intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu “sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập thành lập hệ thống giao dịch phát thải” thông qua nghiên cứu tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VŨ VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------***------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU SỰ SẴN SÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC THÀNH LẬP HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 820451 Học viên: Vũ Văn Đức Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Mai Thu Hiền Hà Nội – 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 Học viên thực hiện Vũ Văn Đức
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp của rất nhiều người. Do đó, tôi muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn! Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS Mai Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn tôi không chỉ trong bài luận văn mà còn trong suốt quá trình học và trong công việc. Kiến thức và kinh nghiệm và sự nhiệt tình của cô đã truyền cảm hứng và thúc đẩy tôi hoàn thành luận văn. Em chân thành cảm ơn cô vì sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát và khích lệ động viên của cô. Cô không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là một giảng viên tuyệt vời. Tôi cũng rất may mắn khi được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng. Cô luôn tạo điều kiện ủng hộ lớp để vượt qua khó khăn và hoàn thành khóa học nói chung cũng như bài luận văn nói riêng. Lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi xin gửi đến bố mẹ tôi và em gái tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến bố mẹ tôi, những người đã luôn ở bên tôi cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là bố tôi người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu để nghiên cứu. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp tại Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương, nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong việc cho phép tôi dành thời gian thực hiện luận văn của mình. Bằng tất cả tấm lòng của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS, TS Phan Trần Trung Dũng vì đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023 Học viên thực hiện Vũ Văn Đức
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề .......................................................................1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................4 1.6. Nội dung ....................................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH .............................................................................................. 6 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch ............................................................................................................6 2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải .................................................................6 2.1.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch .......................................................12 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................17 2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ...............................................18 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................26 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu....................................................................30 Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 32 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................32 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................34 3.2.1. Dữ liệu và xử lý dữ liệu ......................................................................34 3.2.2. Phân tích dữ liệu .................................................................................41
  6. iv 3.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ......................................................42 Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................47 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................................ 48 4.1. Thực trạng và lộ trình xây dựng hệ thống giao dịch phát thải tại Việt Nam ..............................................................................................................48 4.2. Kết quả kiểm định thang đo ................................................................50 4.3. Phân tích dữ liệu ....................................................................................50 4.4. Kết quả mô hình .....................................................................................68 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................74 Tóm tắt chương 4 ...............................................................................................76 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................ 77 5.1. Các cam kết giảm phát thải của Việt Nam ........................................77 5.2. Các giải pháp nâng cao tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ........................78 5.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ........................................................................................................................80 5.3.1. Xây dựng hệ thống pháp luật và thực hiện thí điểm hệ thống giao dịch phát thải .............................................................................................................80 5.3.2. Chuẩn bị các mặt về cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng khác và con người cho việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải ................................................81 5.3.3. Tác động vào thái độ nhằm cải thiện tính sẵn sàng của các doanh nghiệp với việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải...............................83 5.3.4. Thay đổi chuẩn mực chủ quan của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ..............................................................................85 5.3.5. Thay đổi nhận thức kiểm soát của doanh nghiệp về việc tham gia vào hệ thống giao dịch phát thải ..............................................................................86 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo..87 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................87 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................88
