Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam
lượt xem 19
download
Mục tiêu của nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam" nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai ngân hàng xanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể, dựa trên kết quả phỏng vấn sơ bộ và tham khảo các tài liệu nghiên cứu khoa học trước đây, tác giả đề xuất tìm hiểu các tác động nhiều yếu tố liên quan đến ngân hàng xanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng TRẦN HẢI SƠN HÀ NỘI, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Trần Hải Sơn Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không sao chép hay sử dụng bất kì kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện những lời tôi nói là sai sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên thực hiện Trần Hải Sơn
- LỜI CẢM ƠN Sau khi kết thúc quá trình học tập và làm việc thực tế, lời đầu tiên, em bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cần áp dụng kiến thức tích lũy, những nghiên cứu đã được Nhà trường hướng dẫn và của những nỗ lực bản thân, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương đã giúp em lĩnh hội đủ những kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy – giảng viên hướng dẫn đã dành nhiều thời gian quý báu để định hướng và giúp em hoàn thiện được bài luận văn. Mặc dù bài luận văn là đúc kết từ những kiến thức và kinh nghiệm đã được học, song chắn chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong quý Thầy, Cô giáo đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình. Đó là nguồn động viên lớn để em hoàn thiện được bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................... iii DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................... vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................... ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................. x LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 13 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14 6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................... 15 7. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................... 15 8. Kết cấu đề tài luận văn ......................................................................... 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH ............ 17 1.1. Tổng quan về Ngân hàng xanh ......................................................... 17 1.1.1. Định nghĩa Ngân hàng xanh ......................................................... 17 1.1.2. Các hoạt động Ngân hàng xanh .................................................... 18 1.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng xanh ................................... 19 1.1.4. Lợi ích của việc áp dụng Ngân hàng xanh .................................... 20 1.2. Mức độ phát triển Ngân hàng xanh ................................................. 23 1.2.1. Định nghĩa về phát triển Ngân hàng xanh .................................... 23 1.2.2. Các tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của NHX .................. 25
- 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Ngân hàng xanh vào các hoạt động tại NHTM ................................................................................. 28 1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài ............................................................... 29 1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ............................................................... 29 1.4. Kinh nghiệm phát triển Ngân hàng xanh của một số quốc gia trên thế giới ........................................................................................................ 31 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Bank of America (BoA, Mỹ) ......... 32 1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng BNP Paribas (BNPP, Pháp) ........... 32 1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC, Trung Quốc) ............................................................................................ 35 1.4.4. Kinh nghiệm của Ngân hàng Mizuho (Nhật)................................ 36 1.5. Bài học kinh nghiệm để phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam 37 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 39 2.1. Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam và lộ trình thực hiện ........................................................................................................... 39 2.2. Tình hình thực hiện phát triển ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam ........................................................................................................... 41 2.2.1. Tình hình phát triển Ngân hàng xanh trong hoạt động quản lý rủi ro của NHTM .......................................................................................... 41 2.2.2. Tình hình phát triển Ngân hàng xanh trong hoạt động tín dụng của NHTM ..................................................................................................... 43 2.2.3. Tình hình phát triển Ngân hàng xanh thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử của NHTM .................................................................................. 47 2.2.4. Nhận thức về ngân hàng xanh ....................................................... 48 2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam ........................................................................................................... 49
- 2.3.1. Kết quả đạt được trong việc phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam 49 2.3.2. Khó khăn và hạn chế trong việc phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam 49 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 50 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 50 3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 51 3.3. Thang đo của nghiên cứu .................................................................. 54 3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 57 3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................... 57 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................... 57 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................ 57 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM ................... 60 4.1. Phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam ............................................................................ 60 4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và các thang đo ........................ 60 4.1.2. Các thang đo.................................................................................. 62 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ......................... 68 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................. 73 4.4. Kết luận nghiên cứu ........................................................................... 75 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................... 75 CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM ..... 80 5.1. Định hướng hoạt động phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.. 80 5.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam...................................................................................... 81 5.3. Đối với Chính phủ .............................................................................. 82
- 5.4. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam........................................... 83 5.5. Đối với các Ngân hàng thương mại .................................................. 86 5.6. Đối với khách hàng ............................................................................ 88 5.7. Một số hạn chế của luận văn và định hướng nghiên cứu tiếp theo 89 KẾT LUẬN ............................................................................................ 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 92 PHỤ LỤC .................................................................................................. i
- DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 NHX Ngân hàng xanh 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 NCKH Nghiên cứu khoa học 5 ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương 6 Viện Nghiên cứu và Phát triển về Khoa học và Ngân hàng IDRBT Ấn Độ 7 RBI Ngân hàng Dự trữ Ấn độ 8 GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức 9 NHNN Ngân hàng Nhà nước 10 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc 11 TCNH Tài chính ngân hàng 12 BoA Ngân hàng Bank of America 13 BNPP Ngân hàng BNP Paribas 14 EPs Nguyên tắc Xích đạo 15 MT - XH Môi trường – Xã hội 16 EFA Phân tích nhân tố khám phá 17 DN Doanh nghiệp 18 KMO Thước đo Kaiser - Meyer - Olkin 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 Tập đoàn Tài chính Quốc tế (International Finance IFC Corporation) 21 ESMS Environmental and Social Management System 22 CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp 4.0 23 CSHT Cơ sở hạ tầng
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng đo lường cấp độ phát triển NHX ..................................................... 25 Bảng 1.2. Bảng phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NHX .................... 31 Bảng 1.3. Quy mô vốn tài trợ dự án xanh của Ngân hàng Mizuho .......................... 37 Bảng 2.1: Các ngành kinh tế khuyến khích cấp tín dụng xanh ................................. 40 Bảng 2.2. Một số chương trình cho vay tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam .... 46 Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu giao dịch thanh toán qua các kênh tại Việt Nam .......... 47 Bảng 3.1. Bảng mô tả biến quan sát thành phần ....................................................... 54 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................. 61 Bảng 4.2. Thống kê mô tả thang đo Hướng dẫn/Quy định/Chính sách của Nhà nước và Pháp luật ............................................................................................................... 62 Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả thang đo Những nhân tố kinh tế vĩ mô ................... 63 Bảng 4.4. Thống kê mô tả thang đo Nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh về các quỹ đầu tư xanh ................................................................................... 64 Bảng 4.5. Thống kê mô tả thang đo Khả năng tài chính và tiềm lực kinh tế của ngân hàng thương mại ........................................................................................................ 65 Bảng 4.6. Thống kê mô tả thang đo Nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc phát triển ngân hàng xanh.................................................................................. 66 Bảng 4.7. Thống kê mô tả thang đo Năng lực của cán bộ nhân viên ........................ 67 Bảng 4.8. Bảng tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ............................. 68 qua các lần loại biến .................................................................................................. 68 Bảng 4.9. Bảng định KMO và Bartlett’s Test ........................................................... 70 Bảng 4.10. Tổng phương sai trích ............................................................................. 71 Bảng 4.11. Ma trận xoay ........................................................................................... 72 Bảng 4.12. Phân tích phương sai............................................................................... 73 Bảng 4.13. Model Summary ..................................................................................... 73 Bảng 4.14. Kết quả ước lượng hệ số hồi qui với biến phụ thuộc.............................. 74
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Bảng mô tả quy trình nghiên cứu............................................................. 50 Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tín dụng xanh theo lĩnh vực ...................................................... 44 Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2015-2022 ........................................... 44
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững quốc tế, Ngân hàng xanh (NHX) là khái niệm không còn xa lạ, đặc biệt là tại các nước được đánh giá là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mục tiêu NHX được xem là tiêu chuẩn hướng tới của hệ thống các ngân hàng thương mại trong tương lai. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ những nghiên cứu khoa học đã công bố trước đây, bài luận văn nghiên cứu về khái niệm của NHX, cách thức hệ thống NHX hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NHX tại Việt Nam. Luận văn thực hiện xây dựng, thiết kế mô hình và phân tích chi tiết các nhân tố có tầm ảnh hưởng đến phát triển NHX tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, các nhà lãnh đạo có thể dựa vào đánh giá các nhân tố để xây dựng thang đo lường, hoạch định kế hoạch cụ thể với từng nhân tố ảnh hưởng. Các đề xuất khuyến nghị được tác giả đưa ra nhằm đóng góp vào hệ thống nghiên cứu dữ liệu quốc gia. Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và các NHTM có thể tham khảo với các đề xuất giải pháp phát triển như xây dựng các khung pháp lý, các chính sách kinh tế hướng đến mục tiêu phát triển bền vững với NHX, khuyến khích và thúc đẩy ý thức trách nhiệm với bảo vệ môi trường – xã hội,… Các đề xuất, giải pháp này văn hướng tới các chủ thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển của NHX, giúp cho việc phát triển NHX tại Việt Nam dần hoàn thiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường Trái Đất là nguồn tài sản tự nhiên độc nhất và vô giá của nhân loại mà con người cần phải chung tay giữ gìn và bảo tồn. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang không ngừng phát triển cùng với tỷ lệ dân số đang ngày một gia tăng đã vô tình tạo nên những tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường, con người cần tích cực xem xét, hành động để giảm các tác động tiêu cực và hướng tới một sự phát triển bền vững. Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) đã định nghĩa phát triển bền vững là sự phát triển không can thiệp vào các hệ thống sinh thái, xã hội và sinh thái mà nó phụ thuộc (Báo cáo Brundtland, 1987). Quá trình này cần có sự góp sức của tất cả các thành phần của nền kinh tế, các hoạt động từ chính phủ, tổ chức phi chính phủ đến các doanh nghiệp và khu vực tài chính đều mang ý nghĩa đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển bền vững này. Việt Nam đang phải đối mặt trực tiếp và chịu ảnh hưởng nặng nề từ những hậu quả của biến đổi khí hậuTheo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư dự kiến lên tới 30 tỷ USD (Trọng Triết, 2015). Điều này đặt ra một trở ngại nan giải trong bối cảnh khan hiếm của ngân sách nhà nước. Sự hạn chế và khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế khiến các nước đang phát triển như Việt Nam, gặp khó khăn trong việc đạt được tăng trưởng xanh bền vững. Vậy nên, sự tham gia tích cực của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính là rất quan trọng trong việc thúc đẩy một nền kinh tế xanh. Các định chế này có quyền quyết định vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ các ngành nghề góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Tiếp cận nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư có lợi cho môi trường được coi là giải pháp tài chính hiệu quả. Các nhà lãnh đạo đã nhận ra vai trò của việc phát triển ngân hàng xanh trong tương lai của ngành ngân hàng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế năm 2008, trái ngược với quan điểm trung lập với môi trường trước đây của ngành ngân hàng. Các hoạt động kinh tế và chính trị xã hội thường phát triển đồng đều với lợi nhuận kinh tế của các TCTD và NHTM, đã thúc đẩy việc phát triển các mô hình
- 2 NHX thành công trên toàn cầu. Trong gần một thập kỷ, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện các Chương trình nghị sự 21 vì sự phát triển bền vững và thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Theo Quyết định số 622/QĐ- TTgngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh sự phát triển thành công NHX là một mắt xích quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) vào năm 2030. Ngân hàng xanh đã được nhấn mạnh tầm quan trọng bởi các nghiên cứu và các nhà lãnh đạo toàn cầu xem xét đây là yếu tố trọng tâm của xu hướng phát triển bền vững trên toàn thế giới. Sự cần thiết của tăng trưởng tài chính bền vững đã được minh chứng trực quan trong giai đoạn thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống kinh tế và tài chính thế giới đã bị suy yếu rõ rệt, gây nên khó khăn nghiêm trọng nhất với hệ thống tài chính toàn cầu sau cuộc khủng hoảng kinh tế mới nhất. Việc phát triển hệ thống công nghệ trong ngân hàng là điều kiện thiết yếu nhằm giải quyết những vấn đề mà COVID-19 tạo ra khi bị giãn cách xã hội nhằm đảm bảo việc hoạt động ổn định. Đã đến thời điểm các tổ chức tài chính đẩy mạnh phối hợp với những tập đoàn công nghệ thông tin phát triển những hệ thống ngân hàng xanh như smart-banking, ngân hàng điện tử và cải tiến công nghệ nhằm thoả mãn yêu cầu của thị trường và cũng hạn chế ảnh hưởng của các nguy cơ từ đại dịch COVID-19. Ngành ngân hàng đã được cách mạng hóa bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự thúc đẩy đáng kể hướng tới chủ trương xanh hóa các hoạt động ngân hàng. Nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình NHX với kết quả tích cực như các đế chế Ngân hàng tại Mỹ (BoA, Wells Fargo,…) hay Pháp (BNPP), Nhật (Mizuho),… Để có thể nắm bắt xu hướng toàn cầu này và điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển của các NHTM, Việt Nam đã gặp phải những trở ngại trong quá trình triển khai và khi áp dụng các thông lệ ngân hàng xanh. Song, điều này có thể được khắc phục một phần bằng cách áp dụng chuyên môn quốc tế. Tại Việt Nam, nghiên cứu về NHX còn hạn chế so với nhiều nghiên cứu quốc tế. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các báo cáo và bài trình bày xem xét kinh nghiệm từ của các quốc gia khác. Do đó, vẫn còn nhiều khoảng trống trong
- 3 nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về ngân hàng xanh ở Việt Nam, khiến đây là một lĩnh vực chín muồi để tiếp tục khám phá định lượng. Do đó, cần tiến hành các nghiên cứu trên cả phương diện lý thuyết và tính ứng dụng của “ngân hàng xanh”, thiết lập các mô hình lượng để đánh giá tác động đến sự phát triển của ngân hàng xanh tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, tổ chức tài chính và thậm chí cả các doanh nghiệp và cá nhân hiểu được tầm quan trọng NHX đối với sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, đòi hỏi phải nhận thức và tích cực xây dựng các phương án giải pháp cho các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của NHX. Với nền tảng này, có thể đưa ra các hoạch đinh chiến lược nhằm mục tiêu thúc đẩy việc mở rộng hệ thống ngân hàng xanh trong thời gian tới phù hợp với các thông lệ quốc tế và xu hướng chung của thế giới, từ đó đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường Trái Đất trước sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu và phát triển nền kinh tế bền vững. Từ thực tiễn diễn giải trên, tác giả quyết định sử dụng đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Kết quả nghiên cứu về khái niệm Ngân hàng xanh và sự phát triển Ngân hàng xanh Các nghiên cứu về đề tài Ngân hàng xanh đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau: Thứ nhất là, khái niệm về “ngân hàng xanh” có thể đã được biết đến, nhưng để có cách hiểu đúng và toàn diện thì vẫn còn số ít nghiên cứu tổng hợp được trong thời đại công nghệ số thay đổi từng ngày như hiện nay. Các nghiên cứu tiếp cận khái niệm này theo nhiều phương diện khác nhau, và các cách tiếp cận không đồng nhất mà thay đổi dựa theo đối tượng kinh tế nghiên cứu, theo các giai đoạn khác nhau hay theo mức độ phát triển của từng quốc gia riêng biệt. Nhìn chung, các khái niệm cơ bản về NHX được tiếp cận theo hai nhóm chính. Theo cách tiếp cận bao quát, các nghiên cứu đưa ra khái niệm “ngân hàng xanh” gắn với mục tiêu hoạt động của các ngân hàng. Theo cách tiếp cận này,
- 4 Imeson và Sim (2010) định nghĩa NHX là ngân hàng bền vững bởi một ngân hàng để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và môi trường. Khi đó, có một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường. Tiếp cận ở góc độ hẹp hơn, một số nghiên cứu như Maja Drobnjaković (2013) cho rằng các “ngân hàng xanh” có hoạt động hướng tới các mục tiêu liên quan tới bảo vệ môi trường. SOGESID (2012) cho rằng Ngân hàng xanh là ngân hàng hoạt động như một ngân hàng truyền thống và cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường. Những ngân hàng xanh không phải là một doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội, cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần túy vì lợi nhuận; chúng là sự kết hợp mới đảm bảo sự hài hòa và bền vững về cả kinh tế - môi trường - xã hội. Việc Ngân hàng xanh thúc đẩy trách nhiệm xã hội bằng việc xem xét mức độ thân thiện với môi trường và các ảnh hưởng sau này đến môi trường của dự án trước khi cấp tín dụng. Vì vậy Ngân hàng xanh giúp chuyển đổi các mục tiêu của ngân hàng từ “lợi nhuận” sang “lợi nhuận đi kèm trách nhiệm” (Bihari, 2011). Lalon (2015), nhận định rằng một ngân hàng thông thường sẽ trở thành ngân hàng xanh khi định hướng các hoạt động cốt lõi cùng với sự cải thiện của môi trường. Các chuyên gia ngân hàng đồng ý rằng ngân hàng xanh, còn được gọi là ngân hàng có đạo đức hoặc ngân hàng bền vững, kêu gọi các chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hành thân thiện với môi trường. Những chiến lược như vậy liên quan đến đổi mới hoạt động, công nghệ và thay đổi hành vi của khách hàng. Khái niệm ngân hàng xanh bao gồm nhiều lĩnh vực, bao gồm phát triển bền vững, cho vay có đạo đức, bảo tồn và sử dụng năng lượng hiệu quả. Về cơ bản, một ngân hàng xanh ưu tiên các nguyên tắc bền vững và đạo đức trong hoạt động và thực tiễn cho vay của mình. Theo cách tiếp cận cụ thể, các nghiên cứu đưa ra khái niệm “ngân hàng xanh” dựa trên cách tiếp cận của mô hình hoạt động kinh doanh của một tổ chức tài chính (Kaeufer, 2010; Ritu, 2014). Theo cách tiếp cận này, Kaeufer (2010) đưa ra
- 5 khái niệm “Ngân hàng xanh” là việc “xanh hóa” các hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động nội bộ và các hoạt động nghiệp vụ. Ritu (2014) cho rằng Ngân hàng xanh có nghĩa là thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường và giảm lượng khí thải carbon từ các hoạt động ngân hàng. Các NHX đòi hỏi mỗi bộ phận chức năng và các hoạt động của mình phải thân thiện với môi trường xanh và giúp phát triển bền vững, cụ thể hoá thông qua việc quản lý chuỗi cung ứng (Áp dụng những kỹ thuật và chiến lược nhằm giảm hàng hoá tồn kho; Áp dụng thiết kế carbon footprint) và quản lý dịch vụ khách hàng (áp dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm giữ liên hệ và tương tác với khách hàng) và quản lý nguồn lực kinh doanh (Khuyến khích những hoạt động không dùng giấy và áp dụng những kỹ thuật nhằm tối đa hoá năng suất lao động). Tầm nhìn của NHX là cách mạng hóa bối cảnh tài chính bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo đồng thời thúc đẩy tiến bộ thương mại và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu là thể hiện cam kết ràng buộc giữa các bên liên quan và nâng cao nhận thức về các mối quan tâm cấp bách về môi trường. Ngoài ra, NHX nhằm đề cao ý tưởng rằng việc tích hợp các công nghệ bền vững vào thực tiễn kinh doanh không nên tạo gánh nặng cho các tổ chức tài chính, mà nên được coi là một phương án tích cực để tăng khả năng sinh lời. Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Minh Huệ (2016) đã chỉ ra rằng một ngân hàng được coi là xanh khi thỏa mãn cả 2 điều kiện: (i) về ngắn hạn cung cấp các dịch vụ xanh, (ii) về dài hạn có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, sự hạn chế nhận thức liên quan về ngân hàng xanh, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển đã dẫn đến việc quản lí và phát triển ngân hàng xanh còn bất cập và và chưa đạt hiệu quả. Chính vì vậy, cần có thêm nhiều hơn nghiên cứu về các thuộc tính chung của NHX, như đặc điểm, bản chất, vai trò, v.v…. để hoàn thiện hơn cơ sở lý thuyết cho định nghĩa ngân hàng xanh (Ahmad et al., 2013; Ahuja, 2015; Bose et al., 2017; Chew et al., 2016). Thứ hai là, các nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết và vai trò của ngân hàng xanh đối với các quốc gia trong thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Yang và Ahmed (2019) cho rằng việc cung cấp dịch vụ NHX đóng góp
- 6 đáng kể vào việc bảo vệ môi trường và đảm bảo tăng trưởng xanh và bền vững. Bằng cách tài trợ cho các dự án công nghệ xanh và giảm ô nhiễm, NHX đã góp phần làm giảm lượng khí thải cacbon nguy hại ra môi trường, Meena (2013). Kết quả này đặt cơ sở khoa học cho sự cần thiết phải nghiên cứu về NHX tại Việt Nam. Thứ ba là, một số nghiên cứu đã thực hiện đánh giá sơ bộ thực trạng phát triển và hoạt động của ngân hàng xanh, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển NHX cho các nhà quản lý ngân hàng, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách. Trong nước, đề tài cấp nhà nước “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam” của PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đã tập trung vào việc xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của tài chính xanh đến ngành kinh tế ở Việt Nam, xác định các ngành có tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế xanh. Mục tiêu hướng tới là tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực tài chính cho các lĩnh vực đầu tư xanh hơn, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một nền kinh tế thân thiện với môi trường bền vững ở Việt Nam. Đề tài này cũng phác thảo các kịch bản đầu tư khác nhau, đồng thời đưa ra lộ trình thiết lập hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu khuyến khích phát triển kinh tế xanh đến năm 2030. Nghiên cứu đã nêu rõ quan điểm, đề xuất và biện pháp khắc phục để thúc đẩy hệ thống tài chính xanh phù hợp với không chỉ cho chính phủ mà còn định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các trung gian tài chính. Nghiên cứu của Phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam - trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường của Nguyễn Thị Đoan Trang (2018) đưa ra những thống kê về tình hình phát triển NHX dựa trên đánh giá mối quan hệ của các hoạt động Ngân hàng với các sản phẩm, dịch vụ tài chính thân thiện với môi trường, các yếu tố hữu hình liên quan đến giảm lượng khí thải cacbon. Bài viết chủ yếu đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành có liên quan phụ trách phối hợp với các NHTM đưa ra những chính sách, cơ chế hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Xuyên suốt các bài báo khoa học cùng lĩnh vực, các đánh giá và nhận định đã được đưa ra về thực trạng phát triển của NHX như Nguyễn Thị Minh Loan (2019). Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến (2016). Bài viết sau đi sâu cụ thể vào ba khía cạnh chính của hoạt động
- 7 ngân hàng, đó là phát triển tín dụng xanh, nỗ lực giảm phát thải CO2 trong chính ngân hàng và phát triển NHX tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã thực hiện hoạch định và kiến nghị các chính sách để Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý có thể tham khảo, điều chỉnh phù hợp, hướng tới sự phát triển bền vững. 2.2.Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến Ngân hàng xanh Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của NHX phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau và các nhân tố tác động đến sự phát triển của NHX theo những cách khác nhau. Mỗi nhân tố tác động khác nhau tới sự phát triển của NHX và các tác động này cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức độ phát triển kinh tế của quốc gia, mức độ phát triển của thị trường vốn, v.v... Theo Barner và Han (2013), các nhân tố như thứ hạng, quy mô và sở hữu của ngân hàng chính là những nhân tố then chốt giúp các ngân hàng có tầm nhìn và từ đó xây dựng kế hoạch để thực hiện phát triển các dịch vụ tài chính xanh. Đối với các nhân tố vĩ mô, theo Romano và các cộng sự (2017) cho rằng các chính sách khuyến khích phát triển NHX có hiệu quả khác nhau tại các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau. Sự can thiệp của chính phủ mang tính bắt buộc đối với các nước đang phát triển, trong khi các nước đã phát triển thường có các biện pháp, chính sách phù hợp trong việc quản lý các vấn đề môi trường nhằm mang lại hiệu quả trong các hoạt động và giao cho các tổ chức công với vai trò điều chỉnh quản lý chiến lược chính sách. Peter và các cộng sự (2005) đã chỉ ra một số rào cản tài chính đối với phát triển NHX, gồm: (i) Thiếu vốn và/hoặc các điều kiện tài chính không phù hợp; (ii) Thiếu các công cụ và thiếu sót của các tổ chức tài chính địa phương; (iii) Thiếu kiến thức ngành và sẵn sàng đầu tư vào năng lượng xanh, mức độ nhận thức và hiểu biết về năng lượng xanh cũng thấp và không đủ thông tin để phân tích đầ tư một cách cẩn thận; (iv) Các yêu cầu về thế chấp cao. Nghiên cứu về Nhận thức, Thách thức và Tính bền vững của Ngân hàng Xanh ở Pakistan của tác giả Sadia Noureen và cộng sự (2020) xác nhận rằng các chính sách và sáng kiến tiềm năng nhằm thúc đẩy ngân hàng xanh là nhu cầu yếu tố cần chú trọng ưu tiên vào thời điểm hiện tại. Trong nền kinh tế thị trường đang thay đổi nhanh chóng, gia tăng cạnh tranh, các ngân hàng phải là mắt xích quan trọng
- 8 trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Ngân hàng xanh góp phần đem lại lợi ích cho cả ngành ngân hàng và nền kinh tế. Ahmad và các cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố thúc đẩy trong việc áp dụng ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại Bangladesh. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu điều tra khảo sát với đối tượng là nhân viên các chi nhánh ngân hàng và quản lý cấp trên tại thành phố Dhaka. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 05 nhân tố thúc đẩy việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Bangladesh gồm có: (i) áp lực từ các bên liên quan; (ii) lợi nhuận tiềm năng; (iii) quan tâm tới môi trường; (iv) tối thiểu hóa rủi ro và (v) cải thiện hình ảnh. Nghiên cứu xác định rằng hầu hết các ngân hàng thương mại ở Dhaka áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh để xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ trên thị trường. Các tác giả cũng kết luận rằng các ngân hàng thương mại ở Bangladesh đang thực hiện chính sách ngân hàng xanh để trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với người dân. Wentsao Pan và các cộng sự (2023) nghiên cứu về việc cấp tính dụng xanh cho các doanh nghiệp tại 10 ngân hàng lớn ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh và giảm thiểu lượng khí thải cacbon chỉ ra rằng hiệu quả công nghệ là nguyên nhân quan trọng nhất giúp tăng hiệu quả hoạt động của hoạt động kinh doanh tín dụng xanh trong ngành ngân hàng. Ullah (2013) đã đánh giá thực trạng của việc áp dụng các chính sách xanh do ngân hàng Bangladesh hướng dẫn của các loại ngân hàng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng chưa thực hiện áp dụng phát triển NHX một cách đồng bộ, một số ngân hàng vẫn hoạt động theo bản chất truyền thống. Nguyên nhân của việc chưa triển khai hệ thống ngân hàng xanh là do giới hạn nhận thức của các lãnh đạo ngân hàng về cơ hội và lợi ích của việc phát triển ngân hàng xanh. Do đó, Ullah (2013) đề xuất cần nâng cao nhận thức của các lãnh đạo ngân hàng Bangladesh đối với vấn đề này. Nghiên cứu về nhận biết của khách hàng với NHX, Subrata và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng, với trường hợp tại Bangladesh, khách hàng đã có phản hồi tích cực về NHX qua dịch vụ SMSBanking. Prakash và Pappu (2017) lại chỉ ra rằng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 51 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 35 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
87 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn