intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý tài chính tại văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu những lý luận chung về quản lý tài chínhtại một đơn vị sự nghiệp công lập. Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá công tác quản lý tài chính của Văn phòng nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý tài chính tại văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HOÀNG LINH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HOÀNG LINH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Trung Thành Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Lê Hoàng Linh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6 DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... 6 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ...................................................................................................... 4 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 4 1.2. Những vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập .................................. 6 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ..................................... 6 1.2.2. Phân loại các đơn vị sự nghiệp: ............................................................ 10 1.2.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập .................................................. 12 1.3.Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập: ................................ 13 1.3.1. Khái niệm quản lý tài chính .................................................................. 13 1.3.2. Quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ............................ 14 1.3.3. Mục tiêu quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .............. 15 1.3.4. Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .............. 16 1.3.5. Công cụ quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ...................... 25 1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................................................... 27 1.4.1. Chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp công lập .. 27 1.4.2. Đặc điểm của ngành .............................................................................. 28 1.4.3. Năng lực quản lý tài chính của ĐVSNCL............................................. 29 CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 32 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................... 32 2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin ............................................................. 32
  5. 2.2.1. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 33 2.2.2. Phƣơng pháp thống kê và phân tích dữ liệu thống kê ........................... 34 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 34 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM...................................................................... 36 3.1.Tổng quan về Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam ................................. 36 3.1.1. Khái quát về Đài TNVN ....................................................................... 36 3.1.2. Khái quát về Văn phòng Đài TNVN..................................................... 38 3.2. Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam ......................................................................................................... 39 3.2.1. Thực trạng quản lý thu của Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam ........ 40 3.2.2. Thực trạng quản lý chi của Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam ........ 50 3.3. Đánh giá công tác quản lý tại Văn phòng Đài TNVN ............................. 81 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 81 3.3.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 85 3.3.3. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN ............................................................................................ 89 Chƣơng 4MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VĂN PHÕNG ĐÀI TNVN ......................... 93 4.1. Định hƣớng phát triển của Đài Tiếng Nói Việt Nam đến năm 2020 ....... 93 4.1.1. Định hƣớng chung trong sự nghiệp phát thanh ..................................... 93 4.1.2 Định hƣớng trong công tác quản lý tài chính ......................................... 94 4.2.1. Củng cố và mở rộng nguồn thu ............................................................. 95 4.2.2. Cải thiện chất lƣợng quản lý chi ........................................................... 98 4.2.3. Nâng cao chất lƣợng quản lý dự án đầu tƣ : ......................................... 99 4.2.4. Đổi mới bộ máy, cán bộ quản lý tài chính .......................................... 101 4.2.5. Đầu tƣ cơ sở vật chất nâng cao công tác quản lý tài chính: ................ 102
  6. 4.3. Một số kiến nghi..................................................................................... ̣ 102 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ và các bộ, ngành liên quan ................... 102 4.3.2. Kiến nghị với Đài TNVN .................................................................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập 2 PSPT Phát sóng phát thanh 3 QLDA Quản lý dự án 4 QLTC Quản lý tài chính 5 TMĐT Tổng mức đầu tƣ 6 TNVN Tiếng nói Việt Nam
  8. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tổng hợp nguồn thu của Văn phòng Đài TNVN 41 Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp và hoạt động sản 2 Bảng 3.2 47 xuất kinh doanh của Văn phòng Đài TNVN Danh mục các cơ sở nhà, Văn Phòng Đài TNVN 3 Bảng 3.3 đang quản lý, sử dụng cho thuê tính đến hết 49 31/12/2018 Danh mục một số hợp đồng cho thuê cơ sở vật 4 Bảng 3.4 chất của Văn Phòng Đài TNVN đang thực hiện 49 tính đến 31/12/2018 Tổng hợp chi thƣờng xuyên của Văn phòng Đài 5 Bảng 3.5 52 TNVN trong giai đoạn 2014-2018 Số lƣợng cán bộ công chức viên chức và lao động 6 Bảng 3.6 hợp đồng nhận lƣơng tại Văn Phòng Đài TNVN 55 tính đến 31/12/2018 Tổng hợp lƣơng, thù lao quản lý phí và thu nhập 7 Bảng 3.7 tăng thêm Văn phòng Đài TNVN đã chi trả trong 58 giai đoạn 2014-2018 Tổng hợp kết quả tinh giảm bộ máy của Văn 8 Bảng 3.8 60 phòng Đài TNVN giai đoạn từ năm 2015 – 2018 Tổng hợp một số nội dung chi thƣờng xuyên khác tại 9 Bảng 3.9 Văn phòng Đài TNVN đã chi trả trong giai đoạn 65 2014-2018 Tổng hợp các dự án đầu tƣ trong giai đoạn 2006– 10 Bảng 3.10 73 2018
  9. 11 Bảng 3.11 Tỷ lệ số lƣợng và giá trị dự án theo nhóm dự án 74 Tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt của các dự án đầu tƣ 12 Bảng 3.12 nổi bật tại Văn phòng Đài TNVN trong giai đoạn 76 2014 – 2018 13 Bảng 3.13 Tình hình thực hiện đấu thầu các dự án đầu tƣ 77 Kế hoạch giải ngân vốn đầu tƣ của các dự án đầu 14 Bảng 3.14 tƣ nổi bật tại Văn phòng Đài TNVN trong giai 78 đoạn 2006 – 2018
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ3.1 Tổ chức bộ máy Đài TNVN 37 Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện các dự án của 2 Sơ đồ 3.2 70 Văn phòng Đài TNVN 3 Sơ đồ 3.3 Mối quan hệ trong xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ 71
  11. LỜIMỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Đó là nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng đồng thời đây cũng là nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho Đài TNVN. Toàn bộ công tác quản lý tài chính, mua sắm tập trung, xây dựng cơ bản,… của khối quản lý đangđƣợc Lãnh đạo ĐàiTNVN giao cho Văn phòng Đài TNVN trực tiếp phụ trách. Văn phòng Đài TNVN là đơn vị có chức năng tham mƣu giúp Lãnh đạo Đài về công tác QLTC, sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc. Với chủ trƣơng xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp nhằm phát huy quyền chủ động, tính sáng tạo, khai thác tối đa nguồn lực tài chính của các đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Cơ chế QLTC mới gắn trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ khi sử dụng nguồn lực của Nhà nƣớc, huy động nội lực để bù đắp nguồn ngân sách Nhà nƣớc ở một số lĩnh vực hoạt động sự nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu này của Nhà nƣớc, Văn Phòng Đài TNVN đang trong quá trình nâng cao công tác QLTC, tuy nhiên công tác QLTC vẫn còn một số tồn tại nhƣ nguồn thu của Văn Phòng Đài vẫn còn ở mức rất thấp, các khoản chi vẫn còn bị trùng lặp, các DAĐT chƣa hoàn thiện đúng tiến độ thi công làm tăng chi phí phát sinh… Với những lý do trên, trong thời gian làm việc thực tế tại Văn phòng Đài TNVN cùng với kiến thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1