  7. v Tóm tắt chương 5 ...............................................................................................89 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 92 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. i
  8. vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Danh mục hình Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch TPB ................................................... 16 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 44 Hình 4.1 Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát ......................... 51 Hình 4.2 Mức độ phát thải của các doanh nghiệp được khảo sát ........................... 52 Hình 4.3 Số doanh nghiệp có/ không sử dụng vật liệu tái tạo ................................ 52 Hình 4.4 Số doanh nghiệp đã niêm yết/ chưa niêm yết......................................................... 53 Hình 4.5 Quy mô của các doanh nghiệp tham gia khảo sát ..................................... 54 Hình 4.6 Ý định hành vi của các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau .......................................................................................................................................... 61 Hình 4.7 Ý định hành vi của các doanh nghiệp với các mức xả thải khác nhau 62 Hình 4.8 Ý định hành vi của các doanh nghiệp có và không sử dụng nguyên liệu, vật liệu tái tạo .............................................................................................................. 63 Hình 4.9 Ý định hành vi của các doanh nghiệp đã niêm yết, chưa niêm yết ...... 64 Hình 4.10 Kết quả mô hình ............................................................................................... 72
  9. vii Danh mục bảng Bảng 2.1 Tổng quan các câu hỏi khảo sát trong các nghiên cứu đi trước ........... 24 Bảng 2.2 Tổng hợp tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát lên ý định hành vi trong một số Bài luận văn ................................. 28 Bảng 3.1 Tên viết tắt các quan sát của biến quan sát ................................................ 38 Bảng 3.2 Ý nghĩa của giá trị kiểm định Cronbach’s Alpha ..................................... 40 Bảng 4.1 Giá trị kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ...................... 50 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến ý định hành vi\ ....................... 55 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến thái độ ....................................... 56 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến chuẩn mực chủ quan............. 58 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức kiểm soát ............. 59 Bảng 4.6 Thống kê mô tả các quan sát thuộc biến nhận thức ................................. 60 Bảng 4.7 Tương quan giữa các quan sát của biến nhận thức với trung bình các quan sát của biến thái độ .................................................................................................... 65 Bảng 4.8 Tương quan giữa các quan sát với trung bình các quan sát về ý định hành vi của các doanh nghiệp ........................................................................................... 66 Bảng 4.9 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM .................................................................. 68 Bảng 4.10 Tác động trực tiếp và gián tiếp giữa các biến ......................................... 69 Bảng 4.11 Loading factor với các quan sát .................................................................. 70 Bảng 4.12 Kết quả chạy mô hình PLS-SEM sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7 ................................................................................................ 71 Bảng 4.13 Tỷ trọng của các quan sát sau khi bỏ đi các quan sát có loading factor nhỏ hơn 0,7 .............................................................................................................................................. 72
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Mô hình kỳ vọng không xác EDM Expectancy-disconfirmation model nhận HTGDPT Hệ thống giao dịch phát thải KNK Khí nhà kính Lý thuyết hành vi có kế TPB Theory of Planned Behavior hoạch TRA Theory of Reasonned Actions Lý thuyết hành động hợp lý
  11. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu, các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu mức phát thải ròng cần được nghiên cứu và thực thi nhằm giúp cải thiện các vấn đề về môi trường, phát triển kinh tế xanh và bền vững. Một trong các biện pháp đó là xây dựng hệ thống giao dịch phát thải (HTGDPT). Tuy nhiên, để xây dựng được HTGDPT thì cần phải có sự chuẩn bị tốt về nhiều mặt nhằm đảm bảo cho hệ thống giao dịch khi đi vào hoạt động được thuận lợi. Một trong số những yếu tố cần đó là chuẩn bị sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng sẽ tham gia vào HTGDPT. Luận văn nghiên cứu “sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập thành lập hệ thống giao dịch phát thải” thông qua nghiên cứu tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT. Để thực hiện được mục tiêu đó, đầu tiên tác giả tiến hành thu thập các tài liệu đi trước nhằm tổng quan. Bài luận văn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát, từ đó xác định được sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT. Các câu hỏi của bộ khảo sát được rút ra sau khi xem xét các nghiên cứu đi trước. Sau đó, Bài luận văn áp dụng các kỹ thuật phân tích và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu tác động, liên hệ của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT. Thông qua nghiên cứu dữ liệu, Bài luận văn đã cho thấy sự liên hệ của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong vấn đề thành lập HTGDPT. Thông qua chạy mô hình PLS-SEM dựa trên thư viện plspm của ngôn ngữ python, Bài luận văn cũng đồng thời chỉ ra tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp. Từ các kết quả đó, Bài luận văn cũng đưa ra một số hàm ý chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong thời đại công nghiệp phát triển, năng lượng hóa thạch đươc sử dụng nhiều, dẫn tới phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn đang tăng trên tất cả các lĩnh vực chính trên toàn cầu, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Theo Roy et al. (2018) cảnh báo thế giới sẽ nóng lên thêm từ 1.5°C tới trên 2°C trong thế kỷ 21 trừ khi có các biện pháp được đưa ra nhằm đạt được mức giảm sâu mức phát thải ròng KNK. Thế giới phải đối mặt với các thách thức liên quan tới ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Khi biến đổi khí hậu xảy ra, nền kinh tế cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực (Bigano et al. (2008), Fankhauser & Tol (2005)). Hiện tại, có một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Một trong những biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu phát thải khí nhà kính là đánh thuế carbon. Thuế carbon là một khoản phí áp dụng đối với việc đốt các nhiên liệu hóa thạch phát thải ra carbon (than, dầu, khí đốt,...). Thuế carbon là chính sách có thể giúp giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch và khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Chính sách thuế carbon có thể rất đơn giản, do đó, chính phủ có thể thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Chính phủ có thể trực tiếp thu thuế các nguồn nguyên liệu hóa thạch, từ đó giúp hạn chế phát thải nhà kính. Tuy nhiên, với cách trên, lượng hạn chế carbon không rõ ràng và chính sách chỉ mang tính chất thúc đẩy hạn chế tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, cách này cũng không mang tính khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn carbon. Ngoài biện pháp đánh thuế carbon, hiện tại các quốc gia còn có thể áp dụng biện pháp thị trường bằng cách xây dựng và vận hành HTGDPT. Biện pháp này không những giúp cải thiện vấn đề môi trường mà còn giúp phát triển kinh tế xanh, bền vững. Theo một số nghiên cứu HTGDPT mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn trong các trường hợp nhất định. Các nhà sản xuất phát thải carbon thấp, có sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được hưởng lợi từ việc tham gia vào HTGDPT. Xia et al. (2020) đã phân tích và đưa ra kết luận rằng nếu sản phẩm thông thường có lượng phát thải bằng hai lần mức phát thải của các sản phẩm
  13. 2 carbon thấp thì lợi nhuận của các nhà sản xuất các sản phẩm carbon thấp có mối quan hệ cùng chiều với giá giao dịch phát thải. Ngoài ra, HTGDPT cũng khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng và hạn chế phát thải. Theo Luo & He (2022) HTGDPT giúp thúc đẩy các công ty thực hiện cải tiến dây chuyền công nghệ, tiến tới sử dụng công nghệ xanh. Do đó, việc thành lập HTGDPT nhằm cải thiện vấn đề môi trường và thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là cần thiết. Ở Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng phát thải KNK (KNK) năm 2014 là 283.965,53 nghìn tấn CO2. Theo đó, các ngành đang phát thải nhiều nhát bao gồm năng lượng, nông nghiệp, quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, chất thải. Hiện nay, Việt Nam đã là quốc gia có tham gia công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và sẽ phải thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đã được đưa ra trong các hội nghị thượng đỉnh thuộc khung chương trình này (COP). Các biện pháp và thoả thuận, nghị định thư, hiệp định được đưa ra trong các hội nghị có thể giúp cắt giảm KNK trên thế giới, nhưng cũng đồng thời đòi hỏi các quốc gia triển khai các biện pháp thực tế nhằm đạt được các cam kết đã đưa ra. Một trong các biện pháp mà Việt Nam đã và đang nghiên cứu để chuẩn bị đưa vào áp dụng là sử dụng HTGDPT với mục tiêu thành lập và thí điểm HTGDPT vào năm 2025. Trong các nghiên bước đầu về thị trường, nghiên cứu về tính khả thi là một trong những nghiên cứu quan trọng nhằm xác định được khả năng xây dựng HTGDPT. Trong đó, sự sẵn sàng của các doanh nghiệp – đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ việc thành lập thị trường phát thải – sẽ quyết định một phần khá lớn vào khả năng xây dựng thị trường phát thải tại Việt Nam. Với lý do đó, luận văn này lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập hệ thống giao dịch phát thải” nhằm trả lời câu hỏi về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam.
  14. 3 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT tại Việt Nam. Nhiệm vụ của nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau: - Tổng quan lý thuyết và tình hình nghiên cứu về HTGDPT và các lý thuyết, nghiên cứu liên quan tới các yếu tố tác động lên tính sẵn sàng của một chủ thể. - Đánh giá và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. - Từ kết quả nghiên cứu trên và từ việc phân tích bối cảnh, tình hình thực tế, Bài luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các yếu tố đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT là như thế nào? - Các yếu tố nào có tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc thành lập HTGDPT như thế nào? - Để nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT thì có thể thực hiện các biện pháp nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian bao gồm các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời gian khảo sát nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 01/2023.
  15. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) nhằm xác định các yếu tố tác động tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc thành lập HTGDPT dựa trên việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm thu thập được các tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu đi trước về HTGDPT, thành lập HTGDPT cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới tính sẵn sàng của một cá nhân, tổ chức. Các tài liệu được thu thập gồm có: sách tham khảo, các công trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách liên quan tới việc thành lập HTGDPT cũng như tính sẵn sàng của một chủ thể. Các số liệu được thu thập là các dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu được thu thập qua các bảng hỏi. Bảng hỏi được phát cho các doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin nghiên cứu. Các dữ liệu này sẽ là cơ sở để nghiên cứu sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp xác định mẫu: Mẫu được xác định theo phương pháp ngẫu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và chi phí, các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu ở Hà Nội và Quảng Ninh. Xác định cỡ mẫu: Cỡ mẫu trong mô hình PLS-SEM thường không yêu cầu cỡ mẫu lớn. Theo Hair et al. (2017), kích cỡ mẫu dùng cho mô hình PLS-SEM có thể nhỏ hơn 100. Theo lý thuyết giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem) thì kích cỡ mẫu từ 30 trở lên có thể khiến phân phối của của các giá trị trung bình mẫu xấp xỉ phân phối chuẩn. Theo quy tắc 10 lần được Barclay et al. (1995) đưa ra, số quan sát tối thiểu để chạy mô hình PLS-SEM bằng 10 lần số đường dẫn lớn nhất tới một biến riêng biệt trong mô hình. Trong mô hình nghiên cứu, số đường dẫn lớn nhất tới một biến là 3 (tới biến sự sẵn sàng). Do đó, Bài luận văn sử dụng kích cỡ mẫu tối thiểu là 10x3=30. Trong Bài luận văn, số lượng mẫu thực tế được sử dụng là 66 mẫu. Phương pháp phân tích số liệu:
  16. 5 - Phương pháp định tính: phương pháp định tính giúp đưa ra các đánh giá, giải thích về kết quả kiểm định các yếu tố tác động lên sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT cũng như đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính sẵn sàng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. - Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm tra, kiểm định quan hệ và tác động của các yếu tố tới sự sẵn sàng của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tham gia vào HTGDPT. Phương pháp định lượng bao gồm: Kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích mô tả thống kê và mô hình PLS-SEM. 1.6. Nội dung Bố cục của Bài luận văn gồm các phần sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả và phân tích kết quả Chương 5: Hàm ý chính sách Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  17. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH PHÁT THẢI VÀ LÝ THUYẾT HÀNH VI CÓ KẾ HOẠCH 2.1. Cơ sở lý luận về hệ thống giao dịch phát thải và lý thuyết hành vi có kế hoạch 2.1.1. Hệ thống giao dịch phát thải • Khái niệm: Với HTGDPT, hàng hóa được giao dịch là các tín chỉ carbon hoặc các hạn ngạch phát thải KNK. Căn cứ khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. Theo khoản 33 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì “hạn ngạch phát thải KNK là lượng KNK của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”. Như vậy, có thể hiểu dù là giao dịch hạn ngạch hay tín chỉ phát thải thì HTGDPT cũng là nơi để các bên trao đổi, mua bán quyền được phát thải KNK ra môi trường. Các bên dư thừa quyền phát thải có thể đem bán quyền phát thải của mình trên thị trường cho các bên thiếu hụt quyền phát thải để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hoạt động mua bán quyền phát thải này sẽ giúp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giúp phát triển bền vững trong tương lai. • Phân loại hệ thống giao dịch phát thải: Có hai loại HTGDPT là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Một số HTGDPT bắt buộc hiện nay có thể kể tới chương trình loại bỏ KNK của bang New South Wales, Úc; chương trình thương mại phát thải của Na Uy; và cơ chế thương mại phát thải của New Zealand. Với hệ thống này, các tổ chức, công ty phát thải ra môi trường vượt quá mức cho phép phải mua thêm tín chỉ carbon
