intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

16
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” đươc thực hiện với mục tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ABBank - CN TPHCM trước và sau dịch Covid – 19 và từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ HIẾU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8.34.02.01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ HIẾU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ LINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng Tôi, các số liệu được sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố theo quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do Tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích một cách trung thực, khách quan phù hợp với thực trạng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Thành phố Chí Minh. Cuối cùng, các kết quả này chưa từng được công bố ở bất kỳ luận văn nào. Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên, tôi xin cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để được học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn Giáo viên Chủ nhiệm và tất cả các Anh/Chị trong đại gia đình lớp CH22B1 đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi học hỏi, nâng cao kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế, cho tôi cảm giác thân thuộc như gia đình của mình, ở đây luôn có sự thông cảm, giúp đỡ, hòa đồng và hỗ trợ lẫn nhau mặc dù trước đó tôi và mọi người là những người hoàn toàn xa lạ. Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Phan Thị Linh, Cô đã hướng dẫn tôi rất tận tình, chân thành từ những bước ban đầu thu thập xử lý dữ liệu, hướng viết bài cho đến khi hoàn thành đề tài: “Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Anh/Chị của Phòng Khách hàng Cá nhân và các Phòng Ban liên quan đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tôi sẽ luôn ghi nhớ công ơn của Quý Thầy Cô đã cống hiến cho sự nghiệp trồng người, với cái tâm luôn tận tình với nghề, với trò. Tôi xin chúc tất cả Quý Thầy Cô tại Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo viên Chủ nhiệm, tập thể lớp CH22B1, toàn thể Anh/Chị/Em đang công tác tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt Cô Tiến sĩ Phan Thị Linh nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: “Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” 2. Nội dung: Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tàu, trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước, bên cạnh tiềm năng thị trường vô cùng lớn, có nhiều cơ hội các ngân hàng thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng, với mục tiêu trọng tâm là tín dụng cá nhân, bán lẻ, vì thế nên áp lực cạnh tranh là vô cùng lớn. Đặc biệt khi đất nước vừa trải dịch bệnh Covid – 19 với nhiều thiệt hại về kinh tế lẫn tinh thần của người dân cả nước, điều kiện kinh doanh thay đổi đột ngột, khiến các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô nhỏ như Ngân hàng TMCP An Bình, cụ thể là tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, một mặt vừa phải duy trì hoạt động, mặt khác vừa phải cố gắng hoàn thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của nghiên cứu là làm đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của ABBank – CN TP HCM trước, trong và sau dịch bệnh để có những đề xuất cải thiện, mở rộng và phát triển tín dụng cá nhân cho ABBank cũng như là Chi nhánh TPHCM. 3. Từ khóa: Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân, phát triển tín dụng bán lẻ.
  6. iv THESIS SUMMARY 1. Title: “Developing credit for individual customers at An Binh Commercial Joint Stock Bank – Ho Chi Minh City Branch” 2. Contents: Ho Chi Minh City is the leading locality, the leading economic development center of the country, besides the huge market potential, there are many opportunities for banks to realize the goal of expanding credit scale. , with the main target of personal credit, retail, so the competitive pressure is extremely great. Especially when the country has just experienced the Covid-19 epidemic with a lot of economic and mental damage to the people of the country, business conditions changed suddenly, making banks, especially banks A small scale like An Binh Commercial Joint Stock Bank, particularly in the Ho Chi Minh City branch, has to maintain operations on the one hand, and on the other hand, must try to fulfill the assigned targets and tasks. The objective of the study is to assess the current situation of personal credit activities of ABBank - Ho Chi Minh City Branch before, during and after the epidemic to make recommendations to improve, expand and develop personal credit for ABBank as well as as Ho Chi Minh City Branch 3. Keywords: Personal customer credit development, retail credit development
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ABBank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình – Chi nhánh Thành ABBank – CN TPHCM phố Hồ Chí Minh ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam BĐS Bất động sản Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt BIDV Nam BTD Ban tín dụng CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CCSTK/STK Cầm cố Sổ tiết kiệm/Sổ tiết kiệm CGPDTD Chuyên gia phê duyệt tín dụng CKBL Cam kết bảo lãnh CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng. ĐVKD Đơn vị kinh doanh GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GSTD Giám sát tín dụng HDBank Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐMB Hợp đồng mua bán HKTT Hộ khẩu thường trú HM1/HM2 Hạn mức 1/Hạn mức 2 HO Hội sở HTTD Hỗ trợ tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân LC (Letter of Credit) Thư tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông PGD Phòng Giao dịch SPHĐV Sản phẩm huy động vốn TCTD Tổ chức tín dụng. TĐTD Bộ phận thẩm định tín dụng. TSBĐ Tài sản bảo đảm UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
  8. vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: ...............................................................................1 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: .............................................................................2 2.1 Các nghiên cứu nước ngoài: ..............................................................................2 2.2 Các nghiên cứu trong nước: ...............................................................................3 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................5 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: .........................................................................5 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:...............................................................................5 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................5 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................5 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................6 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 7.1 Về mặt lý luận: ...................................................................................................6 7.2 Về mặt thực tiễn: ................................................................................................ 6 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................8 1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại: ....................8 1.1.1 Tín dụng ngân hàng:....................................................................................8 1.1.2 Tín dụng cá nhân: ........................................................................................9 1.2 Phát triển tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại: .....................11 1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân: ................................................11 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tín dụng cá nhân:..................12 1.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân:.........................................................................12 1.2.2.2 Thị phần tín dụng cá nhân của một ngân hàng: .....................................13 1.2.2.3 Hệ thống kênh phân phối: ......................................................................13 1.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu: .......................................................................................... 14 1.2.2.5 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân: .............................................15 1.2.2.6 Mức độ đa dạng hóa về sản phẩm tín dụng cá nhân: ............................. 15 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân: .............16 1.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: ....................................................16
  9. vii 1.2.3.2 Đối thủ cạnh tranh: ....................................................................................19 1.2.3.3 Năng lực cạnh tranh của NHTM: .............................................................. 20 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cá nhân đối với ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: .................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH TP HCM ................................................31 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh TPHCM: ............31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ABBank – Chi nhánh TP HCM: ...31 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Tp.HCM: ...................................................................................................33 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: ...................................................................33 2.1.2.2. Hoạt động cho vay: .............................................................................35 2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Tp.HCM: ................................................................................40 2.2.1. Quy trình và thẩm quyền tín dụng tại ABBank:..................................40 2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – CN TPHCM: ............................................................................................. 41 2.2.2.1. Dư nợ tín dụng cá nhân: .....................................................................41 2.2.2.2. Thị phần tín dụng cá nhân: .................................................................43 2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu: .......................................................................................44 2.2.2.4. Lợi nhuận từ mảng tín dụng cá nhân: .................................................45 2.2.2.5. Mức độ đa dạng hóa về sản phẩm tín dụng cá nhân .......................... 48 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân: .................52 2.3.1 Kết quả đạt được: ....................................................................................52 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân:............................................................ 55 2.3.2.1 Những hạn chế: ....................................................................................55 2.3.2.2 Nguyên nhân: .......................................................................................57 2.3.2.2.1 Nguyên nhân từ bên ngoài chi nhánh: ..............................................57 2.3.2.2.2 Nguyên nhân từ bên trong chi nhánh: ..............................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 61
  10. viii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP – CHI NHÁNH TPHCM ..............................................62 3.1 Định hướng phát triển tín dụng cá nhân hiện nay: ....................................62 3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước: ..............62 3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình: .....63 3.2 Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh TP HCM: ............................................................................................... 64 3.2.1 Cải tiến quy trình thủ tục vận hành: .......................................................... 64 3.2.2 Phát triển chính sách và lãi suất tín dụng cá nhân: ...................................66 3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực mảng cá nhân: .................................................68 3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân: ........................................69 3.2.5 Phát triển hoạt động quảng cáo, marketing: ..............................................70 3.2.6 Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân: .....................................................72 3.3 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước: ........................................73 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: ..................................................73 3.3.2 Kiến nghị đối với các Bộ ngành liên quan: ...............................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Xếp hạng khách hàng của Citibank Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo các hình thức bảo đảm khoản vay ABBank CN TPHCM. Bảng 2.2: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại ABBank – CN TPHCM Bảng 2.3: Thực trạng nợ xấu KHCN tại ABBank – CN TPHCM. Bảng 2.4: Cơ cấu thu nhập ròng của khối cá nhân và lợi nhuận theo khối khách hàng tại ABBank – CN TPHCM giai đoạn 2016 - 2022. Bảng 2.5: Thống kê các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng Bảng 2.6: Tỷ trọng sản phẩm tín dụng tại ABBank- CN TP.HCM
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mạng lưới tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh TPHCM Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng tại ABBank Sơ đồ 2.3: Mô tả quy trình cấp tín dụng tại ABBank Sơ đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng điểm kinh doanh của các ngân hàng tại TPHCM thời điểm 31/03/2022 Biểu đồ 2.2: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn tại ABBank – CN TPHCM Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại ABBank CN – TPHCM Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của ABBank – CN TPHCM Biểu đồ 2.7: Thị phần tín dụng tổng thể và thị phần tín dụng cá nhân của ABBank – CN TPHCM Biểu đồ 2.8: Cơ cấu lợi nhuận tại ABBank – CN Tp.HCM giai đoạn 2016 – 2022
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: Trong năm 2020, Việt Nam đã thành công tham gia ba hiệp định thương mại tự do lớn, gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên thành 15. Qua đó tạo bước đệm vững chải cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi các nước thành viên, các doanh nghiệp dễ dàng tham gia chuỗi cung ứng mới; bên cạnh đó, áp lực phải đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào thị trường các nước thành viên buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng cải tiến một mặt để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, một mặt phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập ngoại tại chính thị trường trong nước. Hiện nay trên thị trường tín dụng trong nước đang hết sức sôi nổi khi có sự gia nhập nước ngoài như: Standard Chartered (Anh), Shinhanbank (Hàn Quốc), Ngân hàng HSBC (Anh), Citibank (Mỹ)…tạo ra sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt lên đè nặng lên vai các tổ chức trong nước. Bên cạnh sự áp lực và khó khăn của thị trường nội địa thì đất nước ta cũng tương tự các nước trên toàn cầu đang đối mặt với đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Mặc dù, nước ta đã thành công bước đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh nhưng dịch bệnh vẫn đang tác động không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa; xuất nhập khẩu; hàng không; du lịch; giáo dục; nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp quy mô;…. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ - công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vai trò là “đầu tàu” kinh tế và là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Định hướng đến năm 2030 thành phố sẽ là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và khoa học – công nghệ, văn hóa Khu vực Đông Nam Á. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thì rất cần sự liên kết, chung tay của các tổ chức tín dụng, trong hoạt động đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn tài lực cho thành phố. Bên cạnh nhưng thuận lợi về thị trường thì dịch bệnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng An Bình nói riêng bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, còn cần
  14. 2 bảo an toàn vốn, giảm nợ xấu, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo ra sự phát triển bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thị trường ngân hàng hiện nay đang tập trung đẩy mạnh khai phá dư địa của thị trường bán lẻ, quy mô nhỏ để phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cho vay; trong đó mảng khách hàng cá nhân được tập trung phát triển khá mạnh. Mặt khác, thị trường tín dụng bán lẻ tại TP HCM có quy mô rất lớn, tuy nhiên thị phần của ABBank còn khá khiêm tốn và cả nước vừa phải trải qua đợt dịch bệnh Covid – 19 với những ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt đời sống, cũng như là hoạt động của các ngân hàng. Do đó để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển bền vững thì ABBank – CN TPHCM cần có những bước đi cải tiến cả về chất lẫn về lượng, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU: 2.1 Các nghiên cứu nước ngoài:  Buchbinder Tunick & Company (2017), “How to limit risks on personal guarantee business loans”. Theo tác giả thì rất khó để quản lý rủi ro phát sinh trong những bảo lãnh cá nhân của các khoản vay, nhưng có áp dụng cá biện pháp như: cấu trúc khi đảm bảo cá nhân có hiệu lực, bảo hiểm khoản vay cá nhân, hạn chế bảo lãnh, cố gắng loại bỏ một số tài sản nhất định, cố gắng loại bỏ một số tài sản nhất định….giảm thiểu tác động của rủi ro.  Shuai Lia, Yang Yanga & Zhou Zongfanga (2014), “Research on Impact of Moral Hazard on Individual Credit Risk”, nghiên cứu đã đi sâu làm rõ ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân. Cụ thể, tác giả có những kết luận quan trọng như: khi tồn tại rủi ro đạo đức trong cho vay tiêu dùng, lãi suất vay và xác suất xảy ra rủi ro đạo đức thay đổi cùng chiều, xác suất vỡ nợ tín dụng tiêu dùng và xác suất xảy ra rủi ro đạo đức có mối quan hệ phi tuyến tính…  Syafrizal , Nabsiah Abdul Wahid & Ishak Ismail (2012), “Retail Banking and Customer Relationship Quality Issues in Indonesia”. Một số các kết luận được đưa ra: thu nhập từ bán lẻ chiếm khá lớn trong cơ cấu lợi nhuận và tăng trưởng của các tổ chức tín dụng Indonesia; mức độ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng có thể khắc phục được các vấn đề như: sự khiếu nại của khách hàng, ý định chuyển đổi ngân hàng, giảm
  15. 3 tiền gửi…; khi ngân hàng nhận được sự hài lòng của khách hàng thì họ có thể dễ dàng bỏ qua những lỗi về sản phẩm, cũng như giảm các khiếu nại.  Bogdan Florin Filip (2015), “The Quality of Bank Loans within the Framework of Globalization”, nghiên cứu đưa ra đánh giá về chất lượng khoản vay của ngân hàng trong khuôn khổ toàn cầu hóa tại Romania và EU trong giai đoạn 2000-2012, trong đó đã đưa ra phân tích về khái niệm chất lượng khoản vay và nợ xấu (NPLs), phân tích mối tương quan nghịch biến giữa chất lượng khoản vay và nợ xấu, tác giả đã chỉ ra rằng nợ xấu ngày càng gia tăng tại Romania từ 3.1% năm 2000 lên mức 14,33% vào năm 2011, tương ứng tại EU lần lượt là 3,8% và 6%. Đồng thời tác giả minh chứng được sự tương tác của nợ xấu với tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị khoản vay.  EftychiaNikolaidou & SofoklisVogiazas (2017), “Credit risk determinants in Sub-Saharan banking systems: Evidence fromfive countries and lessons learnt from Central East and South East Europeancountries”, tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng cận Sahara, với bằng chứng và thực tiễn từ các quốc gia Trung Đông và các quốc gia ở Đông Nam Châu Âu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: việc đa dạng hóa tài sản cơ sở được khuyến khích, khi kinh tế, sản xuất đang hưng thịnh có thể giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn thông qua việc giảm khối lượng nợ tiềm ẩn rủi ro…. 2.2 Các nghiên cứu trong nước:  Lê Hoàng Bá Huyền (2019), “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”, Tác giả đã nhận xét chất lượng các khoản vay cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, thông qua các thực trạng về: Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu; Nợ xấu trong cho vay cá nhân; Hệ số khả năng bù đắp rủi ro; Lợi nhuận hoạt động tín dụng cá nhân… Từ việc đưa ra những số liệu chi tiết, những hệ số mang tính chất so sánh tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.  Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao Chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Luận án đã tìm hiểu cách thức nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng tiếp cận từ khách hàng vay thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ sau đó đưa ra phê duyệt khoản vay, đây là xu hướng một cách làm tất yếu tuân thủ thông lệ quốc tế, nhằm giảm thiểu một phần rủi ro phát
  16. 4 sinh. Qua việc khai phá dữ liệu qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với danh mục khách hàng đang vay tại Ngân hàng Ngoại Thương, tác giả đã đề xuất những phương pháp phát triển chất lượng tín dụng như sau: hoạt động cho vay phải chấp hành nghiêm quy trình, hệ thống quản lý rủi ro, tiêu chí cho vay…  Nguyễn Thị Kim Oanh và Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi Nhánh Nha Trang”, Bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu đã cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang trong từ năm 2009 đến năm 2011 và thông qua nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của khách hàng bị tác động mạnh nhất bởi các yếu tố phương tiện hữu hình, kế đến là năng lực phục vụ và cuối cùng là sự tín cậy; qua đó có những đề xuất về phát triển kênh phân phối, cải tiên quy trình và chính sách tín dụng, … nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang.  Nguyễn Đức Thắng (2018), “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu từ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai”, tác gỉả đã làm sáng tỏ những lý thuyết phát triển, mở rộng cho vay cá nhân, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của cho vay cá nhân. Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động của chi nhánh để đề ra phương hướng giải quyết về nhân sự, mở rộng bán lẻ, sản phẩm, lãi suất… tương thích với nhu cầu thị trường để góp phần tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư – Chi nhánh Gia Lai.  Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã cho thấy những đóng góp ngày càng to lớn của tín dụng bán lẻ trong cơ cấu lợi nhuận của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn chịu chi phối rất nhiều từ các chính sách chủ trương điều hành, môi trường kinh tế, sự linh hoạt, thống nhất trong điều hành ở các đơn vị kinh doanh tại ngân hàng,….Thông qua những yếu tố trên kết hợp với hoạt động thực tiễn của các đơn vị tác giả đã đóng những sáng kiến tích cực phục vụ phát triển mảng cho vay cá nhân.  Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho luận văn: Hiện nay, các nghiên cứu về ABBank, đặc biệt là những đề tài liên quan đến phát triển tín dụng, đã cũ và chưa có nghiên cứu nào đề cập về thực trạng phát triển tín dụng cá nhân trước và sau dịch Covid – 19 để đánh giá kịp thời được những tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng và cụ thể là tại chi nhánh TPHCM. Do đó căn cứ vào thực
  17. 5 tiễn trên nên tác giả đã tiến hành phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh trước và sau dịch bệnh để từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phù hợp, sát với thực tế để phục vụ cho hoạt động phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBANK – CN TPHCM. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Luận văn đánh giá tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ABBank - CN TPHCM trước và sau dịch Covid – 19 và từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:  Thứ nhất, tổng hợp và khái quát hóa những lý thuyết liên quan tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân.  Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh TPHCM để rút ra thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục.  Thứ ba, căn cứ vào thực trạng hoạt động tác giả đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân cho ABBank – CN TPHCM. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Câu hỏi 1: Các tiêu chí nào được sử dụng để đo lường sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh?  Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh?  Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.  Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 - 2022.  Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất những
  18. 6 giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Để phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính.  Phương pháp thu thập dữ diệu: tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dư nợ, nợ xấu, … của hoạt động tín dụng cá nhân được bóc tách từ báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, cẩm nang sản phẩm nội bộ của ABBank và Chi nhánh TPHCM, trang wed của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà Nước…  Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để xử lý các dữ liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dư nợ, nợ xấu… sau khi tổng hợp, tiếp theo tác giả sẽ dùng phương pháp so sánh để so sánh dữ liệu qua các năm (từ năm 2016 – 2022). Ngoài ra, tác giả còn kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước có liên quan kết hợp với phương pháp suy luận, logic và quy nạp dữ liệu để làm rõ những thành tựu đạt được và hạn chế tồn đọng trong hoạt động tín dụng cá nhân, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU 7.1 Về mặt lý luận:  Tác giả đã học hỏi, đúc kết những kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân và các vấn đề liên quan tại các nước trên thế giới để vận dụng tại Việt Nam.  Tác giả thông qua quá trình phân tích thực trạng kết hợp với phân tích dữ liệu khảo sát các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển tín dụng cá nhân làm căn cứ đề xuất các giải pháp áp dụng tại ABBank – CN TPHCM. 7.2 Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khách quan những thành tựu đạt được và những hạn chế trong tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM từ năm 2016 – 2022, giai đoạn này chứa đựng rất nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 và gồm cả sự phục hồi của chi nhánh sau đại dịch. Từ kết quả trên bên cạnh những thành tích nổi bật, tác giả đã nêu ra những hạn chế và nguyên nhân phát sinh những tồn đọng trong quá trình hoạt động của ABBank. Qua đó, làm căn cứ để đưa ra những phương hướng, hành động phù hợp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM.
  19. 7 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN  Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP An Bình – Chi Nhánh TP HCM  Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP An Bình – Chi Nhánh TP HCM.
  20. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại: 1.1.1 Tín dụng ngân hàng: Khái niệm “tín dụng” mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nó sẽ mang những hàm ý riêng: Nghiên cứu “tín dụng” từ phía các quan hệ kinh tế ở phạm vi vi mô thì “tín dụng là sự vay mượn giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời gian, mức lãi cụ thể” [Luật các TCTD, 2010].  Ngân hàng thương mại trong thực tế là một trung gian vừa tiến hành thu gom nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế và vừa phân phối lại cho các chủ thể đang thiếu hụt vốn. Trong quá trình trên nếu ở góc độ huy động vốn thì ngân hàng chính là người đi vay nhưng ở góc độ cho vay thì ngân hàng lại chính là bên cho vay, do đó nên nó phải tính toán sao cho có mức giá cả huy động vốn phù hợp đủ hấp dẫn để thu hút vốn trong nền kinh tế và giá cả bán vốn sao cho vừa đủ bù đắp các chi phí huy động vốn, chi phí vận hành và một phần lợi nhuận phù hợp để đảm bảo giá thành không quá cao phù hợp với diễn biến đời sống xã hội. Quá trình điều tiết vốn trên diễn ra liên tục giúp cho dòng tiền dịch chuyển liên tục đáp ứng cung cầu tiền tệ, thỏa mãn yêu cầu vận hành liên tục nền kinh tế.  Khi các ngân hàng thực hiện vai trò trung gian tín dụng, phải thỏa đồng thời các điều kiện sau:  Thứ nhất, thu hồi đầy đủ số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền đã huy động từ KH và đồng thời bảo đảm nguồn vốn tự có của ngân hàng;  Thứ hai, phải có một lượng tiền dự trữ tối thiểu để phục vụ khi khách hàng đến rút tiền đột xuất.  Đứng trên phương diện NHTM là bên cho vay:  Ngân hàng là chủ thể điều hòa vốn cho toàn xã hội, bản chất của hoạt động trên là các ngân hàng thương mại đang thực hiện vay mượn của những chủ thể thừa vốn với giá cả (lãi suất huy động), kỳ hạn (không kỳ hạn, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,…) và phương thức hoàn trả nhất định (gốc cuối kỳ, lãi hàng tháng, gốc và lãi cuối kỳ,….) đã thỏa thuận vào lúc chuyển nhượng vốn sang cho ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay. Sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1