  12. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Khái niệm, nội dung quản lý tài chính. 2. Thực trạng quản lý tài chính tại Văn Phòng Đài TNVN hiện nay ra sao? 3. Làm thế nào để tăng cƣờng quản lý tài chính của Văn Phòng Đài TNVN? 3. Mục tiêu nghiêncứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính của Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những lý luận chung về quản lý tài chínhtại một đơn vị sự nghiệp công lập. Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN trong thời gian qua. Từ đó, đánh giá công tác quản lý tài chính của Văn phòng nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân khắc phục Đƣa ra các giải pháp nhằmtăng cƣờng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài TNVN trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiêncứu: Quản lý tài chính 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ quản lý thu và chi. Về không gian: Tại Văn phòng Đài TNVN Về thời gian: Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính từ năm 2014-2018. 5.Kết cấu của luậnvăn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục bảng biểu và đồ thị, kết cấu của luận văn gồm 4 2
  13. chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cở sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính tại Văn phòng Đài Tiếng Nói Việt Nam. 3
  14. Chƣơng1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ƣơng” của Th.s Nguyễn Thị Hạnh, năm 2015, trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đặc thù, các nguồn kinh phí đảm bảo và các khoản cho chi cho đơn vị sự nghiệp công lập có thu và vấn đề đổi mới cơ chế QLTC tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ƣơng. Đề tài chũng đƣa ra các kiến nghị đề xuất trong công tác hoàn thiện cơ chế QLTC đối với đơn vị sự nghiệp có thu. “Cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp công lập”, Ths. Nguyễn Thị Nguyệt, năm 2019, trƣờng Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Đề tài nghiên cứu về tầm quan trọng của nâng cao QLTC, mở rộng quyền tự chủ trong ĐVSNCL. Đề tài đánh giá thực trạng QLTC, cơ chế tự chủ tài chính tại các ĐVSNCL hiện nay. Cùng với đó, tác giả đƣa ra những tác dụng tích cực của việc nâng cao QLTC. “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động khoa học xã hội ở Việt Nam”,ThS. Đỗ Diệu Hƣơng, năm 2018, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Đề tài nghiên cứu về sự cần thiết phải tiến hành đổi mới chính sách và cơ chế QLTC trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam. Đề tài đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới chính sách và cơ chế QLTCcho các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. “Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Th.s Nguyễn Tấn Lƣợng, 4
  15. năm 2011, trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu: Tác giả đã đƣa ra các nội dung quản lý tài chính trong các trƣờng đại học công lập nhƣ là: - Quản lý các nguồn lực tài chính; - Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính; - Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ. Thêm vào đó, tác giả còn đƣa ra đƣợc kinh nghiệm QLTC tại một số trƣờng đại học trên thế giới. Từ thực trạng trong việc QLTC tại các trƣờng đại học công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC nhƣ sau: - Hoàn thiện phƣơng thức giao ngân sách cho giáo dục đại học; - Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác QLTC nhƣ thƣờng xuyên cho đi bồi dƣỡng các khóa nghiệp vụ nâng cao, tham quan học hỏi kinh nghiệm QLTC của các trƣờng đại học trên thế giới; - Tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán đi đôi với công khai tài chính. Qua nghiên cứu luận văn này, tôi tham khảo đƣợc cách phân tích thực trạng QLTC tại đơn vị có nguồn thu từ ngân sách nhà nƣớc. Từ đó, đánh giá cơ cấu phân bổ ngân sách trong đơn vị thực sự hợp lý hay không và đƣa ra các kiến nghị. “Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học“, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hƣơng, năm 2014. Luận án đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản về QLTC đối với các ĐVSNCL nói chung và các trƣờng đại học công lập nói riêng. Luận án phân tích đánh giá thực trạng QLTC tại Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất các định hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả QLTC tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học. Các công trình nghiên cứu nói trên đều nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau về tài chính công, quản lý tài chính công, cải cách tài chính công; 5
  16. chính sách và cơ chế quản lý tài chính công trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Mỗi đơn vị khác nhau lại có phƣơng thức QLTC khác nhau. Chẳng hạn nhƣ, QLTC trong doanh nghiệp nhà nƣớc lại khác với QLTC trong cơ quan hành chính nhà nƣớc. Hay QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cũng lại có sự khác biệt rõ rệt với QLTC trong ĐVSNCL. Do đó, các đơn vị cần có những giải pháp QLTC cho riêng mình, phụ thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, điều kiện môi trƣờng, các yếu tố văn hóa, xã hội ở địa phƣơng… 1.2. Những vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1.1. Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị đƣợc cơ quan nhà có thẩm quyền quyết định thành lập, để thực hiện một số chức năng nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao, trong đó chủ yếu là cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Trong quá trình hoạt động, ĐVSNCL đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu một số loại phí, lệ phí, đƣợc tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. Đơn vị sự nghiệp công lập có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động của ĐVSNCL có những điểm khác với cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc của mình, cung ứng các dịch vụ hành chính công. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ máy Nhà nƣớc với nhân dân và chỉ có Nhà nƣớc mới có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng đó. Nhà nƣớc với tƣ cách là một tổ chức công quyền phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ này cho nhân dân, còn ngƣời dân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc dƣới hình thức thuế. Quan hệ trao đổi các dịch vụ hành chính công không phản ánh quan hệ thị trƣờng một cách đầy đủ: ngƣời sử dụng dịch vụ có thể trả một phần hoặc không phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ đó khi hƣởng thụ. 6
  17. Trong khi đó, do dịch vụ của ĐVSNCL cung ứng có thể có sự tham gia cạnh tranh của khu vực tƣ nhân nên các đơn vị này đƣợc phép khai thác và mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của mình, ngƣời sử dụng dịch vụ có thể phải chi trả cho việc sử dụng dịch vụ nên hình thành quan hệ mua bán, trao đổi. 1.2.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập Hoạt động của các ĐVSNCL có những đặc trƣng cơ bản sau đây: - Hoạt động sự nghiệp có xu hƣớng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ công cộng: Hoạt động sự nghiệp chủ yếu hƣớng tới nâng cao kiến thức, kỹ năng, các giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật... Những kết quả đó thƣờng rất khó đánh giá đƣợc giá trị bằng tiền, nhƣng lại mang ý nghĩa góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung, tăng năng lực sản xuất của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, tăng phúc lợi xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho các lĩnh vực khác. Hơn nữa, những lợi ích đó không chỉ phục vụ cho ngƣời hƣởng thụ trực tiếp mà còn dành cho cả những ngƣời khác. Nhiều sản phẩm, dịch vụ của các ĐVSNCL có giá trị sử dụng tăng thêm khi ngƣời sử dụng tăng lên trong khi chi phí không thay đổi, chẳng hạn nhƣ hệ thống chiếu sáng công cộng, các chƣơng trình phát thanh, truyền hình... Các hàng hóa, dịch vụ công cộng một khi đã đƣợc cung cấp ra thì thƣờng khó hoặc không thể ngăn cản một hoặc một số ngƣời nào đó tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ đó, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với chúng nếu muốn. Do vậy, nhà nƣớc cần phải đứng ra cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng với số lƣợng và chất lƣợng ngày một cao hơn để đảm bảo công bằng và tiến bộ cho xã hội. Nhờ những sản phẩm, dịch vụ công cộng do hoạt 7
  18. động sự nghiệp tạo ra mà quá trình sản xuất của cải vật chất của xã hội đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn. Hoạt động sự nghiệp y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Hoạt động sự nghiệp khoa học, văn hóa, văn nghệ... mang lại những hiểu biết cho ngƣời dân về tự nhiên, xã hội, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. - Hoạt động sự nghiệp không nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp. Trong con mắt của các nhà quản lý tài chính, chi tiêu của các đơn vị này là mất đi, không thu hồi lại đƣợc, mặc dù các đơn vị này vẫn tính khấu hao tài sản cố định. Trong quá trình hoạt động, các ĐVSN đƣợc nhà nƣớc trang trải kinh phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc đƣợc bổ sung kinh phí từ các nguồn khác. - Hoạt động của các ĐVSNCL rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng. Mục