intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp" nhằm nghiên cứu khung lý thuyết về TNXH của doanh nghiệp, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về hàm ý chính sách hữu ích dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----***----- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HÀNH VI TRÁNH THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng BÙI THÙY DUNG Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HÀNH VI TRÁNH THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: BÙI THÙY DUNG Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VÂN HÀ Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi với đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Hà Nội, ngày 02 Tháng Mười Một 2022 Tác giả Bùi Thùy Dung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Vân Hà người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 Tháng Mười Một 2022 HỌC VIÊN Bùi Thùy Dung
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU .................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................5 1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................6 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................7 1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu .......................................................................7 1.5.1. Đóng góp khoa học ...................................................................................7 1.5.2. Đóng góp thực tiễn ...................................................................................8 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu ................................................................................8 1.7. Tóm tắt chương 1 ...........................................................................................9 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU & GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 10 2.1. Lý luận chung về TNXH và Hành vi tránh thuế của doanh nghiệp........10 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................10 2.1.2. Hành vi tránh thuế của doanh nghiệp .....................................................18 2.1.3. Mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp ........23 2.2. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và Hành vi tránh thuế của doanh nghiệp ................................................................................................26 2.2.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................26
  6. iv 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ..........................................................31 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................38 2.4. Tóm tắt chương 2 .........................................................................................40 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 41 3.1. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu ..........................................................................41 3.2. Đo lường các biến nghiên cứu .....................................................................42 3.2.1. Hành vi tránh thuế của doanh nghiệp .....................................................42 3.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................44 3.2.3. Các biến kiểm soát ..................................................................................51 3.3. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................53 3.4. Tóm tắt chương 3 .........................................................................................54 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 55 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................................................55 4.2. Ma trận tương quan .....................................................................................59 4.3. Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................................62 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................75 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 77 5.1. Kết luận .........................................................................................................77 5.2. Một số kiến nghị ...........................................................................................79 5.2.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ....................................79 5.2.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp Việt Nam ............................................85 5.3. Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................87 5.4. Tóm tắt chương 5 .........................................................................................88 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91 PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH ......... 96
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AGE Age Tuổi niêm yết BCTC Báo cáo Tài chính BCTN Báo cáo Thường niên BIG4 Big 4 audit firms Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (bao gồm Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young, KPMG) BTD Book – tax Chênh lệch sổ sách – thuế difference BVMT Bảo vệ Môi trường CINT Capital Intensity Cường độ sử dụng vốn COM Community Cộng đồng CSR Corporate Social Trách nhiệm xã hội Responsibility EBITDA Earnings before Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh interest, tax, trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền depreciation and gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi amortization phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế EMP Employee Người lao động ENV Environment Môi trường ESG Environmental, Môi trường, Cộng đồng và Quản trị Social, and Governance
  8. vi Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ESOP Employy stock Quyền chọn mua cổ phiếu của người lao động ownership plan ETR Effective tax rate Thuế suất hiệu dụng GICS Global Industry Chuẩn Phân ngành Toàn cầu Classification Standard GTGT Giá trị Gia tăng GRI Global Reporting Tiêu chuẩn lập báo cáo phát triển bền vững Initiative GSSB Global Sustainability Standards Board HOSE Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh Exchange ILO International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization IND Industry Ngành IPO Initial Public Phát hành công khai lần đầu Offering ISO International Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế Organization for Standardization KLD Cơ sở dữ liệu Kinder, Lyden berg và Domini LEV Leverage Tỷ lệ đòn bẩy tài chính MTB Market-to-Book ratio Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách
  9. vii Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt NSNN Ngân sách Nhà nước NTNN Nhà thầu Nước ngoài OLS Ordinary Least Phương pháp bình phương nhỏ nhất Square PRO Product Sản phẩm ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản SIZE Size Quy mô doanh nghiệp TA Tax avoidance Tránh thuế TNCN Thu nhập Cá nhân TNDN Thu nhập Doanh nghiệp TNXH Trách nhiệm xã hội TTĐB Tiêu thụ đặc biệt UNIDO The United Nations Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Industrial Quốc Development Organization YEAR Year Năm
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 4.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 55 Bảng 4.2. Phân tích tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc và các biến kiểm soát .......................................................................................................... 61 Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF ............................................ 62 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................... 63 Bảng 4.5. Mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và TNXH ................................. 67 Bảng 4.6. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF ............................................ 68 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................... 69 Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và từng khía cạnh TNXH ...... 74 Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................. 76
  11. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài luận văn: "Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp" được trình bày theo 5 chương. Trong chương 1, tác giả đề cập đến tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và cuối cùng là bố cục của luận văn. Trong chương 2, tác giả nêu một số vấn đề về cơ sở lý luận về về hành vi tránh thuế cũng như trách nhiệm xã hội; tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp; từ đó, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Trong chương 3, tác giả đề cập về phương pháp nghiên cứu, đưa ra cách thu nhập mẫu nghiên cứu và dữ liệu, đo lường các biến nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong chương 4, tác giả thống kê mẫu nghiên cứu, trình bày ma trận tương quan để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Từ cơ sở lý luận và kết quả phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế, chương 5 tác giả trình bày kết luận của đề tài cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam.
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của các doanh nghiệp thường được xem là hành động giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội cho mục đích từ thiện - nhân đạo. Tuy nhiên nhìn chung, TNXH phải được nhìn nhận là cách thức của doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng, đối tác, người lao động và các bên liên quan. Theo đó, TNXH được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh, có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh mà còn được thể hiện thông qua sự cam kết và việc thực hiện TNXH. Chỉ những giá trị mang lại ý nghĩa cho con người và cộng đồng mới là giá trị bền vững nhất vì lợi ích của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào lợi ích của xã hội. Từ năm 2005, Việt Nam đã đưa ra giải thưởng “TNXH doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH và mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng và xã hội. TNXH ngày nay đã phát triển trên toàn thế giới nói chung và tại các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn quan tâm đến cách thức doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, và từ việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó có gây hại đến môi trường, hay cộng đồng xã hội hay không. Do đó, các công ty lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã chủ động, nghiêm túc đưa việc thực hiện TNXH vào chiến lược hoạt động kinh doanh của mình. Việc thực hiện TNXH thông qua cam kết của các doanh nghiệp đã đem đến những lợi ích nhất định, giúp doanh nghiệp củng cố danh tiếng, vị thế trong quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả quản lý, tăng doanh thu, giảm chi phí, góp phần duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Lợi ích của TNXH còn tác động đến chính nội bộ doanh nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài lòng của người lao động.
  13. 2 Trong thập niên 1970, đã xuất hiện trường phái nghiên cứu cho rằng, nghĩa vụ nộp thuế là TNXH của doanh nghiệp, đại diện cho trường phái này là nhà kinh tế học người Mỹ từng đạt giải Nobel kinh tế năm 1976 - Milton Friedman. Theo Friedman (1970), “doanh nghiệp nên tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, vì thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của Nhà nước và giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế”. Friedman (1970) cho rằng “trách nhiệm chính của doanh nghiệp là tạo lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, trách nhiệm của cơ quan nhà nước là sử dụng số thuế đó một cách hiệu quả nhất vì cộng đồng, xã hội. Một doanh nghiệp được xem thực hiện tốt TNXH khi họ đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế với Nhà nước và hoạt động kinh doanh phải rõ ràng, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật”. Với điều kiện cạnh tranh hiện nay, việc cạnh tranh giữa các công ty là tương đương nhau, khi đó TNXH được xem là một trong những tiêu chí đặc biệt trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các hoạt động về bảo vệ môi trường, hoạt động từ thiện, viện trợ, nhân đạo... đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ thuế khiến tầm quan trọng của TNXH trở nên rõ ràng hơn, và có thể được dùng như một công cụ để người tiêu dùng có thái độ tích cực với sản phẩm, dịch vụ. Vai trò của doanh nghiệp trong xã hội không chỉ tập trung vào việc tạo ra vật chất cho cá nhân mà còn chú trọng đến hành động có trách nhiệm với các bên liên quan. TNXH của doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua những hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc gia với nhiều bộ quy tắc ứng xử riêng biệt. Trước đây, các doanh nghiệp thực hiện TNXH chủ yếu là các công ty xuất khẩu do họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng và đối tác kinh doanh, nhưng ngày nay, càng có nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác cũng dần chú trọng hơn đến hoạt động TNXH. Điều này được thể hiện thông qua những hành động nhằm gây dựng nét văn hóa vì cộng đồng của doanh nghiệp từ cấp độ sứ mệnh của công ty cho tới sự đóng góp của tập thể người lao động. Bên cạnh các trách nhiệm với cộng đồng, doanh nghiệp cũng cần thực hiện các trách nhiệm với Nhà nước và xã hội. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cũng có các nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước đối với xã hội, bao gồm các nghĩa vụ chung cơ bản nhất như tuân thủ kinh doanh. Ngoài các
  14. 3 nghĩa vụ chung ra, trong từng lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các nghĩa vụ do luật chuyên ngành quy định, trong đó bao gồm hoàn thành nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Nộp thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp, khi thành lập để kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế, như: Thuế môn bài được nộp theo năm theo các bậc thuế, phụ thuộc vào mức vốn Điều lệ của doanh nghiệp; Thuế Giá trị Gia tăng; Thuế Thu nhập Doanh nghiệp… Doanh nghiệp phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế. Đối với loại thuế khai theo tháng, quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc doanh nghiệp đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế. Ngoài ra, đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý. Căn cứ số liệu nộp thuế trên hệ thống thông tin quản lý, Tổng cục Thuế đã thực hiện tổng hợp dữ liệu các doanh nghiệp nằm trong danh sách bảng xếp hạng V1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2021. Theo danh sách của Tổng cục thuế, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tiếp tục đứng đầu danh sách V1000. Theo sau là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Công ty cổ phần phát triển thành phố xanh. Xếp tiếp theo trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam trong năm 2021 là: Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam; Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng; Công ty TNHH đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Đứng thứ 11 là Công ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS Việt Nam Thái Nguyên; xếp thứ 20 là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; thứ 50 là Công ty TNHH HOYA GLASS DICK Việt Nam. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia xếp thứ 100 trên bảng V1000. Đứng thứ 200 là Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng II; thứ 300 là
  15. 4 Công ty TNHH chứng khoán ACB; thứ 400 là Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương; thứ 500 là Công ty TNHH TERUMO Việt Nam; thứ 600 là Công ty cổ phần Phú Tài; Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu xếp thứ 700; thứ 800 là Công ty TNHH CHEN TAI Việt Nam; thứ 900 là Công ty TNHH Thương mại KHATOCO; thứ 999 là Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI và thứ 1000 là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB AGEAS. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Tổng cục Thuế xây dựng danh sách 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. So sánh với danh sách V1000 năm 2020, trong khi Công ty Honda Việt Nam và Công ty cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam lùi về vị trí thứ 6 và thứ 7 thì Công ty cổ phần phát triển thành phố Xanh (công ty con của Công ty Cổ phần Vinhomes) và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) lại vươn lên trong top 5. Trước đó, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam V1000 năm 2020 lên tới 145.934 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng 3,74% so với số nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2019. Dựa trên hoạt động của doanh nghiệp và phản ứng của người tiêu dùng trong thời gian qua đã cho thấy TNXH là một vấn đề được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế phải nộp, cũng lại có nhiều doanh nghiệp không có TNXH. Các doanh nghiệp này thường có xu hướng tránh thuế qua nhiều hình thức khác nhau. Hành vi này được coi là hành động “vô trách nhiệm”, “phi đạo đức”. Thời gian gần đây, các vụ việc tránh thuế cũng như hoạt động chuyển giá ngày càng tăng khiến người tiêu dùng nghi ngờ về hoạt động cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp hoạt động lâu năm, doanh thu cao, luôn đầu tư mở rộng thị trường, cơ sở vật chất được phát triển nhưng liên tục báo cáo lỗ để không phải nộp thuế. Đây là một nghịch lý trong kinh doanh vì trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp là trách nhiệm kinh tế, nghĩa là doanh nghiệp phải kinh doanh có lợi nhuận, mang lại lợi ích vật chất cho cổ đông. Do đó, cổ đông sẽ không đầu tư để doanh nghiệp mở rộng quy mô nếu kinh doanh thua lỗ liên tục.
  16. 5 Theo Báo cáo của Tổng cục thuế, năm 2021, toàn ngành Thuế thực hiện được 66.449 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 105% kế hoạch năm 2021 và bằng 78% so với cùng kỳ năm 2020; thực hiện kiểm tra 943.725 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra đạt là 45.332 tỷ đồng, trong đó: tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra đạt là 10.328 tỷ đồng; giảm khấu trừ đạt 2.191 tỷ đồng, giảm lỗ là 32.812 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 7.616 tỷ đồng, bằng 74% số tăng thu qua thanh tra, kiểm tra. Cùng với đó, toàn ngành Thuế đã tiến hành thanh, kiểm tra được 300 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 793 tỷ đồng; giảm lỗ 2.780 tỷ đồng; giảm khấu trừ 10,6 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.560 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Thuế đã chú trọng chuyển đổi phương thức từ thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sang kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế để phòng chống dịch bệnh. Theo đó trong năm 2021, các đơn vị đã kiểm tra được 943.725 hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2020; xử lý điều chỉnh thu vào ngân sách 977 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 436 tỷ đồng; giảm lỗ 1.398 tỷ đồng. Qua kiểm tra rà soát các hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đã phát hiện những sai sót, ẩn lậu của người nộp thuế để điều chỉnh tăng số thuế kê khai hoặc ấn định thuế. Cùng với kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, ngành Thuế đã chú trọng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Qua rà soát, cơ quan thuế đã thu được 1.314 tỷ đồng từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, Youtube, Facebook,... Có thể thấy các hoạt động TNXH của doanh nghiệp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cũng như chính phủ trên toàn thế giới. Để làm rõ mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, trong nghiên cứu này tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp” làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hướng đến và mong muốn đạt được các mục tiêu dưới đây:
  17. 6 1.2.1. Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu khung lý thuyết về TNXH của doanh nghiệp, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp và phân tích mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về hàm ý chính sách hữu ích dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận văn có những mục tiêu cụ thể sau: Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về TNXH của doanh nghiệp, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp và lý luận về mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Hai là, tính toán và đo lường chỉ số TNXH sau đó sử dụng chỉ số này để kiểm định các mối quan hệ giữa chỉ số TXNH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Ba là, đề xuất một số kiến nghị về hàm ý chính sách dành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này bao gồm TNXH của doanh nghiệp, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Tác giả tiến hành lựa chọn doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), được lựa chọn đưa vào rổ chỉ số VN1001 và thuộc danh sách có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và hành 1 Chỉ số VN100 là chỉ số của 100 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu đáp ứng điều kiện tham gia vào bộ chỉ số, được HOSE lựa chọn dựa theo thông lệ quốc tế FTSE 100 của vương quốc Anh, phát triển với quy mô phù hợp với xây dựng bộ chỉ số tại thị trường Việt Nam.
  18. 7 vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE tại Việt Nam. Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của 50 doanh nghiệp phi tài chính, được niêm yết trên HOSE. Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu thu thập các dữ liệu tài chính thông qua báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán, báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo bền vững (BCBV) và các cổng thông tin điện tử có nội dung bền vững của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2017 – 2021 để phát triển chỉ số TNXH bao gồm bốn phương diện (khía cạnh): trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với cộng đồng, và trách nhiệm với sản phẩm. Thời gian thực hiện nghiên cứu trong vòng 3 tháng (từ tháng 4/2022 đến tháng 7/2022). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua BCTC, BCTN và BCBV được công khai trên Cổng thông tin điện tử HOSE hoặc cổng thông tin điện tử của các doanh nghiệp. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu là phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Sau đó việc phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và xử lý dữ liệu, tác giả thực hiện các bước phân tích sau:  Thống kê mô tả dữ liệu để có thông tin thống kê về từng biến trong mô hình nghiên cứu.  Kiểm định ma trận tương quan để xem xét các mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau.  Tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để xác định cường độ tác động của các biến độc lập và biến kiểm soát lên biến phụ thuộc. Từ đó kiểm tra được độ thích hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 1.5. Đóng góp mới của nghiên cứu 1.5.1. Đóng góp khoa học Nghiên cứu này đã hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về TNXH của doanh
  19. 8 nghiệp, hành vi tránh thuế của doanh nghiệp, và mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.5.2. Đóng góp thực tiễn Các nghiên cứu hiện nay đã có những đóng góp thiết thực đáng kể cho lĩnh vực TNXH vì nó bao hàm hành vi tránh thuế và hỗ trợ việc áp dụng các chiến lược và chính sách TNXH thích hợp. Hiệu quả kinh tế đạt được từ các kết quả phân tích hồi quy, và các chiến lược và chính sách TNXH đã được xác định từ sự phát triển của các chỉ số TNXH. Phần lớn các nghiên cứu hiện có về mối quan hệ giữa TNXH và hành vi tránh thuế đã tập trung vào quan điểm của các nước phương Tây (Mỹ, Anh và Úc). Các tài liệu đã nhấn mạnh rằng khung nghiên cứu TNXH thích hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện TNXH ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu đã đánh giá được mối quan hệ giữa việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp với Ngân sách Nhà nước. Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ hỗ trợ và khuyến khích các công ty tăng cường đầu tư cho các hoạt động TNXH và làm nền tảng cho các nghiên cứu tương lai về các mối quan hệ này. Như vậy, nghiên cứu này đã có đóng góp tốt đối với thực hành TNXH của các công ty niêm yết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, bài viết được kết cấu thành năm (05) chương. Các chương này giới thiệu về chủ đề và đưa ra kiến thức nền tảng cho nghiên cứu, bao gồm các mục tiêu và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu. Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu Chương này chỉ ra tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các đóng góp mới của nghiên cứu. Từ đó, xây dựng cấu trúc của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
  20. 9 Chương này cung cấp các vấn đề lý luận về TNXH và hành vi tránh thuế, tóm tắt tổng quan về kết quả các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này làm rõ phương pháp nghiên cứu đề tài, trong đó chỉ ra cách tác giả chọn mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, phương pháp đo lường các biến nghiên cứu và xây dựng mô hình hồi quy để chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, diễn giải phân tích kết quả, từ đó chỉ ra mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu với những phát hiện trong các nghiên cứu trước đó. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được thảo luận dựa trên các kết quả phân tích thực nghiệm. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này tổng kết tóm lược những kết quả thu được từ nghiên cứu, các hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Các gợi ý chính sách và kiến nghị cũng được đưa ra ở chương này. 1.7. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã điểm qua các cấu phần chính của đề tài, từ lý do lựa chọn đề tài, quá trình thực hiện đến ý nghĩa khi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chương tiếp theo sẽ đi sâu hơn vào từng khái niệm liên quan đến đề tài và những cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0