intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

65
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích tác động các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN THANH TÚ Hà Nội, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 1806030057 Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Tú Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Xuân Bình Hà Nội, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tú
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Xuân Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .....................................................................vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................ii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ...................................................2 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................6 6. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................6 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................6 8. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................7 9. Kết cấu luận văn ..............................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .................................................................9 1.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán .......................................................9 1.1.1. Thị trường chứng khoán .........................................................................9 1.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán....................................10 1.2. Tổng quan về giá chứng khoán ..................................................................12 1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................12 1.2.2. Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán ..........................................13 1.3. Các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến chỉ số giá chứng khoán .......................15 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán nói chung .....................15 1.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán ..........16 1.4. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
  6. iv NAM .........................................................................................................................23 2.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ..................................23 2.1.1. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................23 2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................25 2.2. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .....................................................26 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu...................................................................26 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN BIẾN ĐỘNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....28 3.1. Tình hình thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ..........................................28 3.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................32 3.2.1. Thống kê cơ bản mẫu nghiên cứu ........................................................32 3.2.2. Kiểm định tính dừng .............................................................................33 3.2.2. Kiểm định đồng liên kết Johansen .......................................................38 3.2.3. Kiểm định ...............................................................................................41 Kiểm định tự tương quan ................................................................................41 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................41 3.2.4. Xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến nghiên cứu (VECM) ............................................................................................................42 3.2.5. Xác định mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến nghiên cứu (ECM)...............................................................................................................43 3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................44 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...........................................................48 4.1. Kết luận ........................................................................................................48 4.2. Gợi ý chính sách phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.............48 4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 66 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72
  7. v DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index) DN Doanh nghiệp ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GSO Tổng cục thống kê HNX Ha Noi Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán HOSE Thành Phố Hồ Chí Minh) IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế M2 Cung tiền NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất SCIC Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM
  8. vi TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước UPCOM Unlisted Public company market (Thị trường giao dịch chứng khoán của công ty chưa niêm yết) VECM Mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) VN Việt Nam VNINDEX Chỉ số giá chứng khoán TTCK TP.HCM (Viet nam Index) VAR Mô hình tự hồi qui vectơ (Vector Autoregression) VSD, TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán
  9. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1. 1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất và dấu tác động ...22 Bảng 2. 1: Bảng tổng hợp biến và mô tả các biến.....................................................25 Bảng 2. 2: Tóm tắt dữ liệu nghiên cứu ......................................................................26 Bảng 3. 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ..................................................32 Bảng 3. 2: Kiểm định tính dừng cho biến P ..............................................................34 Bảng 3. 3: Kiểm định tính dừng cho biến DP ...........................................................34 Bảng 3. 4: Kiểm định tính dừng cho biến CPI ..........................................................34 Bảng 3. 5: Kiểm định tính dừng cho biến LS ...........................................................35 Bảng 3. 6: Kiểm định tính dừng cho biến DLS ........................................................35 Bảng 3. 7: Kiểm định tính dừng cho biến TG ...........................................................36 Bảng 3. 8: Kiểm định tính dừng cho biến DTG ........................................................36 Bảng 3. 9: Kiểm định tính dừng cho biến M2...........................................................37 Bảng 3. 10: Kiểm định tính dừng cho biến DM2 ......................................................37 Bảng 3. 11: Kiểm định tính dừng cho biến SL .........................................................38 Bảng 3. 12: Kiểm định tính dừng cho biến DSL ......................................................38 Bảng 3. 13: Xác định độ trễ của mô hình dựa vào mô hình VAR ............................39 Bảng 3. 14: Kiểm định Johansen...............................................................................40 Bảng 3. 15: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ........................41 Bảng 3. 16: Bảng kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .............................................42 Bảng 3. 17: Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM xác định mối quan hệ ngắn hạn .........44
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Hiện nay, giá cả chứng khoán là vấn đề được đầu tư và cả xã hội quan tâm. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động của chỉ số giá chứng khoán. Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động của chỉ số giá chứng khoán VNINDEX trong dài hạn và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô này đến chỉ số giá chứng khoán VNINDEX trong ngắn hạn. Nghiên cứu được thực hiện cho chỉ số giá chứng khoán SGDCK TP.HCM (VNINDEX) trong giai đoạn từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2018. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM), sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình rồi đưa ra mô hình hoàn chỉnh để phân tích sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô đối với biến động của chỉ số VNINDEX. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong dài hạn, lãi suất và lạm phát có tác động ngược chiều lên chỉ số VNINDEX, giá trị sản xuất công nghiệp và cung tiền có ảnh hưởng cùng chiều lên chỉ số VNINDEX, trong khi đó tỷ giá hối đoái không có ý nghĩa thống kê cho việc giải thích sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến chỉ số VNINDEX. Trong ngắn hạn, VNINDEX chỉ bị tác động cùng chiều với cung tiền. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tôi đề xuất một số chính sách nhằm ổn định các yếu tố vĩ mô để phát triển TTCK Việt Nam như: Ổn định lạm phát theo hướng có lợi cho nền kinh tế, điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường và thúc đẩy gia tăng sản lượng công nghiệp. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm các biến vĩ mô, các biến vi mô, biến phi kinh tế và một số yếu tố nội sinh... để có cái nhìn bao quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá của thị trường chứng khoán.
