối với các công ty chứng khoán trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Vụ Quản lý kinh doanh trực thuộc Ủy Ban chứng khoán Nhà nước là đơn vị chủ trì nghiên cứu. Đề tài này đã nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động của thị trường vốn nói chung, cũng như những tác động đến hoạt động của công ty chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã chỉ ra một số điểm vướng mắc cần tháo gỡ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động thị trường vốn được chỉ rõ liên quan đến hạ tầng cơ bản, hạ tầng kỹ thuật, phòng chống rửa tiền, bảo mật thông tin và bảo vệ khách hàng. Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân tích những cơ hội và thách thức đặt ra với các công ty chứng khoán trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh trong bối cảnh sự thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính đã trở thành xu hướng phổ biến. Từ đó, đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường quản lý, giám sát hoạt động công ty chứng khoán trong điều kiện thị trường thay đổi do cuộc cách mạng 4.0 tạo ra và định hướng phát triển công nghệ hỗ trợ cho phát triển dịch vụ thị trường vốn. Tuy rằng, các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường xoay quanh các nội dung: hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ giao dịch, xây dựng khung khổ pháp lý và quản lý phù hợp, cách thức quản lý,giám sát, công tác cấp phép và cơ chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo (với các hình thức cụ thể gồm trung tâm đổi mới sáng tạo - “innovation hub”, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp – “accelerators” và khung pháp lý thử nghiệm – “relulatory sandbox”); nhưng phạm vi áp dụng và thực hiện còn bị giới hạn và mới chỉ tập trung vào công ty chứng khoán. Do vậy chưa làm nổi bật được sự tương thích, tính đồng bộ trong cơ chế
  13. 4 quản lý chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: Bộ Tài Chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước với các tổ chức tự quản như: Sở giao dịch chứng khoán (HNX, HOSE) và các công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nay trong nước cũng có những chuyên đề nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với công tác quản lý tại Việt Nam. Điển hình là chuyên đề “Tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đối với ngành quản lý quỹ Việt Nam” đã được Vụ Quản lý quỹ trực thuộc Ủy Ban chứng khoán Nhà nước chủ trì thực hiện năm 2018. Với mục tiêu làm rõ những nội dung mà Fintech đã, đang và sẽ tác động đến lĩnh vực quản lý thị trường vốn thông qua kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới về việc triển khai ứng dụng công nghệ cao để từ đó đánh giá cơ hội và thách thức mà Fintech sẽ mang lại trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Tuy rằng, chuyên đề này đã làm rõ được vai trò quan trọng của Fintech trong công tác quản lý thị trường vốn, nhưng những khuyến nghị được đề xuất mới chủ yếu xoay quanh vấn đề liên quan đến việc triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ cao nhằm mục đích tự động hóa các công đoạn trung gian mà chưa làm nổi bật được tính năng giám sát, thanh tra – những tính năng góp phần lớn trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam. Ở nước ngoài, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề quản lý thị trường vốn đã được viết thành sách. Chẳng hạn như quyển “Quản lý thị trường vốn” của tác giả V.A. Avadhani, do Nhà xuất bản Himalaya tái bản lần thứ tư năm 2011. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu công tác quản lý thị trường vốn và có nhắc đến vai trò của việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến chất lượng dịch vụ, cũng như góp phần kiểm soát chi phí và hiệu quả. Tuy nhiên, xét về góc độ kinh doanh thì dường như hệ thống công nghệ được tác giả nhắc đến ở đây chủ yếu gắn liền với khả năng huy động dòng tiền từ thị trường vốn hơn là gắn liền với công tác quản lý Nhả nước hay các tổ chức tự quản. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này, em đã gặp không ít khó khăn vì đây là một một đề tài phức tạp mà các tài liệu trong nước chưa đề cập chuyên
  14. 5 sâu đến công tác nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn được gắn liền với cách mạng công nghiệp 4.0. Ở một khía cạnh khác, thị trường vốn Việt Nam tuy đã đi vào hoạt động khoảng 20 năm nhưng vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc, cũng như các cơ quan Nhà nước vẫn đang phải phân công lại các nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý, dẫn đến việc áp dụng hạ tầng công nghệ còn sơ sài và rời rạc. Luận văn này đặt ra vấn đề nghiên cứu quản lý thị trường vốn tại quốc gia Singapore, Trung Quốc gắn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, đưa ra những điểm mới của Luận văn, chẳng hạn như, rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thị trường vốn Việt Nam mang tính hệ thống, đồng bộ trong cơ chế quản lý từ các cơ quan Nhà nước cho đến các tổ chức tự quản. Đồng thời, Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý thị trường vốn Việt Nam nói chung và điển hình là công tác giám sát, thanh tra gắn liền với hạ tầng công nghệ cao nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thị trường vốn Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về thị trường vốn, hiệu quả quản lý thị trường vốn, thực trạng trong việc quản lý, giám sát thị trường vốn Việt Nam của các cơ quan chức năng hiện nay; bao gồm HOSE, HNX và UPCOM. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn tại Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về quản lý thị trường vốn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay.
  15. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như: Phương pháp tổng hợp, quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp mô tả so sánh, phương pháp phân tích. Đồng thời có kết hợp sử dụng Phương pháp phân tích các mô hình quản lý thị trường vốn của các quốc gia trong cùng khu vực, trên thế giới để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả quản lý thị trường vốn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như làm rõ các khái niệm quản lý thị trường vốn và đưa ra các tiêu chí được coi là hiệu quả trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước và tổ chức tự quản. Đồng thời, so sánh cách thức quản lý thị trường vốn tại quốc gia Singapore và Trung Quốc gắn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn. Bên cạnh đó, việc so sánh thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay để chỉ rõ các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn. Qua đó, đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 7. Điểm mới của luận văn - Đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thị trường vốn, từ đó tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu thực trạng kết quả quản lý trường vốn Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu thực trạng quản lý thị trường vốn của quốc gia Singapore, Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác quản lý thị trường vốn gắn với công nghệ thông tin. - Chỉ rõ cả các tiêu chí đã đạt được được và chưa đạt được trong công tác quản lý thị trường vốn. Từ đó, có được góc nhìn tổng quan về thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay.
  16. 7 - Đưa ra những quan điểm và các khuyến nghị phù hợp, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quản lý thị trường vốn dựa trên cơ sở định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam gắn liền với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam gắn liền với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thị trường vốn Chương 2: Thực trạng quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
  17. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN 1.1 Thị trường vốn 1.1.1 Khái niệm Thị trường vốn Thị trường vốn là một trong hai bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và ngay từ thời điểm khi một vài quốc gia trên thế giới bắt đầu thay đổi suy nghĩ về quan điểm nguồn vốn trên thị trường kinh tế nói chung thì cũng là lúc đặt những hạt mầm đầu tiên cho thị trường vốn. Minh chứng rõ nhất là vào thế kỷ 12 tại Pháp, khi đất nước thay đổi và xuất hiện những người được gọi là “trao đổi tiền” là những người thay mặt ngân hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh các khoản nợ của cộng động nông nghiệp. Từ việc trao đổi các khoản nợ với nhau, sau một thời gian hoạt động người dân coi họ là những nhà môi giới đầu tiên, đây chính là thời kỳ sơ khai của thị trường vốn lúc bấy giờ. Nhiều người cho rằng đến cuối thế kỷ 13 tại Bruges, các thương nhân mới bắt đầu tụ tập buôn bán, đàm phán với nhau tại tòa nhà của một người đàn ông có tên Van der Beurze. Tòa nhà của gia đình Van der Beurze tại Antwerp là nơi diễn ra những buổi họp chợ của các thương nhân, tại thời điểm lúc bấy giờ nhà Van der Beurze cũng giống như hầu hết các thương gia khác và coi Antwerp là địa điểm chính để trao đổi hàng hóa. Ý tưởng này đã nhanh chóng được phát triển và lan rộng khắp Flanders sang cả những nước xung quanh và phong trào “Beurzen” sau đó đã xuất hiện tại Ghent và Rotterdam. Vào giữa thế kỷ 13, các chủ ngân hàng người Venice đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu chính phủ. Năm 1351, nhà nước Venice ban hành lệnh cấm lan truyền các tin đồn nhằm hạ giá quỹ chính phủ. Các chủ ngân hàng tại Pisa, Verona, Genoa và Florence cũng bắt đầu trao đổi cổ phiếu của chính phủ trong suốt thế kỷ 14. Điều này có thể thực hiện được vì đây là những thành phố độc lập, quyền cai trị không thuộc về các công tước mà thuộc về Hội đồng gồm những công dân có sức ảnh hưởng. Các công ty Ý cũng là những tổ chức ngoài nhà nước đầu tiên phát hành cổ
  18. 9 phiếu. Các công ty ở Anh và ở những quốc gia vùng trũng bắt đầu phát hành cổ phiếu vào thế kỷ 16. Theo quan điểm thứ nhất nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường vốn là một nơi giao dịch các tài sản tài chính có kỳ hạn dài hoặc vô thời hạn (Phương Trương, 2015, Tổng quan thị trường vốn). Các công cụ của thị trường vốn đáo hạn trong khoảng thời gian trên một năm. Thị trường vốn là một sự sắp xếp theo thể chế đi vay và cho vay tiền trong một khoảng thời gian dài, bao gồm các tổ chức tài chính. Các tổ chức này đóng vai trò là bên cho vay còn các đơn vị, tổ chức, tập đoàn là các bên đi vay trên thị trường vốn. Theo quan điểm thứ hai thì thị trường vốn là một thị trường tài chính, trong đó nợ dài hạn (nợ hơn một năm) hoặc chứng khoán hoàn vốn được mua bán trao đổi. Thị trường vốn chính là chuyển sự giàu có của những người có khoản tiết kiệm cho những người có nhu cầu sử dụng và đem lại hiệu quả lâu dài, chẳng hạn như các công ty, chính phủ thực hiện đầu tư dài hạn (Bách khoa toàn thư, Thị trường vốn). Quan điểm thứ ba cho rằng thị trường vốn chính là thị trường chứng khoán, chỉ là cách diễn đạt tên gọi khác nhau. Xét về cách thức, nội dung thực hiện thì thị trường vốn chính là biểu hiện mối quan hệ tương quan bên trong của quá trình mua bán chứng khoán. Do đó, thị trường vốn và thị trường chứng khoán không thể phân biệt, tách rời nhau; thay vào đó là sự thống nhất và cùng phản ảnh trạng thái của nhiều góc cạnh của thị trường tài chính (PGS.TS Phạm Văn Hùng, Giáo trình thị trường vốn, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2005). Do vậy, theo các quan điểm được phân tích ở trên thì với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản kinh doanh thì trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này, thị trường vốn được hiểu chính là thị trường chứng khoán vì cùng chung đặc điểm đều là thị trường cung cấp vốn đầu tư trung, dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến các doanh nghiệp. Đồng thời, để thể hiện quan điểm cùng chung đặc điểm nhưng chỉ khác tên gọi thì tại thị trường vốn công cụ được sử dụng chủ yếu giống với thị vốn là: cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh.
  19. 10 1.1.2 Đặc điểm của thị trường vốn 1.1.2.1. Đối tượng hàng hóa của thị trường vốn Trên cơ cấu của thị trường vốn, hàng hóa bao gồm nhiều loại, nhưng xét về yếu tố lịch sử và các công cụ có tần suất sử dụng nhiều thì có thể coi hàng hóa trong thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Cổ phiếu chính là là giấy chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với số lượng cổ phần nhất định của công ty thông qua việc góp vốn. Hiểu theo chiều ngược lại thì cổ phiếu chính là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của chính công ty đó. Từ đó người nắm giữ cổ phiếu với số lượng nhất định sẽ trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu và có quyền biểu quyết đối với các chính sách, định hướng phát triển của chính công ty đã phát hành cổ phiếu đó. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể được xác định theo mệnh giá được in trên trái phiếu, trong một khoảng thời gian xác định kèm theo đó là khoản lợi tức đã được bên phát hành cam kết từ trước đó. Bên phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), hoặc có thể là do tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trái phiếu kho bạc), hoặc do chính quyền là Chính phủ (gọi là công trái hoặc trái phiếu Chính phủ). Theo Luật Chứng khoán năm 2019 thì chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai. Qua đó hàng hóa của thị trường vốn có những đặc điểm khác biệt so với các thị trường hàng hóa khác. Không giống với các loại hàng hóa khác trên thị trường, các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường vốn không phải quan tâm đến hình thức, mẫu mã bên ngoài sản phẩm. Thay vì điều đó, các nhà đầu tư cần tập trung tìm hiểu, quan tâm đến các thông tin xoay xung quanh, khả năng sinh lời và tiểm ẩn những rủi ro gì.
  20. 11 1.1.2.2. Thị trường vốn là thị trường hoạt động liên tục và với hình thức cung cấp tài chính trực tiếp cho các chủ thể có nhu cầu Đặc tính hoạt động liên tục được thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động sau khi hàng hóa của thị trường vốn (bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh) được phát hành trên thị trường sơ cấp thì các nhà đầu tư có thể mua đi, bán lại liên tục các hàng hóa đó trên thị trường thứ cấp. Đồng thời, thị trường vốn đảm bảo cho những nhà đầu tư có thể bán các hàng hóa mà họ đang nắm giữ thành tiền mặt bất cứ lúc nào theo nhu cầu của họ. Trên thị trường vốn, nguồn vốn có thể chuyển từ bên cung (chủ thể có nguồn tài chính dư thừa được tiết kiệm và không sử dụng đến) sang cho bên cầu (chủ thể có nhu cầu sử dụng nguồn vốn) bằng một trong hai hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với hình thức tài chính gián tiếp, đúng với tên gọi, vốn được luân chuyển thông qua bên trung gian tài chính là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính…, từ đó vốn của bên cung mới đến bên cầu. Bên trung gian tài chính đóng vai trò là nơi tập trung nguồn vốn dư thừa từ những người cung và cam kết trả cho họ một lãi suất nhất định trong tương lai, sau đó sử dụng chính nguồn vốn đó cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu và thu từ bên cầu khoản tiền lãi cao hơn so với lãi suất mà bên trung gian phải chi trả cho bên cung. Bên trung gian tài chính sẽ được hưởng một khoản chênh lệnh giữa nguồn thu của bên cầu và chi trả cho bên cung, từ đó tạo ra nguồn lực tài chính mạnh cho thị trường vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2