  18. 7 được giao dịch trên thị trường để có thể tiếp tục phát thải. Hệ thống trên được gọi là hệ thống trần và giao dịch (cap-and-trade system). Điều này nhằm đảm bảo mức phát thải của các tổ chức sẽ có thể được cắt giảm xuống mức đã được thống nhất chung. Với HTGDPT bắt buộc, các chủ thể giao dịch trên thị trường là các công ty chịu quy định bắt buộc phải giới hạn mức độ phát thải KNK. Nếu một công ty phát thải chạm mức quy định, họ bắt buộc phải mua lại tín chỉ carbon từ các công ty có thừa tín chỉ. Các công ty sẽ giao dịch với nhau trên thị trường hoặc thông qua các trung gian. Trên thế giới, tín chỉ carbon bắt buộc đang nhắm đến các đơn vị phát thải sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch bao gồm nhà máy lọc dầu, các công ty sản xuất và chế biến sắt thép, những công ty sản xuất các mặt hàng như xi măng, thủy tinh và gốm sứ và ngành công nghiệp giấy và bột giấy. Bên cạnh hệ thống bắt buộc còn tồn tại một HTGDPT khác là HTGDPT tự nguyện. Đây là một hệ thống không chính thức hoạt động song song với HTGDPT bắt buộc và được quản lý bởi sự kết hợp của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Hệ thống này cho phép các doanh nghiệp, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân để bù đắp lượng khí thải của họ bằng cách mua các khoản bù đắp đã được được tạo ra thông qua cơ chế phát triển xanh (là cơ chế đầu tư vào các dự án giảm thiểu khí phát thải). HTGDPT tự nguyện góp phần giảm thiểu khí phát thải bên cạnh thị trường bắt buộc được hình thành từ các quy định. Trên HTGDPT tự nguyện, các công ty không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật buộc họ phải hạn chế lượng khí thải carbon của họ. Với hệ thống này, bên mua điển hình có thể là một công ty bất kỳ đã cam kết trung hòa carbon. Không có bất cứ quy định pháp luật hay vấn đề tài chính nào thúc đẩy các công ty trên mua quyền phát thải. Nhiều công ty, điển hình là những công ty lớn, tìm cách trung hòa carbon như một phần của chiến lược quản trị xã hội môi trường (ESG) nhằm hướng tới phát triển bền vững hoặc đáp ứng yêu cầu có thể có của các cơ quan quản lý trong tưởng lai và phòng tránh việc quyền phát thải trong tương lai sẽ tăng giá mạnh. Một số công ty khác xem việc mua quyền phát thải và trung hòa carbon là một cách để có những thông tin, góc nhìn tốt của
  19. 8 xã hội về công ty. Một số khác thì mua quyền phát thải vì cả hai lý do trên. Những bên bán quyền phát thải HTGDPT tự nguyện có thể là các dự án làm giảm thiểu carbon như nhà máy thủy điện công suất lớn hay thậm chí các dự án nhỏ hơn dựa vào cộng đồng như bếp/lò sạch, thân thiện với môi trường. Có các dự án nhằm mục đích triệt tiêu hoặc giảm thiểu lượng khí thải trực tiếp từ các quá trình công nghiệp, triệt tiêu các chất phá hủy tầng ôzôn, hoặc xử lý nước thải. Ngoài ra còn có các dự án dựa vào thiên nhiên bao gồm hấp thụ đất hoặc trồng rừng. Các bên thực hiện dự án sau khi được chứng nhận và được cấp tín chỉ carbon thì có thể bán các tín chỉ này trên thị trường để kiếm lợi nhuận. Hai hệ thống tự nguyện và bắt buộc này không bài trừ lẫn nhau mà sẽ có thể hỗ trợ nhằm mục tiêu chung là trung hòa carbon. • Tác động của hệ thống giao dịch phát thải lên nền kinh tế và môi trường: Về tác động của HTGDPT, có thể thấy mặc dù HTGDPT sẽ gây tổn thất tới một số loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên khi được thực hiện HTGDPT sẽ giúp giảm thiểu lượng carbon phát thải ròng ra môi trường, từ đó giúp cải thiện chất lượng môi trường, phòng tránh, giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra và cũng có tác động tốt tới một số loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, HTGDPT cũng mang lại lợi ích giúp thúc đẩy các công ty cải tiến, áp dụng công nghệ xanh vào việc sản xuất và kinh doanh của mình. Đầu tiên phải kể tới vai trò của HTGDPT trong việc giảm thiểu các vấn đề về môi trường. Các lý thuyết kinh tế cho rằng HTGDPT sẽ là công cụ hỗ trợ đạt được mục tiêu giảm phát thải với chi phí thấp nhất. Ngược lại, khi áp dụng thị trường giao dịch carbon sẽ có lợi nếu số tiền thu được từ bán hạn ngạch phát thải được sử dụng để tài trợ cho đầu tư công bổ sung cũng như giảm thuế thu nhập. Theo nghiên cứu về thị trường carbon châu Âu (EU), mức giá carbon 20 USD/tấn CO2 không có tác động bất lợi đối với nền kinh tế. HTGDPT cũng được cho là sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn tái tạo. Năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện dự trữ là những ví dụ về các nguồn năng lượng phi carbon sẽ mang lại tiềm năng phát triển. Tránh lãng phí là rất quan trọng khi đầu tư vào các nhà máy điện than hiện nay để ngăn chặn
  20. 9 sự lỗi thời của chúng trong 10-15 năm tới do không thể cạnh tranh về giá với các nguồn năng lượng khác. khối lượng mới. Trong giai đoạn phục hồi sau COVID- 19, việc triển khai HTGDPT sẽ khuyến khích đầu tư vào tính bền vững. Trong Bài luận văn của Li & Jia (2016), tác giả đã chỉ ra tác động của HTGDPT đến nền kinh tế và môi trường. Tuy rằng HTGDPT đã gây ra một số tổn thất về kinh tế trước mắt như: tổn thất GDP là 2,34 nghìn tỷ nhân dân tệ hay 2,56% trong kịch bản HTGDPT so với kịch bản không có HTGDPT vào năm 2030. Xi măng công nghiệp, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, sẽ giảm 14,96–18,24% về sản xuất, tiếp theo là điện, kim loại màu, thép và hóa chất tăng lần lượt khoảng 9,35%, 8,80%, 7,01% và 4,39%. Chi phí giảm CO2 là 84,15 USD/tấn-CO2. Về mặt năng lượng: tiêu thụ than sẽ bắt đầu có tăng trưởng âm (-0,09%) vào năm 2025. Tiêu thụ than sẽ giảm 30,19% tuy nhiên dầu mỏ và khí tự nhiên sẽ tăng lên 1,00% và 3,37% vào năm 2030 do hiệu ứng thay thế. Giá carbon sẽ tăng bằng cách giảm mức hạn ngạch phát thải tự do. Tuy nhiên, các yếu tố hạn chế của các ngành công nghiệp phát thải nhiều KNK kể trên cũng giúp cải thiện vấn đề về môi trường. Đồng thời, có thể trong dài hạn, HTGDPT lại khuyến khích phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn. Do đó, cũng theo Li & Jia (2016) đối với các tác động môi trường, HTGDPT lại mang tới các tác động tích cực như: khí thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 bằng cách thực hiện HTGDPT và mức phát thải cao nhất là 8,21 tỷ tấn, sẽ giảm phát thải CO2 20,02 tỷ tấn từ 2017 đến 2030, tương đương 59,60% tổng lượng phát thải CO2 của thế giới năm 2010. Điều này sẽ đáp ứng mục tiêu trong Thông báo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc về Biến đổi Khí hậu. Do đó, với HTGDPT, Trung Quốc kỳ vọng đỉnh carbon sẽ đạt được trước năm 2030. Một Bài luận văn khác của Lin & Jia (2017) cũng chỉ ra các điều tương tự. Tác giả kết luận lượng khí thải CO2 sẽ được giảm đáng kể và đạt đến mức đạt đỉnh vào năm 2030. Trong 3 năm đầu, GDP sẽ giảm từ 0,26 - 0,29%, sau đó các tác động tiêu cực sẽ giảm dần xuống 0,16% vào năm 2030. Tiêu thụ năng lượng sẽ giảm 12,80%. Tác giả cũng cho rằng các công ty thuộc ngành xây dựng và điện là những người mua lớn nhất trên HTGDPT. Bên cạnh đó, với HTGDPT các doanh nghiệp được khuyến khích cắt giảm lượng khí thải carbon thông qua việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2