đích hoạt động của các ĐVNS là phục vụ lợi ích của xã hội. Trong quá trình cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội, các ĐVSNCL đƣợc phép tạo lập nguồn thu thông qua các khoản thu phí và các khoản thu từ cung ứng dịch vụ công do nhà nƣớc quy định để bổ sung nguồn kinh phí trang trải cho các khoản chi tiêu. Quản lý tài chính ở các ĐVSNCL phải tuân thủ theo những quy định pháp lý của nhà nƣớc. Tùy theo đặc điểm tạo lập nguồn thu của các ĐVSNCL, nhà nƣớc áp dụng các cơ chế tài chính thích hợp để ĐVSNCL thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong xu hƣớng cải cách khu vực công hiện nay, nhà nƣớc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSNCL theo hƣớng nâng cao quyền tự chủ tài chính của họ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ công phục vụ xã hội. - ĐVSNCL có những đặc điểm khác với cơ quan hành chính: 8
  19. Cơ quan hành chính là những tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công cho ngƣời dân khi thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc của mình. Các dịch vụ hành chính công đƣợc cung cấp theo luật định, với chất lƣợng đồng nhất cho mọi ngƣời tiêu dùng và đƣợc chi trả trực tiếp bằng NSNN. Dịch vụ hành chính công là chức năng của cơ quan hành chính nhà nƣớc, là trách nhiệm và nghĩa vụ của bộ máy nhà nƣớc với nhân dân và chỉ có nhà nƣớc có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng đó. Nhà nƣớc với tƣ cách là tổ chức công quyền phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ này cho ngƣời dân, còn ngƣời dân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nƣớc dƣới hình thức thuế. Quan hệ trao đổi các dịch vụ hành chính công không phản ánh quan hệ thị trƣờng mà phản ánh quan hệ nghĩa vụ của nhà nƣớc, phƣơng tiện thực hiện nghĩa vụ do xã hội công dân cung cấp. Ngƣời sử dụng dịch vụ có thể trả một phần hoặc không phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ công đó, nhƣng phải đóng thuế để chi trả cho chúng. Chính vì vậy, các cơ quan hành chính chỉ đƣợc tự chủ tài chính trong phần kinh phí NSNN cấp, không đƣợc tự do mở rộng dịch vụ và nguồn thu. Trong khi đó, dịch vụ của ĐVSNCL cung cấp có thể cạnh tranh với khu vực tƣ nhân và cung ứng theo nhu cầu nên các đơn vị này đƣợc phép khai thác và mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của mình. Đặc điểm này cho phép ĐVSNCL có thể hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính. - ĐVSNCL có những điểm khác với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ nói chung: Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tự bù đắp chi phí và có lãi. Doanh nghiệp phải hoạt động theo quy luật thị trƣờng. ĐVSN không đặt nặng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận và không hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. 9
  20. Lĩnh vực sự nghiệp công tạo ra những sản phẩm đặc biệt vừa mang tính phục vụ chính trị - xã hội, vừa mang tính hàng hóa đòi hỏi phải bù đắp chi phí. Những đơn vị tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đó càng không thể hạch toán lỗ, lãi đơn thuần bởi sản phẩm, dịch vụ đó thuộc chức năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Mặt khác, mỗi sản phẩm, dịch vụ này đều mang trong nó giá trị đã hao phí để tạo ra nó. Để tái sản xuất giản đơn, các ĐVSNCL phải thu từ NSNN và từ chi trả của ngƣời thụ hƣởng sản phẩm, dịch vụ. Hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL không đơn thuần đo lƣờng đƣợc bằng tiền, mà thƣờng đƣợc tính bằng các giá trị phi tiền tệ. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL thƣờng rất khó khăn. 1.2.2. Phân loại các đơn vị sự nghiệp: Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp cũng đƣợc phân thành nhiều loại khác nhau: 1.2.2.1. Căn cứ vào cấp quản lý đơn vị sự nghiệp gồm: - Đơn vị sự nghiệp có thu ở Trung Ƣơng nhƣ: + Đài tiếng nói Việt Nam + Đài truyền hình Việt Nam + Các bệnh viện, trƣờng học do cáccơ quan ở Trung Ƣơng quản lý. - Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phƣơng nhƣ: + Đài phát thanh truyền hình ở các địa phƣơng, các bệnh viện trƣờng học do địa phƣơng quản lý. 1.2.2.2. Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm - Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo - Đơn vị sự nghiệp y tế (bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân) - Đơn vị sự nghiệp văn hoá, thông tin - Đơn vị sự nghiệp phát thanh truyền hình 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2