intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam sài Gòn" xác định mục tiêu tổng quát là phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank CN Nam Sài Gòn hiện nay, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp,kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại CN hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY VŨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY VŨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THẾ BÍNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp: “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam sài Gòn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong nghiên cứu đều được trích dẫn đúng nguồn. Các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. Học viên thực hiện Nguyễn Duy vũ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Bính đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Cảm ơn những nhận xét, góp ý quý báu từ thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô trong Trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn trong lớp cao học, các anh chị em đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn đã tận tình giúp đỡ và góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của mọi người, tham khảo nhiều tài liệu khác nhau song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Duy vũ
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương maị cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. 2. Tóm tắt Xuất phát từ thực trạng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn (VietinBank CN Nam Sài Gòn) ngày càng tăng trong những năm gần đây và nhận thức đươc tầm quan trọng trong công tác quản trị rủi ro rín dụng (RRTD) KHDN. Luận văn nghiên cứu công tác quản trị RRTD KHDN hiện nay của VietinBank CN Nam Sài Gòn, qua đó chỉ ra những nguyên nhân và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN tại chi nhánh (CN). Để thực hiện đề tài, tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, hoạt động quản trị RRTD trong cho vay KHDN. Sau đó căn cứ trên các báo cáo của Vietinbank CN Nam Sài Gòn, bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, tác giả đã chỉ ra đuợc thực trạng công tác quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn giai đoạn 2017-2021, đồng thời đánh giá được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại VietinBank CN Nam Sài Gòn. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn, tác giả đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại CN. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng với VietinBank CN Nam Sài Gòn nói riêng và các ngân hàng thương mại (NHTM) khác nói chung, góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN tại ngân hàng từ đó giảm thiểu RRTD, đảm bảo hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng hiệu quả. 3. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, Khách hàng doanh nghiệp.
  6. iv ABSTRACT 1. Title Coporate credit risk management in Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade, Nam Sai Gon Branch. 2. Abstract Coming from the increasing of corporate loans’ balance in VietinBank – Nam Sai Gon Branch recent years, and the credit risk management has been paid great attention. This research analyzes the current situation of corporate credit risk management of bank, its causes and limits, from which proposing solutions to improve corporate credit risk management. To carry out the topic, the author studies the theoretical basis of credit risk, credit risk management activities in lending to corporate customers. Then, based on the reports of VietinBank – Nam Sai Gon Branch Branch, by descriptive statistical methods, comparative analysis, the author has shown the actual situation credit risk management in corporate lending activities at VietinBank – Nam Sai Gon Branch in the period 2017-2021, and at the same time evaluate the results, limitations and causes of existing limitations in credit risk management at VietinBank – Nam Sai Gon Branch Branch. On the basis of analyzing the current situation of credit risk management in corporate lending activities at VietinBank – Nam Sai Gon Branch, the author proposes specific measures to improve the efficiency of credit risk management in corporate lending activities in the branch. The results of thesis have important implications for VietinBank – Nam Sai Gon Branch Branch in particular and other commercial banks in general, contributing to perfecting the credit risk management of corporate customers at the bank, thereby minimizing credit risk, ensuring ensure the efficient operation of the banking system. 3. Key words: credit risk, Credit risk management, Corporate
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm Thông tin Tín dụng CN Chi nhánh ĐCTC Định chế tài chính DN Doanh nghiệp KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam QLRR Quản lý rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm VietinBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...............................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 2. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 3.1.Mục tiêu tổng quát .............................................................................................3 3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 6.1. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu ............................................................... 4 6.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ............................................................... 4 7. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................4 8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 5 9. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn .................................................... 5 10. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................10 1.1. Rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại ............. 10 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................ 10
  9. vii 1.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp ................................... 11 1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng doang nghiệp ....................................12 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại . 13 1.2.1. Khái niệm .....................................................................................................13 1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại .................................................................................................... 14 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho VietinBank Chi nhánh Nam Sài Gòn ....................21 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại một số ngân hàng thương mại ........................................................................................... 21 1.3.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp cho VietinBank Chi nhánh Nam Sài Gòn .................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN .............................................................................................................................. 25 2.1 Tổng quan về VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ........................................ 25 2.1.1. Giới thiệu về VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ................................. 25 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021 .................................. 27 2.1.3. Tín dụng khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2017-2021 .......................... 31 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ...................................................................................................35 2.2.1. Tình hình phân loại nợ .................................................................................35 2.2.2. Tình hình nợ xấu theo đối tượng KH .......................................................... 37 2.2.3. Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn vay ............................................................... 38 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ......................................................................................... 39 2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng .............................................................................39 2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng ..............................................................................42 2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng .............................................................................46 2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng .................................................................................... 50
  10. viii 2.4. Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ..................................................................... 53 2.4.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................54 2.4.2. Hạn chế ........................................................................................................ 56 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................61 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN ........................................................ 65 3.1. Quan điểm, mục tiêu hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn .................................65 3.1.1. Quan điểm ....................................................................................................65 3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 66 3.2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ................................................................ 66 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn ................................................................. 66 3.2.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. i
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Vốn huy động của VietinBank CN Nam Sài Gòn giai đoạn 2017-2021 27 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của VietinBank CN Nam Sài Gòn giai đoạn 2017-202129 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VietinBank CN Nam Sài Gòn 2017-2021 ........31 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo loại quy mô doanh nghiệp .....................................31 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng KHDN theo thời hạn cho vay giai đoạn 2017-2021 ..... 33 Bảng 2.6: Thông tin TSBĐ các khoản cấp tín dụng KHDN giai đoạn 2017-2021 . 34 Bảng 2.7: Tình hình các nhóm nợ KHDN ............................................................... 36 Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo đối tượng KH giai đoạn 2017-2021 .................... 37 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn vay giai đoạn 2017-2021 .........................38 Bảng 2.10: Phân loại nợ theo XHTDNB của VietinBank đối với KHDN .............. 44 Bảng 2.11: Các biện pháp xử lý nợ giai đoạn 2017-2021 ........................................52 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng .............................................. 32 Biểu đồ 2.2:Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn .................................................................33 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các nhóm nợ 2017-2021 .............................................................36 Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu theo nhóm khách hàng ............................................ 37 Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn ..............................................................38
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại (NHTM) là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là RRTD một cách toàn diện và hệ thống. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM, tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư, tạo tiền đề mở rộng thị trường, tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. Đây chính là lý do quản trị RRTD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM hiện nay. Bên cạnh đó, trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước với các NHTM nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết. Mặt khác, hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi vậy các ngân hàng muốn tồn tại, phát triển thì cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị RRTD thích hợp. Hiện nay, Các NHTM Việt Nam từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an toàn vốn Basel II theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, hệ thống các NHTM tại Việt Nam đang gánh số nợ xấu cao hơn so với chuẩn quốc tế, RRTD vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng của các NHTM Việt Nam. Do vậy việc quản trị RRTD đang được thực hiện chặt chẽ hơn bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nói chung và NHTM nói riêng bằng nhiều chính sách, quy định cụ thể nằm nâng cao chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống NH Việt Nam hiện nay. 2. Lý do chọn đề tài Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) trong thời gian vừa qua có tốc độ tăng trưởng tín dụng không ngừng tăng cao. Tuy nhiên một trong những hệ lụy đi theo đó chính là tình trạng nợ xấu tăng cao do các khoản vay lớn của các DN tới thời kỳ thanh toán không thực hiện đúng kỳ hạn đã cam kết
  13. 2 với NH. Nợ xấu không còn đơn thuần là một khoản RRTD mà NHTM phải gánh chịu trong quá trình cho vay, điều này còn trì hoãn sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, VietinBank đã có sự quan tâm và chú trọng hoạt động quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế, giảm thiểu những thiệt hại, hạn chế rủi ro cho KH và cho NH. VietinBank CN Nam Sài Gòn là một trong những CN lớn của VietinBank, hoạt động cho vay KHDN chiếm hơn 70% tổng dư nợ đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho CN. Hoạt động cho vay đối với KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho CN. Do đó, công tác quản trị RRTD nói chung và quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của CN. Tuy nhiên trên thực tế, nợ quá hạn có xu hướng tăng cao qua các năm và đang ở mức báo động với tỷ lệ trên 3% hàng năm, các khoản nợ xấu cũng tăng lên đáng kể, công tác quản trị RRTD vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế và chưa đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Một trong những vấn đề trọng tâm tại VietinBank CN Nam Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay là tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro nói chung, quản trị RRTD nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu về quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ổn định bền vững giữ vững thương hiệu, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của CN trên thị trường. Nhìn chung, thời gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu nào về phân tích đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn. Do đó cần thiết có một nghiên cứu làm rõ thực trạng quản trị RRTD KHDN, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị RRTD là
  14. 3 hết sức cần thiết. Do vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn xác định mục tiêu tổng quát là phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn hiện nay, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản trị RRTD KHDN, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN tại CN hiện nay. 3.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát, đề tài sẽ thực hiện chi tiết theo các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng quản trị RRTD và tại VietinBank CN Nam Sài Gòn, - Làm rõ các hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn hiện nay; - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại Ngân hàng VietinBank CN Nam Sài Gòn giai đoạn 2017-2021 được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào dẫn đến công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại VietinBank- CN Nam Sài Gòn chưa hiệu quả trong thời gian qua? - Câu hỏi 3: Những giải pháp và chính sách nào để hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại VietinBank - CN Nam Sài Gòn? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn.