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Trong đó, phải kể đến sự phát triển khá nhanh của thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 với phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh). Trải qua hơn 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Cho đến nay, TTCK Việt Nam có khoảng 140 công ty chứng khoán đã đi vào hoạt động. Giá trị giao dịch trên TTCK đạt 50-60% GDP với tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch là 1605 công ty. Mức vốn hóa của thị trường tính đến ngày 31/10/2019 đạt 5.686.846 tỷ đồng, chiếm 102,74% GDP, qua đó, thể hiện vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nền kinh tế. Trong 20 năm hoạt động của TTCK đã chứng kiến nhiều sự thăng trầm của thị trường với những giai đoạn trầm lắng và có những giai đoạn phát triển cực nóng cả về giá cả lẫn khối lượng giao dịch không ít các nhà đầu tư, nhân viên của các công ty cổ phần hóa bỗng chốc trở nên rất giàu có. Năm 2007- 2008 chứng kiến sự thăng hoa của thị trường chứng khoán, chỉ số VNINDEX lên đỉnh đạt 1200 điểm, cố phiếu của công ty FPT có lúc lên hơn 650.000 một cố phiếu đã làm cho không ít các nhân viên của công ty FPT trở nên cực giàu có, giai đoạn này hầu hết các nhà đầu tư mua đâu thắng đó đã kéo theo không ít các nhà đầu tư lao vào cơn say của chứng khoán. Sau khi lên đỉnh đã chứng kiến sự sụt giảm cực mạnh của thị trường với đáy là hơn 200 điểm của chỉ số VNINDEX vào năm 2009 đã làm cho không ít người tán gia bại sản. Chính vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán là việc luôn được quan tâm từ các nhà quản lý đến các nhà đầu từ từ trước đến này từ khắp nơi trên thế giới nơi có các thị trường chứng khoán vận hành. Đối với các nhà quản lý thì mục tiêu là làm cho thị trường phát triển để thu hút vốn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, với các nhà đầu tư thì làm sao thu lời được từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình.
  12. 2 Đặt trong bối cảnh đó tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trƣờng chứng khoán Việt Nam" cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Dưới đây là một số nghiên cứu: Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang (2006) đã kiểm định tác động của các biến như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX) lãi suất ngắn hạn (SR), lãi suất dài hạn (LR), tăng trưởng kinh tế (GDP), Cung tiền (M2) đến chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán NewZealand (NZSE40). Kết quả cho thấy có mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất ngắn hạn, cung tiền và tăng trưởng kinh tế với chỉ số giá chứng khoán NZSE40 giai đoạn 1990-2003. Md. Mohiuddin, Md. Didarul Alam and Abdullah Ibneyy Shahid (2008) kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, cung tiền và chỉ số sản lượng công nghiệp với chỉ số giá chứng khoán Bangladesh. Kết quả nghiên cứu không tìm mấy mối tương quan nào giữa chỉ số giá chứng khoán Bangladesh với các yếu tố vĩ mô trong mức ý nghĩa thống kê. Suliaman D. Mohammad, Adnan Hussain, Adnan Ali (2009) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Karachi. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, cung tiền M2 và chỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi (Karachi Stock Exchange-KSE) giai đoạn năm 1986-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán trong khi tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và cung tiền M2 có tác động nghịch chiều. Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định.
  13. 3 Chen, Roll và Ross (1986) với nghiên cứu nổi tiếng về mô hình đa nhân tố để đánh giá ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên TTCK Mỹ. Các biến kinh tế vĩ mô mà nghiên cứu đã xem xét bao gồm: chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production), lạm phát (Inflation), phần bù rủi ro (Risk Premia), cấu trúc kỳ hạn (The Term Structure), chỉ số thị trường (Market Indices), mức chi tiêu thực tế (Consumption) và giá dầu (Oil Prices) giai đoạn từ tháng 1/1953 đến tháng 11/1984. Kết quả cho thấy một vài biến kinh tế này được chứng minh là có ý nghĩa trong trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, đặc biệt là sản lượng công nghiệp, biến động trong phần bù rủi ro, đường cong lợi suất; một vài biến yếu hơn như sự đo lường lạm phát bất thường và những thay đổi trong lạm phát kì vọng trong những thời kì các biến này bất ổn cao. Độ chênh lệch tài sản sinh lời và khác biệt về mức độ rủi ro có tác động không nhỏ đến tài sản sinh lời vốn cổ phần. Kwon, Shin và Bacon (1997) đã tìm ra bằng chứng thuyết phục bằng cách sử dụng kiểm định nhân quả Granger và mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy TTCK Hàn Quốc nhạy cảm với nền kinh tế thực và hoạt động thương mại quốc tế hơn chỉ số chứng khoán ở Mỹ và ở Nhật, được thể hiện qua các biến tỷ giá, cán cân thương mại, cung tiền và chỉ số sản lượng công nghiệp. Maysami và Koh (2000) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có sự hình thành mối quan hệ đồng tích hợp với tất cả các biến số kinh tế được lựa chọn gồm lãi suất ngắn hạn, dài hạn, sản lượng công nghiệp, lạm phát, tỉ giá và cung tiền giữa chỉ số TTCK Singapore và chỉ số ngành bất động sản. Với chỉ số tài chính, hoạt động kinh tế thực và cung tiền thì sự liên hệ không đáng kể. Ibrahim và cộng sự (2003) chứng minh giá chứng khoán chịu nhiều tác động hơn từ sự thay đổi của các yếu tố mang tính nội địa, nổi bật nhất là cung tiền vì nó mang lại một hiệu ứng dương cho giá chứng khoán trong ngắn hạn, nhưng lại tác động ngược chiều nếu xét trong dài hạn. Robert D.Gay (2008) tiến hành kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô: tỷ giá hối đoái và giá dầu lên TTCK bằng cách sử dụng phương pháp Box-Jenkins - mô hình ARIMA cho 4 quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Dựa vào giá
  14. 4 trị tham số của các biến độc lập và giá trị p tương ứng, cùng với tham số R2 cho mỗi mô hình, kết quả phân tích cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng nào. Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích “Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam”. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo tháng trong giai đoạn từ tháng 7/2000 đến tháng 9/2011 (135 quan sát). Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật VECM để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán trong dài hạn và kiểm định mối quan hệ này trong ngắn hạn bằng kỹ thuật hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tại Việt Nam thì: - Cung tiền tăng tạo ra dư thừa tổng phương tiện thanh toán, điều kiện để dòng tiền chảy vào thị trường, làm tăng chỉ số giá chứng khoán. - Khi lãi suất cho vay tăng 1% thì chỉ số VN30 giảm 35,205 điểm. Tuy nhiên biến CPI trong mô hình có ý nghĩa thống kê thấp, không phản ánh chính xác tác động thực sự của nhân tố lạm phát đến TTCK. Một trong những nguyên nhân là do cách tính chỉ số CPI của Việt Nam mang tính đặc thù dẫn đến biểu hiện bất thường của CPI. Khi sản lượng công nghiệp tăng 1.000 tỉ đồng/ tháng thì chỉ số VNINDEX tăng 9,985 điểm. Khi tỷ giá tăng (VND mất giá) 100 đồng/USD thì chỉ số VN30 sụt giảm 16,672 điểm. Khi giá dầu tăng 1 USD/barrel thì chỉ số VNINDEX tăng 4,423 điểm. Sẽ có mối tương quan thuận (+) giữa giá dầu với giá chứng khoán trong các nước xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại có mối tương quan nghịch (-) đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2011) kiểm định lý thuyết thị trường hiệu quả - Kết quả thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích được thực hiện dựa trên dữ liệu chỉ số VNINDEX hàng tháng trong thời hạn 6 năm từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2010.
  15. 5 Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Văn Điệp, Lê Nguyễn Hoàng Tâm (2013) với nghiên cứu: “Các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tổng số 4 yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX), cung tiền (M2), giá vàng trong nước (DGP) và chỉ số VNINDEX (VNI) được sử dụng trong phân tích. Các biến số kinh tế vĩ mô được thống kê thường xuyên hàng tháng từ tháng 1/2004 đến 12/2011 từ số liệu thống kê tài chính (IFS) của Quỹ Tiền tệ quốc tế, ngoại trừ chỉ số VNINDEX, giá vàng trong nước (những dữ liệu này được thu thập từ HSX và Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Lý do lựa chọn dữ liệu hàng tháng vì hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể thu thập được hàng tháng. Những biến được sử dụng dưới dạng Logarith tự nhiên (LVNI, LCPI, LEX, LM2 và LDGP). Việc chuyển đổi dữ liệu gốc sang Logarith cho các biến nhằm giảm bớt độ phân tán cao cũng như có một số quan sát có giá trị bất thường của dữ liệu gốc và việc dùng dữ liệu dưới dạng Logarith để thuận lợi trong việc nhận dạng và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số giá chứng khoán có mối quan hệ nghịch biến với lạm phát, lượng cung tiền và giá vàng trong nước có mối quan hệ đồng biến với chỉ số giá chứng khoán trong dài hạn. Trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khoán hiện tại có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán tháng trước và ngược chiều với tỷ giá hối đoái. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu nhằm phân tích tác động các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu -Xác định các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. -Đánh giá mức độ ảnh hưởng mỗi yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX ra sao. -Dựa trên kết quả phân tích kiến nghị các chính sách quản trị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
  16. 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. 5.2. Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tiêu biểu như giá trị sản xuất công nghiệp, lạm phát, lãi suất, tỷ giá và cung tiền đến chỉ số chứng khoán VNINDEX. + Về không gian: Chỉ nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán VNINDEX của thị trường chứng khoán Việt Nam. + Về thời gian: Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX từ năm 2009 đến năm 2018. 6. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu thành công các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam cần làm rõ các vấn đề sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố vĩ mô nào ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Câu hỏi 2: Các yếu tố tác động theo chiều hướng nào và mức độ tác động ra sao lên chỉ số giá chứng khoán Việt Nam. Câu hỏi 3: Nên dùng những chính sách nào để ổn định TTCK Việt Nam, phát triển bền vững. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn số liệu: Giáo trình, các nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, bài viết trên các tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các số liệu thống kê từ tổng cục thống kê, sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
  17. 7 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Sử dụng các phương pháp định tính: tổng hợp, mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu và các công cụ như bảng biểu, đồ thị. Với số liệu thu thập từ tổng cục thống kê, ngân hàng nhà nước, các bài báo, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trong và ngoài nước…để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứ được nêu ra. Sử dụng phương pháp định lượng: dùng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là chỉ số chứng khoán VNINDEX và các biến độc lập là các yếu tố vĩ mô theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và tính tương quan… nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán VNINDEX ra sao. 8. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VNINDEX trong giai đoạn từ 2009 đến 2018. Trên cơ sở đó đề xuất một vài gợi ý về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, đồng thời giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán TTCK Việt Nam và tạo cơ sở để xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam. 9. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn ngoài phần lời mở đầu và kết luận và các phụ lục bao gồm 4 chương như sau:
  18. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Chương 2: Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
  19. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán 1.1.1. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. “Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.16). “Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.4). “Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.4). Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ của các quỹ đầu tư, một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. Vị trí của Thị trường chứng khoán. Trong thị trường tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ): “Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.3), thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu,... Thị trường tài chính dài hạn (Thị trường vốn): “Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính trung và dài hạn” (Bùi
  20. 10 Kim Yến, 2006, tr.3), thông thường trên 1 năm bao gồm thị trường tín dụng dài hạn (gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính) và thị trường chứng khoán. 1.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Bất kỳ thị trường nào cũng thế đều phải có người mua và người bán. Người bán là nhà phát hành chủ yếu nhằm mục đích huy động vốn. Còn người mua bao gồm nhà đầu tư và các công ty tài chính đầu tư với nhiều mục đích khác nhau như: kiếm lời, thâu tóm đối thủ, tăng giá trị chuỗi công ty,..Ngoài ra đây là một thị trường đặc thù nên còn có thêm có cơ quan trung gian và cơ quan quản lý như trung tâm môi giới chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán…  Nhà phát hành “Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.17). Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty. Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương. Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thường phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.  Nhà đầu tƣ “Nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận” (Bùi Kim Yến, 2006, tr.18). Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình. “Nhà đầu tư có tổ chức: các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0