intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu thực nghiệm - Hệ số BETA trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ vấn đề nghiên cứu, đề tài đƣa ra những mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: So sánh beta có điều kiện với beta vô điều kiện (hay beta truyền thống) của mô hình CAPM, FF-3 và mô hình Scholes-Williams (1977); nghiên cứu mối quan hệ giữa beta có điều kiện với tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu thực nghiệm - Hệ số BETA trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Nghiên cứu thực nghiệm: Hệ số beta trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Quốc Hùng. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc chúng tôi hoặc ngƣời khác công bố và đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2013 Lê Thị Mỹ Hƣơng SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang i
  2. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nhiều tháng nỗ lực nghiên cứu đến nay tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất từ Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo Khoa Sau đại học, cũng nhƣ Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Mở Tp.HCM đã cho tôi một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể hoàn tất luận văn này. Đặc biệt, tôi đã đƣợc ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM QUỐC HÙNG đã tận tình hƣớng dẫn, giúp tôi giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các anh chị trong lớp và động viên từ gia đình. Để bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo Khoa Sau đại học, Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Mở Tp.HCM, đặc biệt TS. PHẠM QUỐC HÙNG là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2013 Lê Thị Mỹ Hƣơng SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii TÓM TẮT .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 3 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4 3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................. 5 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ 5 3.2 Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................. 5 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................... 6 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 6 6. DỰ KIẾN KẾT CẤU ĐỀ TÀI ....................................................................... 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 8 2.1. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN CAPM ................................................... 8 2.1.1 Định nghĩa.............................................................................................. 8 2.1.2. Giả định................................................................................................. 9 2.1.3. Mô hình ............................................................................................... 10 2.1.4 Mối quan hệ giữa hệ số beta và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng ..................... 12 2.2 MÔ HÌNH FAMA VÀ FRENCH (1992) ................................................... 14 2.2.1 Những hạn chế của mô hình CAPM và phát hiện của FF (1992) ....... 14 2.2.2 Mô hình Fama và French 3 yếu tố (1992) ........................................... 15 2.3 MÔ HÌNH SCHOLES-WILLIAMS (1977) ............................................... 17 2.4 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH (C) CAPM ......................................................... 18 SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang iii
  4. 2.5 HỆ SỐ BETA ............................................................................................. 24 2.5.1 Beta mô hình CAPM (1964) ................................................................ 24 2.5.2 Beta mô hình FF_3 (1992) ................................................................... 25 2.5.3 Beta mô hình SCHOLES-WILLAM (1977) ....................................... 25 2.5.4 Hệ số BETADCC (Dynamic conditional beta) ...................................... 26 2.6 YẾU TỐ THANH KHOẢN (ILLIQ) ......................................................... 28 2.7 YẾU TỐ BIẾN ĐỘNG ĐẶC THÙ (IVOL) .............................................. 29 2.8. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BETA CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN TTCK ............ 30 2.9 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 35 2.9.1 Giả thuyết về beta có điều kiện............................................................ 36 2.9.2 Giả thuyết về mối quan hệ giữa beta có điều kiện và tỷ suất sinh lợi . 36 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 39 3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 39 3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 39 3.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 39 3.2.2 Thu thập và tính toán các biến kiểm soát: ........................................... 40 3.2.3 Cách hình thành danh mục đầu tƣ ....................................................... 44 3.3 CÁC MÔ HÌNH ƢỚC LƢỢNG BETA TRUYỀN THỐNG ..................... 44 3.3.1 Ƣớc lƣợng beta theo MH CAPM (BETACAPM): .................................. 44 3.3.2 Ƣớc lƣợng beta theo MH FF_3 (BETAFF): .......................................... 45 3.3.3 Ƣớc lƣợng beta theo MH Scholes – Williams (BETASW):.................. 45 3.3.4 Ƣớc lƣợng beta có điều kiện (BETADCC) ............................................ 47 3.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 48 3.6 CÁC BƢỚC TRONG NGHIÊN CỨU ....................................................... 49 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THỐNG KÊ VÀ HỒI QUY ........................................ 52 4.1 THỐNG KÊ MÔ TÀ CÁC HỆ SỐ BETA ................................................. 52 4.1.1 Kết quả hồi quy các phiên bản beta của các mô hình khác nhau: ....... 52 4.1.2 Kết quả hồi quy beta có điều kiện ....................................................... 54 SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang iv
  5. 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ DMĐT VỚI BETA CÓ ĐIỀU KIỆN ...................... 57 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY THEO CÁC MÔ HÌNH ................... 58 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................... 61 Kết luận ............................................................................................................ 61 Đề xuất.............................................................................................................. 62 Hạn chế của đề tài............................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 64 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 66 SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân chia danh mục theo MH FF_3 .................................................... 16 Bảng 3.1 Số lƣợng mã CP nghiên cứu ................................................................. 40 Bảng 4.1: Thống kê mô tả hệ số beta truyền thống.............................................. 52 Bảng 4.2: Thống kê mô tả hệ số BETADCC và beta truyền thống ........................ 55 Bảng 4.3: Thống kê mô tả đặc điểm của DMĐT qua các biến kiểm soát ........... 57 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các mô hình: .............................................................. 59 SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang vi
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quan hệ giữa hệ số beta và TSSL CP .................................................. 11 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và SLCP ......... 12 Hình 2.3: Mối quan hệ giữa beta và đƣờng SML ................................................ 13 Biểu đồ 4.1: So sánh các hệ số beta truyền thống ................................................ 53 Biểu đồ 4.2: So sánh hệ số beta truyền thống và TSSL ....................................... 54 Biểu đồ 4.3: So sánh hệ số beta truyền thống và beta có điều kiện ..................... 56 SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang vii
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BM Book to Maket ratio Giá trị sổ sách/ giá thị trƣờng BETACAPM Beta của mô hình CAPM BETADCC Dynamic conditional beta Beta có điều kiện BETAFF Beta mô hình FF_3 Beta mô hình Scholes- BETASW Willimas CAPM Capital asset pricing model Mô hình định giá tài sản vốn Conditional capital asset (C)CAPM Mô hình CAPM có điều kiện pricing model CP Stocks Cổ phiếu Mô hình Fama French ba FF-3 Fama- French 3 yếu tố General Autoregressive GARCH Conditional Heteroskedasticity Tỷ suất lợi nhuận nhóm các HML High Minus Low CP có BM cao trừ nhóm CP có BM thấp ILLIQ Tính thanh khoản Biến động đặc thù hay rủi ro IV Idiosyncratic Volatility phi hệ thống. Tỷ suất lợi nhuận nhóm các SMB Small Minus Big CP có qui mô nhỏ trừ nhóm CP có quy mô lớn Quy mô quy mô công ty của SIZE chứng khoán Sàn giao dịch chứng khoán SGDCK HCM HCM TSSL Tỷ suất sinh lợi Thị trƣờng chứng khoán Việt TTCK VN Nam SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang viii
  9. TÓM TẮT Mô hình CAPM truyền thống, phiên bản đầu tiên do Sharpe (1964) mô tả TSSL kỳ vọng đƣợc xác định thông qua hệ số beta, một hệ số đo lƣờng rủi ro và đây là yếu tố duy nhất tác động đến TSSL trong quá trình đầu tƣ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã bác bỏ lý thuyết này. Ví dụ Black, Jemsen và Scholes (1972), Miller và Scholes (1972), Fama và MacBeth (1973), Blume và Friend (1973) kết luận hệ số beta này có tác động rất ít đến TSSL. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Bollersves, Engle và Wooldridge (1988), Harvey (1989), Jaganathan và wang (1996), Lewellen và Nagel (2006), Bali và Engle (2010), một lần nữa bác bỏ mô hình CAPM truyền thống thay vào đó là mô hình (C)CAPM với beta có điều kiện thay đổi theo thời gian do ảnh hƣởng của thông tin trong quá khứ. Từ đó, đề tài nghiên cứu so sánh các hệ số beta truyền thống với beta có điều kiện để có thể cung cấp cho nhà đầu tƣ một hệ số đáng tin cậy để đo lƣờng rủi ro trong quá trình đầu tƣ trên TTCK VN. Trƣớc tiên, chúng tôi thống kê và so sánh kết quả nghiên cứu cho thấy khi tiến hành phân tích trên dữ liệu thời gian hệ số beta truyền thống có sự khác biệt với beta có điều kiện và beta có điều kiện đƣợc sắp xếp theo DMĐT tăng dần. Thứ hai, khi tiến hành phân tích dữ liệu chéo, kết quả thực nghiệm cho thấy beta có điều kiện có tác động cùng chiều với TSSL CP và có ý nghĩa thống kê trên TTCK VN. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Bali và Engle (2010), Jaganathan (1996). Dựa trên nền tảng của CAPM truyền thống, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thêm một hệ số để giúp nhà đầu tƣ xác định TSSL kỳ vọng trong tƣơng lai. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 1
  10. Tóm tắt chƣơng 1 Việt Nam, TTCK vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai, một thị trƣờng còn quá non trẻ so với các nƣớc phát triển, thì việc đánh giá về rủi ro, TSSL cũng nhƣ đo lƣờng hệ số beta, là một vấn đề nan giải và chƣa mang tính chuyên nghiệp. Cũng có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến TSSL cổ phiếu công ty trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nhƣng hệ số beta vô điều kiện hầu nhƣ không đo lƣờng hết tỷ suất sinh lợi CP. Và có rất nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về các hệ số beta nhƣ: BETACAPM, BETAFF, BETASW và BETADCC, vậy TTCK Việt Nam là một thị trƣờng mới nổi nên việc nghiên cứu hệ số beta nào có ý nghĩa, cũng nhƣ tác động của hệ số beta có điều kiện đến TSSL CP là rất cần thiết. Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể góp phần giúp nhà đầu tƣ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hệ số beta, một hệ số đo lƣờng rủi ro để giúp nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng quan trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ trong giai đoạn hiện nay. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 2
  11. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Mô hình định giá tài sản (CAPM) của Sharpe (1964), Linter (1965), và Mossin (1966), thể hiện ý tƣởng một cách đơn giản là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao, lợi nhuận kỳ vọng phải lớn hơn tỷ suất sinh lợi phi rủi ro và có quan hệ tuyến tính với rủi ro thị trƣờng đƣợc đo lƣờng qua hệ số beta. Tuy nhiên, mô hình này đã bị bác bỏ bởi các nghiên cứu rất sớm của Fama, Fisher, Jensen và Roll (1969) và Blume (1970). Sau đó, Black, Jemsen và Scholes (1972), Miller và Scholes (1972), Fama và MacBeth (1973), Blume và Friend (1973) dùng mô hình CAPM truyền thống để dự đoán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, thì hệ số beta vô điều kiện của thị trƣờng có tác động rất ít đến TSSL. Từ đó, Roll (1977), Basu (1977, 1983), Stattman (1983), Banz (1981), Rosenberg, Reid và Lanstein (1985), Bhandari (1988) và Fama và French (1992) tuyên bố bác bỏ mô hình CAPM truyền thống. Fama và French (2004), nhà kinh tế có nhiều nghiên cứu phản bác mô hình CAPM, Bollerslev, Engle và Wooldridge (1988), Harvey (1989), Jaganathan và Wang (1996), Lewellen và Nagel (2006), Bali (2008), Bali và Engle (2010), Engle (2012) cho thấy, các yếu tố khác nhƣ: Quy mô công ty, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trƣờng, tỷ lệ thu nhập/giá, thanh khoản, cũng nhƣ yếu tố momentum lại giải thích lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu khá mạnh. Chính vì vậy, mô hình CAPM truyền thống một lần nữa bị bác bỏ và thay thế vào đó là một mô hình CAPM có điều kiện với beta thị trƣờng có điều kiện do ảnh hƣởng của thông tin có sẵn trong quá khứ. Việt Nam, TTCK vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khai, một thị trƣờng còn quá non trẻ so với các nƣớc phát triển. Một thị trƣờng mới nổi và sự phát triển quá nóng trong những năm gần đây, thì việc đánh giá về rủi ro, TSSL cũng nhƣ đo lƣờng hệ số beta, là một vấn đề nan giải và chƣa mang tính chuyên nghiệp. Cũng có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến TSSL của CP trên thị trƣờng SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 3
  12. chứng khoán Việt Nam, nhƣng hệ số beta vô điều kiện (hay truyền thống) hầu nhƣ không đo lƣờng hết tỷ suất sinh lợi CP. Bên cạnh những nghiên cứu bác bỏ hệ số beta vô điều kiện (hay beta truyền thống) của mô hình CAPM, những nhà kinh tế học đã có những nghiên cứu về beta có điều kiện để giải thích TSSL trên thị trƣờng chứng khoán. Vậy, TTCK Việt Nam cũng cần một hệ số beta có điều kiện để giải thích về tỷ suất sinh lợi tốt hơn để giúp nhà đầu tƣ ra quyết định đúng đắn trong quá trình đầu tƣ. Từ đó, việc “Nghiên cứu thực nghiệm: Hệ số beta trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” là vấn đề cần quan tâm đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Mô hình CAPM truyền thống (mô hình CAPM chuẩn của Sharp - Lintner) bắt nguồn từ việc khảo sát hành vi của nhà đầu tƣ trong một giai đoạn nhất định, nhƣng trong khi thực tế nhà đầu tƣ quyết định đầu tƣ qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về lý thuyết, beta trong mô hình CAPM là thƣớc đo rủi ro hệ thống duy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm bằng cách dùng mô hình CAPM truyền thống để dự đoán TSSL kỳ vọng, thì hệ số beta vô điều kiện của thị trƣờng có tác động yếu. Mô hình CAPM đƣợc phát triển rất sớm, nhƣng hầu hết các nghiên cứu sau đó của Roll (1977), Basu (1977, 1983), Stattman (1983), Banz (1981), Rosenberg, Reid và Lanstein (1985), Bhandari (1988), Fama và French (1992) đã từ chối giá trị thực nghiệm của mô hình. Các nghiên cứu trên, cho rằng mô hình CAPM truyền thống đƣợc phát triển trong một nền kinh tế nhiều giả định, nhƣng trong thực tế nền kinh tế luôn biến động vào những thời gian khác nhau, thời gian đầu tƣ và quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ có thể thay đổi theo thời gian, tùy vào sự mong đợi của họ về tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai. Ngoài ra, trong quá trình đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể gặp rủi ro bởi những cú sốc về công nghệ, hay những biến động của nền kinh tế có thể tác động đến lợi nhuận mong muốn của nhà đầu tƣ. Do đó, CAPM truyền thống không còn phù SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 4
  13. hợp với các giả định đã đặt ra. Chính vì vậy, rủi ro không chỉ đƣợc đo lƣờng thông qua hệ số beta, mà còn phụ thuộc vào các thông tin đã có sẵn tại một thời điểm bất kỳ. Các nghiên cứu của Bollerslev, Engle và Wooldridge (1988), Harvey (1989), Jaganathan và Wang (1996), Lewellen và Nagel (2006), Bali (2008), Bali và Engle (2012) chứng minh rằng nếu tại mỗi thời điểm khác nhau thì beta của DMĐT sẽ thay đổi do nhiều yếu tố tác động đến hệ số này. Từ những quan điểm trên của các nhà kinh tế trên thế giới, TTCK Việt Nam là một thị trƣờng mới nổi nên việc nghiên cứu hệ số beta nào có ý nghĩa để giúp nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng quan trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. 3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu: Từ vấn đề nghiên cứu, đề tài đƣa ra những mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: - So sánh beta có điều kiện với beta vô điều kiện (hay beta truyền thống) của mô hình CAPM, FF_3 và mô hình Scholes-Williams (1977). - Nghiên cứu mối quan hệ giữa beta có điều kiện với tỷ suất sinh lợi chứng khoán. 3.2 Câu hỏi nghiên cứu: Để làm rõ đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: - Beta có điều kiện có sự khác biệt với beta truyền thống hay không? - Beta có điều kiện và TSSL chứng khoán có quan hệ nhƣ thế nào? - Beta có điều kiện có ứng dụng để xác định TSSL kỳ vọng trên TTCK Việt Nam hay không? SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 5
  14. 4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM, loại bỏ các công ty tài chính, quỹ đầu tƣ, loại bỏ những công ty bị hủy niêm yết hoặc chuyển sàn. Phạm vi nghiên cứu: Các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM từ năm 2007 – 2012. 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Do đặc thù của TTCK Việt Nam, một thị trƣờng mới nổi, non trẻ chƣa có nhiều nghiên cứu về các hệ số beta thị trƣờng, cũng nhƣ mối quan hệ giữa beta có điều kiện và TSSL CP. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể góp phần giúp nhà đầu tƣ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hệ số beta, một hệ số đo lƣờng rủi ro. Thông qua đó, kết quả thực nghiệm của đề tài có thể cung cấp thêm cho nhà đầu tƣ một công cụ để xác định TSSL kỳ vọng của CP và hạn chế rủi ro trong quá trình đầu tƣ. 6. DỰ KIẾN KẾT CẤU ĐỀ TÀI Dự kiến kết cấu đề tài gồm 05 chƣơng và đƣợc trình bày theo thứ tự dƣới đây: CHƢƠNG 1: Giới thiệu CHƢƠNG 2: Cơ sở lý thuyết CHƢƠNG 3: Dữ liệu và mô hình nghiên cứu CHƢƠNG 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm CHƢƠNG 5: Kết luận và đề xuất giải pháp SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 6
  15. Tóm tắt chƣơng 2 Trƣớc khi đi vào phân tích các vần đề đƣợc đặt ra ở chƣơng 1, chúng tôi trình bày về cơ sở lý thuyết và từ đó hình thành các giả thuyết nghiên cứu. Trong chƣơng này chúng tôi trình bày gồm các phần sau: - Giới thiệu về mô hình CAPM truyền thống là một hình đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa hệ số beta và TSSL chứng khoán, beta là hệ số đo lƣờng rủi ro duy nhất trong mô hình CAPM. Từ những nghiên cứu bác bỏ mô hình CAPM truyền thống, Fama và French nhận thấy rằng beta của CAPM không giải thích đƣợc TSSL của CK, do đó mô hình Fama và French phát triển mô hình 3 yếu tố FF_3 gồm: hệ số beta, yếu tố quy mô công ty, tỷ số BM cũng tác động đến TSSL của CP. Đồng thời, đề tài giới thiệu về beta của mô hình Scholes-Williams (1977) - Nhƣng cũng có những nghiên cứu cho rằng BETACAPM, BETAFF, BETASW cũng chƣa giải thích đƣợc TSSL vì còn các yếu tố khác ảnh hƣởng đến TSSL CP nhƣ yếu tố thanh khoản, yếu tố biến động đặc thù, hệ số beta có thay đổi theo thời gian. Từ đó, các nghiên cứu đã dùng mô hình (C) CAPM với BETADCC để giải thích TSSL của CP. Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi đã khái quát về mối tƣơng quan có điều kiện, BETADCC, và mô hình (C) CAPM. Bên cạnh đó chúng tôi tóm tắt các nghiên cứu hình thành mô hình (C) CAPM, các nghiên cứu về BETADCC, mối quan hệ giữa BETADCC và TSSL CP. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 7
  16. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Phần này, chúng tôi tập trung giới thiệu về cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trƣớc và xây dựng giả thuyết về beta có điều kiện (BETADCC) trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Lý thuyết danh mục đầu tƣ hiện đại (Modern Porfolio Theory) của Markowitz (1952) cho rằng các nhà đầu tƣ có thể tối thiểu hóa rủi ro thị trƣờng với một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Lý thuyết DMĐT hiện đại nhấn mạnh rằng một DMĐT đƣợc đa dạng hóa tối ƣu có thể giảm thiểu rủi ro cho khoản đầu tƣ. Một kiểu đơn giản hóa của lý thuyết DMĐT hiện đại là “đừng bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ”. Lý thuyết DMĐT hiện đại đã thiết lập khái niệm “đƣờng biên hiệu quả”. Một danh mục hiệu quả là một danh mục mà với mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho sẵn thì có rủi ro thấp nhất, rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn. Để xây dựng đƣợc một DMĐT thích hợp với lý thuyết DMĐT hiện đại, các nhà đầu tƣ phải định giá các hiệp phƣơng sai giữa các tài sản cũng nhƣ là đặc tính rủi ro/tỷ suất sinh lợi mỗi tài sản. Lý thuyết DMĐT hiện đại cho chúng ta một phƣong pháp đầu tƣ có kỷ luật mang tính khoa học, do đó mà nó vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. 2.1. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN CAPM 2.1.1 Định nghĩa Mô hình CAPM truyền thống là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và TSSL kỳ vọng. Trong mô hình này, TSSL kỳ vọng của một CP bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Còn rủi ro phi hệ thống không đƣợc xem xét trong mô hình này do nhà đầu tƣ có thể xây dựng đa dạng hóa DMĐT để loại bỏ rủi ro này. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 8
  17. Mô hình CAPM phát triển từ những năm 1960 và đã có đƣợc nhiều ứng dụng từ đó đến nay. Bên cạnh đó một số mô hình khác cũng nỗ lực giải thích động thái thị trƣờng, nhƣng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát thực với thực tiễn. Cũng nhƣ bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực bằng những giả định cần thiết, nhƣng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra nhiều ứng dụng hữu ích. 2.1.2. Giả định Lý thuyết mô hình CAPM và ứng dụng của nó dựa trên một số các giả định quan trọng về TTCK và thái độ của nhà đầu tƣ nhƣ sau: - Các nhà đầu tƣ nắm giữ DMĐT đƣợc đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó, những đòi hỏi về TSSL của nhà đầu tƣ bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống của từng chứng khoán chứ không phải là rủi ro tổng thể. - Các CP đƣợc trao đổi tự do trong thị trƣờng cạnh tranh là thị trƣờng mà các thông tin về một công ty nào đó và triển vọng của công ty này là công khai đối với các nhà đầu tƣ. - Các nhà đầu tƣ có thể vay nợ hoặc cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất không đổi theo thời gian. - Không có chi phí cho việc mua bán CP. - Không có thuế. - Không có lạm phát hay bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất hoặc lạm phát đƣợc dự đoán trƣớc. - Tất cả các nhà đầu tƣ thích lựa chọn CP có TSSL cao nhất tƣơng ứng với mức độ cho trƣớc của rủi ro hoặc CP rủi ro thấp nhất với mức sinh lợi cho trƣớc. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 9
  18. - Tất cả các nhà đầu tƣ có kỳ vọng thuần nhất liên quan đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, phƣơng sai và hiệp phƣơng sai của TSSL tạo ra đƣờng biên hiệu quả và DMĐT rủi ro tối ƣu duy nhất. 2.1.3. Mô hình Mô hình CAPM truyền thống (CAPM) của Sharpe (1964) chỉ ra rằng lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản phụ thuộc vào lãi suất phi rủi ro và hệ số beta, thông qua phƣơng trình: E(ri) = rf + βi[E(rm) – rf] (2.1) Trong đó: E(ri) : Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán i. rf : : Lãi suất phi rủi ro. βi : Hệ số beta của chứng khoán i. E(rm) : Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trƣờng. Hệ số i đo lƣờng mức độ biến động TSSL của tài sản i so với mức biến động TSSL của danh mục thị trƣờng nên gọi là rủi ro thị trƣờng của tài sản i. Hệ số   1 có nghĩa là hệ số đo lƣờng sự biến động lợi nhuận của danh mục thị trƣờng với chính nó. Do đó,   1 đƣợc định nghĩa nhƣ là hệ số  của danh mục thị trƣờng. SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 10
  19. Lợi nhuận cổ phiếu I 25 20 II Hệ số beta Lợi nhuận thị trƣờng -15 III 15 25 -10 I - 20 V Hình 2.1: Quan hệ giữa hệ số beta và TSSL CP Hệ số beta đƣợc hình thành để lƣợng hoá rủi ro, nhằm giảm rủi ro trong quá trình đầu tƣ. Có rất nhiều khái niệm về rủi ro nhƣng trong đầu tƣ và kinh doanh thì rủi ro đuợc định nghĩa là sự khác biệt hay sai lệch giữa tỷ suất sinh lợi thực tế đạt đƣợc so với tỷ suất sinh lợi dự kiến. Xét về mặt định tính, rủi ro tổng thể của cổ phiếu là tổng rủi ro của 2 thành phần cơ bản gồm: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống (Systematic risks), còn gọi là rủi ro thị trƣờng, là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có ảnh hƣởng đến tất cả các cổ phiếu, thị trƣờng và cả nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro hệ thống là rủi ro không phân tán, cho dù đã đa dạng hóa DMĐT. Theo Merton (1987) định nghĩa, rủi ro hệ thống là rủi ro xảy ra từ bên ngoài của một ngành, một doanh nghiệp, ví dụ nhƣ chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị.... SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 11
  20. Rủi ro phi hệ thống (Nonsystematic Risks), còn gọi là biến động đặc thù gồm những biến động làm ảnh hƣởng đến cổ phiếu này nhƣng không có tác động đến cổ phiếu khác. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lƣợng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Để giảm thiểu rủi ro loại này, nhà đầu tƣ thƣờng đa dạng hoá DMĐT; do đó rủi ro này còn gọi là rủi ro phân tán đƣợc. Mối quan hệ giữa rủi ro tổng thể, rủi ro thị trƣờng và rủi ro đặc thù đƣợc biểu diễn qua đồ thị sau: Hình 2.2: Mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống và SLCP Nhìn vào đồ thị trên, nếu số lƣợng CP trong rổ đầu tƣ (n) tăng lên, thì rủi ro phi hệ thống (biến động đặc thù) bị triệt tiêu vì nhà đầu tƣ đã đa dạng hóa DMĐT. Khi đó, đƣờng rủi ro tổng thể sẽ tiệm cận đƣờng rủi ro hệ thống. Vì vậy, rủi ro thấp nhất trong đầu tƣ là rủi ro của nền kinh tế, tức rủi ro thị trƣờng. Điều này dẫn đến một kết luận quan trọng sau: nếu DMĐT đƣợc đa dạng hóa tối ƣu thì rủi ro của cổ phiếu trong DMĐT là rủi ro hệ thống. 2.1.4 Mối quan hệ giữa hệ số beta và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro của một CP có quan hệ đồng biến với nhau, nghĩa là CP rủi ro cao thì TSSL cao và ngƣợc lại. Hay nói khác đi, nhà đầu tƣ nắm giữ CP có rủi ro cao khi TSSL kỳ vọng có thể để bù đắp đƣợc rủi ro. Để đo lƣờng rủi ro của CP nhà đầu tƣ cần quan tâm đến BETA vì đây là hệ số đo SVTH: Lê Thị Mỹ Hương Trang 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2