  15. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: VietinBank CN Nam Sài Gòn. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2017 đến 2021. Các giải pháp được đề xuất dựa trên các mục tiêu và dự báo trung hạn. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Dữ liệu nghiên cứu và nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: bao gồm dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) của VietinBank CN Nam Sài Gòn, các thông tin từ tài liệu liên quan đến công tác quản trị RRTD trong cho vay KHDN, các số liệu từ NHNN, tổ chức quốc tế, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động cho vay, DN. Dữ liệu được tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn. 6.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thông kê mô tả. Phương pháp so sánh: xem xét chỉ tiêu kỳ phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu kỳ gốc nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Và đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng chính để phân tích nguồn dữ liệu. Các bảng số liệu thống kê về kết quả kinh doanh, tín dụng, nguồn vốn, chất lượng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng. RRTD của VietinBank CN Nam Sài Gòn qua các năm đã được thống kê nhằm cung cấp cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại ngân hàng. 7. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: 1). Tổng hợp khung lý thuyết về quản trị RRTD KHDN của NHTM; 2). Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn giai đoạn từ năm 2017 –2021;
  16. 5 3). Tìm ra những hạn chế và phân tích những nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản trị RRTD KHDN chưa hiệu quả của CN; 4). Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN đối với VietinBank CN Nam Sài Gòn. 8. Đóng góp của đề tài Kết quả nhiên cứu sẽ giúp CN phát hiện các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế trong công tác quản trị RRTD KHDN của mình, đề tài cũng đề xuất một hệ thống giải pháp có tính khả thi, phù hợp với đặc thù VietinBank CN Nam Sài Gòn nhằm tăng cường quản trị RRTD trong cho vay KHDN tại VietinBank CN Nam Sài Gòn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. do đó đề tài có đóng góp về mặt thực tiễn giúp VietinBank CN Nam Sài Gòn và các CN NHTM khác hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu để Nhà nước hoàn thiện hơn các Chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng KHDN của các NHTM và có những biện pháp giám sát thích hợp đối với NHTM về hoạt động tín dụng và quản trị RRTD. 9. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Các nghiên cứu nước ngoài Kolapo, T.Funso; Ayeni, R.Kolade; Oke, M.Ojo (2010) –“Credit risk to indivaidual commercial banSDV’ performance in Nigeria: A Panel model approach”. Đềtài tập trung để đánh giá các tác động của RRTD CVKHCN của các NH Nigeria khoảng thời gian 11 năm (2000-2010). Sau khi đưa sốliệu vào mô hình bài nghiên cứu rút ra kết luận như sau: Các biến ngành nghề kinh doanh, tài sản đảm bảo nợ vay, sử dụng vốn của khách hàng có tác động cùng chiếu đến rủi ro tín dụng cho vay KHCN; các biến như khả năng tài chính của người vay, kinh nghiệm của khách hàng vay, kinh nghiệm cán bộ tín dụng , kiểm tra giám sát nợ vay có tác động ngược chiều. Điều này có ý nghĩa là tăng trưởng tín dụng nhanh hôm nay, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút và có khảnăng xảy ra rủi ro tín dụng trong 4 năm nữa.
  17. 6 Rajan & Dhal (2013), phân tích nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô ngân hàng có ýnghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm. Fofack (2015), nghiên cứu rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara trong năm 1990. Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô GDP tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu tích cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Berge và Boye (2007), nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Bắc Âu trong giai đoạn 1993-2005, kết luận rằng các khoản cho vay có vấn đề có liên quan đáng kể đến mức lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp.Festic et al. (2011), nghiên cứu một dữ liệu bảng cho 5 nước thành viên mới của EU (Bulgaria, Romania, Estonia, Latvia vàLithuania). Họ phân tích các mối quan hệ giữa tỷ lệ của các khoản nợ xấu và các biến kinh tế vĩ mô. Họ nhận ra rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, tăng trưởng tín dụng và tài chính, và thiếu sự giám sát gây ra một sự suy giảm trong việc xử lýnợ xấu.Kester Guy và Shane Lowe (2011), nghiên cứu về nợ xấu và sự bền vững ngân hàng tại Barbados từ 1996 –2010. Tăng trưởng GDP với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu. Khi lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ xấu; phát hiện thấy lãi suất có tác động nghịch chiều liên quan đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng và mở rộng tín dụng, lãi suất trong hệ thống ngân hàng có xu hướng di chuyển lên cùng lúc. Tehulu và cộng sự (2014), nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Ethiopia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu này với dữ liệu bảng được thu thập từ 10 NHTM nhà nước và tư nhân từ năm 2007 đến năm 2011. Phân tích sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy với kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng. Cuối cùng, kết quả cho
  18. 7 thấy lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể về mặt thống kê đối với RRTD. Các nghiên cứu trong nước Ngô Thị Thùy Giang (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng Trị”. Luận văn trên cơ sở lý luận cơ bản vềrủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã đánh giá giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại CN Quảng Trị nhằm nhận diện, phân tích rủi ro và những yếu tốảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN Quảng Trị. Qua đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro, hệt hống kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý. Cuối cùng tác giả đã đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay DN. Nguyễn Thị Nhung (2018) “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2”. Luận văn nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh sở giao dịch 2 giai đoạn năm 2013-tháng 06/2018. Tác giả tập trung đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong công tác: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế, đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2. Nguyễn Quang Hiện (2016) sử dụng dữ liệu về quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quân Đội giai đoạn 2011-2015 để đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại NH. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những cơ sở lí luận về RRTD, quản trị RRTD tại NHTM có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II; Hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD của NHTM trên thế giới từ
  19. 8 đó đúc rút các bài học kinh nghiệm trong quản trị RRTD đối với NHTM Việt Nam. Đánh giá thực trạng RRTD, quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2011-2015, đưa ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội. Trong đó, có các giải pháp chính như: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro toàn diện, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT trong quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống thông tin ứng dụng. Nguyễn Hùng Tiến (2016) trong nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu là tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại RRTD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2014. Nghiên cứu đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản lý RRTD của NHTM trong nền kinh tế thị trường, luận án đã làm rõ nội dung quản lý RRTD, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý RRTD, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý RRTD. Đưa ra một số mô hình quản lý RRTD của Basel II, của một số ngân hàng tại Thailand, ANZ và một số mô hình khác có liên quan. Trên cơ sở đó luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý RRTD đối với các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên các góc độ: Mô hình quản lý tín dụng, các cơ chế chính sách quản lý tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, một số bài học cụ thể về nguyên nhân RRTD, đánh giá rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ chính ngân hàng, từ khách hàng, từ môi trường kinh tế vĩ mô, một số nội dung khác có liên quan. Tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trong quản lý RRTD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong đó tập trung vào quản trị, điều hành, vào cán bộ, vào công nghệ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ,… Nguyễn Như Dương (2018) sử dụng phương pháp định tính nhằm phân tích đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại VietinBank trong giai đoạn từ
  20. 9 2011-2017. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản trị RRTD về các vấn đề: chiến lược và khẩu vị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chính sách quản trị RRTD, qui trình, mô hình và thủ tục quản trị RRTD. Từ đó đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy để tăng cường quản trị RRTD tại VietinBank cần: Hoàn thiện mô hình quản trị RRTD, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng,... Võ Thị Thanh Thủy (2017) sử dụng phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay DN tại VietinBank – CN Bắc Đà Nẵng từ năm 2013-2015. Nghiên cứu nêu những mặt đạt được, tồn tại và đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong cho vay DN tại CN và một số kiến nghị đối với ngân hàng VietinBank. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quản trị rủi ro tại một ngân hàng hoặc CN ngân hàng, nhưng chưa có nghiên cứu thực hiện tại VietinBank – CN Nam Sài Gòn, do vậy đây là khoảng trống để tác giả có thể lựa chọn để thực hiện luận văn. 10.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank Chi nhánh Nam Sài Gòn. Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank Chi nhánh Nam Sài Gòn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2