Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
lượt xem 18
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam" với mục tiêu phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện và triển khai tốt hơn việc áp dụng hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH KHOA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam” chƣa từng đƣợc nộpađể lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học, học viện nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi và đƣợc thực hiện với sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Thanh Hà. Thông tin đƣợc sử dụng và kết quả của nghiên cứu là trung thực, số liệu có nguồn gốc rõ ràng, không có nội dung do ngƣời khác thực hiện và với các phần nội dung tham khảo từ các công trình đã đƣợc công bố trƣớc đây đều đƣợc trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2023 Ngƣời cam đoan Trần Minh Khoa
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc tôi thực hiện và hoàn thành trong thời gian học tập tại trƣờng Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, khóa 23 cao học ngành tài chính – ngân hàng. Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Sau đại học và quý Thầy/Cô tại trƣờng đã quan tâm, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tại trƣờng. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến PGS.TS Đoàn Thanh Hà đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến Quý lãnh đạo và các đồng nghiệp tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam chi nhánh Thủ Đức đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi trong giai đoạn vừa học vừa công tác tại quý ngân hàng. Những thông tin thực tiễn và dữ liệu từ quý ngân hàng chính là dữ liệu hữu ích giúp tôi hoàn thiện luận văn. Lời cuối, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với gia đình, ngƣời thân bạn bè đã luôn ủng hộ, tin tƣởng và gửi những lời động viên đến tôi trong suốt thời gian qua. Ngƣời thực hiện Trần Minh Khoa
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam”. Tại Techcombank, việc triển khai áp dụng hiệp ƣớc Basel II không chỉ để đáp ứng theo yêu cầu và sự kỳ vọng của NHNN mà còn là sự hội nhập của hệ thống quản trị rủi ro tại Techcombank với tiêu chuẩn của quốc tế. Vận dụng một cách khoa học các nguyên tắc và phƣơng pháp quản trị rủi ro theo hiệp ƣớc Basel II giúp ngân hàng xây dựng đƣợc một môi trƣờng hoạt động tín dụng lành mạnh, đƣợc kiểm soát chặt chẽ từ đó làm giảm thiểu các tổn thất cho không chỉ cho ngân hàng mà còn góp phần ổn định nền kinh tế. Chính sự đầu tƣ và hành động nghiêm túc mà Techcombank đã đƣợc NHNN phê duyệt chấp thuận áp dụng chuẩn Basel II trƣớc hạn. Đó chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam” với mục đích nghiên cứu phân tích thực trạng việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II vào quản trị rủi ro tại Techcombank trong giai đoạn 2016-2021, chỉ ra đƣợc những khó khăn và hạn chế còn tồn đọng hoặc những điều mà ngân hàng có thể cải thiện ở mức tốt hơn. Thông qua đó, luận văn đƣa ra một số gợi ý tham khảo về những giải pháp cho các nhà quản lý tại Techcombank để hoàn thiện hơn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và hƣớng đến là giúp ngân hàng đáp ứng các phiên bản cao hơn của hiệp ƣớc Basel. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Basel II, nguyên tắc Basel II, Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
- iv ABSTRACT Tilte: “Application of Basel II treaty in credit risk management at Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank”. At Techcombank, the application of Basel II Agreement is not only to meet the requirements and expectations of the State Bank of Vietnam, but also to integrate Techcombank's risk management system with international standards. Scientifically applying the principles and methods of risk management under the Basel II Pact helps the bank to build a healthy and strictly controlled credit operating environment, thereby minimizing losses not only for Techcombank but also for economy's stability. Such serious investment and action that Techcombank has been approved by the State Bank to apply Basel II standards before deadline. That is the reason why I chose to research the thesis with the topic "Credit risk management under the Basel II Pact at Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank" with the aim of studying and analyzing the current status of the application of Basel II on risk management at Techcombank in the 2016-2021 period, pointing out unsold difficulties and limitations or things the bank can improve for a better extent. By that, the thesis provides some reference suggestions on solutions for managers at Techcombank to further improve credit risk management and aims to help the bank to meet higher standards than the Basel Pact. Keywords: Credit risk management, Basel II, Basel II principles, Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính HĐQT Hội đồng quản trị KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp MB Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại QTRR Quản trị rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng Techcombank/TCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam TMCP Thƣơng mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài VAMC sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam Vietcombank Ngân Hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt CAR Capital Aquadecy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn CIC Credit Information Center Trung tâm Thông tin Tín Dụng Tổng dƣ nợ của KH tại thời EAD Exposure at Default điểm KH không trả đƣợc nợ. EL Expected loss Tổn thất dự kiến GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội Internal Capital Adequacy Quy trình đánh giá tính đầy đủ ICAAP Assessment Process vốn nội bộ IFRS Financial Instrument Chuẩn mực kế toán quốc tế The Internal Ratings - Based Phƣơng pháp tiếp cận xếp hạng IRB Approach nội bộ LGD Loss Given Default Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính M Effective Maturity Kỳ hạn hiệu dụng Xác suất khách hàng không trả PD Probability of Default đƣợc nợ ROA Return On Assets Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return On Equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................. vi MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................x DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. xi LỜI PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................2 3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................3 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................4 7. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................4 8. Đóng góp của đề tài .................................................................................................5 9. Các nghiên cứu liên quan ........................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................9 1.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ................................................................9 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.....................................................................................9 1.1.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .......................................................................10 1.1.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng ...............................................................................11 1.1.4 Các yếu tốc tác động đến rủi ro tín dụng ...........................................................13 1.1.5 Tiêu chí đo lƣờng rủi ro tín dụng .......................................................................14 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basell II ............................15 1.2.1 Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng .................................................................15 1.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II ..................................................15
- viii 1.3 Kinh nghiệm triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II ..............24 1.3.1 Kinh nghiệm tại Vietcombank và MB ...............................................................24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Techcombank ...........................................................27 Tổng kết chƣơng 1 .....................................................................................................28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI TECHCOMBANK ...............................................................................29 2.1 Tổng quan về Techcombank ...............................................................................29 2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển .........................................................29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Techcombank .....................................................................32 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................................35 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Techcombank trong giai đoạn 2016-2021. ........................................................................................................37 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng ...........................................................................37 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng ..................................................................................38 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank .....42 2.3.1 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng .............................................................42 2.3.2 Chiến lƣợc và và khẩu vị rủi ro tín dụng ...........................................................49 2.3.3 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ............................................................51 2.3.4 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng.....................................................................53 2.3.5 Quy trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng ......................................................55 2.4 Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank.............................................................................................................63 2.4.1 Những thành tựu đạt đƣợc .................................................................................63 2.4.2 Những hạn chế ...................................................................................................69 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................................74 Tổng kết chƣơng 2 .....................................................................................................77 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƢỚC BASEL II TẠI TECHCOMBANK............................................................78 3.1 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank ........................................78 3.1.1 Định hƣớng hoạt động quản trị rủi ro ................................................................78 3.1.2 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II .............................................80
- ix 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank.............................................................................................................81 3.3 Một số kiến nghị ..................................................................................................84 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc ...........................................................................84 3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng ...............................................................................85 3.3.3 Đối với Techcombank .......................................................................................85 3.4 Hạn chế của đề tài................................................................................................86 Tổng kết chƣơng 3 .....................................................................................................86 KẾT LUẬN ...................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... i PHỤ LỤC ...................................................................................................................... iii
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Một vài chỉ tiêu quy mô của Techcombank giai đoạn 2016-2021………….35 Bảng 2.2 Một vài chỉ số hiệu quả Techcombank giai đoạn 2016-2021………………36 Bảng 2.3 Một số chỉ số quản trị rủi ro của TCB giai đoạn 2016 -2021………………38 Bảng 2.4 Tình hình tổng tài sản và dƣ nợ cho vay của Techcombank……………….39 Bảng 2.5 Phân loại dƣ nợ cho vay năm 2021 của TCB theo loại hình tổ chức.……...40 Bảng 2.6 Phân loại dƣ nợ cho vay năm 2021 của TCB theo nhóm ngành.…………..40 Bảng 2.7 Phân loại chất lƣợng nợ tại Techcombank giai đoạn 2016-2021…………..41 Bảng 2.8 Trích lập dự phòng tại Techcombank giai đoạn 2016-2021………………..i42 Bảng 2.9 Tình hình tuân thủ các nguyên tắc QTRR tín dụng tại Techcombank……...42 Bảng 2.10 Kết quả xếp hạng tín dụng tại Techcombank……………………………...57 Bảng 2.11 Chỉ số an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tại Techcombank………..….64 Bảng 2.12 NIM, ROA, ROE của Techcombank giai đoạn 2016-2021……………….64 Bảng 2.13 So sánh các công việc trƣớc và sau khi có hệ thống BCDE………………65 Bảng 2.14 So sánh tên miền truy cập internet………………………………………...68 Bảng 2.15 Nguyên nhân hạn chế đến từ điều kiện triển khai Basel II..………………73
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Tổng quát về các trụ cột của Basel II.………………………………………16 Hình 1.2 Mô hình 3 tuyến bảo vệ.…………………………………………………….20 Hình 1.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II.…………………..23 Hình 2.1 Sơ đồ các công ty con của Techcombank.………………………………….32 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Techcombank..........................……………………..……32 Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank...........…………….52 Hình 2.4 Sơ đồ phân nhóm hoạt động tại khối Quản trị rủi ro.………………………i52
- 1 LỜI PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực của một nền kinh tế trẻ, năng động, hoạt động sản xuất kinh doanh sôi nổi, kim ngạch xuất nhập khẩu cao, nhu cầu giao thƣơng, giao dịch và đầu tƣ tích lũy lớn,… tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Kết thúc năm 2021, sau khi trải qua một năm chứng kiến nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực do đại dịch Covid 19 thì ngƣợc lại với dự đoán, hàng loạt các NHTM tại Việt Nam đã công bố kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận khủng. Điều này đƣợc xem là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2021 có phần tẻ nhạt của hầu hết các nhóm ngành, tuy nhiên từ quý 1/2022 tỷ lệ các ngân hàng rao bán nợ, thanh lý tài sản đảm bảo xử lý nợ tăng cao khiến chủ đề về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng một lần nữa cần đƣợc đánh giá lại một cách thận trọng. Có thể nói rủi ro về tín dụng chính là một loại rủi ro thƣờng trực nhất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, là một loại rủi ro mà nếu ngân hàng không có những chính sách quản trị phù hợp có thể gây ra hậu quả nặng nề cho không chỉ một ngân hàng mà có thể có những tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro và hội nhập với các thông lệ quốc tế mà ngay từ cách đây hơn 8 năm NHNN đã có những chỉ đạo lựa chọn hiệp ƣớc Basel là chuẩn mực quốc tế để định hƣớng hệ thống các NHTM tại Việt Nam hƣớng đến nhằm tăng cƣờng an toàn và hiệu quả hoạt động. Theo đó, Techcombank là một trong mƣời ngân hàng tiên đƣợc NHNN lựa chọn triển khai thí điểm Basel II tại Việt Nam. Trong thời gian đó Techcombank đã thực hiện một cách nghiêm túc và quyết tâm nhất thông qua việc đƣa mục tiêu về QTRR tín dụng vào chiếc lƣợc trọng yếu của ngân hàng. Kết quả là vào ngày 01/07/2019 Techcombank đƣợc NHNN phê duyệt áp dụng trƣớc hạn thông tƣ 41 về Basel II, điều này sẽ tạo điều kiện rất lớn giúp Techcombank có cơ hội tiệm cận các chuẩn mực QTRR nói chung và QTRR tín dụng nói riêng của mình theo các tiêu chuẩn của quốc tế. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng này và mong muốn tìm hiểu sâu hơn và có thể đóng góp những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác QTRR tín
- 2 dụng tại Techcombank từ những hạn chế mà tôi nhận thấy đƣợc trong quá trình công tác. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tính cấp thiết của đề tài Techcombank là một trong mƣời ngân hàng đầu tiêu tại Việt Nam đƣợc NHNN xem xét chủ trƣơng triển khai thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn của hiệp ƣớc Basel II từ tháng 02/2016. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đó mà ngay từ sớm Techcombank đã thành lập riêng một nhóm dự án về Basel, phục vụ phân tích và lên kế hoạch và thực thi triển khai áp dụng Basel II vào hoạt động QTRR của ngân hàng. Tuy nhiên, với một bộ máy và quy mô hoạt động lớn nhƣ ngân hàng thì để chuyển đổi một mô hình quản trị để áp dụng một tiêu chuẩn mới thay cho phƣơng thức quản lý đã hình thành từ lâu thì ngân hàng cũng gặp khá nhiều khó khăn, thách thức nhất là trong giai đoạn đầu triển khai. Sau thời gian triển khai áp dụng, đến nay ngân hàng cũng đã có những thành công nhất định và cũng đã đƣợc NHNN ghi nhận, tuy nhiên bên cạnh đó là không ít những khó khăn, thách thức buộc ngân hàng phải tìm giải pháp và hoàn thiện từng ngày để có thể áp dụng một cách tối ƣu nhất Basel vào QTRR tín dụng tại ngân hàng. Nếu áp dụng tốt các yêu cầu của Basel II vào QTRR tín dụng sẽ giúp gia tăng năng lực phòng thủ của ngân hàng, bảo vệ ngân hàng trƣớc những biến cố, gia tăng vị thế cạnh tranh mà hơn hết đảm bảo đƣợc thành quả đã xây dựng đƣợc từ kinh doanh và từ đó gia tăng lợi ích cho cổ đông. Đồng thời, việc hoàn thiện một cách tối ƣu các tiêu chuẩn của Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng cũng góp phần tạo tiền đề giúp ngân hàng hƣớng đến mục tiêu cao hơn là Basel III theo xu hƣớng của ngành ngân hàng trên thế giới. Chính vì sự quan trọng đó mà việc nghiên cứu vấn đề “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn, nghiên cứu đƣợc thực trạng áp dụng và từ đó đƣa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank trong điều kiện và bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay. Tạo điều kiện cho
- 3 Techcombank hƣớng đến hoàn thiện phiên bản nâng cao của hiệp ƣớc Basel II và tiền đề hƣớng tới hiệp ƣớc Basel III trong tƣơng lai gần. 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện và triển khai tốt hơn việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt động QTRR tín dụng. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu hƣớng đến 3 mục tiêu cụ thể nhƣ sau: Một là phân tích thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Hai là đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế trong việc thực hiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Ba là đề xuất những giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện mô hình QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu nghiên cứu: - Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? - Trong bối cảnh áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng thì ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế nào? - Những giải pháp nào giúp hoàn thiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Công tác QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. - Thời gian: Giai đoạn 2016-2021 nhằm nghiên cứu thực trạng việc QTRR tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
- 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sẽ thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định tính để giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra xoay quanh việc QTRR tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Techcombank. Luận văn sẽ tập trung sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả và tƣ duy logic để làm rõ những quan điểm, những vấn đề đặt ra. Trong đó: - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Tác giả thực hiện thu thập và tổng hợp dữ liệu từ các nguồn thông tin công khai của ngân hàng và các dữ liệu đáng tin cậy (Báo chí, internet, nội bộ tại cơ quan công tác,…). Tổng hợp dữ liệu và các nghiên cứu để tạo ra hệ thống lý thuyết chuẩn cho chủ đề nghiên cứu. Phân tích rõ thực trạng việc QTRR tín dụng trong thời gian qua tại Techcombank cũng nhƣ nhƣng thành quả đạt đƣợc và khó khăn gặp phải. - Phƣơng pháp mô tả: Mô tả về thực tế mô hình áp dụng Basel II trong QTRR tín dụng tại Techcombank nhƣ là mô hình cấp và quản lý tín dụng, mô hình xếp hạng nội bộ, mô hình phê duyệt và cơ chế quản lý kiểm soát sau,…. giúp làm rõ cụ thể hóa quy trình và mô hình của Techcombank trong QTRR tín dụng. - Phƣơng pháp so sánh: Phân tích những điểm tƣơng đồng và tìm hiểu sự khác biệt từ nguồn dữ liệu thu thập đƣợc để đánh giá mức độ phù hợp, phát hiện sự đột biến để bóc tách rõ nguyên nhân từ đó là sáng tỏ chủ đề nghiên cứu. So sánh và đối chiểu mô hình QTRR ro tín dụng tại Techcombank với những tiêu chuẩn của Basel II và tham chiếu một số ngân hàng khác để có góc nhìn rộng hơn về đối tƣợng nghiên cứu. - Phƣơng pháp suy luận, logic: Tổng hợp vấn đề từ những dữ liệu, quan sát và thực tiễn, từ đó rút ra kết luận làm rõ chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. 7. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài hƣớng đến hoạt động QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Luận văn tập trung vào đánh giá thực trạng triển khai, những thành tựu đạt đƣợc và cả những hạn chế còn tồn đọng để từ đó đƣa ra các kiến nghị giúp ngân hàng hoàn thiện hơn, nâng cao chất lƣợng QTRR phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 phần nhƣ sau:
- 5 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại NHTM. - Khái quát khung lý thuyết về rủi ro tín dụng của NHTM (Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả , các yêu tố tác động, tiêu chí đo lƣờng). - Tổng quan khung lý thuyết về rủi ro tín dụng của NHTM (Khái niệm, nguyên nhân, hậu quả , các yêu tố tác động, tiêu chí đo lƣờng). - Tổng quan về Basel II và QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II (Định nghĩa QTRR tín dụng trong NHTM và QTRR tín dụng theo Basel II, giới thiệu về Ủy ban Basel và hiệp ƣớc Basel II, các nguyên tắc QTRR, chiến lƣợc QTRR, tổ chức bộ máy QTRR, chính sách QTRR, quy trình và thủ tục QTRR). - Kinh nghiệm về việc triển khai hiệp ƣớc Basel II trong QTRR tín dụng tại một số NHTM tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Phân tích lấy bài học kinh nghiệm từ 2 ngân hàng là Vietcombank và MB (Hai ngân hàng cùng thời gian triển khai và có nhiều điểm chung với Techcombank). Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Thực trạng QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank trong giai đoạn 2016-2021. Đánh giá kết quả áp dụng Basel II vào QTRR tín dụng tại Techombank (Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân). Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Đề xuất các giải pháp dựa trên những hạn chế đƣợc chỉ ra góp phần hoàn thiện QTRR tín dụng theo hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank. Đƣa ra những kiến nghị liên quan đổi với NHNN, với Hiệp hội ngân hàng và đối với Techcombank. 8. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần chỉ ra thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn đọng trong quá trình áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong QTRR tín dụng. Từ đó giúp đƣa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện khung QTRR tín dụng theo
