intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" là phân tích định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 12 năm từ 2012 đến 2023, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH THƯ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH THƯ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
  3. II LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh Thư
  4. III LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi suốt thời gian qua, nhờ đó mà tôi có thể tiếp thu được những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết giúp tôi trang bị vững chắc trên con đường sự nghiệp. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – giảng viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn dắt đồng hành cùng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, cô đã không ngừng hướng dẫn và nhận xét đến từng chi tiết nhỏ nhất, nhờ đó mà đề tài của tôi có thể hoàn thiện tốt đẹp. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp, những người cùng ngành đã hỗ trợ tôi khi tôi còn thiếu sót, và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn hoàn chỉnh. Mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ quý thầy cô nhưng vì sự thiếu sót trong kinh nghiệm cũng như kiến thức cần trau dồi thêm mà trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, vì vậy tôi rất mong nhận được những lời góp ý nhận xét từ các thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Ngọc Anh Thư
  5. IV TÓM TẮT Tên đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nội dung tóm tắt luận văn: Đề tài nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, với bộ dữ liệu nghiên cứu lấy mẫu từ 28 ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động ở Việt Nam và thời gian nghiên cứu 12 năm từ 2012 đến 2023. Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay và đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, nghiên cứu tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài là cần thiết đối với lợi nhuận ngân hàng thương mại. Mô hình nghiên cứu xây dựng gồm biến phụ thuộc là lợi nhuận ngân hàng đo lường bởi ROA và ROE. Các biến độc lập gồm có biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tiền gửi, hiệu quả quản lý, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế đo lường bởi GDP và đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu hồi quy từ mô hình GLS cho thấy tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, GDP và COVID-19 tác động cùng chiều đến lợi nhuận, trong khi đó tỷ lệ tiền gửi, hiệu quả quản lý và rủi ro tín dụng được ghi nhận có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Biến tỷ lệ an toàn vốn tác động dương đến ROA và tác động âm đối với ROE, riêng biến quy mô ngân hàng không đảm bảo ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kết luận từ kết quả nghiên cứu nhận được, đề tài trình bày một số khuyến nghị cụ thể giúp các nhà quản trị có thể thực hiện tối đa hóa lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời đề tài cũng đóng góp vào cơ sở nghiên cứu cho các đề tài khác cùng chủ đề trong tương lai. Từ khóa: nhân tố, lợi nhuận, ngân hàng thương mại, GLS, COVID-19
  6. V ABSTRACT Master’s thesis title: Determinants of the profitability of Joint Stock Commercial banks in Vietnam. Master’s thesis abstract: The study examines the determinants of the profitability of Joint Stock Commercial banks in Vietnam, the research sample includes 28 Joint Stock Commercial banks operating in Vietnam for the 12-year period from 2012 to 2023. In this international integration era, especially in the context of the COVID-19 pandemic, researching the impact of internal and external factors is necessary for commercial banks’ profitability. The profitability is used as dependent variables which are measured by ROA and ROE. The independent variables are Bank size, Capital Adequacy, Loans to total Assets ratio, Liquidity, Deposits to Assets ratio, Management Efficiency, Net Interest Margin, Credit Risk, Economic Growth measured by GDP and global pandemic COVID-19. The GLS regression model shows that Loans to total Assets ratio, Liquidity, Net Interest Margin, GDP and COVID-19 have a possitive impact on bank profitability, the results simultaneously analyze the reversion of Deposits to Assets ratio, Management Efficiency and Credit Risk to the profit. The variable Capital Adequency is found to be possive to bank profitability in ROA case and negative influence on ROE, while Bank Size found to be not guarantee the statistical significance. According to the research results, the study recommends several suggestions for bank managers to maximize bank profitability, as well as devote empirical results to the literature review for other papers with relevant topics in the future. Keywords: determinant, profitability, commercial bank, GLS, COVID-19
  7. VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt FEM Mô hình tác động cố định GLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương mại REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
  8. VII MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................II LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. III TÓM TẮT ................................................................................................................... IV ABSTRACT .................................................................................................................. V DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... VI MỤC LỤC ..................................................................................................................VII CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4 1.6 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài .............................................................................5 1.7 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.8 Kết cấu tổng quát của đề tài ..................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .........8 2.1 Cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại và lợi nhuận ngân hàng thương mại ...8 2.1.1 Ngân hàng thương mại ...................................................................................8 2.1.2 Lợi nhuận và đo lường lợi nhuận ngân hàng thương mại .............................. 9
  9. VIII 2.2 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại ...................................................................................................................................12 2.3 Các nghiên cứu có liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại .................................................................................................................20 2.3.1 Nghiên cứu trong nước .................................................................................20 2.3.2 Nghiên cứu quốc tế .......................................................................................22 2.4 Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37 3.1 Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 37 3.2 Mô tả các biến......................................................................................................39 3.2.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 39 3.2.2 Biến độc lập ..................................................................................................39 3.3 Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 42 3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................49 3.5 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................54 4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................54 4.2 Phân tích tương quan ........................................................................................... 57 4.3 Kiểm định đa cộng tuyến .....................................................................................59 4.4 Kết quả hồi quy ROA và kiểm định khuyết tật ...................................................60 4.4.1 Lựa chọn mô hình hồi quy............................................................................60 4.4.2 Kiểm định khuyết tật và khắc phục .............................................................. 62 4.5 Kết quả hồi quy ROE và kiểm định khuyết tật....................................................64 4.5.1 Lựa chọn mô hình hồi quy............................................................................64 4.5.2 Kiểm định khuyết tật và khắc phục .............................................................. 67 4.6 Thảo luận kết quả ước lượng ...............................................................................69
  10. IX CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .....................................................................79 5.1 Kết luận................................................................................................................79 5.2 Đề xuất và kiến nghị ............................................................................................ 81 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................85 5.3.1 Hạn chế của đề tài.........................................................................................85 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... XI PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................ XVI PHỤ LỤC 02 ......................................................................................................... XVIII
  11. X DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ........................................27 Bảng 3.1 Công thức tính các biến và kì vọng dấu................................................41 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả .........................................................................54 Bảng 4.2 Kết quả phân tích tương quan ...............................................................58 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .........................................................59 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy từ mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho ROA ....60 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F cho ROA .............................................................61 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman cho ROA ................................................62 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Wald cho ROA .......................................................62 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Wooldridge cho ROA ............................................63 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy từ mô hình GLS cho ROA .........................................63 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy từ mô hình Pooled OLS, FEM và REM cho ROE ...65 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định F cho ROE ............................................................66 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Hausman cho ROE ...............................................66 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Wald cho ROE .....................................................67 Bảng 4.14 Kết quả kiểm định Wooldridge cho ROE ...........................................67 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy từ mô hình GLS cho ROE ........................................68 Bảng 4.16 So sánh dấu từ kết quả nghiên cứu và dấu kì vọng………………….70
