Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
lượt xem 8
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín" với mục tiêu phân tích các cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng và hoạt động số hóa, so sánh đối chiếu với thực trạng hoạt động số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ KIM KHÁNH SỐ HÓA QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ KIM KHÁNH SỐ HÓA QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÂM THỊ HỒNG HOA Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Lâm Thị Hồng Hoa. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn trong tài liệu. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, Ngày ……. Tháng……. Năm 2023 Tác giả luận văn VŨ THỊ KIM KHÁNH
- ii LỜI CẢM ƠN Được học tập và nghiên cứu các thông tin, kiến thức tại Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh chính là một điều may mắn đối với tôi khi môi trường học tập, điều kiện nghiên cứu rất chuyên nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tâm đến từ đội ngũ Giảng viên đầy kinh nghiệm và tâm huyết. Để luận văn có thể hoàn thành và đi đến thành công như ngày hôm nay, tôi xin được cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, cảm ơn sự dạy bảo của các Thầy/Cô không ngại khó khăn về không gian, thời gian để đứng lớp giảng dạy dù là các lớp tập trung hoặc lớp học online để giúp tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến Sĩ Lâm Thị Hồng Hoa – Người hướng dẫn khoa học của tôi. Xin cảm ơn Cô vì đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tôi thực hiện bài nghiên cứu, cảm ơn những ý kiến đóng góp và chỉnh sửa của Cô đối với luận văn để bài nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Tiêu đề: Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tóm tắt: Chiến lược kinh doanh hoàn thiện là chiến lược vừa khai thác được tối ưu nguổn lực của doanh nghiệp vừa kiểm soát được rủi ro trong quá trình kinh doanh. Tăng trưởng an toàn và bền vững luôn là tiêu chí các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội hướng đến. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc số hóa quy trình sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu nguồn lực cũng như hỗ trợ kiểm soát rủi ro trong kinh doanh, tôi đã quyết định chọn đề tài “Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín” để thực hiện nghiên cứu với phương pháp khoa học là phương pháp định tính. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thu thập và phân tích số liệu …. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu nêu trên đánh giá khách quan thực trạng số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác giả sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank đến năm 2025. Từ khóa: số hóa, quy trình cấp tín dụng, Sacombank
- iv ABSTRACT Title: Digitalizating the credit procedure at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank. Abtracts: A perfect business strategy is a strategy that both optimally exploits the resources of the enterprise and controls risks in the business process. Safe and sustainable growth is always the goal of businesses in all socia-economic fields. Realizing the importance of process digitalization that will help enterprises optimize resources as well as support risk control in business, I have decided to choose the topic “Digitalizating the credit procedure at Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank” to conduct research with the specific method in my case is the Qualilative Research. In this thesis, the reseacrh mothods uesd by the author are analysis and systhesis methods, data and documentary collection and analysis methods…The combine application of these methods will objectively assess the status of digitalization of the the credit procedure at Sacombank. Based on the assessment of the current situation, the author will offer specific solutions to improve the digitalization of the credit procedure at Sacombank by 2025. Keywords: digitalization, credit procedure, Sacombank.
- v MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 3 3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Đóng góp đề tài ........................................................................................................ 5 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG SỐ HÓA ............................................................................................................ 11 1.1 Cơ sở lý thuyết về cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng ...................................... 11 1.1.1 Khái niệm tín dụng ........................................................................................ 11 1.1.2 Phân loại tín dụng .......................................................................................... 13 1.1.3 Chức năng của tín dụng ngân hàng ................................................................ 15 1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng ...................................................................... 16 1.1.5 Khái niệm quy trình cấp tín dụng .................................................................. 16 1.1.6 Sự cần thiết phải thiết kế và vận hành quy trình cấp tín dụng ....................... 17 1.1.7 Nội dung quy trình cấp tín dụng: ................................................................... 18 1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế và vận hành quy trình cấp tín dụng ........ 21 1.2 Cơ sở lý thuyết về số hóa ..................................................................................... 24 1.2.1 Khái niệm số hoá ........................................................................................... 24 1.2.2 Đặc điểm hoạt động số hoá ............................................................................ 25 1.3. Số hóa quy trình cấp tín dụng ............................................................................. 29 1.3.1 Khái niệm số hoá quy trình cấp tín dụng ....................................................... 29 1.3.2 Sự khác biệt quy trình cấp tín dụng truyền thống và quy trình tín dụng số hoá ..................................................................................................................... 30 1.3.3 Lợi ích của số hóa quy trình cấp tín dụng ..................................................... 33
- vi 1.3.4 Rủi ro của số hóa quy trình cấp tín dụng ....................................................... 34 1.3.5 Điều kiện để thực hiện số hóa quy trình cấp tín dụng ................................... 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỐ HÓA QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) ...... 42 2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và hoạt động của Sacombank ............................ 42 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank ...................................... 42 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sacombank ..................................................................... 43 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Sacombank giai đoạn 2018 – 2022............................................................................................ 44 2.1.4 Kết quả hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2018 – 2022 ............ 46 2.2 Thực trạng số hóa quy trình CTD tại Sacombank giai đoạn 2018 – 2022 .......... 51 2.2.1 Giới thiệu về hệ thống LOS ........................................................................... 51 2.2.2. Quy trình cấp tín dụng tại Sacombank sau khi thực hiện số hóa .................. 52 2.3 Thực trạng áp dụng số hóa quy trình cấp tín dụng .............................................. 55 2.3.1 Sự thay đổi khi áp dụng số hóa quy trình cấp tín dụng (hệ thống LOS) ....... 55 2.3.2 Điểm khác biệt và lợi ích của việc triển khai LOS ........................................ 57 2.3.3 Thực trạng quản lý hạn mức .......................................................................... 57 2.4 Kết quả khảo sát số hoá quy trình cấp tín dụng ................................................... 60 2.4.1 Đối tượng khảo sát và cơ sở chọn mẫu:......................................................... 60 2.4.2 Nội dung khảo sát: ......................................................................................... 61 2.4.3 Kết quả khảo sát: ........................................................................................... 63 2.5 Đánh giá về công tác xây dựng và vận hành hệ thống LOS ................................ 66 2.5.1 Điểm đạt được................................................................................................ 66 2.5.2 Hạn chế .......................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN SỐ HÓA QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ............... 71 3.1 Hoàn thiện việc nhận diện và đánh giá rủi ro ...................................................... 71 3.2 Về cơ chế kiểm soát ............................................................................................. 73 3.3 Về hoàn thiện hệ thống thông tin và báo cáo....................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................i PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................... iii
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh phương pháp .................................................................................... 55 Bảng 2.2: Giới hạn theo danh mục tín dụng .................................................................. 58 Bảng 2.3: Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 63 Bảng 2.4: Nhận diện sự kiện tiềm tàng ......................................................................... 64 Bảng 2.5: Đánh giá rủi ro .............................................................................................. 64 Bảng 2.6: Hoạt động kiểm soát ..................................................................................... 65 Bảng 2.7: Giám sát ........................................................................................................ 66