- 6 hiệp ƣớc Basel II tại Techcombank, qua đó giúp ngân hàng cân bằng giữa tối ƣu hóa lợi nhuận và môi trƣờng QTRR tạo nên sự phát triển vƣợt trội và mang tính bền vững. 9. Các nghiên cứu liên quan Một số nghiên cứu của tác giả trong nước Nghiên cứu của Trần Thị Việt Thạch (2016) với đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống lại những vấn đề cơ bản về QTRR tín dụng theo Basel II tại NHTM và phân tích thực trạng trong công tác QTRR tín dụng tại Agribank để đối chiếu và đánh giá mức độ đáp ứng của ngân hàng theo Basel II. Tác giả đã thể hiện một cách chi tiết các nguyên tắc QTRR tín dụng theo Basel II từ chiến lƣợc, khẩu vị về rủi ro, tổ chức bộ máy, chính sách, đến quy trình và thủ tục QTRR tín dụng. Trên cơ sở khung lý thuyết, thực tế công tác quản trị và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Basel II vào QTRR tín dụng tại một số NHTM trong và ngoài nƣớc tác giả cũng đƣa ra những đề xuất giải pháp triển khai QTRR tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Agribank trong thời gian từ 2016-2020. Bài viết của tác giả Vũ Ngọc Điệp (2017) với chủ đề “Hiệp ước Basel và giải pháp áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên tạp chí công thƣơng số 10 tháng 09/2017. Bài viết đƣợc tác giả xoay quanh khung lý thuyết của 3 hiệp ƣớc Basel và những nguyên tác áp dụng cơ bản. Liên hệ thực tế, tác giả đã phân tích về hiện trạng áp dụng Basel II tại các NHTM tại Việt Nam và chỉ ra rằng các nghiệp vụ và công nghệ giám sát toàn bộ thị trƣờng tài chính, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro theo Basel II còn rất yếu, vai trò và chức năng thanh tra - giám sát NHTM tại Việt Nam cũng còn có khoảng cách khá xa trong việc đáp ứng yêu cầu của các trụ cột QTRR theo chuẩn Basel II. Thông qua đó, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp, khuyến nghị đối với hệ thống các NHTM tại Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và NHNN để gia tăng hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động QTRR tại các NHTM Việt Nam. Tác giả cũng nhấn mạnh tại Việt Nam việc đƣa các tiêu chuẩn Basel II, Basel III vào QTRR là hết sức cấp bách và quan trọng. Bài viết của tác giả Tô Ngọc Hƣng và Phạm Quỳnh Trang (2018) với chủ đề “Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các
- 7 NHTM Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 197 tháng 10/2018. Nội dung của bài nghiên cứu đã hệ thống lại các nguyên tắc, yêu cầu của Basel II trong QTRR tín dụng theo Basel II đối với các NHTM và phân tích chỉ ra thực trạng QTRR tín dụng tại 10 ngân hàng đƣợc lựa chọn triển khai đầu tiên, từ đó nghiên cứu đã đƣa ra các vấn đề cần chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả triển khai QTRR tín dụng theo Basel II trong hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm: Vấn đề thiếu vốn trong dài hạn cần đƣợc quan tâm giải quyết, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao chất lƣợng nhân sự, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cuối cùng hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng tài chính hỗ trợ cho quá trình ứng dụng hiệp ƣớc Basel II vào QTRR của hệ thống ngân hàng. Bài viết của Lê Thị Thu Trang (2020) với chủ đề “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 12/2020. Nghiên cứu của tác giả thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đáp ứng yêu cầu Basel II của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số khó khăn trong thực tế triển khai. Thông qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị và hai nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thƣơng mại nhằm tăng cƣờng mức độ đạt chuẩn so với yêu cầu của Basel II theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan nhƣ: Nghiên cứu của tác giả Đinh Ngọc Linh (2017) với đề tài “Basel II ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đăng trên cổng thông tin điện tử Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính; Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hạnh (2017) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II”; Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Vân Hồng (2020) với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank” đăng trên tạp chí Tài chính kỳ 2 – Tháng 8/2020,… cũng đã thể hiện đến nhiều vấn đề và các khía cạnh khác nhau trong việc triển khai các tiêu chuẩn Basel II trong QTRR tín dụng của các NHTM. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nhóm tác giả Constantinos Stephanou và Juan Carlos Mendoza (2005) với đề tài “Credit Risk Measurement Under Basel II: An Overview and Implementation Issues for Developing Countries” (Đo lƣờng RRTD theo Basel II: Tổng quan và các vấn đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn