Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀI THẢO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOÀI THẢO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đắc Hƣng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- i TÓM TẮT Luận văn “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” được thực hiện để nghiên cứu lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Với đề tài này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp định tính như thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh và điều tra, khảo sát, sử dụng các kỹ thuật phân tích để tìm hiểu nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp. Việc nghiên cứu theo các phương pháp trên được gắn với thực tiễn hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu, về mặt lý luận đã khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, trong đó trình bày tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, nêu khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng của hoạt động TTKDTM qua ngân hàng, các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng, những yếu tố tác động đến hoạt động TTKDTM qua ngân hàng, nêu lên kinh nghiệm phát triển hoạt động TTKDTM ở một số nước trên thế giới và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển TTKDTM tại Việt Nam. Về thực trạng, đã khái quát ngắn gọn tình hình chung hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở Việt Nam; thực trạng hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn giai đoạn 2014-2017, trong đó nêu khái quát sự phát triển mạng lưới các ngân hàng thương mại, tình hình TTKDTM, đưa ra kết quả khảo sát thực trạng hoạt động TTKDTM và đánh giá kết quả hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuân trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017; đồng thời đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn cũng như kiến nghị liên quan. Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý tại địa phương nhất là Ngân hàng
- ii Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận (NHNN Bình Thuận) đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM ở địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết của tác giả có giới hạn, nên đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gắn với thực trạng tại NHNN Bình Thuận.
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực. Không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2018. Nguyễn Thị Hoài Thảo
- iv LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong thời gian học tại trường. Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng - Ngân hàng nhà nước Việt Nam, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn để cho học viên hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2018 Nguyễn Thị Hoài Thảo
- v MỤC LỤC TÓM TẮT .................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN .......................8 KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG ...............................................8 1.1. Lý luận chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 8 1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................8 1.1.1.1 Khái niệm hoạt động thanh toán ........................................................8 1.1.1.2 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ..............8 1.1.2. Đặc điểm, vai trò, chức năng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ..............................................................................................8 1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng .................................................................................................................8 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng .................................................................................................................9 1.1.2.3. Chức năng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ...............................................................................................................10 1.2. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ................11 1.2.1. Thanh toán bằng Séc ...............................................................................11 1.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi ...............................................................12 1.2.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu hay nhờ thu ..........................................12 1.2.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng ..............................................................13 1.2.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử ......................................................................14
- vi 1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ..............................................................................................................15 1.3.1. Nhân tố khách quan ................................................................................15 1.3.1.1 Môi trường kinh tế xã hội .................................................................15 1.3.1.2. Môi trường pháp luật.......................................................................16 1.3.1.3. Tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào hoạt động ngân hàng thương mại ....................................................................................................16 1.3.2. Nhân tố chủ quan của ngân hàng thương mại ........................................17 1.4. Kinh nghiệm về phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam .....................................................18 1.4.1. Trung Quốc .............................................................................................18 1.4.1.1. Các hệ thống thanh toán tại Trung Quốc ........................................18 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển thanh toán di động ở Trung Quốc .............20 1.4.2. Pháp ........................................................................................................23 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................26 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN .......28 2.1. Tình hình chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ở Việt Nam ................................................................................................................28 2.1.1. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng ...................................................................................................................28 2.1.2. Tình hình và kết quả hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng ...................................................................................................................30 2.1.2.1 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ....................................31 2.1.2.2 Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử/ bù trừ giấy ..............................34 2.1.2.3 Hệ thống thanh toán do các Ngân hàng thương mại chủ trì, vận hành ...............................................................................................................35
- vii 2.1.2.4 Hệ thống chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán thẻ liên ngân hàng ......................................................................................................36 2.1.2.5 Tổng hợp kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế ..............38 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ........................................................................................46 2.2.1. Sự phát triển mạng lưới ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.................................................................................................................46 2.2.2 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Bình Thuận ...........................................................................................................................48 2.2.2.1. Đánh giá về các hệ thống thanh toán trên địa bàn Bình Thuận .....48 2.2.2.2. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tại Bình Thuận và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Bình Thuận ..........52 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Bình Thuận ..........................................................................................56 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .......................................................................60 2.3.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................60 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ............................................................................62 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................66 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................66 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................66 Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................68 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN...........................................................................................................69 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .......................................................................69 3.1.1. Quan điểm chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán trong phát triển dịch vụ ngân hàng tại Bình Thuận ............................................................................69
- viii 3.1.2. Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại Bình Thuận ........................................................................................................69 3.1.2.1. Định hướng chung ...........................................................................70 3.1.2.2. Định hướng cụ thể về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn ...................................................................................................70 3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .......................................................71 3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm bằng phương thức mới lạ, hấp dẫn, hiện đại .......................................................................71 3.2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại .................72 3.2.3. Mở rộng sản phẩm dịch vụ theo hướng đa dạng hoá, phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng 73 3.2.4. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện nông thôn, miền núi................................................................................................74 3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................75 3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ...........................................75 3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và cơ quan quản lý ...............................76 3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành .....................................................76 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................83 3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận .....................89 Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 PHỤ LỤC ...................................................................................................................a
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin DVTT Dịch vụ thanh toán ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ KBNN Kho bạc nhà nước NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNN Bình Thuận Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách nhà nước POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ PTTT Phương tiện thanh toán TCTD Tổ chức tín dụng TCCUDVTT Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán TCKT Tổ chức kinh tế TGTT Trung gian thanh toán TMCP Thương mại Cổ phần TTBT Thanh toán bù trừ TTĐTLNH Thanh toán điện tử liên ngân hàng TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia giai đoạn 2014 - 2017 ...........................................................................................................................32 Bảng 2.2: Giá trị giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia ..................................33 từ năm 2014 -2017 ....................................................................................................33 Bảng 2.3: Tỷ trọng thanh toán trong tổng phương tiện thanh toán ..........................38 giai đoạn 2014-2017 ..................................................................................................38 Bảng 2.4: Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán của cả nước giai đoạn 2014-2017 ..................................................................................................39 Bảng 2.5: Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các TCTD giai đoạn 2014-2017 ..................................................................................................40 Bảng 2.6: Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân ...............................................40 Bảng 2.7: Số lượng giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng giai đoạn 2014-2017 .........................................................................41 Bảng 2.8: Giá trị giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện TTKDTM qua ngân hàng giai đoạn 2014-2017 ................................................................................42 Bảng 2.9: Số lượng thẻ của cả nước qua các năm 2014-2017 ..................................43 Bảng 2.10: Số lượng máy ATM và máy POS qua các năm 2014-2017 ...................44 Bảng 2.11: Số lượng và giá trị giao dịch phát sinh qua ATM, POS/EFT POST/EDC giai đoạn 2014-2017 ..................................................................................................45 Bảng 2.12: Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch các NHTM tại Bình Thuận đến cuối năm 2017 ....................................................................................................47 Bảng 2.13: Số liệu hệ thống thanh toán tại NHNN Bình Thuận ...............................49 Bảng 2.14: Thống kê thu chi tiền mặt (tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông) qua NHNN Bình Thuận từ năm 2014-2017 .................................................................................52 Bảng 2.15: Số lượng thẻ ATM và máy ATM trên địa bàn Bình Thuận giai đoạn 2014-2017..................................................................................................................53 Bảng 2.16 Tình hình giao dịch qua POS tại Bình Thuận giai đoạn 2014-2017 .......54 Bảng 2.17: Tình hình triển khai Chỉ thị 20 tại Bình Thuận giai đoạn 2014-2017 ....55
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Tăng trưởng của thanh toán qua điện thoại di động của Trung Quốc ......... 21 Biểu đồ 2.1 Số lượng giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia ............................. 33 Biểu đồ 2.2 Giá trị giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia ................................. 33 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM .................................... 38 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng các phương tiện TTKDTM 2014, 2017 .................................... 41 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng các phương tiện TTKDTM năm 2014, 2017 ............................ 42 Biểu đồ 2.6 Số lượng thẻ qua các năm ....................................................................... 44 Biểu đồ 2.7 Số lượng máy ATM, máy POS qua các năm .......................................... 44 Biểu đồ 2.8 Giao dịch qua ATM, POS/EFT POS/EDC .............................................. 45
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán của nền kinh tế, là trung gian thanh toán, kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa người mua với người bán,… Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giao dịch thương mại kéo theo sự gia tăng của dịch vụ thanh toán trực tuyến, đòi hỏi hình thức TTKDTM không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai các dịch vụ TTKDTM còn có những hạn chế, chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt trong thanh toán rất lớn (nhất là trong các mua bán nhỏ lẻ), tốc độ lưu thông tiền mặt vẫn rất lớn (khoảng 11%-14%), đặc biệt là trong các dịp tết Nguyên Đán. Điều này gây ra tốn kém cho chi phí in ấn, vận chuyển và tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Tại tỉnh Bình Thuận, qua 10 năm triển khai và thực hiện đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2015 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN Bình Thuận đã tích cực triển khai thực hiện mà cụ thể là triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN. Chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản được nâng lên. Các TCCUDVTT luôn đẩy mạnh phát triển thêm các tiện ích thanh toán ứng dụng trên thẻ ngân hàng, đặc biệt là các hình thức TTKDTM. Các dịch vụ về trả lương qua tài khoản đã giúp những người hưởng lương từ ngân sách được hưởng thụ những lợi ích của công nghệ ngân hàng hiện đại thông qua thẻ ATM. Các máy ATM của các NHTM được lắp đặt ở những khu vực trung tâm, đông dân cư, thuận tiện và an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, NHNN Bình Thuận tiếp tục triển khai, thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ
- 2 đạo các TCCUDVTT trên địa bàn tiếp tục mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và không hưởng lương từ NSNN; chỉ đạo các NHTM nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và các dịch vụ đi kèm, phát triển thương mại điện tử; phát triển thanh toán các giao dich thương mại qua POS,…, NHNN Bình Thuận còn tăng cường việc thông tin tuyên truyền, triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về TTKDTM để người dân và các thành phần kinh tế được biết rõ, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM một cách đầy đủ, kịp thời, tạo được sự đồng thuận trong thực hiện các chính sách về TTKDTM. Các đề tài nghiên cứu về phát triển ngân hàng điện tử, về hoạt động TTKDTM đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng gắn với đề tài phát triển hoạt động TTKDTM mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến nay chưa có đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, từ kinh nghiệm thực tiễn làm tại NHNN Bình Thuận và việc vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học tập tại trường, tác giả lựa chọn đề tài:“Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” để nghiên cứu, với mong muốn phản ánh tình hình TTKDTM tại địa bàn tỉnh Bình Thuận, góp phần đưa hệ thống TTKDTM tại địa phương hoạt động an toàn và hiệu quả, giảm gánh nặng lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí in ấn và lưu thông tiền, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến về TTKDTM trong nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động các các hệ thống thanh toán, các dịch vụ, phương tiện TTKDTM; thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.
- 3 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020” thì nước ta đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hay ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại. Trong các công trình nghiên cứu, hầu hết tác giả đã nêu lên được thực trạng TTKDTM nói chung tại các ngân hàng thương mại trong một số giai đoạn, đồng thời cũng đưa ra được các phương pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Dưới đây, xin được nêu ra một số bài báo, bài tạp chí, đề tài nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động ngân hàng điện tử mà tác giả đã tham khảo như sau: - Luận án tiến sỹ “Phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam” của Đặng Công Hoàn (2015)”, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Đề tài đã đánh giá được thực trang phát triển của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại nước ta hiện nay, làm rõ vai trò của các chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư. Đặc biệt đề tài đã đánh giá TTKDTM đối với nền kinh tế và cộng đồng theo mô hình hồi quy theo chuỗi thời gian với các biến: Tỷ lệ TTKDTM/Tổng PTTT; GDP bình quân đầu người và tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện phân tích tương quan. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phương thức hiện đại như: thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), dịch vụ thanh toán điện tử (Internet banking, Mobile banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư. - Luận án tiến sỹ kinh tế “Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Phạm Thu Hương – Trường Đại học Ngoại Thương (2012): đề tài nghiên cứu hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2003 đến 2010. Tác giả đã nêu được lợi ích của việc sử dụng ngân hàng điện tử, những rủi ro có thể gặp phải khi phát triển ngân hàng điện tử. Tác giả có đề cập đến sự phát triển ngân hàng điện tử ở một số quốc gia như Malaysia và
- 4 Singapore, tuy nhiên tác giả chưa đưa ra dẫn chứng cụ thể xem ở các quốc gia đó đã phát triển những dịch vụ ngân hàng điện tử nào và hoạt động tốt ra sao. Do đó bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử mà tác giả đề xuất cho Việt Nam cũng chưa thực sự thuyết phục. “Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM” của Ths Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đại học Công nghiệp Hà Nội (03/2018), bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng thông qua mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL. Từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam” của Ths Nguyễn Minh Thủy (12/2016), bài viết đưa ra khung pháp lý cho hoạt động TTKDTM, từ đó đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM ở Việt Nam “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam” của Ths. Đỗ Thị Lan Phương – Học viện ngân hàng (07/2014), bài viêt nêu lên xu hướng TTKDTM trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, có các giải pháp phát triển các sản phẩm TTKDTM hiện đại. Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn cao học này đã giúp cho tác giả có được hiểu biết sâu sắc hơn về TTKDTM và hoạt động ngân hàng điện tử. Đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu về đề tài TTKDTM tại Bình Thuận, do đó đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung: Đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Qua đó tìm hiểu những nguyên nhân hạn chế trong phát triển TTKDTM, và các nhân tố ảnh hưởng đến TTKDTM. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa TTKDTM tại Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời đưa ra các kiến nghị trong vấn đề hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách. Nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
- 5 tế. Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công, chi trả an sinh xã hội,… 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2014-2017 và phân tích các nguyên nhân hạn chế của TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn để đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động TTKDTM. Từ đó, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế. 4. Câu hỏi nghiên cứu -Thực trạng hoạt động TTKDTM của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở Bình Thuận bao nhiêu %? - Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Giải pháp, kiến nghị nào để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động TTKDTM tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- 6 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2014 -2017. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về một chủ đề bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Tổng hợp lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu phần tổng quan về TTKDTM qua ngân hàng. Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa trên các công cụ phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, sử dụng lồng ghép phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh trong quá trình phân tích. Phương pháp thống kê mô tả, thu thập dữ liệu: là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp quan sát khoa học kết hợp với việc sử dụng các số liệu thực tế tại ngân hàng, các biểu mẫu, báo cáo. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để thu thập, trình bày số liệu dưới dạng bảng, biểu đồ. Phương pháp so sánh: được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh các số liệu kinh doanh của hoạt động TTKDTM của các NHTM. Số liệu so sánh của năm sau so với năm trước trong thời kỳ nghiên cứu. Kết quả so sánh được biểu diễn dưới dạng số tương đối để thấy được sự thay đổi, sự biến động của các chỉ tiêu này qua các thời điểm. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: dựa trên những tài liệu, số liệu có được tại NHNN Việt Nam, NHNN Bình Thuận và các chi nhánh NHTM
- 7 trên địa bàn để tổng hợp và phân tích, đối chiếu so sánh giữa các năm nhằm đánh giá về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2014-2017. Bên cạnh đó sử dụng phiếu khảo sát một số khách hàng để đánh giá thực trạng TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 7. Nội dung nghiên cứu Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, phân tích, đánh giá thực trạng TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TTKDTM qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 8. Đóng góp của đề tài Vận dụng cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng trên địa bàn, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị để các các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM có thể tham khảo và vận dụng để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. Qua nghiên cứu các đề tài, bài viết liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu thì chưa có đề tài nghiên cứu gắn với thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng, biểu và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong khoảng 100 trang chuẩn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên đia bàn tỉnh Bình Thuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 417 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 128 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn