intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro chính trị và sự biến động của giá trị tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

55
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mong muốn tiếp cận, hệ thống các khái niệm về rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền còn khá nhiều mới mẻ trong các tài liệu tiếng Việt, để có thể hiểu được cách mà thị trường tiếp nhận các thông tin về rủi ro chính trị và phản ánh qua những biến động tiền tệ với hy vọng có thể đóng góp một phần cho công tác dự báo và phân tích rủi ro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro chính trị và sự biến động của giá trị tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới

  1. BỘ B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO O TRƯỜ ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠII THƯƠNG LUẬN LU VĂN THẠC SĨĨ RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀSỰ BIẾN BI ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ TIỀN TI TỆ TẠI MỘ ỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ Ế GIỚI Ngành: Tài chính - Ngân hàng NGUYỄN THỊ THÙY LINH Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀSỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ TIỀN TỆ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 83.40.201 Họ và tênhọc viên: Nguyễn Thị Thùy Linh Người hướng dẫn: TS.Kim Hương Trang Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết đề tài luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Ngoại Thương. Trước hết xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là những thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Kim Hương Trang đã dành thời gian hướng dẫn rất tận tình và có những góp ý vô cùng thiết thực cũng như hết sức tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ đã có những nhận xét, góp ý xác đáng và quý giá giúp tôi hoàn thiện hơn công trình của mình. Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã tạo điều kiện để tôi được học tập và hoàn thành khóa học. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn, tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các Thầy Cô và các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các dữ liệu tôi tập hợp đảm bảo tính khách quan và trung thực. Các lập luận, phân tích, đánh giá và đề xuất được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào đã công bố trước đó. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .......................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 2 5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................................... 3 6. Bố cục của luận văn .................................................................................................................... 3 Chương I. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu......................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về rủi ro chính trị ............................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................................... 5 1.1.2. Phân loại rủi ro chính trị.................................................................................................... 7 1.1.2.1. Phân biệt rủi ro chính trị theo ảnh hưởng tiêu cực và trung lập ................... 7 1.1.2.2. Phân biệt rủi ro chính trị dưới góc độ vĩ mô và vi mô ................................. 9 1.1.2.3. Rủi ro chính trị theo ngành nghề lĩnh vực ................................................. 13 1.1.3. Quản trị rủi ro chính trị ................................................................................................... 14 1.1.3.1. Nhận dạng rủi ro chính trị......................................................................... 14 1.1.3.2. Phân tích đánh giá rủi ro chính trị ............................................................. 14 1.1.3.2.1. Các phương pháp phi cấu trúc định tính ........................................................... 16 1.1.3.2.2. Các phương pháp cấu trúc định tính ................................................................. 17 1.1.3.2.3. Các phương pháp định lượng ............................................................................ 19 1.1.3.3. Ứng phó rủi ro chính trị ......................................................................... 20 1.1.3.3.1. Chấp nhận rủi ro ................................................................................................ 21 1.1.3.3.2. Giảm thiểu rủi ro ............................................................................................... 21 1.1.3.3.3. Chuyển giao ...................................................................................................... 22 1.1.3.3.4. Tránh rủi ro ....................................................................................................... 26 1.2. Cơ sở lý luận về giá trị tiền tệ ................................................................................................ 26
  6. iv 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................................................... 26 1.2.1.1. Tiền tệ ...................................................................................................... 26 1.2.1.2. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 27 1.2.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 27 1.2.1.2.2. Các nhân tố tác động đến tỷ giá ........................................................................ 28 1.2.1.2.3. Tỷ giá thực ........................................................................................................ 30 1.2.1.3. Lạm phát .................................................................................................. 31 1.2.2. Xác định giá trị tiền tệ ..................................................................................................... 32 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................................ 34 1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................................ 34 1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước ................................................................................................ 35 Chương II. Phân tích ảnh hưởng của rủi ro chính trị đến giá trị tiền tệ..................... 36 2.1. Lựa chọn và phân tích dữ liệu ................................................................................................ 36 2.1.1. Các sự kiện rủi ro chính trị .............................................................................................. 36 2.1.2. Dữ liệu tỷ giá ................................................................................................................... 37 2.1.3. Các quốc gia nghiên cứu ................................................................................................. 38 2.2. Phân tích sự kiện .................................................................................................................... 40 2.2.1. Sự kiện Brexit ở Anh ...................................................................................................... 41 2.2.1.1. Diễn biến.................................................................................................. 41 2.2.1.2. Phân tích .................................................................................................. 44 2.2.1.3. Các biện pháp ứng phó rủi ro và khắc phục thiệt hại ................................. 55 2.2.2. Hồng Kông – Biểu tình chống đạo luật dẫn độ ............................................................... 57 2.2.2.1. Diễn biến.................................................................................................. 57 2.2.2.2. Phân tích .................................................................................................. 59 2.2.2.3. Các biện pháp ứng phó rủi ro và khắc phục thiệt hại ................................. 69 2.2.3. Thái Lan – Chuyển giao quyền lực hoàng gia................................................................. 70 2.2.3.1. Diễn biến.................................................................................................. 70 2.2.3.2. Phân tích .................................................................................................. 71 2.2.3.3. Các biện pháp ứng phó rủi ro và khắc phục thiệt hại ................................. 76 2.3. Kết luận chương ..................................................................................................................... 77 Chương III. Giải pháp ổn định giá trị tiền tệ và phòng ngừa tổn thất do biến động tỷ giá của Việt Nam trước nguy cơ rủi ro chính trị trong và ngoài nước ........................ 79 3.1. Những rủi ro chính trị trong và ngoài nước của Việt Nam .................................................... 79
  7. v 3.1.1.Trong nước ....................................................................................................................... 80 3.1.2. Ngoài nước ...................................................................................................................... 81 3.2. Ổn định môi trường chính trị - kinh tế - xã hội ...................................................................... 83 3.2.1.Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .......................................................................................................................................... 83 3.2.2. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; chính sách tài khóa chặt chẽ ............ 86 3.2.3. Thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế .............................................. 87 3.2.4. Củng cố quốc phòng, an ninhquốc gia ............................................................................ 89 3.3. Các biện pháp điều hành nhằm ổn định giá trị tiền tệ ............................................................ 90 3.3.1. Điều hành chính sách tiền tệ: .......................................................................................... 91 3.3.2. Quản lý ngoại hối ............................................................................................................ 95 3.3.3. Thanh tra, giám sát .......................................................................................................... 97 3.3.4. Xây dựng pháp luật và tăng cường thực thi pháp luật ngân hàng ................................... 99 3.3.5. Hoạt động thông tin, truyền thông ................................................................................ 100 3.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam trước những nguy cơ rủi ro chính trị tác động lên tỷ giá ......................................................................................................... 100 3.4.1. Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành............................................................... 101 3.4.2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá............................................................................... 101 3.4.3. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn.............................................................................................. 102 3.4.4. Sử dụng hợp đồng hoán đổi .......................................................................................... 103 3.4.5. Sử dụng hợp đồng tương lai .......................................................................................... 104 3.4.6. Sử dụng hợp đồng quyền chọn ...................................................................................... 104 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 107 PHỤ LỤC......................................................................................................................... x
  8. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 1. Đồ thị biến động lạm phát theo CPI của Anh………………………………….. 44 Hình 2. Đồ thị biến động GBP/USD theo giờ khi có kết quả trưng cầu dân ý……......... 48 Hình 3. Đồ thị biến động tỷ giá GBP/USD và GBP/EUR đối với sự kiện kết quả trưng cầu dân ý …………………………………………………………………....................... 49 Hình 4. Đồ thị biến động tỷ giá GBP/USD và GBP/EUR đối với các sự kiện Boris Johnson, Theresa May…………………………………………………………………... 50 Hình 5. Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng của Anh và khu vực Châu Âu………………........ 51 Hình 6. Đồ thị biến động tỷ giá GBP/USD và GBP/EUR đối với các sự kiện Tổng tuyển cử 2017, Dự thảo thỏa thuận Brexit của bà May…………..………………...…… 52 Hình 7. Đồ thị biến động tỷ giá đốiGBP/USD và GBP/EUR với các sự kiện Tổng tuyển cử 2019, Anh rời liên minh Châu Âu………………………………….………….. 53 Hình 8. Chỉ số lạm phát theo nhóm hàng hóa dịch vụ có tỷ trọng nhập khẩu cao và thấp……………………………………………………………………………...……….. 54 Hình 9. Diễn biến tỷ giá USD/HKD năm 2019…………………..……………...……… 60 Hình 10. Đồ thị biến động tỷ giá HKD/USD, HKD/EUR, chỉ số HSI và AFE trong thời gian Biểu tình đầu tháng 7/2019……................................................................................ 63 Hình 11. Đồ thị biến động tỷ giá HKD/USD, HKD/EUR, chỉ số HIS và AFE trong thời gian Biểu tình đầu tháng 8/2019………............................................................................ 65 Hình 12. Lạm phát giá tiêu dùng của Hồng Kông……………………………………..... 67 Hình 13. Đồ thị biến động tỷ giá THB/USD, THB/EUR và chỉ số SET INDEX trong sự kiện chuyển giao quyền lực hoàng gia Thái Lan…….………………………..……... 73 Hình 14. Đồ thị lạm phát của Thái Lan…………………………………….…………… 75 Hình 15. Đồ thị diễn biến tỷ giá VND/USD các năm gần đây………………….............. xiii Hình 16. Đồ thị diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2018………………………….……… xv Hình 17. Đồ thị biến động tỷ giá VND/USD, VND/EUR, chỉ số VN-INDEX và EME trong sự kiện Chủ tịch nước 2018…………………………………………………….…. xvii
  9. vii BẢNG BIỂU Bảng 1. Phân biệt rủi ro chính trị dưới góc độ vĩ mô và vi mô…………………………. 9 Bảng 2. Cấu thành rủi ro chính trị vĩ mô……………………………………………...… 12 Bảng 3. Đặc điểm chế độ tỷ giá, trình độ phát triển của các quốc gia nghiên cứu.…….. 39 Bảng 4. Biến động tỷ giá GBP/USD theo ngày từ 2015 đến 2019…............................... 45 Bảng 5. Biến động tỷ giá GBP/USD theo ngày từ 2014 đến 2019…............................... 45 Bảng 6. Các sự kiện ở Anh…………………………………………………………..….. 46 Bảng 7. Biến động tỷ giá HKD/USD theo ngày từ 2015 đến 2019………………...…... 59 Bảng 8. Biến động tỷ giá HKD/USD theo ngày từ 2014 đến 2019…………………...... 59 Bảng 9. Các sự kiện ở Hồng Kông…………………………………………………….... 61 Bảng 10. Biến động tỷ giá THB/USD theo ngày từ 2014 đến 2019………………...….. 72 Bảng 11. Biến động tỷ giá THB/USD theo ngày từ 2014 đến 2019……...…………….. 72 Bảng 12. Sự kiện ở Thái Lan…………………………………………………...……..… 72 Bảng 13.Xếp hạng rủi ro chính trị (Political risk index – PRI) các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương……………………………………………………………... 79 Bảng 14. Biến động tỷ giá VND/USD theo ngày năm 2018………………………….... xiv Bảng 15. Biến động tỷ giá VND/USD theo ngày từ 2015 đến 2019……...……............ xiv Bảng 16. Các sự kiện ở Việt Nam…………………………………………………......... xvi
