intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

27
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại, huớng đến phân tích những cơ hội, thách thức, điều kiện triển khai và đề xuất phương hướng triển khai tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH Hà Nội, năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 820462 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Người hướng dẫn: PGS, TS Đặng Thị Nhàn Hà Nội, năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan nghiên cứu “Nghiên cứu triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)” là của riêng tôi, các số liệu tổng hợp được trong nghiên cứu này là do tôi tự tổng hợp và hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài Luận văn này, cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy/Cô, người thân và đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS,TS. Đặng Thị Nhàn đã nhiệt tình hướng dẫn, bổ sung và đưa ra những lời khuyên bổ ích, đồng thời tạo điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, cho tôi được gửi cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Anh/chị tại VPBank đã đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận đến những số liệu có liên quan đến ngân hàng để phục vụ vào quá trình nghiên cứu Luận văn của mình. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu của mình. Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý từ phía các Thầy/Cô, người thân, bạn bè và người đọc để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...........................................vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại .................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuỗi cung ứng ....................................................... 6 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại ...................................................................................................................... 10 1.2. Điều kiện triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng thương mại............................................................................................................ 26 1.2.1. Điều kiện về môi trường kinh tế ............................................................. 26 1.2.2. Điều kiện về môi trường pháp lý ............................................................ 27 1.2.3. Điều kiện về tính minh bạch thông tin ................................................... 29 1.2.4. Điều kiện về con người ........................................................................... 29 1.2.5. Điều kiện về vốn ...................................................................................... 30 1.2.6. Điều kiện về hạ tầng công nghệ ............................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................ 32 2.1. Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ............................................................................. 32 2.1.1. Thực trạng hiểu biết về tài trợ chuỗi cung ứng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................ 32
  6. iv 2.1.2. Doanh số một số sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................ 33 2.1.3. Thực trạng tài trợ chuỗi cung ứng cho các ngành hàng................... 36 2.1.4. Sự tham gia của công ty tài chính........................................................ 40 2.2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 41 2.2.1. Bài học kinh nghiệm từ các kết quả đạt được .................................... 41 2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các hạn chế và nguyên nhân....................... 43 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) ...................................................................... 48 3.1. Giới thiệu về VP Bank .................................................................................. 48 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 48 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây .......... 49 3.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại VPBank ................ 55 3.2.1. Tài trợ nhập khẩu .................................................................................... 55 3.2.2. Tài trợ xuất khẩu ..................................................................................... 58 3.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại VPBank62 3.3. Cơ hội và thách thức trong triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại VP Bank .................................................................................................. 66 3.3.1. Cơ hội ...................................................................................................... 66 3.3.2. Thách thức .............................................................................................. 69 3.4. Các điều kiện để triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại VPBank ................................................................................................................. 71 3.4.1. Điều kiện khách quan............................................................................ 71 3.4.2. Điều kiện chủ quan ................................................................................ 74 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80 PHỤ LỤC: CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT L/C Tín dụng chứng từ BPO Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại VND Việt Nam Đồng WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngân hàng Thương mại cổ phần BIDV Đầu tư và Phát triển Việt Nam IFC Công ty Tài chính Quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế
  8. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam................................................. 34 Biểu đồ 2.2: So sánh doanh số bao thanh toán tại Việt Nam và trên thế giới........... 34 Biểu đồ 2.3: Thống kê nguồn cung ứng linh kiện điện tử tại Việt Nam ................... 39 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mô hình dòng chảy hàng hóa, tiền và thông tin của một số sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng .................................................................................................... 11 Bảng 1.2: Các đơn vị tham gia vào hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng ...................... 12 Bảng 2.1: Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .. 35 Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại VPBank các năm 2019 - 2021 ..................... 50 Bảng 3.2: Tình hình cho vay vốn tại VPBank các năm 2019 – 2021 ....................... 52 Bảng 3.3: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank các năm 2019 – 2021 .......... 53 Bảng 3.4: Doanh thu và lợi nhuận của VPBank các năm 2019 – 2021 .................... 54 Bảng 3.5: Kết quả phát hành L/C tại VPBank các năm 2019 – 2021 ....................... 56 Bảng 3.6: So sánh doanh số tài trợ vốn xuất khẩu với doanh số cho vay tương ứng của VPBank trong các năm 2019 – 2021 .................................................................. 58 Bảng 3.7: So sánh doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh xuất nhập khẩu tại VPBank trong các năm 2019-2020 ............................................................. 60 Bảng 3.8: Tình hình chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank các năm 2019 – 2021 .............................................................. 61
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn được chia làm 3 chương trong đó trình bày các vấn đề lớn để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại Cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung ứng của luận văn dựa trên các lý thuyết có sẵn. Chương này đã làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc điểm của chuỗi cung ứng và hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra các điều kiện cần có để triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm Phần này tập trung tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại, cụ thể là thực trạng về hiểu biết của cán bộ nhân viên tài trợ thương mại, doanh số một số sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng, thực tế triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng trong từng ngành nghề. Từ những thực tế đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại. Chương 3: Cơ hội, thách thức và các điều kiện triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng Luận văn đi sâu vào nghiên cứu việc triển khai tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. Cụ thể phần này đưa ra các con số để đánh giá hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng, đưa ra những ưu điểm và hạn chế của VPBank, từ đó liên hệ với các điều kiện như đã trình bày ở chương 2 nhằm cụ thể hóa những gì VPBank cần làm để triển khai được hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, thúc đẩy các quốc gia hội nhập và phụ thuộc lẫn với trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, mở rộng không gian phát triển. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan, đồng thời cũng là nhu cầu nội tại trong tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong quá trình vận hành của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu có vai trò quan trọng, là phương thức không thể thiếu, được ví như tuyến "huyết mạch" của kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển của chuỗi cung ứng, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngày càng tăng. Nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại là kênh tài trợ vốn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đều coi việc triển khai tài trợ chuỗi cung ứng là một xu hướng tất yếu giúp gia tăng thu nhập của ngân hàng nói riêng, đồng thời giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng cũng không nằm ngoài xu thế ấy khi đã luôn xem hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng là một mảng kinh doanh tiềm năng. Tuy vậy, hoạt động tài chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng chưa phát triển, mới chỉ triển khai hợp tác với một số doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các điều kiện, tiềm năng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng là một việc làm thực tiễn và cấp thiết. Do đó tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)”. Luận văn tập trung khai thác thực trạng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và phân tích cơ hội, thách thức và các điều kiện để triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng.
  11. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại, luận văn huớng đến phân tích những cơ hội, thách thức, điều kiện triển khai và đề xuất phương hướng triển khai tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng nói riêng. - Đánh giá cơ hội, thách thức và tổng kết ra điều kiện để Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng có thể triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. 3. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ xu thế phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã quan tâm nghiên cứu đề tài này. Các công trình này có đóng góp to lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực tài trợ thương mại gồm có “Giáo trình Tài trợ thương mại quốc tế” của PGS.TS Nguyễn Thị Quy đã khái quát gần hết các khái niệm, đặc điểm của từng loại hình tài trợ thương mại quốc tế như nhờ thu, bảo lãnh, tính dụng chứng từ. Ngoài các phương thức truyền thống đã được tổng hợp trong giáo trình của PGS.TS Nguyễn Thị Quy, GS TS Đinh Xuân Trình có công trình nghiên cứu một phương thức thanh toán mới hơn và được đánh giá là xu hướng, có thể thay thế các phương thức truyền thống là “Phương thức thanh toán BPO thay thế L/C”. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn như sau:
  12. 3 Luận văn “A conceptual model of Supply Chain Finance for SMEs at operational level” (Nghiên cứu khái niệm tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cấp độ vận hành) của Jansen Giảng viên cao cấp khoa tài chính Đại học Quốc gia Chelyabinsk có ý nghĩa định hướng trong việc nâng cao nhận thức về tài trợ chuỗi cung ứng ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ tại Châu Âu. Luận văn “Supply Chain Finance and Risk Management” (Tài trợ chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro) của Stephen Gong nghiên cứu sinh Đại học Liverpool phân tích về độ vênh giữa lý thuyết và thực tiễn tài trợ chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro cho hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại thị trường Châu Âu. Luận văn “Supply Chain Finance Adoption: Three is a Crowd in Entangled Relationships” (Ứng dụng tài trợ chuỗi cung ứng: Nhiều chủ thể trong mối quan hệ kinh tế phức tạp) của Nichapa Phraknoi tại Đại học Lancaster thì tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương thức tiếp cận vốn là tài trợ chuỗi cung ứng từ phía nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu tại Anh. Trong nước, tài trợ chuỗi cung ứng chưa thực sự được quan tâm khi không có quá nhiều luận văn làm về đề tài này. Năm 2021, Thạc sĩ Tài chính ngân hàng Đại học Ngoại thương Lại Thị Thảo Vân có luận văn “Các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” đưa ra những vấn đề về chuỗi cung ứng và tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại, thực trạng tài trợ chuỗi cung của Ngân hàng thương mại đối với ngành dệt may tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại đối với ngành dệt may Việt Nam. Luận văn “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với các công ty sản xuất và xuất khẩu chè” của Thạc sĩ Dương Trà My tại Đại học Kinh tế Quốc dân thì tập trung vào thực trạng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đối với ngành xuất khẩu chè và đưa ra các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn một cách hiệu quả, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Đa phần các nghiên cứu đều đứng từ góc độ doanh nghiệp, rằng họ có nên sử dụng tài trợ chuỗi cung ứng không và nếu sử dụng tài trợ chuỗi cung ứng thì cần
  13. 4 làm gì, làm như thế nào, quản trị rủi ro ra sao. Tuy nhiên, ở góc độ triển khai tại ngân hàng thì chỉ có một số rất ít công trình do Ngân hàng thực hiện, áp dụng cho chính Ngân hàng đó và toàn văn chưa được công bố. Do đó, luận văn sẽ tập trung vào khía cạnh này: triển khai tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng và không gian nghiên cứu sẽ là Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là điều kiện triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: phân tích hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để thấy được các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai tài trợ chuỗi cung ứng được đến đâu, từ đó phân tích cơ hội, thách thức và các điều kiện để triển khai tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 đến năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu là luận biện chứng duy vật, cụ thể là đặt vấn đề vào bối cảnh lịch sử, các mối quan hệ để phân tích một cách toàn diện nhất. - Các phương pháp cụ thể được áp dụng bao gồm phương pháp quy nạp và diễn dịch, tổng hợp và phân tích các số liệu và so sánh, minh họa bằng đồ thị, bảng biểu nhằm để trực quan hóa vấn đề. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại
  14. 5 - Chương 2: Thực trạng triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm - Chương 3: Cơ hội, thách thức và các điều kiện triển khai hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng
  15. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chuỗi cung ứng 1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Thuật ngữ Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bắt đầu xuất hiện vào cuỗi những năm 80 và ngày càng trở nên phổ biến ở những năm 90. Trên thế giới có nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa về chuỗi cung ứng: Lambert và cộng sự thông qua tác phẩm “Fundamentals of Logistics Management” (1998) đã định nghĩa chuỗi cung ứng là “sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hang hóa hay dịch vụ vào thị trường”1. Mentzer và cộng sự (2001) thì định nghĩa “chuỗi cung ứng là một tập hợp ba hoặc nhiều tổ chức trực tiếp tham gia vào dòng chảy của hang hóa, dịch vụ, tài chính và (hoặc) thông tin từ một nhà cung cấp đến người tiêu dùng”.2 Harland và cộng sự (2001) thì gọi đó là Mạng lưới cung ứng và đưa ra một khái niệm tổng quát hơn. “Mạng lưới cung ứng là mạng lưới các công ty liên kết với nhau nhằm mục đích chính là để cung cấp, sử dụng và chuyển hóa nguồn lực để cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng”.3 Như vậy, theo thời gian, định nghĩa về chuỗi cung ứng đã dần hoàn thiện hơn. Một cách tổng quát, “chuỗi cung ứng là hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành 1 Douglas Lambert (1998), “Fundamentals of Logistics Management”, McGraw-Hill College 2 John T. Mentzer (2001), “Defining supply chain management”, Journal of business logistics, vol. 22, no. 2 3 Christine M. Harland (2001), “A Taxonomy of Supply Networks”, Journal of business logistics, vol. 37, no. 3
  16. 7 phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được”.4 1.1.1.2. Các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng (1) Supplier/ Nhà cung cấp là một cá nhân hay doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một cá nhân hay doanh nghiệp khác. Trong quá trình giao dịch, nhà cung cấp sẽ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho bên có nhu cầu mua là doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Nhà cung cấp giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hoạt động kinh doanh nên nếu không có sự gắn kết bền chặt với nhà cung cấp thì doanh nghiệp không thể đảm bảo đủ nguồn hàng hóa để bán ra. Điều này làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của bị trì hoãn, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm, mất khách hàng. Ngược lại, cùng một mặt hàng, nhưng doanh nghiệp có thể nhập từ nhiều nhà cung cấp khác nhau với mức giá khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố (ví dụ: giá cả, hàng có sẵn hay chất lượng hàng hóa...) (2) Manufacturer/ Nhà sản xuất là một cá nhân hay doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mới từ nguyên liệu thô hoặc các bộ phận thành hàng hóa hoàn thiện thông qua việc sử dụng công cụ, máy móc và chế biến hóa chất bằng sức lao động của con 4 Nagurney, Anna (2006), “Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices, Flows, and Profits”, Cheltenham, UK: Edward Elgar
  17. 8 người. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, đa dạng để tiếp cận với các nhu cầu của khách hàng. (3) Distributor/ Nhà phân phối là một cá nhân hay doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nhà sản xuất và cung cấp đến khách hàng. Nhà phân phối có vai trò trong việc kết nối khách hàng với nơi sản xuất ra sản phẩm mà họ sử dụng. Những nhà phân phối này còn giữ nhiệm vụ giúp cho sợi dây cung cầu trên thị trường không bị ngắt quãng. Vừa giúp đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vừa giúp cho nhà sản xuất có được nguồn khách hàng tiềm năng và tạo danh tiếng cho họ trên thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhà phân phối không cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng. Họ chỉ đưa sản phẩm lên thị trường để sản phẩm cũng như tên tuổi của nhà sản xuất được đến gần hơn với các nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm ở nhiều khu vực khác nhau. Nói theo một cách khác, nhà phân phối thường hoạt động ở quy mô lớn, cung cấp số lượng lớn sản phẩm hàng hóa và các thức tiếp thị mang tính tập trung vào thương hiệu sản phẩm. (4) Vendor, Seller/ Đại lý bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp giữ vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức khác trong chuỗi cung ứng, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Nói cách khác, đại lý bán lẻ là mắt xích cuối cùng để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay khách hàng. Thông thường, đại lý bán lẻ sẽ nhập hàng hóa từ các nhà phân phối hoặc nhà sản xuất (nếu sản phẩm không được phân phối qua bên trung gian) với giá sỉ sau đó, bán lại cho các cá nhân, tổ chức với mục đích là tiêu dùng và sử dụng sản phẩm đó với giá lẻ. (5) Customer/ Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Là người tiêu thụ hàng hóa và là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng bởi họ là người mang doanh thu về cho doanh nghiệp. 1.1.1.3. Các giai đoạn trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng gồm 4 giai đoạn chính gồm cung ứng, sản xuất, lưu trữ, phân phối và giao hàng. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào các hoạt động cần thiết để
  18. 9 thu được nguyên liệu thô và các sản phẩm phụ cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm được bán. Trong giai đoạn này của chuỗi cung ứng, điều quan trọng là phải có sự sẵn có và số lượng nguyên vật liệu cũng như thời gian của chúng được lên kế hoạch và phối hợp tốt. Giai đoạn sản xuất bao gồm tất cả các quá trình liên quan đến việc tạo ra và chuẩn bị sản phẩm. Có nghĩa là, các hoạt động cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm và sản xuất hàng loạt chúng. Tối ưu hóa quy trình công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa các hoạt động và do đó trong một chu trình nhanh và hiệu quả hơn. Giai đoạn trung tâm của chuỗi cung ứng - lưu trữ - bao gồm việc xử lý tạm thời hàng hóa và kiểm soát chất lượng và số lượng của chúng trong một không gian cụ thể để dòng vào và ra của chúng mang lại lợi nhuận cho công ty. Trong giai đoạn này, nhiều yếu tố có thể đánh dấu sự khác biệt giữa việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và hoạt động của một công ty và hoạt động kinh doanh đi chệch hướng. Các kho hàng và/ hoặc trung tâm phân phối là đầu mối của giai đoạn này. Việc quản lý đúng đắn sẽ dự đoán được bất kỳ mức sản xuất cao điểm hoặc biến động nào về nhu cầu cũng như ảnh hưởng của chúng đối với kho hàng và việc quản lý nó. Đồng thời, quản lý lưu trữ sẽ tính đến chi phí lưu trữ và cung cấp để tránh bất kỳ sự tăng giá nào của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng, đảm bảo đáp ứng tối ưu cho các mức nhu cầu khác nhau và duy trì hàng tồn kho ở mức doanh nghiệp yêu cầu. Giai đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng: khi sản phẩm đến tay khách hàng đích. Giai đoạn này bao gồm việc sản phẩm rời khỏi nhà kho và trung tâm phân phối để được giao cho khách hàng cuối cùng. Mục tiêu, ngoài việc giao hàng đến đích cuối cùng, phải là sản phẩm đến tay khách hàng trong tình trạng tốt và đúng thời hạn đã thỏa thuận. 1.1.1.4. Đặc điểm chuỗi cung ứng Việc các mặt hàng, sản phẩm được cung cấp cho thị trường với số lượng đầy đủ, chất lượng chuẩn mực và có giá thành cạnh tranh là mục tiêu chính của chuỗi
  19. 10 cung ứng. Để thực hiện mục tiêu này, chuỗi cung ứng cần mang những đặc điểm cụ thể như sau: Đầu tiên, chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động liên quan đến nhau và có độ phức tạp cao nên việc đảm bảo sự cân bằng trong toàn bộ chu trình là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng các nguồn nhân lực và nguồn vật lực. Tất cả các bên liên quan có trách nhiệm phải hoạt động chính xác để có thể vận hành thông suốt. Để làm được điều này, mỗi giai đoạn cần được lập kế hoạch chi tiết và đơn giản, cân nhắc đến các rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Thứ hai, một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả là một chuỗi cung ứng có thể thực hiện tốt đồng thời các giai đoạn nhưng với chi phí tối ưu. Thứ ba, để chuỗi cung ứng thực hiện được mục tiêu của nó, nhà cung cấp, hãng vận tải, nhà sản xuất, khách hàng, công nghệ… vừa phải làm việc độc lập, vừa phải phối hợp hiệu quả với nhau với mục đích chung là đưa sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng một cách hài lòng.Cuối cùng, chuỗi cung ứng cần có khả năng giao tiếp năng động. Trong suốt quá trình từ khâu cung cấp đến khâu giao hàng cuối cùng cần có một luồng thông tin minh bạch và liên tục. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng thương mại Tài trợ chuỗi cung ứng (Supply chain finance) là một dịch vụ của ngân hàng thương mại mà ở đó ngân hang thương mại đóng vai trò là nhà tài trợ về vốn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp cải thiện dòng tiền. Tài trợ chuỗi cung ứng là mắt xích liên kết các dòng chảy trong chuỗi cung ứng như hàng hóa, dịch vụ, vốn, thông tin với nhau. Theo định nghĩa của Diễn đàn Tài chính chuỗi cung ứng toàn cầu, tài trợ chuỗi cung ứng là việc các ngân hang thương mại sử dụng các phương thức tài trợ về vốn cho doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa việc quản trị vốn lưu động và khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp trong
  20. 11 chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị các luồng giao dịch cơ bản của một hoặc nhiều nhà cung ứng là một thành tố cần thiết các thỏa thuận tài chính mà các thỏa thuận này có thể được kích hoạt bởi các nền tảng công nghệ.5 Tuy nhiên trên thực tế, mỗi phương thức trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng có những đặc điểm riêng biệt nhất định để phát triển phù hợp với những tiến bộ công nghệ. Các phương thức bao gồm bảo lãnh, bao thanh toán, bao thanh toán ngược, tài trợ xuất nhập khẩu, nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng.6 Bảng 1.1: Mô hình dòng chảy hàng hóa, tiền và thông tin của một số sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng Nguồn: ICC (2016), Standard Definitions for Techniques of Supply Chain Finance Hiện tại, đa số các ngân hàng thương mại đang triển khai hai chương trình tài trợ: Chương trình tài trợ cho nhà cung cấp, trong đó ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trước các đơn hàng, doanh nghiệp sẽ hoàn trả cho ngân hàng vào ngày đến hạn và chương trình tài trợ cho nhà phân phối, trong đó ngân hàng thanh toán cho doanh nghiệp trước, nhà phân phối sẽ hoàn trả ngân hàng vào ngày đến hạn. 5 ICC (2016), “Standard Definitions for Techniques of Supply Chain Finance” 6 PwC (2020), “Tài trợ Chuỗi cung ứng tại Việt Nam”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2