intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long đối với nhóm doanh nghiệp này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG HOÀI VŨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH THĂNG LONG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG HOÀI VŨ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH THĂNG LONG, HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN :TS. TRẦN THẾ NỮ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bài luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận văn là công khai và trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Học viên Trƣơng Hoài Vũ
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS Trần Thế Nữ và các thầy cô trong Khoa Tài Chính Ngân Hàng – Đại học Kinh Tế đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này, cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Tín dụng ngân hàng và các phòng ban khác của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ tác giả trong thời gian nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, do trình độ có hạn Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, các bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! H Hà Nội, tháng 12 năm 2016 H Học viên T Trƣơng Hoài Vũ
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...........................................5 1.1.Tổng quan nghiên cứu....................................................................................................... 5 1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 7 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng .................................................... 7 1.2.2. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................ 11 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV...................................................... 15 1.2.4. Phát triển hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng .......... 17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................26 2.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................................... 26 2.2.Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................................... 26 2.2.1 Thông tin thứ cấp .......................................................................................................... 26 2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin .......................................................................................... 28 2.4. Phƣơng pháp so sánh ..................................................................................................... 28 2.5. Phƣơng pháp ô tả thống ê.......................................................................................... 29 2.6. Phƣơng pháp đồ thị ........................................................................................................ 29 2.7. Phƣơng pháp phân tích qua ô hình SWOT ................................................................. 29 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH THĂNG LONG ............................................................................31 3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long .............................. 31 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long ..................................................................................................................................... 31 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 33
  6. 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB- Chi nhánh Thăng Long ............... 36 3.1.4. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ACB- Chi nhánh Thăng Long.................................. 38 3.2. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long ..................................................................................................................................... 41 3.2.1. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long .............................. 41 3.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long ................................................................................................................ 44 3.2.3. Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại Chi nhánh đối với DNNVV............................. 55 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH THĂNG LONG ......................................................................................................61 4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng của NHTMCP Á Châu - chi nhánh Thăng Long. .................................................................................................................................... 61 4.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long 61 4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV ........................................................... 62 4.2. Một số giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại NHTMCP Á Châu – chi nhánh Thăng Long. ......................................................................................................... 63 4.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng hiệu quả, chuyên nghiệp đối với DNNVV ................. 63 4.2.2. Tổ chức tốt công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. ................................ 65 4.2.3. Đa dạng hóa hình thức tín dụng DNNVV cho phù hợp ................................................. 66 4.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng, phân loại khách hàng theo hiệu quả hoạt động ........ 67 4.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ...................................................................... 67 4.2.6. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt đối với DNNVV ................................................ 69 4.2.7. Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ các DNNVV ........................................................ 70 4.2.8. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hóa ngân hàng ..................................... 71 4.2.9. Nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động của Chi nhánh .................................... 71 4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................................. 73 4.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước ................................................................................... 73 4.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ............................................................................... 74 KẾT LUẬN .............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................77
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ TỰ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN 1 ACB Ngân hàng thương mại c phần Á Châu 2 DN Doanh nghiệp 3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4 KHDNNVV Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 NH Ngân hàng 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NH TMCP Ngân hàng hương mại c phần 9 NVV Nhỏ và vừa 10 TDNH Tín dụng ngân hàng 11 TSĐB Tài sản đảm bảo i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG TT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 12 2 Bảng 2.1 Mô hình phân tích SWOT 30 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 Bảng 3.1 36 giai đoạn 2013 - 2015 Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai 4 Bảng 3.2 38 đoạn 2013 - 2015 Nguồn huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 5 Bảng 3.3 41 2013-2015 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp của 6 Bảng 3.4 42 Ngân hàng ACB Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với chi 7 Bảng 3.5 44 nhánh giai đoạn 2013-2015 Doanh số cho vay DNNVV của chi nhánh giai 8 Bảng 3.6 46 đoạn 2013-2015 Dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh 9 Bảng 3.7 49 giai đoạn 2013-2015 Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNNVV tại 10 Bảng 3.8 50 Chi nhánh Thu nhập từ hoạt động tín dụng giai đoạn 53 11 Bảng 3.9 2013-2015 Tình hình nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 12 Bảng 3.10 54 2013-2015 ii
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT BẢNG TÊN BẢNG TRANG Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai 1 Biểu đồ 3.1 37 đoạn 2013-2015 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2 Biểu đồ 3.2 40 2013-2015 3 Biểu đồ 3.3 Doanh số cho vay chi nhánh giai đoạn 2013-2015 47 4 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNNVV năm 2013 47 5 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNNVV năm 2014 48 6 Biểu đồ 3.6 Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNNVV năm 2015 48 7 Biểu đồ 3.7 Dư nợ tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2013-2015 50 8 Biểu đồ 3.8 Dư nợ DNNVV theo kỳ hạn 51 9 Biểu đồ 3.9 Dư nợ DNNVV theo TSĐB 52 iii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển của kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ, nhiều mô hình kinh tế khác nhau được thử nghiệm và đưa lại những thành công đáng ghi nhận. Kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn công nghệ tạo ra nhiều của cải vật chất, phân phối lưu thông sẽ giúp nền kinh tế n định, đứng vững khi mà chu kì khủng hoảng và suy thoái trên thế giới đang có xu hướng ngắn lại. Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNNVV chiếm phần lớn trong t ng số các doanh nghiệp. Cụ thể ở Mỹ, DNNVV chiếm 90% t ng số hãng kinh doanh có thể thuê công nhân, còn ở Nhật DNNVV chiếm 99,7% t ng số doanh nghiệp và sử dụng 70% lao động. Với nền kinh tế Việt Nam, DNNVV trước đây chưa thực sự được đầu tư quan tâm nhưng hiện tại cũng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế - xã hội. Theo thống kê,tính đến 31/12/2013, cả nước ta hiện có trên 520.000 DNNVV chiếm 96,81% trong t ng số 543.963 doanh nghiệp (theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI). Tuy nhiên, trong khi bùng n về số lượng như vậy, nhưng "sức khỏe" và tính hiệu quả của các DNNVV vẫn đặt ra nhiều vấn đề. Khó khăn nhất của các DNNVV vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Chính vì thế, các ngân hàng chính là chỗ dựa vững chắc, giải quyết bài toán về vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các DNNVV lại tiềm ẩn rủi ro đối với các ngân hàng do kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ở nhiều DNNVV còn chưa thực sự tốt, chưa thực sự hiệu quả. 1
  11. Các doanh nghiệp hầu hết lượng hàng tồn kho lớn, sản xuất kinh doanh suy giảm, sản xuất ở mức cầm chừng nên cũng gây khó khăn trong việc trả gốc và lãi đúng hạn. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng đối với DNNVV đang là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: "Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Hà Nội" là đề tài nghiên cứu và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần phát triển tín dụng DNNVV tới chi nhánh. 2. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu? Đề tài: “Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh Thăng Long, Hà Nội” lần lượt đi vào giải quyết các câu hỏi sau: - Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Các đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế? - Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ABC – Chi nhánh Thăng Long như thế nào? - ABC – Chi nhánh Thăng Long có những khó khăn hạn chế nào trong hoạt động cho vay? - Cần có những giải pháp nào để phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại ABC – Chi nhánh Thăng Long ? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cho DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCPÁ Châu - Chi nhánh Thăng Long đối với nhóm doanh nghiệp này trong thời gian tới. 2
  12. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về DNNVV, tín dụng Ngân hàng thương mại đối với DNNVV. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới. Từ đó rút ra một số bài học vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. + Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long đối với nhóm DNNVV để rút ra những mặt đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của chúng. + Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long đối với DNNVV. 4. Đối tƣợng và phạ vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV của NHTMCP Á Châu – chi nhánh Thăng Long. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận, những vấn đề về phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2013 - 2015. 5. Đóng góp của luận văn Về lý luận, luận văn hệ thống hoá những nội dung cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ở Việt Nam gắn liền với những đặc thù của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, đồng thời làm rõ sự cần thiết phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV nước ta. Về thực tiễn, luận văn khái quát tình hình phát triển và tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó đi sâu nghiên cứu sự phát triển tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long, tìm ra những bất cập và đề xuất những giải pháp khắc phục. 3
  13. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: T ng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long Chương 4: Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Á Châu - chi nhánh Thăng Long 4
  14. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Tổng quan nghiên cứu Phần cơ sở lý luận về khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp đã được trình bày trong tài liệu như: - Quốc hội 2010 , Luật các T chức tín dụng số 47 2010 QH12 quy định về hoạt động của các T chức tín dụng. - Website thư viện học liệu mở Việt Nam http://www.voer.edu.vn - Website http://www.tratu.soha.vn Trong quá trình tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn cần có một lượng vốn lớn để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thì đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp không ít những khó khăn bởi chưa đáp ứng được đầy đủ những điều kiện vay vốn do ngân hàng yêu cầu. Do vậy, hiện nay có khá nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể: - Luận án tiến sỹ kinh tế “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Đức Toàn - trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh năm 2011. Luận văn đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn thuận lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong quá trình cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn và đánh giá tình hình thực tế hoạt động tín dụng; từ đó đưa ra các giải pháp để tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp NVV ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, Luận văn này, nghiên cứu ở tầm v 5
  15. mô, chưa đề cập đến giải pháp tăng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng ở một ngân hàng thương mại cụ thể. - Luận án tiến s của tác giả Nghiêm Văn Bảy trường Học Viện Tài Chính năm 2011 “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Luận án đã phân tích thực trạng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng giống như luận án trên, phạm vi nghiên cứu quá rộng cho tất cả các NHTM. Do đó chưa đưa ra được các giải pháp mang tính đặc trưng riêng để phát triển dịch vụ phi tín dụng cho phù hợp với ngân hàng Á Châu – chi nhánh Thăng Long. - Luận án tiến sỹ “Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Vân Anh – Trường Học viện Tài chính – năm 2012 đã trình bày những vấn đề lý luận chung về năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và có một số giải pháp phù hợp với ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Thăng Long. - Luận văn thạc sỹ “Phát triển dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Nga – trường học viện ngân hàng năm 2012. Luận văn đã làm rõ tính cấp thiết của việc phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân tích thực trạng từ đó đề ra giải pháp và kiến nghị phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam. - Luận văn thạc s Tài chính ngân hàng, “Phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Thái Bình”, của Tô Hải Nam (2012 ¸ Trường đại học Ngoại 6
  16. Thương. Tác giả phân tích, lý giải các vấn đề liên quan đến mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV, nội dung mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV, tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV tại chi nhánh. Đa phần các nghiên cứu đã hệ thống được toàn bộ các vấn đề lý luận cơ bản về: vai trò của hoạt động cho vay, các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại, các tiêu chí đo lường sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại; các đề tài đã đưa ra thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại một số ngân hàng cụ thể. Mặc dù, các nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại c phần Á Châu đã được một số tác giải nghiên cứu nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa phân tích và chỉ rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa; chưa chỉ ra được một cách cụ thể đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như đề ra được các chiến lược nhằm tận dụng được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu và tận dụng được các cơ hội để phát triển. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn có thể góp phần phát triển dịch vụ tín dụng và nâng cao vị thế của ngân hàng Á Châu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt. 1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng 1.2.1.1. Khái niệm “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá giữa bên cho vay ngân hàng và các định chế tài chính khác và bên đi vay cá nhân, doanh 7
  17. nghiệp và các chủ thể khác , trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên: một bên là người cho vay và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên bị rang buộc bởi cơ chế tín dụng, thoả thuận thời gian cho vay và lãi suất phải trả. Từ định ngh a tín dụng trên ta có khái niệm về tín dụng ngân hàng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay”. 1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng - Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. - Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay là các t chức kinh tế xã hội, các cá nhân; người cho vay là các ngân hàng, các t chức tín dụng. - Tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên tắc có hoàn trả và có thời hạn. Bên đi vay chỉ được sử dụng tạm thời vốn vay trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng thoả thuận thì người đi vay hoàn trả cho Ngân hàng. - Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng luôn bị chi phối bởi các quy luật khách quan như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ. 1.2.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Phân loại tín dụng ngân hàng là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Sau đây là một số tiêu thức phân loại tín dụng ngân hàng: 8
  18. - Căn cứ vào thời hạn cho vay Cho vay ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn ngắn dưới 12 tháng được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời hoặc đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Cho vay trung hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Cho vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn trên 5 năm, tối đa lên tới 20 - 30 năm, ở một số trường hợp có thể lên tới 40 năm. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong l nh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn và b sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong l nh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, nhiên liệu… Cho vay các định chế tài chính, bao gồm: cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác. Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải cho các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị. - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng Cho vay không có đảm bảo tín chấp : là loại cho vay mà không có tài 9
  19. sản cầm cố thế chấp hoặc không có sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay dựa trên uy tín của bản thân khách hàng. Cho vay có đảm bảo: là khoản cho vay dựa trên cơ sở bảo đảm như: thế chấp, cầm cố tài sản hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. - Căn cứ vào chủ thể vay vốn Tín dụng doanh nghiệp tín dụng bán buôn : gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tín dụng cá nhân, hộ gia đình tín dụng bán lẻ): gọi là bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm mục đích tiêu dùng. Tín dụng cho các t chức tài chính: đây là khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các t chức tài chính khác. Những khoản cho vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay nên chúng có thể dùng để trả nợ hay cho vay lại. - Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: là khoản vay mà được thực hiện thông qua mua bán khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Cho vay gián tiếp được thể hiện thông qua các hình thức chiết khấu thương phiếu, bao thanh toán… - Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay Tín dụng trả góp: loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau. Loại tín dụng này chỉ áp dụng cho những khoản vay lớn và có thời hạn dài. Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này chỉ áp dụng cho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn. 10
  20. Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này thường áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Cho đến nay vẫn chưa có một định ngh a chung về DNNVV. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế, bối cảnh văn hoá và mục đích phân loại của từng nước, cho dù ở cùng một quốc gia, những địa điểm hoạt động và thời điểm hoạt động khác nhau thì phương pháp phân loại và chỉ tiêu phân loại cũng khác nhau. Ở Việt Nam, trước năm 1998 do chưa có Quy định chính thức của Chính phủ nên nước ta chủ yếu sử dụng hai tiêu thức là lao động và vốn, tuỳ theo quy định của từng cơ quan. Ngày 20 06 1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành công văn số 681/CP-KPN xác định tiêu thức DNNVV tạm thời. Theo quy định tại công văn này, tiêu chí xác định DNNVV là vốn điều lệ và lao động của doanh nghiệp. Cụ thể: DNNVV là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế khi bước vào Kỷ nguyên mới, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các DNNVV, các tiêu chí đánh giá DNNVV cũng được nâng lên một bậc nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngày 23 11 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 NĐ-CP 2003. Theo Nghị định này thì DNNVV được định ngh a như sau: “DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0