  12. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế quan trọng và cần thiết cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng là quốc gia đẩy mạnh mở cửa để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006 chính là cột mốc đáng nhớ đánh dấu bước chuyển mình cùa nền kinh tế nội địa. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng chịu nhiều tác động mạnh mẽ bởi sự thay đổi này, và cũng cần có những thay đổi cải tiến để phù hợp, thích nghi với thời đại mới. Mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự xuất hiện của những tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên doanh liên kết, vừa kích thích phát triển kinh tế, vừa đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chính sự hội nhập này đã tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp nội địa. Vì thế, hoạt động đầu tư được khuyến khích đẩy mạnh nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa giữ vững thị phần, và nhu cầu vốn đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngân hàng thương mại là định chế trung gian thực hiện nhiệm vụ luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Vốn được luân chuyển từ nơi nhàn rỗi sang nơi có nhu cầu. Nhịp luân chuyển vốn của các ngân hàng diễn ra thuận lợi sẽ là tác nhân trực tiếp thúc đẩy hoạt động đầu tư tăng trưởng kinh tế. Vì lý do đó, ngân hàng thương mại cần duy trì hoạt động kinh doanh ổn định để tồn tại và gánh vác nhiệm vụ quan trọng cấp thiết này. Năm 2015, Việt Nam đã chứng kiến lần lượt 3 thương vụ mua lại ngân hàng 0 đồng rúng động toàn thị trường tài chính – ngân hàng nội địa, đó là Ngân hàng Xây dựng (CB Bank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank). Đây là các ngân hàng rơi vào cảnh âm vốn, không thể tái cơ cấu để tiếp tục giữ vững hoạt động, do đó Ngân hàng Nhà nước bắt buộc mua lại toàn bộ số cổ phần với giá 0 đồng. Bởi nếu cho phép phá sản các ngân hàng hoạt
  13. 2 động yếu kém, “hiệu ứng domino” là hậu quả hoàn toàn có thể xảy ra và mang lại nhiều hệ lụy không chỉ cho hệ thống tài chính Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Từ sự kiện này, câu hỏi về chiến lược tồn tại bền vững vẫn luôn được các nhà quản trị đặt ra, và lợi nhuận hoạt động kinh doanh được chú trọng hơn bao giờ hết. Xét ở góc độ vi mô, lợi nhuận là thước đo đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng và quy trình quản trị của các nhà lãnh đạo ngân hàng có hiệu quả hay không. Mức lợi nhuận cao cho phép ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đầu tư và đời sống của con người. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng, bù đắp các khoản rủi ro tổn thất. Suy cho cùng, lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng và cao nhất của một ngân hàng thương mại, ngân hàng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận yếu kém sẽ nhanh chóng bị đào thải. Làm thế nào để hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc gia vẫn luôn là bài toán khó cho các nhà quản trị ngân hàng. Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng là cần thiết và đã có vô số bài nghiên cứu về vấn đề này trải dài khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi tác giả chỉ nghiên cứu tại một khu vực nhất định, lựa chọn những ngân hàng nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia còn chịu ảnh hưởng của luật pháp vả các yếu tố chính trị xã hội khác nhau, do đó các kết quả nghiên cứu không thể áp dụng cho thực trạng tại Việt Nam. Trên thực tế, đây cũng không phải là đề tài xa lạ đối với các tác giả ở Việt Nam và cũng đã có rất nhiều bài nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến lợi nhuận này, nhưng xét trong bối cảnh nền kinh tế luôn vận hành liên tục và sự đổi mới không ngừng của ngành tài chính – ngân hàng, việc không ngừng nghiên cứu các dữ liệu thực nghiệm mới là việc luôn luôn cần thiết. Thêm vào đó, tác động của đại dịch COVID-19 đến lợi nhuận ngân hàng cũng là nhân tố cần được nghiên cứu.
  14. 3 Trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã để lại những hại nặng nề cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và trì trệ chu kỳ sản xuất. Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng lại mang những gam màu sáng tối riêng biệt. Theo thống kê, lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 của các ngân hàng đã có bước gia tăng, cụ thể có tới 6 ngân hàng báo lãi trên 10.000 tỷ đồng (Vietcombank với 19.311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, Techcombank với 17.098 tỷ đồng, 13.911 tỷ đồng của Vietinbank, MBBank, VPBank và BIDV lần lượt là 11.885, 11.736 và 10.733 tỷ đồng). Như vậy, câu hỏi tại sao lợi nhuận các ngân hàng vẫn gia tăng trong bối cảnh đại dịch, rủi ro về nợ xấu tiềm ẩn có làm sụt giảm lợi nhuận hay không và đại dịch COVID-19 có gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận ngân hàng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm. Từ những lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về các nhân tố tác động lợi nhuận, tác giả đã chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp, với mong muốn kết quả nghiên cứu đóng góp những ý nghĩa thực tiễn trong việc cải thiện lợi nhuận ngân hàng, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 12 năm từ 2012 đến 2023, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến 2023.
  15. 4 - Xác định mức độ ảnh hưởng và tác động của các nhân tố đó đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến 2023. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu: 1. Những nhân tố nào có ảnh hưởng tác động đến mức hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến 2023? 2. Mức tác động của các nhân tố đó đến đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến 2023 như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ▪ Không gian: 28 Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam, kể cả ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và ngân hàng chưa niêm yết, không xét những ngân hàng nước ngoài. ▪ Thời gian: Đề tài thực hiện phân tích trong thời gian 12 năm, từ năm 2012 đến năm 2023. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ebenezer và cộng sự (2017) trong đề tài nghiên cứu “Các yếu tố cụ thể ngành ngân hàng và vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng thương mại: bằng chứng thực nghiệm tại Nigeria” và đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng: trường hợp của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam” nghiên cứu bởi Linh Hoai Do và cộng sự (2021), đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu bảng không cân bằng. Phương pháp ước lượng cả ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM được vận dụng với sự hỗ trợ của phần mềm STATA. Bên cạnh đó, các kiểm định phụ và
  16. 5 kiểm định khuyết tật được ứng dụng để lựa chọn mô hình toàn diện nhất, và mô hình được lựa chọn là GLS. 1.6 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài Luận văn tổng hợp các lý thuyết liên quan đến hiểu quả hoạt động của các ngân hàng và kết quả nghiên cứu giúp kiểm định các lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đã có trước ở cả trong nước và quốc tế. Ngoài ra, đề tài giúp cung cấp kết quả đo lường kết quả thực nghiệm của 28 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 12 năm từ 2012 đến 2023, đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản trị để cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra đề tài còn là cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu sau này. 1.7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng luôn là vấn đề cấp thiết được các nhà quản trị quan tâm. Những biến động chủ quan trong nội bộ ngân hàng, hoặc những biến động khách quan của nền kinh tế xã hội, đều có tác động tốt hoặc xấu đến lợi nhuận, do đó nếu không nhận biết về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ, chiều hướng tác động của các nhân tố này sẽ không thể giữ ngân hàng đứng vững ổn định, đặc biệt xét trong bối cảnh có sự tác động của đại dịch COVID-19. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích 2 vấn đề cốt lõi: ● Những nhân tố nào tác động đến lợi nhuận ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, trong thời gian 12 năm từ 2012 đến 2023. ● Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đó như thế nào. Từ kết quả nghiên cứu của 2 vấn đề trên, rút ra được những đề xuất hàm ý nhằm tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng. Để nghiên cứu được những nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, tác giả thực hiện nghiên cứu tổng quát về lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm các cơ sở lý
  17. 6 thuyết có liên quan và những bài nghiên cứu đi trước của các tác giả từ khắp nơi trên thế giới. Từ đó lựa chọn mô hình gốc làm cơ sở nghiên cứu, phân tích và điều chỉnh các biến theo đúng thực trạng tại Việt Nam, phân tích các giả thuyết tác động của các biến này dựa trên khung lý thuyết sẵn có. Sau đó tiến hành phân tích định lượng và tổng hợp kết quả nghiên cứu. 1.8 Kết cấu tổng quát của đề tài Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Ở chương này, tác giả đưa ra những giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quát phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và ý nghĩa đóng góp của đề tài. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan khung lý thuyết và những nghiên cứu đi trước có liên quan để làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm cơ sở lý thuyết về các biến trong mô hình, các nghiên cứu cùng đề tài trong nước và quốc tế. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở chương này, tác giả mô tả mô hình nghiên cứu chi tiết, giả thuyết nghiên cứu, từ cơ sở lý thuyết đã tham khảo, phương pháp nghiên cứu và thông tin về dữ liệu nghiên cứu Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong chương này, tác giả tổng quan kết quả nghiên cứu định lượng theo các phương pháp và kĩ thuật đã trình bày, gồm kĩ thuật thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để tìm ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Từ kết quả nghiên cứu thu thập được, thực hiện phân tích và thảo luận để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
  18. 7 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý Ở chương này, tác giả tóm tắt lại những nội dung chính của đề tài nghiên cứu, đồng thời đưa ra những hàm ý, khuyến nghị thực tiễn. Bên cạnh đó, thảo luận những hạn chế của đề tài và đưa ra gợi ý về hướng nghiên cứu khác trong tương lai. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại, hoạt động và phát triển của ngân hàng thương mại dưới cả 2 góc độ vi mô và vĩ mô, đồng thời chỉ rõ tính cần thiết của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Từ lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và 2 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra đó là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và kiểm định mức độ tác động của chúng. Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là phân tích định lượng, dữ liệu nghiên cứu gồm 28 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 12 năm từ 2012 đến 2023. Ngoài ra, tác giả còn nêu lên những kì vọng về ý nghĩa nghiên cứu của đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn. Cuối cùng, bố cục tổng quát và nội dung khái quát của từng chương trong đề tài nghiên cứu cũng được thể hiện rõ ràng. Chương này giúp hình dung những nét cơ bản của đề tài, chuẩn bị bước sang các khung lý thuyết có liên quan ở chương sau.
  19. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 Cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại và lợi nhuận ngân hàng thương mại 2.1.1 Ngân hàng thương mại Theo Khoản 23, Điều 4, Luật Các tổ chức Tín dụng 2024 (Số 32/2024/QH15 ban hành ngày 18/01/2024) định nghĩa ngân hàng thương mại: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Cũng dựa trên Khoản 17, Điều 4 luật này: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây (i) Nhận tiền gửi, (ii) Cấp tín dụng, (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” Như vậy, có thể hiểu NHTM chính là một loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Sở dĩ gọi tiền tệ là hàng hóa đặc biệt bởi tính chất riêng biệt của nó, tiền tệ được xem là vật ngang giá chung dùng để trao đổi với hàng hóa, và là thước đo giá trị của tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường. Chức năng chính của ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian thực hiện nhiệm vụ luân chuyển vốn cung ứng cho nền kinh tế. Nguồn vốn được luân chuyển từ nơi nhàn rỗi sang nơi có nhu cầu, ngân hàng thực hiện vòng luân chuyển này từ nghiệp vụ huy động vốn và phân bổ nguồn vốn hợp lý cho nền kinh tế thông qua các hoạt động cho vay và đầu tư. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kinh doanh và hàng hóa đặc biệt là tiền tệ của NHTM, Ngân hàng Nhà Nước kiểm soát và thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ cho nền kinh tế nội địa vận hành ổn định và vững vàng. Chính bởi tầm quan trọng không thể thiếu của ngân hàng đối với nền kinh tế nói riêng và toàn thể xã hội nói chung, ngân hàng được quy định bởi những điều luật khắt khe
  20. 9 và vận hành dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước nhằm bảo đảm sự an toàn và ổn định của dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế. 2.1.2 Lợi nhuận và đo lường lợi nhuận ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Lợi nhuận ngân hàng thương mại Theo Balasundaram, N. (2009), lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận không chỉ là mục tiêu dài hạn, mà còn đo lường cả thành công và mức tăng trưởng của sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh và sự phát triển của thị trường dành cho sản phẩm đó. Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc đạt được lợi nhuận, nguồn vốn đầu tư sẽ hao mòn dần và doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu tình huống này cứ mãi tiếp diễn. Vì vậy, có thể nói lợi nhuận chính là linh hồn của một doanh nghiệp và là kết quả cuối cùng của khả năng sinh lời. Caruntu và Romanescu (2008) cho rằng khả năng sinh lời là khái niệm dùng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh mà ngân hàng thu được từ quan điểm hiệu quả đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Dựa trên quan điểm về khái niệm, khả năng sinh lời biểu đạt phương thức đạt được các mục tiêu chính từ hoạt động kinh doanh, bao gồm tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện giảm thiểu rủi ro. Từ việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà đầu tư kì vọng đạt lợi nhuận cao. Lợi nhuận được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh từ báo cáo tài chính của một ngân hàng. Đối với bảng cân đối kế toán, số liệu phải được thể hiện dưới dạng bình quân bởi tính chất thời điểm của tài sản và nguồn vốn. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại gồm hai loại là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận là tổng kết của kết quả hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác của ngân hàng trong năm, xác định bằng hiệu số giữa tổng thu nhập và các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2