intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam" là đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam từ thời điểm ra đời đến nay, tập trung vào giai đoạn từ năm 2019-2021, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ……..o0o…….. LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN TRẦN THẢO MY Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Trần Thảo My Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đỗ Quyên Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, sự kiện trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Thảo My
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Đỗ Quyên, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn luận văn cho tôi, ngƣời đã giúp tôi định hƣớng, tổ chức, sắp xếp và triển khai các ý trong bài luận văn. Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo trƣờng Đại họс Ngоại thƣơng, khoa Sau Đại học và khoa Tài chính – Ngân hàng đã tạo điều kiện, hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng quý báu trong suốt thời gian học tập và trong quá trình làm luận văn thạc sĩ. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ và khuyến khích tôi liên tục trong suốt những năm học tập và trong quá trình nghiên cứu viết luận văn này. Do thời giаn nghiên сứu сó hạn và trình độ của ngƣời viết còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự thông cảm cũng nhƣ những lời nhận xét, góp ý của các Quý Thầy (Cô) để bài luận văn trở nên hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Trần Thảo My
  5. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................... i BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ ............................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................3 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .........................................................................3 2.2. Các nghiên cứu trong nước .........................................................................5 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ..........................................................................8 3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................8 3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................8 3.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................9 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................9 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................9 5.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................9 5.2. Phương pháp phân tích ..............................................................................9 6. Kết cấu luận văn ...............................................................................................10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG PHÁI SINH .............................................................................................11 1.1. Tổng quan về chứng khoán phái sinh .............................................................11 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................11 1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán phái sinh ....................................................12 1.1.3. Phân loại chứng khoán phái sinh ..........................................................13 1.2. Tổng quan về phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh ............................15
  6. ii 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................15 1.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phái sinh .....................17 1.2.3. Tác động giữa thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán cơ sở ........................................................................................................18 1.2.4. Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh .................................................................................................25 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh.............................................................................................................29 1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh.......31 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở một số quốc gia ..............................................................................................................31 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................44 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM ...................................................................................48 2.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ......................48 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ....................................................................48 2.1.2. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam .............................50 2.2. Thực trạng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ..........56 2.2.1. Về hệ thống pháp lý để giám sát, quản lý thị trường .............................56 2.2.2. Về quy mô giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường .....................60 2.2.3. Về chủ thể cung cấp dịch vụ, hệ thống giao dịch và thanh toán ..........67 2.2.4. Về đội ngũ nhà đầu tư tham gia và số lượng tài khoản ........................76 2.3. Đánh giá sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ..78 2.3.1. Những thành công và kết quả đạt được .................................................78 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................79 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM ...................................................................................83 3.1. Xu hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ............83 3.1.1. Xu hướng và cơ hội phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ......83 3.1.2. Thách thức phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ....................85
  7. iii 3.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ................................................................................................................88 3.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ...........................................................................................................90 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán phái sinh .....................................................................................91 3.3.2. Hoàn thiện việc nghiên cứu các sản phẩm chứng khoán phái sinh ....93 3.3.3. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của thành viên trên thị trường chứng khoán phái sinh .....................................................................................95 3.3.4. Khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán phái sinh .....................................................................................96 3.3.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch ổn định, hệ thống thông tin minh bạch ....................................................................................................97 KẾT LUẬN ...............................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... i PHỤ LỤC: TỔNG KLGD SẢN PHẨM HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG TƢƠNG LAI CỦA MỘT SỐ SGDCK TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2019-2021....................................................................................................................v
  8. iv BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Giải thích APAC Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng CKPS Chứng khoán phái sinh CTCK Công ty chứng khoán EMEA Khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐTL Hợp đồng tƣơng lai HĐQC Hợp đồng quyền chọn HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội SGDCKHN HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK TP.HCM SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán NĐT Nhà đầu tƣ NHTM Ngân hàng thƣơng mại OI Các vị thế mở, chƣa tất toán OTC Thị trƣờng phi tập trung TPCP Trái phiếu Chính phủ TTCK Thị trƣờng Chứng khoán TTCKPS Thị trƣờng chứng khoán phái sinh TVGD Thành viên giao dịch TVBT Thành viên bù trừ
  9. v TVTLTT Thành viên tạo lập thị trƣờng UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc VSD Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam TTLKCKVN WFE World Federation of Exchange WB World Bank
  10. vi DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1: Thời gian giao dịch HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30 ...................................51 Bảng 2.2: Tỉ lệ ký quỹ ban đầu HĐTL VN30 tại một số CTCK ..............................52 Bảng 2.3: Thời gian giao dịch HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm ......................................54 Bảng 2.4: Phân loại mức độ phát triển sản phẩm tại các SGDCK trên thế giới năm 2021 ...........................................................................................................................63 Bảng 2.5: Mức độ phát triển TVGD và TVBT của các quốc gia .............................70
  11. vii Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1. Quy trình xử lý vỡ nợ tại Hàn Quốc .....................................................36 Biểu đồ 2.1: Tổng KLGD và KL OI HĐTL chỉ số VN30 2019-2021 ......................61 Biểu đồ 2.2: Tổng KLGD và KL OI HĐTL TPCP 5 năm 2019-2021......................61 Biểu đồ 2.3: Tổng KLGD và KL OI HĐTL TPCP 10 năm quý 2/2021- quý 1/2022 ...................................................................................................................................62 Biểu đồ 2.4: Số lƣợng dòng sản phẩm một số SGDCK năm 2021 ...........................63 Biểu đồ 2.5: KLGD sản phẩm phái sinh các châu lục giai đoạn 2012-2021 ............65 Biểu đồ 2.6: Thị phần môi giới CKPS của CTCK quý 4/2021 .................................68 Biểu đồ 2.7: Số lƣợng tài khoản giao dịch phái sinh 6/2020- 10/2021 .....................76 Biểu đồ 2.8: Tổng KLGD NĐT nƣớc ngoài TTCKPS 2018-2021 ...........................77 Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 1985-2020 ...................83 Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) của Việt Nam 1985- 2020 ...........................................................................................................................84 Biểu đồ 3.3: Quy mô vốn hóa thị trƣờng các quốc gia châu Á 2018-2020 ..............87 Biểu đồ 3.4: Chỉ số vốn hóa thị trƣờng/GDP các quốc gia châu Á giai đoạn 2018- 2020 ...........................................................................................................................88
  12. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tài chính đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng và góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trƣờng chứng khoán. Mở đầu luận văn tập trung tổng hợp những vấn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh và thị trƣờng chúng khoán phái sinh cũng nhƣ đánh giá sự phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trƣờng phái sinh tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan để có cái nhìn thực tế quá trình phát triển thị trƣờng phái sinh tại các quốc gia này và một số vụ việc phát sinh trên thị trƣờng chứng khoán phái sinh từ đó rút ra kinh nghiệm cho thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam. Chƣơng tiếp theo, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam dựa trên bốn tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá là hệ thống pháp lý để quản lý, giám sát thị trƣờng, quy mô giao dịch sản phẩm phái sinh, chủ thể cung cấp dịch vụ và cơ sở nhà đầu tƣ, số lƣợng tài khoản trên thị trƣờng. Nhìn chung, qua 5 năm đi vào hoạt động, thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam đã có sự phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế cần khắc phục nhƣ sản phẩm phái sinh chƣa đa dạng, cơ cấu nhà đầu tƣ thiếu tính cân bằng. Cuối cùng, dựa trên chủ trƣơng xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh của Nhà nƣớc, luận văn đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huy động vốn là một vấn đề quan trọng của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Các nƣớc đang phát triển cần nguồn lực vốn để phục vụ phát triển tài chính, cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo, y tế. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Cyuzuzo (2018) cho rằng việc huy động vốn từ các thị trƣờng tài chính đã góp phần vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế quốc gia. Do đó, các quốc gia cần phát triển thị trƣờng chứng khoán (TTCK) của mình để thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ (NĐT). Gupta và Mokshmar (2018b) tin rằng có mối quan hệ giữa khả năng huy động vốn và sự phát triển của thị trƣờng phái sinh. Phát triển thị trƣờng phái sinh sẽ gián tiếp góp phần thu hút nguồn lực kinh tế từ xã hội để đầu tƣ cho phát triển kinh tế quốc gia. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh (TTCKPS) có lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển vƣợt bậc của TTCKPS là một quá trình dài hình thành, thay đổi và sáng tạo suốt hàng trăm năm, kể từ sản phẩm khởi nguồn là gạo đƣợc giao dịch thông qua Sở giao dịch Gạo Dojima tại Osaka, Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17. Các công cụ phái sinh là các sản phẩm tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập của thị trƣờng tài chính quốc tế. Hiện nay, các công cụ phái sinh phát triển ngày càng nhanh chóng, mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu với giá trị giao dịch hàng ngày vƣợt trội so với tài sản cơ sở. Các công cụ của TTCKPS có tính năng nổi bật là vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu là công cụ phòng ngừa rủi ro đồng thời tìm kiếm lợi nhuận. Với mục đích chính là phòng ngừa rủi ro (hedging), đầu cơ (speculating) và kinh doanh chênh lệch giá (arbitraging), TTCKPS có thể đáp ứng đƣợc mục tiêu của đa dạng các nhà đầu tƣ khác nhau nên đã thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng tìm hiểu, nghiên cứu và tham gia giao dịch. Việt Nam đã hình thành TTCKPS từ giữa năm 2017 và đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển TTCKPS nhƣ cải thiện môi trƣờng pháp lý, điều chỉnh cơ chế, chính sách linh hoạt cũng nhƣ hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các công ty chứng khoán phái sinh (Tran & Nguyen, 2018). Việc đƣa vào vận hành TTCKPS là một
  14. 2 dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của TTCK Việt Nam, đƣa TTCK Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Theo đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trƣờng bậc cao này. Nhờ có thị trƣờng mới này, NĐT có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm đầu tƣ, góp phần thu hút thêm và cải thiện cơ sở các NĐT, nhất là NĐT nƣớc ngoài, qua đó giúp tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng cơ sở nhờ vào khả năng phòng vệ rủi ro cho NĐT. TTCKPS Việt Nam đón phiên giao dịch thứ 1000 ngày 6/8/2021 sau 4 năm đi vào hoạt động, mặc dù đã có nhiều bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc về khối lƣợng giao dịch, số lƣợng NĐT nhƣng TTCK Việt Nam nói chung và TTCKPS nói riêng còn khá non trẻ so với các TTCK của các quốc gia phát triển trên thế giới. Theo lộ trình phát triển TTCKPS trong “Đề án xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ, giai đoạn sau 2020 sẽ là giai đoạn phát triển TTCKPS thống nhất, hoàn thiện, chất lƣợng hoạt động của thị trƣờng ngày càng nâng cao. Trong nội dung tại “Đề án Cơ cấu lại thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bảo hiểm đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025” ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ, mục tiêu chung đối với TTCK là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, trong đó tập trung vào TTCKPS nhƣ triển khai các sản phẩm phái sinh mới, phát triển thêm các chỉ số cơ sở bên cạnh chỉ số chứng khoán VN30 để làm tài sản cơ sở, xem xét cho phép các ngân hàng thƣơng mại đƣợc cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ trên TTCKPS,… là một mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc mục tiêu theo lộ trình đã đề ra, cần có cơ chế, chính sách cũng nhƣ kế hoạch nội dung các bƣớc công việc phù hợp từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về CKPS, TTCKPS, những yếu tố để đảm bảo sự phát triển thành công của TTCKPS là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, các giải pháp và đề xuất đƣa ra phải có tính khả thi trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra theo lộ trình, qua đó giúp TTCKPS Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ
  15. 3 hơn nữa. Trong bài nghiên cứu này, thông qua tài liệu và số liệu thực tiễn về TTCKPS trong nƣớc và quốc tế, tác giả mong muốn sẽ có đánh giá sát nhất về trình độ phát triển TTCKPS Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Từ mục tiêu trên, đề tài “Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” đƣợc chọn làm để nghiên cứu. 2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, các nghiên cứu về CKPS và TTCKPS đã không còn xa lạ và mới mẻ. Theo số liệu thống kê của World Federation of Exchanges (WFE), TTCKPS không chỉ phát triển tại các quốc gia phát triển mà còn có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự phát triển, hạn chế những mặt tiêu cực của TTCKPS luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khắp thế giới. Nghiên cứu về môi trƣờng pháp lý có ảnh hƣởng đến TTCKPS, rất nhiều tác giả từ khắp các quốc gia trên thế giới đã có những bài nghiên cứu, nhƣ Baker (2010), Rauterberg và Verstein (2013) và Buxbaum (2017) khi nghiên cứu về TTCKPS Mỹ, Deng (2005) và Lin (2011) với nghiên cứu về TTCKPS Trung Quốc, Biggins và Scott (2013) với TTCKPS Ireland và Barta (2018) nghiên cứu TTCKPS Canada. Ở Mỹ, theo đánh giá của Rauterberg và Verstein (2013), thực trạng trong hơn 20 năm giao dịch trên TTCKPS đã thiếu những quy định dẫn đến những tranh chấp về pháp lý, và có thể là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Do đó, cần có đề xuất các nhà hoạch định chính sách cần phải xác định các thiếu sót trong quy định, trong đó lƣu ý sự nỗ lực của chính phủ để đảm bảo tính pháp lý một cách chặt chẽ. Tác động của môi trƣờng pháp lý không chỉ nằm gọn trong cụ thể quốc gia đó mà nó còn là sự liên quan với các quốc gia khác. Tuy vậy, trên TTCKPS, các quốc gia xây dựng các quy định phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia nên chƣa có sự thống nhất ở phạm vi quốc tế. Chính điều này là một trong những trở ngại nhất định cản trở quá trình phát triển một trật tự pháp lý xuyên quốc gia hiệu quả trong lĩnh vực này trên cơ sở hình thành cơ chế pháp lý chung và thống nhất. Hệ thống pháp lý ổn
  16. 4 định thì sẽ ít có rủi ro và tranh chấp trên TTCKPS. Theo nghiên cứu của Deng (2005) và Lin (2011) thì ở Trung Quốc, dựa trên thực trạng về giá những vụ kiện, tranh chấp liên quan đến hoạt động phái sinh, mặc dù đã ban hành các quy định về bảo vệ lợi ích của đối tác trong các giao dịch phái sinh và bảo vệ các cổ đông, cũng nhƣ điều chỉnh những công cụ giám sát trong quản lý điều hành đối với hoạt động này, tuy nhiên luật pháp chƣa ban hành một khung pháp lý cơ bản để thực thi. Đây là cơ sở để đảm bảo sự công bằng và thống nhất trong thị trƣờng, do đó, việc đề xuất hình thành khung pháp lý trên cơ sở các quy tắc nhằm phù hợp với điều kiện phát triển của thị trƣờng phái sinh là cần thiết. Cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và vận hành TTCKPS. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và Hiệp hội phái sinh, Biggins và Scott (2013) đánh giá cần có sự phối hợp đồng bộ trên cơ sở các quy định thống nhất để duy trì sự an toàn của thị trƣờng phái sinh, nâng cao vai trò của cơ quan quản lý và chuẩn mực pháp lý cho thị trƣờng OTC. Ngoài ra, trên TTCKPS, việc thành lập trung tâm thanh toán bù trừ và thiết lập cơ chế ký quỹ phù hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro là hết sức cần thiết. Các yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTCKPS, mối quan hệ nhân quả giữa thị trƣờng kỳ hạn và tăng trƣởng kinh tế ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển đƣợc nêu rõ trong nghiên cứu của Sendeniz-Yüncü và các cộng sự (2018). Nghiên cứu chỉ ra rằng, tại 29 trong số 32 quốc gia đƣợc nghiên cứu, hai biến số cần quan tâm có mối quan hệ lâu dài và các quốc gia thu nhập trung bình có tác động nhân quả Granger từ thị trƣờng kỳ hạn đến tăng trƣởng kinh tế trong khi ở các quốc gia thu nhập cao có hiệu ứng bị đảo ngƣợc. Các tác giả này phân biệt những nguyên nhân một chiều đối lập này giữa phát triển thị trƣờng kỳ hạn và tăng trƣởng kinh tế. Hƣớng đi của bài viết bắt đầu từ việc phát triển thị trƣờng kỳ hạn để tăng trƣởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) thực tế trên đầu ngƣời tƣơng đối thấp, tuy vậy trong quá trình nghiên cứu ở các nƣớc có GDP bình quân đầu ngƣời thực tế tƣơng đối cao, tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng dẫn đến sự phát triển của thị trƣờng kỳ hạn. Vo và các cộng sự (2019) khi nghiên cứu về mối quan hệ, tầm quan trọng của thị trƣờng phái sinh đối với sự phát triển
  17. 5 kinh tế ở bốn nền kinh tế lớn trên thế giới, cho thấy sự tồn tại của quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa thị trƣờng phái sinh và tăng trƣởng kinh tế, mặc dù mối quan hệ nhân quả này là khác nhau giữa nƣớc có thu nhập cao và trung bình. Nghiên cứu xem xét một biến phụ thuộc trên cơ sở GDP và một số biến độc lập nhƣ chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giữa tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Trƣớc và sau khi TTCKPS Việt Nam đi vào hoạt động đã có khá nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về thị trƣờng này. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tổng quan về TTCKPS trên thế giới để từ đó đề xuất mô hình hoặc đánh giá, kiến nghị hoàn thiện TTCKPS cho Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trong nƣớc tập trung vào ba nhóm nội dung chính theo từng mốc thời gian hình thành và phát triển TTCKPS Việt Nam. Lộ trình xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào đánh giá. Vì đây là giai đoạn đầu hình thành thị trƣờng, với các nghiên cứu bƣớc đầu về khung pháp lý, công cụ phái sinh và đề xuất xây dựng TTCKPS tại Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thanh Ngà (2008) đã tìm hiểu khung pháp lý về TTCKPS tại một số nƣớc và bƣớc đầu đã có đề xuất những nội dung pháp lý chủ yếu áp dụng cho Việt Nam. Hai đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Sơn (2013) và tác giả Nguyễn Thành Long (2013) đã tiến gần hơn đến xây dựng TTCKPS Việt Nam bằng việc chứng minh tính tất yếu của việc xây dựng TTCKPS, những biện pháp để xây dựng các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số trên TTCK có thể áp dụng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất lộ trình để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCKPS. Sự định hƣớng ngày càng rõ ràng hơn bằng nghiên cứu có sự so sánh và đánh giá một số TTCKPS quốc tế của tác giả Võ Thị Phƣơng (2016). Nghiên cứu tập trung vào sự hình thành và phát triển của TTCKPS ở các quốc gia trong khu vực châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Dựa vào những số liệu thu thập đƣợc, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá cao sự tăng trƣởng mạnh mẽ của TTCKPS châu Á, với việc vƣợt qua châu Âu, vƣơn lên là thị trƣờng lớn thứ hai trên thế giới, sau khu vực Bắc Âu. Thông qua các bài học kinh nghiệm
  18. 6 trong việc phát triển thành công TTCKPS ở các quốc gia nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính định hƣớng, tạo tiền đề cho việc xây dựng và vận hành TTCKPS ở Việt Nam. Các nghiên cứu trên đƣợc thực hiện trƣớc khi TTCKPS Việt Nam ra đời, đó là những nghiên cứu bƣớc đầu lộ trình hình thành và xây dựng thị trƣờng dựa trên các kinh nghiệm của một số quốc gia để áp dụng vào TTCKPS Việt Nam. Với nhóm nội dung nhân tố ảnh hƣởng đến TTCKPS tại Việt Nam, chính sách pháp lý là một yếu tố có ảnh hƣởng khá lớn đến TTCKPS Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Bích Thảo (2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến TTCKPS bằng cách đề xuất, phân tích mô hình gồm 5 nhóm nhân tố là biến độc lập và 1 nhóm nhân tố là biến phụ thuộc. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu theo thang đo Likert và đƣợc phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Từ kết luận rút ra là có 3 nhân tố đã ảnh hƣởng đến hình thành và phát triển TTCKPS Việt Nam (chính sách pháp lý, môi trƣờng kinh tế và công nghệ). Tuy nhiên, mức độ tác động của từng nhân tố có sự khác nhau, trong đó, nhân tố chính sách pháp lý có ảnh hƣởng cao nhất, kế đến là nhân tố môi trƣờng kinh tế, cuối cùng là nhân tố công nghệ. Tuy nhiên, vì bài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện từ trƣớc khi thị trƣờng ra đời, do đó câu hỏi đặt ra là sau khi chính thức đi vào hoạt động, chính sách pháp lý có ảnh hƣởng đến TTCKPS Việt Nam thế nào? Câu hỏi đó đã đƣợc trả lời với nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh và cộng sự (2020) có cùng phƣơng pháp với Phạm Thị Bích Thảo (2016) là sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu theo thang đo Likert khảo sát với 152 nhà quản lý và chuyên gia đến từ các công ty chứng khoán Việt Nam trong năm 2019 để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTCKPS Việt Nam. Kết quả bài viết chỉ ra rằng yếu tố môi trƣờng pháp lý và hội nhập quốc tế có tác động đến TTCKPS Việt Nam, tuy nhiên môi trƣờng pháp lý lại có tác động bất lợi đến sự phát triển của thị trƣờng. Điều này có nghĩa là TTCKPS Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển nên hành lang pháp lý là quan trọng và mang tính quyết định. Khi khung pháp lý hiện hành chƣa thống nhất và đồng bộ, sẽ có những cản trở nhất định đối với sự phát triển. Do TTCKPS mới xuất hiện tại Việt Nam nên sự
  19. 7 thận trọng luôn đƣợc quan tâm với các quy định ràng buộc chặt chẽ, chính điều này ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trƣờng. Mặc dù đƣợc thực hiện vào các khoảng thời điểm cách xa nhau và dựa vào các nhân tố khác nhau, nhƣng nhìn chung kết quả nghiên cứu vẫn là phù hợp với kết luận của một số nghiên cứu trƣớc đó nhƣ Njoroge et al. (2013), Tran and Nguyen (2018), và Bhattrai (2020) và khẳng định rằng môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTCK nói chung và TTCKPS nói riêng ở mọi thời điểm. Các bài nghiên cứu về thực trạng và phát triển TTCKPS Việt Nam dựa trên các số liệu thống kê sau khi TTCKPS đi vào hoạt động. Nhìn chung, việc nghiên cứu dựa trên các số liệu cụ thể về khối lƣợng giao dịch, giá trị giao dịch, khối lƣợng OI cuối kỳ, số lƣợng tài khoản hay thị phần môi giới các công ty chứng khoán thành viên, từ đó chỉ ra hạn chế còn tồn đọng của thị trƣờng và nêu ra một số giải pháp đồng bộ nhằm phát triển TTCKPS Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng TTCKPS Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhƣ trong bài viết của tác giả Lê Thị Kim Nhung (2018) với lựa chọn thời gian nghiên cứu và lấy số liệu tổng hợp từ quý 3/2017 đến quý 1/2018. Tuy nhiên vì chỉ là phân tích giai đoạn ngắn sau khi TTCKPS ra đời, bài nghiên cứu còn nhiều vấn đề chƣa thể làm rõ và những giải pháp cũng chƣa đƣợc cập nhật. Sau hơn 1000 phiên giao dịch, bức tranh TTCKPS Việt Nam đã đƣợc thể hiện qua bài nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Hải và Trần Thanh Thế (2022). So với bài nghiên cứu của Lê Thị Kim Nhung (2018), bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Thanh Thế (2022) đã có sự kế thừa và phát triển. Bài nghiên cứu đã có sự tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu về khối lƣợng giao dịch, khối lƣợng giao dịch bình quân/phiên, khối lƣợng OI cuối kỳ, số lƣợng tài khoản mở và số lƣợng thành viên chứng khoán phái sinh giai đoạn 2017-2021. Việc lựa chọn thời gian nghiên cứu từ thời điểm mới đi vào hoạt động đến năm 2021 và số liệu cập nhật chi tiết, cụ thể khiến việc đánh giá những mặt lợi thế và những hạn chế cũng nhƣ các giải pháp mà nghiên cứu đƣa ra để phát triển TTCKPS Việt Nam khá sát với thị trƣờng hiện tại. Mặc dù các nghiên cứu trên dùng phƣơng pháp thu thập số liệu, thống kê và phân tích các số liệu thực tế để đánh giá sự phát triển của
  20. 8 TTCKPS Việt Nam, tuy nhiên các bài viết chƣa có sự so sánh, đánh giá các tiêu chí phát triển và chƣa có sự so sánh với các quốc gia khác trên thế giới. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Nhƣ vậy, có thể thấy, TTCKPS Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu nổi bật. Tác giả Lê Thị Kim Nhung (2018), Nguyễn Thị Hải và Trần Thanh Thế (2022) đã đánh giá sự phát triển của TTCKPS Việt Nam qua các tiêu chí, và số liệu cụ thể, tuy nhiên chƣa có sự đánh giá, so sánh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Phân tích về yếu tố tác động đến sự phát triển của TTCKPS, có thể kể đến nghiên cứu và các tiêu chí phân tích trong bài viết của tác giả Phạm Thị Bích Thảo (2016) và Trần Quốc Thịnh (2020). Tuy vậy, đa số nghiên cứu đƣợc thực hiện vào thời điểm trƣớc khi thị trƣờng đi vào hoạt động hoặc thị trƣờng mới hoạt động đƣợc thời gian khá ngắn, trong khi đó các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của TTCKPS Việt Nam, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, có thể đã có sự thay đổi. Đến nay, TTCKPS Việt Nam đã đi vào hoạt động đƣợc 5 năm và đang tiếp tục đoạn phát triển mạnh mẽ, đây là quãng thời gian khá dài và về mặt thống kê thì dữ liệu cũng có tính tin cậy hơn trong việc nghiên cứu đánh giá, và đó chính là khoảng trống nghiên cứu tác giả muốn tập trung làm rõ. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng TTCKPS Việt Nam từ thời điểm ra đời đến nay, tập trung vào giai đoạn từ năm 2019-2021, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển TTCKPS tại Việt Nam. 3.2 Mục tiêu cụ thể Luận văn đặt ra những mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Một là, tổng hợp cơ sở lý luận về chứng khoán phái sinh, TTCKPS và phát triển TTCKPS, đánh giá tác động qua lại của TTCKPS và TTCK cơ sở, so sánh với lịch sử phát triển của TTCKPS một số quốc gia phát triển cũng nhƣ một số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2