![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trong địa bàn thị xã Bến Cát, từ đó đề xuất ra các giải pháp cho người đi vay, tổ chức triển khai tín dụng và các cơ quan đơn vị liên quan nhằm giải quyết các vấn đề kịp thời góp phần ổn định phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho thị xã Bến Cát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG NGUYỄN HOÀNG LONG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2023
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG NGUYỄN HOÀNG LONG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG THU -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hồng Thu. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho phân tích đánh giá đều được thu thập từ các nguồn khác nhau và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng các nhận xét, đánh giá của tác giả khác với việc trích dẫn, ghi chú nguồn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý nếu có bất kỳ sự vi phạm nào về nguyên tác nghiên cứu cho luận văn này. Học viên Hoàng Nguyễn Hoàng Long i
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay nguồn vốn tín dụng được Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng ủy thác, ý thức hộ vay trong việc chấp hành về vay, trả được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên việc triển khai nguồn vốn tín dụng này đến các nhóm đối tượng vẫn còn rất hạn chế. Do đó đề tài này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp nhóm đối tượng này dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và sử dụng hiệu quả để ổn định cuộc sống, tiếp tục tham gia lao động sản xuất tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương Bến Cát nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Thông qua quá trình khảo lược các nghiên cứu trước, để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là biến nhị phân. Mô hình Binay Logistics hay còn gọi là hồi quy nhị phân được sử dụng trong nhiêu nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính của cá nhân. Mô hình này có đặc điểm là 1 biến phụ thuộc chỉ nhận 2 giá trị là 0 và 1, tương ứng với việc đối tượng khảo sát có khả năng tiếp cận tín dụng hoặc không có khả năng tiếp cận. Khu vực thị xã Bến Cát là một trong những đơn vị hành chính cấp huyện thuộc vùng kinh kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương, với đặc điểm là một đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu hút nhiều lao động và gia đình họ trên khắp cả nước tập trung về sinh sống làm việc, tạo nên sự gia tăng dân số cơ học tác động rất lớn đến việc đảm bảo đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho mọi đối tượng nhất là những nhóm đối tượng yếu thế. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm mang tính đặc trưng của thị xã kết hợp với các nghiên cứu thực nghiệm khác như Fungacova anh Weill (2014), Trần Hùng Sơn và cộng sự (2018), đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các biến độc lập: Giới tính, Tuổi, Trình độ học vấn, Thu nhập, Nơi ở, Nghề nghiệp, Mục đích sử dụng vốn tác động như thế nào đến việc tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát .......................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 5 6. Tổng quan các nghiên cứu ................................................................................. 5 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 5 6.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 8 7. Xác định khoảng trống nghiên cứu .................................................................. 14 8. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................ 15 9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 16 1.1. Cơ sở lý thuyết về tín dụng cho đối tượng yếu thế ....................................... 16 1.1.1. Đối tượng yếu thế ....................................................................................... 16 1.1.2. Khái niệm tín dụng cho người yếu thế ....................................................... 17 iii
- 1.1.3. Đặc điểm của tín dụng cho nhóm đối tượng yếu thế.................................. 17 1.1.4. Nguyên tắc cho vay và mục tiêu triển khai ................................................ 19 1.1.5. Tiếp cận tín dụng ........................................................................................ 20 1.1.6. Vai trò của tín dụng cho đối tượng yếu thế ................................................ 20 1.2. Các tổ chức tài chính vi mô ........................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 21 1.2.2. Phân loại nhóm các tổ chức tài chính vi mô .............................................. 22 1.2.3. Đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô ................................................. 24 1.2.4. Vai của các tổ chức tài chính vi mô đối với đối tượng yếu thế .................. 25 1.3. Tiếp cận tín dụng cho đối tượng yếu thế ....................................................... 25 1.3.1. Các loại hình tín dụng cho đối tượng yếu thế ............................................ 25 1.3.2. Khả năng tiếp cận tín dụng ........................................................................ 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT, ....................... 28 TỈNH BÌNH DƯƠNG .......................................................................................... 28 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội thị xã Bến Cát ....................................... 28 2.1.1. Về kinh tế xã hội ......................................................................................... 28 2.1.2. Về tình hình triển khai các chương trình tín dụng ..................................... 30 2.1.2.1.Tình hình thực thi chính sách tín dụng cho người yếu thế ở Việt Nam thời gian qua .......................................................................................................... 31 2.1.2.2. Tình hình thi chính sách tín dụng cho người yếu thế ở thị xã Bến Cát trong thời gian qua ............................................................................................... 33 2.1.2.2. Những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ............ 35 2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.............................................. 36 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 37 2.2.1.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................... 37 iv
- 2.2.1.1. Nghiên cứu định lượng............................................................................ 37 2.2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 38 2.2.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 38 2.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 40 2.2.3. Quy mô và kích thước mẫu ......................................................................... 43 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................... 45 3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45 3.1.1. Phân tích thống kê mô tả các biến ............................................................. 45 3.1.2. Phân tích tương quan ................................................................................. 54 3.1.3. Phân tích hồi quy ....................................................................................... 55 3.1.4. Phân tích độ chính xác của dự báo ............................................................ 56 3.1.5. Phân tích đa cộng tuyến ............................................................................. 57 3.1.6. Kiểm định sai lệch xác định mô hình ......................................................... 58 3.1.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 58 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 61 3.2.1. Kiến nghị các giải pháp từ kết quả nghiên cứu ......................................... 61 3.2.1.1. Nhân tố “Giới tính- GEN” ...................................................................... 61 3.2.1.2. Nhân tố “Tuổi- AGE” ............................................................................. 62 3.2.1.3. Nhân tố “Trình độ học vấn- EDU” ......................................................... 63 3.2.1.4. Nhân tố “Thu nhập- INC” ....................................................................... 64 3.2.1.5. Nhân tố “Nơi ở- PLACE” ....................................................................... 65 3.2.1.6. Nhân tố “Nghề nghiệp- JOB” ................................................................. 66 3.2.1.7. Nhân tố “Mục đích sử dụng- PURPOSE” .............................................. 67 v
- 3.2.2. Kiến nghị đối với Cơ quan có thẩm quyền ................................................. 67 3.2.2.1. Pháp luật về tín dụng đối với người yếu thế phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ........................................................................... 67 3.2.2.2. Hoàn thiện pháp luật về tín dụng cho người yếu thế phải đặt trong bối cảnh tổng thể của Chương trình tài chính toàn diện quốc gia .............................. 69 3.2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tín dụng cho người nghèo phải bảo đảm tính đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan ......................................... 69 3.2.3. Kiến nghị đối với các tổ chức cung cấp tín dụng ....................................... 69 3.2.4. Kiến nghị đối với người đi vay tín dụng..................................................... 71 3.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC .......................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI ........................................................... 4 vi
- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ HĐND-UBND Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân KT-XH Kinh tế xã hội NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội TCTCVM Tổ chức Tài chính vi mô TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TDVM Tín dụng vi mô TK&VV Tiết kiệm và vay vốn TW Trung ương vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Cơ cấu dân số thị xã Bến Cát ............................................................... 28 Hình 2. 2 Cơ cấu kinh tế thị xã Bến Cát .............................................................. 29 Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 42 Hình 3. 1 Tỉ lệ giới tính khảo sát.......................................................................... 46 Hình 3. 2 Tỉ lệ độ tuổi trong mẫu khảo sát .......................................................... 48 Hình 3. 3 Trình độ học vấn của người khảo sát ................................................... 49 Hình 3. 4 Tỉ lệ thu nhập của người tham gia khảo sát ......................................... 50 Hình 3. 5 Tỉ lệ phân bổ nơi ở ............................................................................... 51 Hình 3. 6 Tỉ lệ nghề nghiệp người khảo sát ......................................................... 52 Hình 3. 7 Tỉ lệ mục đích sử dụng ......................................................................... 53 viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng i Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ......................................................... 13 Bảng ii.1 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ..................................................... 22 Bảng 2. 1 Tỉ lệ hộ nghèo thị xã Bến Cát ....................................................................................... 30 Bảng 2. 2 Tỉ lệ hộ cận nghèo thị xã Bến Cát ............................................................................. 30 Bảng 2. 4 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................................... 39 Bảng 2. 5 Tỉ lệ phiếu phát ra ................................................................................................................ 43 Bảng 3. 1 Thống kê mô tả các biến ...................................................................... 45 Bảng 3. 2 Thống kê mô tả biến GEN ................................................................... 46 Bảng 3. 3 Thống kê mô tả biến AGE ................................................................... 47 Bảng 3. 4 Thống kê mô tả biến EDU ................................................................... 48 Bảng 3. 5 Thống kê mô tả biến INC .................................................................... 49 Bảng 3. 6 Thống kê mô tả biến INC .................................................................... 51 Bảng 3. 7 Thống kê mô tả biến JOB .................................................................... 52 Bảng 3. 8 Thống kê mô tả biến PURPOSE.......................................................... 53 Bảng 3. 9 Kết quả độ phù hợp của mô hình ......................................................... 54 Bảng 3. 10 Kết quả ma trận tương quan .............................................................. 54 Bảng 3. 11 Kết quả hồi quy nhị phân ................................................................... 55 Bảng 3. 12 Mức độ dự báo chính xác của mô hình hồi quy ................................ 56 Bảng 3. 13 Mức độ dự báo của các trường hợp ................................................... 57 Bảng 3. 14 Kết quả VIF ....................................................................................... 57 Bảng 3. 15 Kiểm định sai lệch xác định .............................................................. 58 ix
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Từ đầu năm 2020, khi mà đại dịch Covid bùng phát tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Điều này không chỉ tác động đến khủng hoảng y tế toàn cầu mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội của các quốc gia, đến sinh kế của người dân, các hộ gia đình và các đối tượng khác trong xã hội. Trong bối cảnh này, những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội là nhóm người yếu thế do khả năng chống chịu và thích ứng với rủi ro kém hơn. Đối mặt với đại dịch Covid-19, Chính phủ đã có các biện pháp chủ động, toàn diện để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19, đồng thời hỗ trợ duy trì sản xuất và ổn định đời sống của người dân. Cụ thể, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gồm người bị giảm sâu thu nhập; mất, thiếu việc làm; không đảm bảo mức sống tối thiểu; đồng thời hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch. Thất nghiệp, thiếu việc làm trong đại dịch Covid-19 đã dẫn đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động tự do, gặp rất nhiều khó khăn bởi không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sút. Điều này đòi hỏi phải thực hiện và mở rộng hơn các gói tín dụng vi mô (TDVM) nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như các đối tượng yếu thế khác trong bối cảnh suy thoái kinh tế sau đại dịch. Nhóm lao động yếu thế hiện nay chiếm tỉ lệ không hề nhỏ. Nếu không tìm được các giải pháp sinh kế bền vững, không giảm được số lượng này thì một hệ lụy rõ ràng nhất là nền kinh tế và xã hội không phát triển kéo theo các tệ nạn xã hội. Việc phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng và an sinh xã hội, “chăm lo các đối tượng yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trên cả nước” là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội“ (gọi tắt là Chỉ thị 40) đi vào cuộc sống, đã tạo bước đột phá kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng NHCSXH hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt qua đói nghèo, thay đổi cuộc sống, để không ai trong số họ bị bỏ lại phía sau, làm tô đậm 1
- thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội riêng có dành cho người nghèo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tín dụng cho người yếu thế mà bản chất là tín dụng chính sách xã hội từ lâu đã trở thành vấn đề không chỉ ở cấp quốc gia của mỗi nước, mà hầu hết các nước trên thế giới đều đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ vai trò của vấn đề này, Việt Nam đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách và khung khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực tín dụng đối với người yếu thế, qua đó nhằm tạo sinh kế cho nhóm người khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản vay thông thường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, an sinh xã hội được bảo đảm. Chính sách tín dụng chính sách xã hội tập trung vào 7 chương trình tín dụng chính sách trọng tâm: 1- Cho vay hộ nghèo; 2- Cho vay hộ cận nghèo; 3- Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; 4- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; 5- Cho vay giải quyết việc làm; 6- Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; 7- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Gần 20 năm hoạt động (2002 - 2020), tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật và đang là điểm sáng, là một trong những trụ cột của hệ thống các chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam hiện nay. Do đặc thù của thị xã Bến Cát là khu vực đô thị công nghiệp đã được quy hoạch bài bản, cơ sở hạ tầng cũng như các chương trình về nước sạch môi trường đã cơ bản đáp ứng được các tiêu chí của TW do đó tác giả tập trung nghiên cứu vào nhóm yếu thế chính đặc thù riêng của địa phương là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động yếu thế bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đến 6 tháng đầu năm 2022 giai đoạn 2022-2025, toàn thị xã Bến Cát còn 246 hộ nghèo, (chiếm tỉ lệ 0.81%, bao gồm 104 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 0.34% và 142 hộ nghèo xã hội, chiếm tỉ lệ 0.48%) và 110 hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 0.36%). So với số liệu đến cuối năm 2020, tổng hộ nghèo và hộ cận nghèo là 255 hộ (chiếm tỉ lệ 0.85%, bao gồm 108 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 0.36% và 147 hộ nghèo xã hội, chiếm tỉ lệ 0.49%). Qua đó cho thấy hộ nghèo và hộ cận nghèo tính đến thời điểm hiện tại đang có xu hướng giảm thể hiện tính hiệu quả của các chương trình tín dụng của chính sách xã hội. Hiện nay nguồn vốn tín dụng địa bàn thị xã Bến Cát theo báo cáo của ngân hàng chính sách thị xã chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người vay và theo các mục tiêu đã 2
- đề ra trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo- việc làm của địa phương cho các đối tượng yếu thế sau đại dịch. Mặc dù được quan tâm bổ sung nguồn vốn cho vay, tuy nhiên vốn vay mới chỉ đáp ứng được một phần của nhu cầu vốn, việc đầu tư theo chương trình dự án còn rất ít, nhất là vốn vay giải quyết việc làm cho nhóm các đối tượng bị mất việc làm sau đại dịch Covid-19 vừa qua. Đặc biệt đại đa số hộ dân trong các khu công nghiệp Mỹ Phước, Rạch Bắp An Điền, Thới Hòa, Việt Hương là người lao động nhập cư không có nghề nghiệp, chỗ ở ổn định, sống tập trung trong các khu nhà trọ công nhân nhu cầu vay vốn để trang trải cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm do các công ty mà người lao động đang làm việc bị phá sản hoặc giải thể do chính sách phong tỏa trong thời gian qua ảnh hưởng nặng nề đến việc sản xuất kinh doanh. Một số tổ chức chính trị xã hội xã, phường trên địa bàn thị xã chưa quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung được NHCSXH ủy thác, đặc biệt chưa làm tốt khâu kiểm tra giám sát, quản lý vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, lãi tồn đọng. Chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch, chương trình kiểm tra giám sát. Một số tổ chức Hội đã thực hiện kiểm tra giám sát nhưng chỉ mang tính hình thức chưa đánh giá được chất lượng hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ vay dẫn đến người dân khó có thể tiếp cận lại nguồn tín dụng do không có báo cáo đánh giá chính xác. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn phương thức sản xuất kinh doanh hoặc chăm sóc cây trồng vật nuôi trên địa bàn thị xã chưa chặt chẽ và đồng bộ. Thực tế cho thấy một số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Vì thế một số hộ gia đình sử dụng vốn vay đạt hiệu quả chưa cao dẫn đến chưa cải thiện được cuộc sống và trả nợ cho ngân hàng chưa đúng hạn dẫn dến khó có thể tiếp cận nguồn tín dụng về sau do không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương”. Thông qua nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các đối tượng yếu thế để từ đó có thể định hướng việc sử dụng nguồn vốn tín dụng hiệu quả cho nhóm đối tượng này đồng thời xây dựng chương trình hành động cho các đơn vị liên quan nhằm hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế cho thị xã. 3
- 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trong địa bàn thị xã Bến Cát, từ đó đề xuất ra các giải pháp cho người đi vay, tổ chức triển khai tín dụng và các cơ quan đơn vị liên quan nhằm giải quyết các vấn đề kịp thời góp phần ổn định phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho thị xã Bến Cát. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1). Xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (2). Đo lường mức độ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (3). Đề xuất các kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi thời gian: Theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2025 thì mức chuẩn nghèo của tỉnh thấp nhất là 2.100.000 đồng/người/tháng cao hơn cả nước là 1.500.000 đồng/người/tháng. Mặt khác thị xã Bến Cát là khu vực đô thị công nghiệp tập trung dân cư từ khắp nơi về làm việc nên thành phần dân cư rất đa dạng, nên nhóm đối tượng tác giả hướng đến là các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí của tỉnh, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và các đối tượng lao động bị mất việc làm không thể tiếp cận tín dụng thông thường. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng khảo sát đối với đối tượng khảo sát là những những hộ nghèo, lao động tự do, công nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phước, trên địa bàn thị xã trong quý I năm 2023. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của NHCSXH thị xã từ năm 2016- 2022, báo cáo tổng hợp những tồn tại, khó khăn vướng mắc của Phòng Lao động Thương 4
- bình và Xã hội thị xã, Liên đoàn lao động thị xã, Số liệu của Tổng cục thống kê, tạp chí tài chính, các nghiên cứu khoa học của Thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một. *Phạm vi không gian: Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 4. Câu hỏi nghiên cứu (1). Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (2). Mức độ của các yếu tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương như thế nào? (3). Đề xuất các kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương? 5. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương phướng nghiên cứu hỗn hợp là Nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Trong đó phương pháp nghiên cứu trọng tâm là phương pháp định lượng sử dụng hồi quy nhị phân Binary Logistic. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn ý kiến của cán bộ tín dụng, những người đã vay vốn tại NHCSXH và những đối tượng đang có nhu cầu vay vốn tín dụng tại NHCSXH. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm Stata để kiểm định hồi quy nhị phân. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và thử nghiệm giả thuyết nghiên cứu, kiểm tra khả năng tiếp cận tín dụng của các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương bằng cách phân tích xác xuất dự đoán kết quả mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các phiếu khảo sát có điền các câu hỏi được phát cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Bến Cát. 6. Tổng quan các nghiên cứu 6.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Takahashi và cộng sự (2010) phân tích thực nghiệm sử dụng hồi quy Probit để đánh giá khả năng tiếp cận TDVM của người nghèo Indonesia. Phân tích Probit cho thấy “tỷ lệ lao động nữ” là yếu tố quyết định đến việc tiếp cận chương trình 5
- TDVM của hộ, các đặc điểm khác của hộ như số thành viên, số người phụ thuộc, thành viên nam nam và đặc biệt diện tích đất ở, diện tích đất nông nghiệp có thể đóng vai trò là tài sản thế chấp nếu hộ gia đình tiếp cận với các ngân hàng thương mại nhưng không có ý nghĩa đối với chương trình TDVM, bởi đặc điểm của các chương trình TDVM chính là không cần tài sản thế chấp. Theo tác giả, trên thực tế các khoản vay quy mô nhỏ không có yêu cầu tài sản thế chấp từ chương trình TDVM đã được chứng minh là làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng của hộ, bởi đây là nguồn tài chính chính thức ổn định thay vì tiếp cận các nguồn phi chính thức. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM từ phía người nghèo chưa đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay từ các chương trình TDVM, chưa ước lượng được số vốn mà hộ có thể vay được, chưa đánh giá được tác động của tín dụng đối với hộ nghèo. Nghiên cứu của Fungacova và Wei (2014) cũng cho thấy người lớn tuổi có mức độ tiếp cận tài chính cao hơn so với người trẻ tuổi. Những người lớn tuổi thường có hoạt động kinh tế để tạo ra thu nhập cũng như nhu cầu về đời sống, sản xuất kinh doanh phong phú hơn nên việc tiếp cận tín dụng sẽ cao hơn. Tuy nhiên khi trở nên già yếu thì nhu cầu tài chính lại giảm theo. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dành cho mô hình có biến phụ thuộc là biến nhị phân để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của cá nhân ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy “thu nhập, trình độ học vấn, giới tính và độ tuổi” đều ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính của cá nhân. Norhaziah Nawai và Mohd Noor Shariff (2012), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong chương trình TDVM ở Malaysia. Bài nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 309 khách hàng cá nhân ở Peninsular Malaysia được thu thập từ tháng 11/2010 đến tháng 02/2011. Bằng Mô hình hồi qui Logit, hai tác giả đưa vào 12 biến bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, giáo dục, tôn giáo, khoảng cách đến ngân hàng, đáp ứng khoản vay theo nhu cầu, hình thức kinh doanh, doanh số bán hàng, số tiền vay, số lần kiểm tra sau vay, đăng ký kinh doanh theo đúng qui định pháp luật. Kết quả đã cho thấy các yếu tố: “độ tuổi, giáo dục tôn giáo, doanh số bán hàng, đăng ký kinh doanh theo đúng qui định pháp luật” có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ, trong khi đó, các biến: giới tính, khoảng cách đến ngân hàng, đáp ứng khoản vay theo 6
- nhu cầu, số tiền vay, số lần kiểm tra sau vay có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng. Li Shuai, Hui Lai, Chao Xu, Zongfang Zhou (2013), Nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân được thu thập từ một số ngân hàng thương mại của Đức. Các tác giả đã đưa vào 17 biến: độ tuổi, hôn nhân, số người phụ thuộc gia đình, nghề nghiệp, số năm làm việc, điều kiện nhà ở, số năm sống trong ngôi nhà hiện tại, trả góp tỉ lệ thu nhập khả dụng, tài sản đảm bảo, tình trạng tài khoản thanh toán, nguồn tiền trả góp hàng tháng, số tiền vay, tài khoản tiết kiệm, thời gian vay, tiền sử tín dụng quá hạn, số khoản vay hiện có tại ngân hàng, số tiền vay, tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trong 17 biến, chỉ có 7 biến có ý nghĩa thống kê trong đó các biến: “nghề nghiệp, số người phụ thuộc, thời gian vay, tài sản đảm bảo” có tác động tích cực đến khả năng trả nợ của khách hàng. Các biến: tiền sử tín dụng quá hạn, tình trạng tài khoản thanh toán có tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Ganle và cộng sự (2015), dựa trên nghiên cứu về tiếp cận TDVM cho phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn - những người đang tham gia vào một chương trình TDVM của một số tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Ghana, tác giả cho rằng nghèo đói thường là một nguyên nhân của bất bình đẳng, do đó TDVM là công cụ chủ đạo để trao quyền cho phụ nữ, với quy mô khoản vay thích hợp, thời gian hợp lý kết hợp với việc kiểm soát được các khoản cho vay đã làm cải thiện tình trạng kinh tế của người vay vốn tín dụng và từ đó “tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ”. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu đó là chưa đánh giá được phụ nữ nghèo tiếp cận TDVM như thế nào, chưa lượng hóa được yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM của họ, chưa lượng hóa được số vốn mà họ vay được. Nghiên cứu định lượng của Clamara, Ximena Peña và David Tuesta (2014) đã nghiên cứu về các nhân tố có liên quan để tiếp cận tài chính ở Peru. Với bộ số liệu được thu thập từ khảo sát, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Probit nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy “phụ nữ, người sinh sống ở khu vực nông thôn” và người trẻ tuổi là những người gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống tài chính chính thức. Việc xác định các đặc điểm cá nhân có ý nghĩa cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho việc xây dựng chinh sách thúc đẩy tiếp cận tài chính ở Peru. 7
- Nghiên cứu về tiếp cận tài chính, Kalsoom Zulfiqar, Muham-mad Aslam Chaudhary và Aribah Aslam (2016) về mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình Probit để chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân và rào cản nhận thưc về tiếp cận tài chính tại Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của cá nhân như “trình độ học vấn, thu nhập và giới tính” có ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính tín dụng của các cá nhân. Những người có thu nhập thấp và thiếu các thủ tục cần thiết là rào cản trong việc tiếp cận tín dụng của người dân Pakistan. 6.2. Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn và cộng sự (2018) cũng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính cá nhân, Sử dụng bộ dữ liệu thu thập từ Financial Global Index và hồi quy Probit, nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ giữa biến “tuổi, thu nhập, trình độ” có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính. Ngoài ra nghiên cuus chũng phân tích các rào cản ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của cá nhân. Dựa trên cơ sở kết luận của hai mô mình, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho các chủ thể liên quan. Trần Thị Khánh Li (2019), Tài chính toàn diện tại Việt Nam đánh giá từ góc độ tiếp cận tài chính của cá nhân. Trong bài viết, tác giả sử dụng số liệu của Global Findex năm 2017 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sở hữu tài khoản và sử dụng dịch vụ tài chính ở cấp độ cá nhân. Kết quả cho thấy, các yếu tố “tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập” đều ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức của cá nhân. Trong đó yếu tố thu nhập có tác động đến cả ba tiêu chí là sở hữu tài khoản, sử dụng dịch vụ tiết kiệm và vay vốn từ các tổ chức tài chính theo hướng những người nghèo là nhóm người bị hạn chế tiếp cận tài chính toàn diện nhất. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trình độ học vấn có mối tương quan mạnh mẽ đến rào cản tiếp cận tài chính của cá nhân. Nghiên cứu Tác động của TDVM đối với thu nhập của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ của Nguyễn Hồng Thu đã chỉ ra rằng: “Vốn xã hội” có giá trị Sig.=0.08
- dương đúng như giả định ban đầu và hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu đã thiết lập. “Tần suất tham gia vốn xã hội” có giá trị Sig=0.05 và biến tần suất tham gia vốn xã hội có tương quan với tiếp cận tín dụng của hộ nghèo với độ tin cậy 95%. Tần suất tham gia vốn xã hội thể hiện số lần hộ gia đình đã tham gia các buổi tập huấn tuyên truyền phổ biến các kiến thức kỹ năng cần thiết về nguồn vốn vay cũngnhư các kỹ năng kinh nghiệm làm việc cho các hộ gia đình. Dấu kỳ vọng là dấu dương và điều này đúng với thực tiễn cũng như kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu. “Vị trí địa lý nhà ở của hộ” có giá trị Sig =0.06 < 0.1 cho biết biến vị trí địa lý nhà ở của hộ có tương quan đến tiếp cận tín dụng của hộ với mức ý nghĩa 94%. Hệ số B mang dấu âm đúng như kỳ vọng nghiên cứu, điều này cho biết khoảng cách hộ gia đình sống càng cách xa các đường trục lộ giao thông liên xã phường hộ càng hạn chế khả năng tiếp cận thông tin vay nhiều hơn các hộ có khoảng cách gần hoặc sống trên các trục lộ giao thông chính. Điều này hoàn toàn đúng với thực tiễn và đúng với giả định của nghiên cứu này. “Thu nhập của hộ” có giá trị Sig = 0.03
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
52 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)