![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận văn "Nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam; Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên ngân hàng các NHTMCP Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỬ THỊ NGỌC LAN NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG THỰC HÀNH NGÂN HÀNG XANH CỦA NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỬ THỊ NGỌC LAN NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG THỰC HÀNH NGÂN HÀNG XANH CỦA NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HẠ THỊ THIỀU DAO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao. Kết quả nghiên cứu là trung thực, không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả Chử Thị Ngọc Lan
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy/cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khích lệ và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các ngân hàng đã tham gia trả lời phỏng vấn, khảo sát. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc trong việc nghiên cứu tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến từ giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy/Cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả Chử Thị Ngọc Lan
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ở mức báo động đang là vấn đề nóng của mỗi quốc gia. Mô hình tăng trưởng xanh là xu hướng mà các nước trên thế giới đang theo đuổi. Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang nỗ lực triển khai các giải pháp để vừa đạt được sự tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Xây dựng Ngân hàng xanh là mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng trong giai đoạn này. Việc thực hiện mục tiêu phát triển Ngân hàng xanh có thành công hay công phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên của các ngân hàng, lực lượng trực tiếp thực hiện các công việc nội bộ và hoạt động kinh doanh, họ có sẵn sàng chấp nhận thay đổi cách làm cũ theo hướng xanh hoá các hoạt động nội bộ và hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không. Với lý do này, luận văn đã tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về ngân hàng xanh và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng Việt Nam dựa trên việc khảo sát chính những nhân viên của các ngân hàng. Bằng cách sử dụng lý thuyết mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ tác giả xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát 273 nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu khảo sát được sàng lọc và thực hiện đánh giá thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và SEM. Luận văn đã thực hiện được ba mục tiêu đề ra và kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến hành vi thực hành ngân hàng xanh là: (1) kết quả kỳ vọng, (2) điều kiện thuận lợi, (3) ảnh hưởng xã hội, (4) sự hỗ trợ của ban lãnh đạo, (5) sự quan tâm đến môi trường, (6) hình ảnh nhân viên ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm khuyến khích nhân viên các ngân hàng thực hành ngân hàng xanh trong công việc của mình, góp phần thực hiện nhanh mục tiêu xanh hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ khoá: ngân hàng xanh, nhân viên, thực hành.
- iv ABSTRACT In recent years, climate change, natural resources are gradually depleted, environmental pollution at an alarming level are hot issues for each country. The green growth model is a trend that countries around the world are pursuing. Vietnam in general and the banking industry in particular are trying to implement solutions to both achieve economic growth and protect the environment. Building a Green Bank is the goal and urgent task of the banking industry during this period. Whether the implementation of the Green Bank development goal is successful or not depends a lot on the banks’ employees, the force directly performing internal work and business activities, and whether they are willing to accept it. Whether to change the old way of doing things towards greening the bank’s internal and business activities. For this reason, the thesis has synthesized and systematized theoretical issues about green banking and identified factors affecting the practice of green banking by employees of Vietnamese banks based on a survey bank employees. By using acceptance model theory and using explanatory technology to build a model and conduct a survey of 273 employees of Vietnamese commercial banks through survey questionnaires. Survey data were screened and evaluated through Cronbach’s Alpha, EFA, CFA and SEM reliability. The thesis has achieved the three set goals and the results of linear structural model analysis show that all 6 factors affect green banking practice behavior: (1) expected results, (2) favorable conditions, (3) social influence, (4) leader support, (5) concern for the environment, (6) bank employee image. On that basis, the author makes a number of recommendations to encourage bank employees to practice green banking in their work, contributing to quickly realizing the goal of greening the Vietnamese banking system. Keywords: green bank, employees, practice.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt NHTM Ngân hàng Thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần TMCP Thương mại Cổ phần NHX Ngân hàng xanh NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ bằng Tiếng Anh Cụm từ bằng Tiếng Việt Mô hình chấp nhận công TAM Technology Acceptance Model nghệ Mô hình thuyết hành vi dự TPB Theory of Planned Behavior định Mô hình thuyết hành động TRA Theory of Reasoned Action hợp lý Unified Theory of Acceptance Mô hình chấp nhận và sử UTAUT and Use of Technology dụng công nghệ EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................4 1.6.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................4 1.7. Bố cục bài nghiên cứu .....................................................................................5 Tóm tắt chương 1......................................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....7 2.1. Khái niệm về ngân hàng xanh .........................................................................7 2.2. Các cấp độ của ngân hàng xanh ......................................................................9 2.3. Ý định, áp dụng thực hành ngân hàng xanh ..................................................10 2.4. Tổng quan chung về các lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ ...........11 2.4.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................11
- viii 2.4.2. Thuyết hành vi dự định (TPB)................................................................12 2.4.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) .................................................13 2.4.4. Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) ..........................................14 2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ...........................................17 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh ................................22 2.7. Khoảng trống nghiên cứu ..............................................................................22 Tóm tắt chương 2....................................................................................................24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................25 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................25 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................25 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................27 3.1.2.1. Nhân tố Kết quả kì vọng ..................................................................27 3.1.2.2. Nhân tố Ảnh hưởng xã hội ..............................................................29 3.1.2.3. Nhân tố Điều kiện thuận lợi.............................................................30 3.1.2.4. Nhân tố Mối quan tâm về môi trường .............................................32 3.1.2.5. Nhân tố Hình ảnh của nhân viên ngân hàng ....................................33 3.1.2.6. Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo ..............................................................35 3.1.2.7. Ý định thực hành ngân hàng xanh ...................................................38 3.1.2.8. Áp dụng thực hành ngân hàng xanh ................................................39 3.2. Quy trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ................................................40 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................40 3.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................41 3.3. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu ..............................................................42 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ........42 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................43 3.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA.........................................................44 3.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...........................................46 3.3.5. Kiểm định sự khác biệt ...........................................................................46 3.4. Xây dựng thang đo ........................................................................................47
- ix 3.5. Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu .......................................................47 Tóm tắt chương 3....................................................................................................47 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................49 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu và số liệu nghiên cứu ...................................49 4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...49 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................53 4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập ....................53 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến trung gian .............................55 4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc .............................56 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ...............................................................57 4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM..................................................61 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................63 4.7. Đánh giá sự khác biệt về áp dụng thực hành ngân hàng xanh giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau. ................................................................71 Tóm tắt chương 4....................................................................................................71 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................73 5.1. Kết luận..........................................................................................................73 5.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................73 5.2.1. Nhân tố Kết quả kỳ vọng ........................................................................74 5.2.2. Nhân tố Điều kiện thuận lợi....................................................................74 5.2.3. Nhân tố Sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo. ......................................................75 5.2.4. Nhân tố ảnh hưởng xã hội ......................................................................77 5.2.5. Nhân tố Hình ảnh nhân viên ngân hàng .................................................77 5.2.6. Nhân tố mối quan tâm về môi trường.....................................................78 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ..............................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... i PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN ................................v PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN .................................................................v PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ....................................................... viii PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ MÔ TẢ..................................................................... xvi
- x PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ................ xvii PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ........... xxi PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA .. xxviii PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH SEM .... xxxix PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH T TEST VÀ ANOVA ............................................ xliii
- xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu trước đây..........................................................19 Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến thực hành ngân hàng xanh ..........22 Bảng 4.1: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các biến độc lập ......................50 Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo biến trung gian ........................52 Bảng 4.3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc ........................52 Bảng 4.4: Kết quả Kiểm định KMO và Bartlett's Test với các biến độc lập ...........54 Bảng 4.5: Hệ số tải nhân tố ......................................................................................54 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến trung gian .......................55 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc ........................56 Bảng 4.8: Các chỉ số xem xét đánh giá Model fit (lần 1).........................................57 Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính phân biệt và hội tụ (lần 1) .....................................57 Bảng 4.10: Các chỉ số xem xét đánh giá Model fit (lần 2).......................................58 Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra tính phân biệt và hội tụ (lần 2) ...................................58 Bảng 4.12: Các chỉ số xem xét đánh giá Model fit (lần 3).......................................59 Bảng 4.13: Kết quả kiểm tra tính phân biệt và hội tụ (lần 3) ...................................60 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định mô hình SEM ..........................................................62 Bảng 4.15: Giá trị bình phương bội tương quan ......................................................62 Bảng 4.16: Một số sản phẩm tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại ............66 Bảng 4.17: Tổng hợp tình hình triển khai hệ thống rủi ro môi trường và xã hội.....68 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học .............71
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình hành vi hợp lý (TRA) ................................................................12 Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định (TPB) ...............................................................13 Hình 2.3: Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)..........................................14 Hình 2.4: Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)..........14 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................27 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................40 Hình 4.1: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ...............................61
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và thực hiện các chiến lược đa dạng nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để đạt được sự tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường. Vào ngày 7/8/2018, Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chính thức phê duyệt, bao gồm mục tiêu và giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý của NHNN và hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (TCTD). Mục tiêu của đề án là tăng cường sự nhận thức và trách nhiệm của các ngân hàng trong hệ thống đối với việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng và tạo động lực tích cực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng ngân hàng xanh (NHX) là một xu hướng phát triển không thể khác được của các ngân hàng trong tương lai. Bởi vì nhận thức về môi trường, xã hội dân sự và biến đổi khí hậu của công chúng ngày càng gia tăng, tạo áp lực đối với các ngân hàng để thực hiện các chiến lược xanh (Syed Samar Hasnain và đồng nghiệp, 2018). Tuy nhiên, sự chủ động của các ngân hàng NHTM Việt Nam trong việc "xanh hóa" vẫn chưa đạt mức cao thực sự, thể hiện qua con số dư nợ tín dụng xanh tại thời điểm 31/12/2023 đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ 621.000 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Nhiều ngân hàng chỉ tập trung vào việc đối phó với hậu quả tiêu cực thay vì đồng lòng với các chiến lược phát triển bền vững và lâu dài. Do lợi ích của NHX đối với ngân hàng và môi trường, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc ngân hàng áp dụng ngân hàng xanh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xem xét hành vi thực hiện ngân hàng xanh từ góc độ của nhân viên. Nhân viên ngân hàng là những người thực hiện các sáng kiến ngân hàng xanh, điều quan trọng là phải điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến việc nhân viên áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh trong công việc hàng ngày của họ.
- 2 Với những lập luận cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn đã thôi thúc tác giả quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu. Kết quả của luận văn mang đến những hiểu biết sâu hơn về việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và sử dụng hoạt động ngân hàng xanh trong thực tế tại các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu này có tiềm năng hỗ trợ các NHTMCP Việt Nam hoàn thiện quá trình triển khai và thực hiện các hoạt động NHX, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành NHX, mối quan hệ giữa ý định thực hành ngân hàng xanh và áp dụng thực hành NHX của nhân viên tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, đề tài nghiên cứu đã được triển khai với những mục tiêu cụ thể sau đây: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam. (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam. (3) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên ngân hàng các NHTMCP Việt Nam.
- 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài đã được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến áp dụng thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các NHTMCP Việt Nam? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam như thế nào? (3) Những hàm ý chính sách nào cần được đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng thực hành ngân hàng xanh của nhân viên các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Khách thể nghiên cứu: cán bộ nhân viên tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi về không gian: dữ liệu khảo sát được thu thập từ các cán bộ nhân viên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi về thời gian: dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập thông qua cuộc khảo sát thực hiện từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình TPB (Theory of Planned Behavior), mô hình TAM (Technology Acceptance Model) và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Unified Theory of Acceptance
- 4 and Use of Technology), nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thử bằng bảng câu hỏi nháp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành NHX tại các NHTMCP Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để thu thập thông tin, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính để đưa ra kết luận. Bằng sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích thống kê, nghiên cứu tiến hành các phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định giả thuyết và kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng ngân hàng xanh của nhân viên các NHTMCP Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và có khuyến nghị, giải pháp phù hợp với thực tế. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung và hoàn thiện khung lý thuyết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân hàng xanh tại các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét mức độ tác động của các nhân tố này đến việc thực hiện ngân hàng xanh. Tác giả đã lựa chọn mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ của Vankatesh và các cộng sự (2013) làm nền tảng lý thuyết và đã điều chỉnh một số biến để phù hợp và phát triển mô hình nghiên cứu cho đề tài. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã đóng góp một cách thiết thực thông qua việc phân tích thực trạng thực hành NHX tại các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu này mang ý nghĩa ứng
- 5 dụng đối với nhà quản lý của các NHTMCP Việt Nam, giúp họ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động NHX của nhân viên trong giai đoạn hiện tại. 1.7. Bố cục bài nghiên cứu Nội dung của luận văn được trình bày gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiều nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiêm cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó Trình bày, tổng hợp các lý thuyết về NHX, thực hành NHX, ý định hành vi và một số lý thuyết liên quan về chấp nhận và sử dụng công nghệ, tổng quan về các nghiên cứu có liên quan trong nước và trên thế giới. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Trình bày các bước của quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thiết kế thang đo, cách thu thập và xử lý dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Trình bày thực trạng NHX tại các NHTMCP Việt Nam, kết quả của mô hình đề xuất, tác giả bàn luận về các kết quả thu được từ kết quả khảo sát. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách Tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích nhân viên ngân hàng áp dụng thực hành NHX trong công việc. Nêu ra những hạn chế của nghiên cứu đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Tóm tắt chương 1 Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hành NHX của nhân viên các NHTMCP Việt Nam là vấn đề nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn. Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, các mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến, cùng với đó tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu trong nước. Ngoài
- 6 ra, tác giả còn giới thiệu đối tượng, phạm vi nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu,... đây chính là cơ sở đầu tiên để phát triển các chương tiếp theo.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
51 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)