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFE Chỉ số dollar index tính trên nhóm nền kinh tế phát triển BoE Ngân hàng Anh BoT Ngân hàng Thái Lan CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ EC Ủy ban Châu Âu EME Chỉ số dollar index tính trên nhóm nền kinh tế mới nổi EU Liên minh Châu Âu Eurostat Cơ quan thống kê Châu Âu Fed Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ HKMA Cơ quan tiền tệ Hồng Kông IMF Quỹ tiền tệ thế giới MCP Ủy ban Chính sách tiền tệ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương NSNN Ngân sách nhà nước SMEs Các doanh nghiệp nhỏ và vừa TCTD Tổ chức tín dụng
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn được kết cấu 3 chương trong đó trình bày các vấn đề lớn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu với kết quả như sau: Chương I. Luận văn đã tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về rủi ro chính trị và giá trị tiền tệ bao gồm: Khái niệm, phân loại rủi ro chính trị; quản trị rủi ro chính trị; khái niệm về tiền tệ, xác định giá trị tiền tệ, khái niệm tỷ giá hối đoái, lạm phát; các nhân tố tác động lên tỷ giá. Từ đó làm cơ sở lý luận để phân tích các sự kiện rủi ro chính trị tác động tới tỷ giá; nêu giải pháp nhằm ổn định giá trị tiền tệ, hạn chế rủi ro chính trị và phòng ngừa tổn thất do biến động tỷ giá trước nguy cơ rủi ro chính trị trong và ngoài nước. Chương II. Phân tích ảnh hưởng của rủi ro chính trị đến giá trị tiền tệ. Khắc phục hạn chế của các nghiên cứu rủi ro chính trị trước đó bằng phương pháp xác suất thống kê đơn thuần, luận văn đã kết hợp phương pháp phân tích bối cảnh, diễn biến thực tế và số liệu đa dạng để chứng minh mối liên hệ giữa rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền. Nhận thấy có sự khác nhau về mức độ biến động tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau với chế độ tỷ giá khác nhau. Cũng như sự tiếp nhận, phản ánh về rủi ro đối với cùng một loại hình rủi ro chính trị sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Qua nghiên cứu, luận văn thấy rằng mỗi sự kiện chính trị tại mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng, công tác phân tích dự báo không thể chỉ dựa trên số liệu thống kê để ước tính, mà cần phải kết hợp với phân tích bối cảnh và thông tin đa chiều để có cái nhìn đầy đủ, chính xác. Chương III.Trên cơ sở lý thuyết và phân tích tác động của rủi ro chính trị đến giá trị tiền tệ tại hai chương trước, luận văn nhận thấy để ổn định giá trị tiền tệ và phòng ngừa tổn thất do biến động tỷ giá tại Việt Nam cần có những giải pháp tổng thể đồng bộ, gồm: tạo môi trường chính trị - kinh tế - xã hội ổn định; các giải pháp điều hành nhằm ổn định giá trị tiền tệ của Ngân hàng nhà nước; các doanh nghiệp cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những diễn biến phức tạp của chính trị thế giới những năm gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận, các chủ thể kinh tế và các nhà nghiên cứu đến vấn đề rủi ro chính trị, một vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty bảo hiểm… và các cơ quan quản lý nhà nước. Các sự kiện gần đây như việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã cho thấy sự nhạy cảm của thị trường tiền tệ thế giới đối với các biến cố chính trị. Trong nền kinh tế mở khi mà tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nền kinh tế thì biến động của tiền tệ rất cần được theo dõi, phân tích. Ở Việt Nam khái niệm rủi ro chính trị được tiếp cận còn hạn chế, chưa có một nghiên cứu, phân tích đầy đủ về vấn đề này. Trong các giáo trình kinh tế chỉ nhắc đến rủi ro chính trị là những cú sốc có thể tác động đến một số chỉ số kinh tế. Một số nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ đề cập đến rủi ro chính trị trong quản lý rủi ro của các công ty đa quốc gia. Vì vậy trước những diễn biến phức tạp của chính trị thế giới hiện nay, nhiều người chưa thật sự hiểu thế nào là rủi ro chính trị, chủ thể và tác động ảnh hưởng của nó. Trước thực tế trên, luận văn muốn thử thách nghiên cứu một lĩnh vực rất mới là rủi ro chính trị và sự tác động của nó đến giá trị đồng tiền với tên đề tài là “Rủi ro chính trị và sự biến động của giá trị tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích sự biến động của giá trị đồng tiền trước tác động của rủi ro chính trị là các sự kiện chính trị nổi bật tại các nền kinh tế Anh, Hồng Kông, Thái Lan và Việt Nam trong những năm gần đây (2016-2019).
  13. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn mong muốn tiếp cận, hệ thống các khái niệm về rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền còn khá nhiều mới mẻ trong các tài liệu tiếng Việt, để có thể hiểu được cách mà thị trường tiếp nhận các thông tin về rủi ro chính trị và phản ánh qua những biến động tiền tệ với hy vọng có thể đóng góp một phần cho công tác dự báo và phân tích rủi ro. Qua phân tích bối cảnh, diễn biến kết hợp với phân tích, so sánh số liệu liên quan các sự kiện rủi ro chính trị và biến động của giá trị đồng tiền, luận văn chứng minh có mối quan hệ giữa rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền, so sánh, phân tích được mức độ, đặc điểm cách thức của một số nền kinh tế với chế độ tiền tệ khác nhau phản ứng đối với sự kiện rủi ro chính trị thông qua diễn biến tỷ giá. Từ đó thấy được tầm ảnh hưởng của rủi ro chính trị đến tiền tệ nói riêng và kinh tế nói chung, đưa ra được một số biện pháp ổn định giá trị tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thu thập, xử lý thông tin: Việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Luận văn đã thu thập tài liệu, tư liệu về các sự kiện chính trị, môi trường chính trị, xác định các mốc thời gian và khoảng thời gian quan sát; thu thập các số liệu tỷ giá hối đoái, chỉ số dolar index, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng - CPI, tiến hành xử lý bằng phương pháp đồ thị và toán học. (Luận văn sẽ nêu chi tiết hơn về nguồn và cách xử lý dữ liệu tại Chương II). - Phương pháp phân tích tổng hợp:Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp để hệ thống hóa lý thuyết và phân loại các khái niệm liên quan về rủi ro chính trị và giá trị tiền tệ; sử dụng phương pháp suy luận logic theo các định nghĩa và công thức để làm rõ hơn về biến động giá trị tiền tệ; thu thập phân tích các thông tin chỉ số kinh tế, tỷ giá hối
  14. 3 đoái, lạm phát; phân tích bối cảnh, diễn biến thực tế để đưa ra các suy luận quy nạp và so sánh nhận định. - Phương pháp nghiên cứu sự kiện: Luận văn lựa chọn phương pháp nghiên cứu sự kiện ở mức độ quy mô nhỏ, đơn giản, số lượng sự kiện và quốc gia nghiên cứu ít, nhưng có tính chọn lọc, chỉ lựa chọn những sự kiện chính trị nổi bật nhất của quốc gia, lựa chọn các sự kiện xảy ra vào khoảng thời gian ít chịu ảnh hưởng của các nhân tố lớn trên thị trường, lựa chọn các sự kiện có điểm tương đồng giữa các quốc gia.Luận văn sử dụng phương pháp phân tích kĩ bối cảnh, các chỉ số thị trường, so sánh giữa các quốc gia và chế độ tỷ giảđể minh chứng mối liên hệ giữa sự kiện chính trị và biến động tỷ giá tương ứng, quan sát được cách phản ứng khác nhau của các thị trường khác nhau. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn đã tiếp cận, hệ thống được cơ sở lý thuyết về rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền. Khắc phục hạn chế của các nghiên cứu rủi ro chính trị trước đó bằng phương pháp xác suất thống kê đơn thuần, luận văn đã kết hợp phương pháp phân tích bối cảnh, diễn biến thực tế và số liệu đa dạng để chứng minh mối liên hệ giữa rủi ro chính trị và giá trị đồng tiền. Nhận thấy có sự khác nhau về mức độ biến động tiền tệ giữa các quốc gia khác nhau với chế độ tỷ giá khác nhau. Cũng như sự tiếp nhận, phản ánh về rủi ro đối với cùng một loại hình rủi ro chính trị sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Qua nghiên cứu, luận văn thấy rằng mỗi sự kiện chính trị tại mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng, công tác phân tích dự báo không thể chỉ dựa trên số liệu thống kê để ước tính, mà cần phải kết hợp với phân tích bối cảnh và thông tin đa chiều để có cái nhìn đầy đủ, chính xác. Đưa ra một số giải pháp ứng phó rủi ro chính trị nhằm ổn định tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Bố cục chính của luận văn chia làm 3 phần như sau :
  15. 4 Chương I. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương II. Phân tích ảnh hưởng của rủi ro chính trị đến giá trị của tiền tệ Chương III. Giải pháp ổn định giá trị tiền tệ và phòng ngừa tổn thất do biến động tỷ giá của Việt Nam trước nguy cơ rủi ro chính trị trong và ngoài nước.
  16. 5 Chương I. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận về rủi ro chính trị 1.1.1. Khái niệm Có thể thấy rằng phân tích rủi ro là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng nào, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có ý định tham gia vào thị trường quốc tế thì rủi ro chính trị là một trong những rủi ro chính mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tuy vậy khái niệm về rủi ro chính trị chỉ bắt đầu được phát triển từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khởi nguồn từ việc các dòng vốn từ Hoa kỳ đổ dồn về Châu Âu. Khái niệm rủi ro chính trị đầu tiên được nhắc đến như một phần của rủi ro quốc gia, để giải thích cho việc mất khả năng thanh toán của một quốc gia. Những năm 1960, các chủ thể kinh tế tài chính bắt đầu phân tích rủi ro quốc gia, trước bối cảnh chính trị thế giới được đan xen bởi hai quá trình phức tạp: Chiến tranh lạnh với sự đối nghịch về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa thị trường tự do và nền kinh tế kế hoạch hóa; và quá trình thuộc địa hóa. Với các sự kiện như là cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 hay cuộc khủng hoảng Congo năm 1960… có thể tác động mạnh mẽ làm thay đổi đột ngột chính trị và môi trường kinh doanh. Các học giả phương tây thời kỳ này, đôi khi gọi rủi ro chính trị là rủi ro phi kinh tế, nó được coi là một đặc trưng của các quốc gia kém phát triển hay đang phát triển. Các nhà phân tích rủi ro chính trị thời kỳ đầu hầu như chỉ quan tâm đến những tranh chấp xuất phát từ cái gọi là chủ nghĩa kinh tế dân tộc (economic nationalism), một xu hướng điển hình tại các nước đang phát triển thông qua việc tịch thu hoặc quốc hữu hóa tài sản nước ngoài dưới danh nghĩa lợi ích công cộng. Những năm 1970 được đánh dấu bởi hai chuỗi sự kiện có tác động lớn tới nhận thức của giới kinh doanh về rủi ro chính trị: cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và cách mạng Iran năm 1979 (hay cách mạng hồi giáo). Cùng với chuỗi các sự kiện lớn kể trên, tầm quan trọng của phân tích và quản lý rủi ro chính trị được nâng cao, ngành nghề liên quan đến rủi ro chính trị bắt đầu phát triển nở rộ, hình thành
  17. 6 hàng loạt các công ty tư vấn rủi ro chính trị và các loại hình bảo hiểm rủi ro chính trị được cung cấp bởi cả các công ty bảo hiểm nhà nước và tư nhân. Từ những năm 1980 khi các cuộc khủng hoảng nợ xảy ra ở Mỹ Latin, thế giới đã chứng kiến một sự thay đổi khác trong ý nghĩa của rủi ro chính trị, tập trung vào vấn đề quản lý nợ của các nước sở tại. Kể từ những năm 1990, đặc biệt sau sự kiện 11/9 – cuộc tấn công vào khu phức hợp World Trade Center tại thành phố New York, khủng bố đã trở thành mối lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế và trở thành một phần trong khái niệm về rủi ro chính trị. Phạm vi của phân tích rủi ro chính trị cũng được mở rộng hơn: trước đây phân tích rủi ro chính trị chủ yếu được thực hiện và vì lợi ích của các công ty đa quốc gia phương Tây (phần lớn là Hoa Kỳ) thì nay phân tích rủi ro chính trị đã phát triển trên toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính (cả về chính trị và kinh tế) năm 2008 gây ra sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu... giờ đây các quốc gia phát triển không còn là ngoại lệ đối với với rủi ro trong mắt các nhà đầu tư như trước đây. Rủi ro chính trị không được xem là nguy cơ của riêng các quốc gia kém phát triển. Có thể thấy rằng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng định nghĩa rủi ro chính trị, tuy nhiên cùng với diễn biến của lịch sử kinh tế chính trị thế giới, lĩnh vực rủi ro chính trị ngày càng phát triểnthì khái niệm về rủi ro chính trị cũng ngày càng mở rộng và đối với nhiều lĩnh vực liên quan khác trở nên mơ hồ không rõ ranh giới. Tựu chung lại có năm quan điểm nổi bật về rủi ro chính trị1 qua qua các thời kỳ như sau: 1) Rủi ro chính trị là rủi ro phi kinh tế (Meyer 1985, Ciarrapico 1984); 2) Rủi ro chính trị là những sự can thiệp không mong muốn của chính phủ vào hoạt động kinh doanh (Eiteman và Stonehill 1973, Aliber 1975, Henisz và Zelner 2010);3) Rủi ro chính trị là khả năng làm gián đoạn hoạt động của các công ty đa quốc gia bởi các lực lượng hoặc sự kiện chính trị (Root 1972, Brewers 1981, Jodice 1984, MIGA 2010); 4) Rủi ro chính trị là sự gián đoạn trong môi trường kinh doanh xuất phát từ 1 POLITICAL RISK: CONCEPTS, DEFINITIONS,CHALLENGES (2013 Cecilia Emma Sottilotta)
  18. 7 thay đổi chính trị, có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc mục tiêu của một công ty (Robock 1971, Thunell 1977, Micallef 1982); 5) Rủi ro chính trị là sự bất ổn chính trị và sự thay đổi căn bản về chính trị ở nước sở tại (Green 1974, Thunell 1977). Dù không có một khái niệm chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi nhưng có thể nhận thấy khái niệm về rủi ro chính trị đi theo những lập trường và cách tiếp cận có thể phân loại. Phần tiếp sau đây là một số cách phân loại về rủi ro chính trị. 1.1.2. Phân loại rủi ro chính trị 1.1.2.1. Phân biệt rủi ro chính trị theo ảnh hưởng tiêu cực và trung lập Qua nghiên cứu tổng hợp của José Carlos Hernández2 quan điểm về rủi ro chính trị được phân thành hai hướng tiếp cận chính, một là những quan điểm có cách tiếp cận theo hướng tiêu cực, hai là những quan điểm có cách tiếp cận trung lập. Đối với cách định nghĩa rủi ro chính trị theo hướng tiêu cực, rủi ro chính trị được hiểu là những sự kiện chính trị có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh sản xuất của một hay nhiều công ty đa quốc gia. Trong cách tiếp cận này lại được phân thành hai nhóm nhỏ: 1) Các quan điểm cho rằng rủi ro chính trị xuất phát gần như hoàn toàn từ các hành động của chính phủ hoặc xuất phát từ quyền lực Nhà nước; và 2) những quan điểm khác mở rộng trọng tâm phân tích và xem xét đến các chủ thể khác bao gồm cả trong nước và quốc tế. Các quan điểm thuộc nhóm một có thể kể đến: Jiménez, Durán và De la Fuente (2011) định nghĩa rủi ro chính trị "là khả năng nhà nước sử dụng độc quyền cưỡng chế pháp lý để đơn phương phá bỏ các thỏa thuận với công ty đa quốc gia, nhằm can thiệp đến việc phân phối lại thu nhập giữa khu vực công và khu vực tư nhân"; Kobrin (1982) chỉ ra rằng rủi ro chính trị xuất phát từ "các hành động của chính phủ [...] can thiệp vào các giao dịch kinh tế, thay đổi các điều khoản thỏa thuận và sung công". Các quan niệm về rủi ro chính trị trên phổ biến trong những thập kỷ đầu tiên khi mà rủi ro chính trị bắt đầu được phân tích, vì rủi ro này xuất hiện khởi nguồn từ hành động sung công của các chính phủ. Tuy nhiên, ngày nay, rủi ro chính trị là một hiện tượng đa chiều không chỉ hạn 2 The political risk analysis (2018, José Carlos Hernández)
  19. 8 chế trong phạm vi các chủ thể lập pháp và hành pháp. Vì vậy xuất hiện những quan điểm mở rộng chủ thể rủi ro chính trị thuộc nhóm thứ hai: Đối với Root (1972), rủi ro chính trị không chỉ xuất phát từ các hành động của chính phủ hay hoạt động lập pháp, mà, các đảng chính trị, các nhóm xã hội hoặc đoàn thể cũng có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài và do đó, tạo thành các tác nhân gây ra rủi ro chính trị; Simon (1982) định nghĩa rủi ro chính trị là các hành động và chính sách nhà nước và hoặc xã hội có nguồn gốc cả trong và ngoài nước, có tác động tiêu cực đến một nhóm các công ty trong một lĩnh vực nhất định hoặc trên hầu hết lĩnh vực đầu tư và hoạt động kinh doanh nước ngoài.Ngoài các học giả, còn có quan điểm rủi ro chính trị của các công ty quốc tế khi phải đối mặt với rủi ro chính trị đến từ cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước. Công ty Shell định nghĩa rủi ro chính trị trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt là "khả năng không duy trì hợp đồng dầu mỏ trong mười năm vì những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế hoặc chính trị và tâm lý xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp nước ngoài". Đối với cách định nghĩa rủi ro chính trị theo hướng trung lập, rủi ro chính trị không chỉ mang ảnh hưởng tiêu cực, mà còn được coi là bất kỳ thay đổi căn bản nào xảy ra trong một hệ thống chính trị nhất định. Ting (1988) định nghĩa rủi ro chính trị là sự không chắc chắn phát sinh ở một quốc gia nhất định, không phụ thuộc vào thị trường, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một công ty đa quốc gia và gây ra bởi sự bất ổn chính trị của nước sở tại và hoặc hệ thống trao đổi của quốc gia đó với nước ngoài. Tương tự, đối với Theodorou (1993), rủi ro chính trị là khả năng có những thay đổi bất ngờ, xuất phát từ các nguyên nhân chính trị hoặc liên quan đến chính trị, có thể làm thay đổi chiến lược, mục tiêu của các công ty đối với nước ngoài. Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng cách tiếp cận trung lập là định nghĩa rộng hơn của cách tiếp cận tiêu cực, bao gồm các tác nhân khác nhau được tạo ra bởi rủi ro chính trị, cũng như các tác nhân bên trong và bên ngoài quốc gia. Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp là phương pháp trung lập nhận thấy rằng rủi ro chính trị có thể mang lại, không chỉ các mối đe dọa, mà còn cả các cơ hội cho các công ty đa quốc gia. Để minh họa điều này, hãy xem trường hợp sau đây là một ví
  20. 9 dụ: Một công ty đa quốc gia dự định thành lập công ty ở quốc gia A, nơi dự kiến sẽ có một sự thay đổi triệt để trong chế độ chính trị. Từ quan điểm tiêu cực, sự kiện này sẽ được nhìn nhận trong một phân tích rủi ro chính trị như là một tác nhân gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài cách nhìn trên, cách tiếp cận trung lập còn xem xét khả năng chế độ mới sẽ cởi mở hơn đối với các chính sách ủng hộ thị trường và đầu tư nước ngoài, do đó thể hiện sự thay đổi tích cực đối với môi trường kinh doanh. 1.1.2.2. Phân biệt rủi ro chính trị dưới góc độ vĩ mô và vi mô Bảng 1. Phân biệt rủi ro chính trị dưới góc độ vĩ mô và vi mô Bên ngoài Bên trong  Chiến tranh, xung đột xuyên quốc  Cách mạng, nội chiến gia  Xung đột phe phái  Khủng bố quốc tế  Xung đột sắc tộc, tôn giáo Xã hội  Dư luận quốc tế  Bạo loạn, khủng bố lan rộng  Áp lực phản đối từ quốc tế vì các  Đình công, chống đối trên toàn quốc mục đích như bảo vệ môi trường,  Thay đổi dư luận vấn đề biến đổi khí hậu, nạn phân  Hoạt động của các tổ chức công đoàn, Vĩ mô biệt chủng tộc… đoàn thể  Chiến tranh hạt nhân  Quốc hữu hóa, sung công  Chiến tranh giữa các quốc gia  Loại bỏ dần các quyền tài sản của nhà Chính phủ  Xung đột biên giới đầu tư nước ngoài  Thay đổi đồng minh  Khó khăn trong lãnh đạo, điều hành  Hạn chế chuyển tiền về nước  Thay đổi chế độ  Cấm vậnquốc tế  Lạm phát cao, lãi suất cao  Bất ổn kinh tế quốc tế  Quyền lực chính trị tập trung  Các hoạt động xã hội quốc tế  Khủng bố, biểu tình, đình công trong  Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước có mục tiêu chọn lọc đa quốc gia nước ngoài  Tẩy chay quốc gia đối với một doanh Xã hội  Khủng bố quốc tế có mục tiêu nghiệp chọn lọc  Tẩy chay quốc tế đối với một Vi mô doanh nghiệp  Áp lực ngoại giao  Quốc hữu hóa, sung công có mục tiêu chọn lọc Chính phủ  Hiệp định thương mại song phương  Đánh thuế phân biệt đối xử  Hạn chế xuất nhập khẩu  Chính sách luật về tỷ lệ nguyên vật liệu, dịch vụ, lao động địa phương đối với một ngành lĩnh vực cụ thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2