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản................................................................................ 44 Hình 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động ................................................................. 44 Hình 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ................................................................. 45 Hình 2.4: Hiệu quả hoạt động........................................................................................ 46 Hình 2.5: Tăng trưởng dư nợ ......................................................................................... 47 Hình 2.6: Dư nợ theo kỳ hạn ......................................................................................... 48 Hình 2.7: Dư nợ theo loại hình khách hàng .................................................................. 49 Hình 2.8: Chất lượng dư nợ ........................................................................................... 50
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Số hóa các dịch vụ ngân hàng đã tăng cường nỗ lực hướng tới loại bỏ các thách thức liên quan đến khoảng cách địa lý trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính (Schweizer, 2019). Ngân hàng số không chỉ cho phép các ngân hàng trong nước tiếp cận số lượng khách hàng cao hơn mà còn cải thiện tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng bằng giảm chi phí hoạt động trong các tổ chức tài chính (Pirainen, 2017). Do đó, các dịch vụ được cung cấp được cho là sẽ tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng ngân hàng và các bên liên quan (Weiss và Ndemo, 2017). Các dịch vụ ngân hàng như (dịch vụ tài khoản, Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân quỹ) có thể được truy cập thông qua máy ATM, ngân hàng trên máy tính, ngân hàng qua email và ngân hàng di động. Việc sử dụng công nghệ tài chính (FINTECH) tạo điều kiện tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Với công nghệ này, khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản và xem lại thông tin tài khoản của mình. Omariba và cộng sự (2012) lập luận rằng, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số có thể mở tài khoản ngân hàng thông qua video được phát rộng trên trình duyệt web của họ, chuyển tiền, đáp ứng thời hạn quy định, tạo điều kiện tiết kiệm, khuyến khích chuyển tiền và tạo điều kiện trả nợ mà trước đây không thể quan tâm. Việc áp dụng công nghệ mới còn giúp việc cấp tín dụng dễ dàng hơn (Sharma, 2019). Các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Pháp, những người sáng lập cốt lõi của mạng kỹ thuật số hầu như không phải đối mặt với thách thức kết nối mạng kém trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính (Porkelsson, 2017). Lục địa châu Phi cụ thể hơn là Sahara và Châu Phi cận Sahara, không xa việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Nó đã chuyển từ hệ thống ngân hàng thủ công sang ngân hàng số vào cuối những năm 1980 và 1990 (Pasola và Reixach, 2001). Tuy nhiên, các quốc gia như Nam Phi, Mauritius, Tunisia và Ai Cập đã phát triển các dịch vụ ngân hàng số như Ngân hàng Phát triển Châu Phi (2015) đã đề cập. Sự tiến bộ của công nghệ ở các quốc gia này đã tạo điều kiện cho việc tăng khả năng
- 2 tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số thông qua truy cập các dịch vụ mạng được đề cập là một trong những hạn chế cản trở ngành tài chính kỹ thuật số. Các quốc gia như Sudan, Somalia được cho là có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng kém do công nghệ kém như trích dẫn của Aguayo (2020). Yêu cầu chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến, áp dụng văn phòng không giấy đã đặt các doanh nghiệp cũng như ngân hàng trước yêu cầu cao trong việc kết hợp các giải pháp/ứng dụng công nghệ như: phương thức xác thực như dữ liệu điện tử, chữ ký số, mã định danh, chương trình xử lý dữ liệu từ xa… để hoạt động kinh doanh được duy trì liên tục. Yêu cầu này được chứng minh là cấp thiết hơn khi xảy ra những biến cố bất thường ảnh hưởng đến hoạt động giao lưu kinh tế, đến đời sống xã hội như đại dịch COVID- 19 trên toàn cầu bắt đầu từ năm 2020. Từ bối cảnh chung đó, năm 2022 đã được các ngân hàng xác định là một năm quan trọng trong việc đẩy mạnh chiến lược số hóa để gia tăng trải nghiệm của khách hàng và đáp ứng nhu cầu quản trị của chính nội bộ ngân hàng đó. Trong cơ cấu kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam, tín dụng là mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng khá cao, được vận hành và kiểm soát bởi một hệ thống quy trình, văn bản phức tạp đòi hỏi đơn vị cấp tín dụng phải tuân thủ mà vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh và kiểm soát được rủi ro. Trước áp lực tuân thủ các Hiệp ước Quốc tế trong kinh doanh ngân hàng, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng và đòi hỏi gia tăng trải nghiệm của khách hàng trong bối cảnh công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, các NHTM Việt Nam đã và đang tăng tốc trong việc ứng dụng công nghệ số trong cả sản phẩm dịch vụ cũng như ứng dụng số trong quản trị điều hành, nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như tăng cường công tác quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh. Tính đến nay hầu hết các NHTM lớn tại thị trường Việt Nam đã và đang thực hiện số hóa hoạt động cấp tín dụng khi cung cấp một số sản phẩm tín dụng qua các kênh ứng dụng số, ngân hàng số, ngân hàng điện tử…cũng như tăng tốc chuyển đổi số các kênh giao tiếp nội bộ.
- 3 2. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 31 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã khẳng định thị phần và vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam khi cung ứng các sản phẩm dịch vụ đa dạng đến với khách hàng. Dù đang trong quá trình tái cấu trúc toàn diện nhưng kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn có sự chuyển biến tích cực. Đầu năm 2020 Sacombank đã chính thức triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel 2 trong quản trị kinh doanh, đồng thời cũng triển khai các chương trình/ứng dụng nội bộ trong hầu hết quy trình hoạt động nhằm mục tiêu cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực quản trị điều hành. Một trong các hệ thống nội bộ được vận hành và đi vào hoạt động chính là Hệ thống khởi tạo, phê duyệt hồ sơ tín dụng (Loan Origination System – LOS) với các chức năng chính là quản lý hạn mức, khoản vay, tài sản bảo đảm, là nguồn dữ liệu đầu vào hệ thống Core Banking của các giao dịch cấp tín dụng, đồng thời hệ thống cũng cung cấp các dữ liệu báo cáo phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel 2… Với những yêu cầu và giá trị thiết thực nêu trên, việc số hóa quy trình tín dụng bằng các hệ thống, chương trình công nghệ thông tin là hết sức cần thiết, có ý nghĩa đóng góp quan trọng nhằm thực hiện thành công đề án phát triển, tái cấu trúc, gia tăng năng lực cạnh tranh, quản trị rủi ro tín dụng trên phạm vi toàn hàng trong chu kỳ chiến lược đến 2025 – 2030 của Sacombank. Tuy nhiên trong quá trình triển khai hoạt động số hóa quy trình cấp tín dụng có nhiều vấn đề nảy sinh như: chuẩn hóa dữ liệu, đồng bộ quy trình giữa thực tế và hệ thống, cập nhật và cải tiến sản phẩm trên hệ thống, công tác trích xuất dữ liệu báo cáo theo yêu cầu quản trị điều hành và quản lý rủi ro vẫn còn nhiều vướng mắc, thách thức trong quá trình chuyển đổi. Một ví dụ cơ bản nhất là về công tác kết chuyển, đấu nối dữ liệu hiện hữu của ngân hàng vào hệ thống mới gặp nhiều khó khăn trong việc đồng bộ dữ liệu hoặc cấu trúc dữ liệu cũ chưa thật sự tương thích với cơ sở dữ liệu mới. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Số hóa quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
- 4 3. Mục tiêu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích các cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng và hoạt động số hóa, so sánh đối chiếu với thực trạng hoạt động số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank, từ đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank. 3.2 Mục tiêu cụ thể + Phân tích, đánh giá thực trạng số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank giai đoạn 2018 - 2022. + Đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank. 4. Câu hỏi nghiên cứu + Thực trạng số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank hiện nay? + Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện việc số hóa quy trình cấp tín dụng và vận hành quy trình thuận lợi tại Sacombank trong thời gian tới? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: số hóa quy trình cấp tín dụng. + Không gian nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) + Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2018 đến 2022. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính được sử dụng trong bài gồm: + Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các lý thuyết liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng nói chung và quy trình cấp, kiểm soát rủi ro tín dụng nói riêng. Tổng hợp các dữ liệu, thông tin thực tế để có cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank. + Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích dữ liệu thực tế, so sánh kết quả thực hiện trước và sau khi ứng dụng công nghệ trong quy trình cấp tín dụng để đánh giá kết quả triển khai ứng dụng công nghệ vào quy trình cấp tín dụng.
- 5 + Phương pháp khảo sát, phỏng vấn chuyên gia để thu thập ý kiến các đơn vị và người dùng sử dụng hệ thống LOS tại Sacombank nhằm tìm tìm ra ưu, nhược điểm khi triển khai LOS giai đoạn 2018 – 2022 làm cơ sở rút ra các kết luận về công tác số hóa quy trình cấp tín dụng. Thông tin khảo sát gồm: Đối tượng khảo sát: đội ngũ nhân sự được cấp quyền thao tác trên hệ thống (Chuyên viên khách hàng, Giao dịch viên, Chuyên viên quản lý tín dụng, Kiểm soát viên/Các cấp lãnh đạo). • Thời gian khảo sát: tháng 9/2022. • Nội dung khảo sát: mức độ nắm bắt hệ thống, mức độ hài lòng của người dùng đối với hệ thống LOS cũng như thu thập các nội dung kiến nghị cần cải tiến, phương thức đào tạo sử dụng hệ thống. 7. Đóng góp đề tài + Luận văn chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank giai đoạn 2018 – 2022. + Đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác số hóa quy trình cấp tín dụng tại Sacombank. + Đề tài mang tính ứng dụng được thực hiện trong quá trình công tác tại Sacombank, đồng thời, có thể phát triển, xây dựng các phần mềm, ứng dụng, chương trình tích hợp với hệ thống LOS để phục vụ cho ban lãnh đạo trong hoạt động kiểm soát rủi ro, phân hạng khách hàng, chấm điểm xếp hạng tín dụng, truy xuất báo cáo theo quy định hiện hành… 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Trong bối cảnh vận động và phát triển của thế giới hiện nay, công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng đóng vai trò quan trọng cũng như tính liên kết giữa hai lĩnh vực ngày càng chặt chẽ. Ngoài ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm số của mình, ngân hàng cũng là một trong những đơn vị vận hành nhiều hệ thống, chương trình công nghệ trong quá trình hoạt động và tác nghiệp. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu như:
- 6 (1) Tác giả Bùi Văn Trịnh và Phạm Minh Trí với đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, tạp chí ngân hàng, số tháng 11/2022. Bài viết của tác giả cho thấy ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đã và đang có những dấu hiệu tích cực đến tình hình hoạt động kinh doanh, tối ưu hệ thống quy trình nghiệp vụ nội bộ cũng như khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Theo đó chuyển đổi số gồm 3 giai đoạn chính là: một là giai đoạn số hóa, hai là chuyển đổi kỹ thuật số và cuối cùng là tái tạo số; trong đó tại từng giai đoạn việc ứng dụng các công nghệ mới sẽ từng bước được thiết lập để từ đó đạt được các mục tiêu như nâng cao năng lực xử lý thông tin, chi phí phát sinh thấp, cuối cùng là cung ứng đến khách hàng những sản phẩm tối ưu nhất, đảm bảo lợi ích và tính tiến lợi của khách hàng xuyên suốt quá trình giao dịch với ngân hàng. (2) Tác giả Phạm Tiến Dũng với đề tài “Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu trong hoạt động ngân hàng”, tạp chí Chính sách và sự kiện số 1 - tháng 1/2021. Bài viết đã đề cập việc NHNN yêu cầu các NHTM phải xây dựng và thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2020 – 2025 để đạt mục tiêu “chuẩn hóa tự động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ…phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên không gian mạng”. Theo kết quả khảo sát tháng 9/2020 của tác giả thì hơn 88% NHTM tại Việt Nam chọn mô hình số hóa cả kênh giao tiếp khách hàng (front end) và kênh nghiệp vụ nội bộ (back end) hoặc số hóa toàn bộ, chỉ 6% NHTM chọn số hóa kênh giao tiếp khách hàng. Ngoài đầu tư, tích hợp công nghệ vào sản phẩm dịch vụ, hệ thống các NHTM còn chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn bảo mật dữ liệu, giảm thiểu rủi ro hệ thống. Khuyến nghị được tác giả đưa ra là công tác phát triển hạ tầng công nghệ cần được thực hiện đồng bộ, tập trung, thống nhất, có khả năng tích hợp đa hệ thống nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của các ngân hàng.
- 7 (3) Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh với đề tài nghiên cứu “Số hóa trong tài trợ thương mại quốc tế nhằm ứng phó ảnh hưởng của đại dịch Covid 19”, tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 231 – tháng 08/2021. Đề tài đặt vấn đề về việc đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng trong bối cảnh phong tỏa bởi Covid – 19 và vấn đề này đã được giải quyết bằng phương thức số hóa. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp trong và ngoài nước, tác giả đã trả lời được các câu hỏi là: (i) Quy trình truyền thống dựa trên chứng từ giấy của nghiệp vụ tài trợ thương mại đã gặp những thách thức gì dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19? (ii) Các hình thức số hóa hoạt động tài trợ thương mại đang được các ngân hàng thực hiện như thế nào và nhận diện rủi ro phát sinh khi thực hiện số hóa? Trong giai đoạn phong tỏa, giãn cách để phòng chống Covid, các ngân hàng đã triển khai các hình thức số hóa để đảm bảo hoạt động tài trợ thương mại được vận hành liên tục như chữ ký điện tử (e – signature), chứng từ điện tử (e – documents), đẩy mạnh giao dịch các nền tảng số (digital platform). Dù còn nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình triển khai số hóa tài trợ thương mại như khó đảm bảo tính xác thực của giao dịch, nguy cơ lộ thông tin nội bộ liên quan đến khách hàng/ngân hàng, đối diện với nguy cơ lừa đảo của tội phạm công nghệ…nhưng bước đầu việc thực hiện số hóa cho thấy các ngân hàng đã bắt kịp xu hướng vận động của mảng tài trợ thương mại tương lai nói riêng và của lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung. (4) Tác giả Nguyễn Quang Nhi với bài nghiên cứu “Công nghệ số trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng”, chuyên đề Công nghệ và Ngân hàng số, tạp chí Chính sách và sự kiện, số 08/2020 cho thấy ngành ngân hàng đã và đang ứng dụng công nghệ trong việc quản lý vận hành hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ như tạo nền tảng cho sự ra đời của các sản phẩm mới. Bài viết của tác giả nghiên cứu ứng dụng công nghệ số Blockchain vào hoạt động thanh toán quốc tế (cụ thể là giao dịch thư tín dụng – LC) tại ba ngân hàng như Barclays, HSBC (Anh) và ING Bank (Đức). Dù chỉ mới thí điểm một số trường hợp và chưa triển khai đại trà nhưng thực tiễn đã cho thấy việc ứng dụng các công nghệ
- 8 mới đã giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí giao dịch, đảm bảo sự an toàn minh bạch và hạn chế rủi ro gian lận/ giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đối với hiện trạng thực tế tại Việt Nam, tác giả nêu rõ việc thử nghiệm công nghệ số trong thanh toán quốc tế mới chỉ áp dụng qua vài giao dịch như: giao dịch nhập khẩu hàng hóa giữa khách hàng của HSBC Việt Nam và HSBC Hàn Quốc thông qua ứng dụng Voltron (nền tảng của Blockchain). Hoặc giao dịch nhập khẩu hàng hóa giữa khách hàng của BIDV Việt Nam phối hợp với các ngân hàng Standard Chartered Thái Lan, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng như giao dịch thư tín dụng giữa khách hàng của HD Bank và Vietinbank. Dù còn nhiều hạn chế khách quan và chủ quan trong việc ứng dụng công nghệ số, cần có sự đồng thuận toàn diện giữa các bên liên quan trong hoạt động thanh toán quốc tế nhưng bài nghiên cứu của tác giả đã đưa ra hàm ý xu thế công nghệ mới ngày càng phát triển mạnh mẽ đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các ngân hàng trong việc đổi mới quy trình, sản phẩm dịch vụ với nền tảng ứng dụng công nghệ cao trong toàn diện mọi hoạt động. (5) Bài nghiên cứu của (Gimblett, 2018) đã đề cập đến vấn đề số hóa quy trình quản lý rủi ro hoạt động tại hệ thống các ngân hàng Thụy Sỹ. Theo đó, quản lý rủi ro hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng, cùng với sự phát triển của công nghệ số hay còn gọi là số hóa, nhu cầu và đánh giá của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng khắt khe, điều này đã buộc các ngân hàng phải đánh giá lại toàn bộ mô hình và quy trình kinh doanh của họ, từ đó công tác quản lý rủi ro hoạt động cũng sẽ bị thay đổi từ sự thay đổi/đánh giá lại này. Dựa trên kết quả phỏng vấn định tính và khảo sát các chuyên gia tại bốn ngân hàng khác nhau tại Thụy Sỹ, bài viết đưa ra ý kiến rằng mức độ tác động của số hóa đến công tác quản lý rủi ro hoạt động là ở mức vừa phải, không có rủi ro hoạt động mới phát sinh trong tương lai, mà rủi ro chính các ngân hàng phải đối mặt liên quan đến hoạt động số hóa chính là rủi ro mạng, rủi ro mô hình và rủi ro lan tỏa. Tác giả cũng khẳng định số hóa quy trình đóng vai trò quan trọng trong phần thượng nguồn của công tác quản lý rủi ro hoạt động, hỗ trợ cho con người nhưng hoạt động này
- 9 không thể hoàn toàn thay thế con người, khi hệ thống số hóa đi vào hoạt động thì tác nghiệp của đội ngũ nhân sự phụ trách công tác này sẽ có sự thay đổi. (6) Nghiên cứu của (Kitsios và c.s., 2021) đã cho thấy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là một quá trình liên tục ảnh hưởng đến môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức thông qua việc thiết kế lại mô hình kinh doanh và quy trình vận hành nội bộ. Bằng phương pháp hồi quy đa biến và mô hình chấp nhận công nghệ, phạm vi bài nghiên cứu là đánh giá mức độ chấp nhận sự thay đổi công nghệ trong tác nghiệp hàng ngày của đội ngũ nhân sự tại hệ thống ngân hàng Hy Lạp. Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng đều có lợi cho cả hai bên tổ chức lẫn khách hàng khi đạt được tiêu chí tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí hoạt động và tối ưu hóa các phương pháp giám sát, kiểm soát và quản lý rủi ro. Covid – 19 cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại các ngân hàng, từ đó mang lại thách thức và cơ hội khi quá trình số hóa ngày càng được tăng tốc. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy đa biến đối với dữ liệu khảo sát, tác giả đã khẳng định đa số nhân viên ngân hàng đồng ý rằng số hóa sẽ giúp họ thực hiện khối lượng công việc lớn hơn với thời gian ngắn hơn và dễ dàng hơn, đồng thời kết quả phân tích cũng cho thấy thái độ tích cực với việc chấp nhận bắt buộc phải sử dụng các chương trình/ứng dụng tích hợp công nghệ mới trong tác nghiệp hàng ngày. Kết luận cuối cùng của tác giả nêu rõ chuyển đổi số, số hóa là việc làm phù hợp cho các tổ chức ngân hàng trong bối cảnh môi trường kinh tế ngày càng nhiều ngành dịch vụ được thúc đẩy áp dụng công nghệ nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng và cải thiện quy trình nội bộ tốt hơn. (7) Số hóa là một trong những xu hướng chính trong sự phát triển của ngành tài chính (Yadgarov et al. 2019). Cải thiện hiệu quả công nghệ của các quy trình ngân hàng có thể giúp đơn giản hóa và tối ưu hóa các hoạt động truyền thống, ngăn chặn gian lận, tạo ra các ưu đãi mới và được cá nhân hóa hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ các vùng sâu vùng xa và giảm chi phí vận hành (Artemenko và Zenchenko 2021; Kitsios et al .2021). Bài nghiên cứu của Begg (2016) đưa ra 5 lý do cần hiện đại hóa và cải tiến quy trình tín dụng trong công ty. Hiệu quả của quy
- 10 trình, nâng cao tiêu chuẩn (tính minh bạch và nhất quán), dữ liệu, quyết định tín dụng tốt hơn và cải thiện dịch vụ khách hàng, mà Rehfisch (2018) sẽ bổ sung cho các yêu cầu quy định (Begg, 2016; Rehfisch, 2018). Các đề tài, công trình nghiên cứu nêu trên đã phần nào cho thấy ứng dụng công nghệ số (chuyển đổi số) là một trong những xu hướng được lĩnh vực tài chính ngân hàng tiên phong triển khai, trong đó tiêu biểu là số hóa. Tuy nhiên hạn chế của các đề tài là chưa có bài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Gòn Thương Tín (Sacombank), chưa phân tích đánh giá cụ thể cho từng bối cảnh ngân hàng cũng như chưa nghiên cứu về số hóa quy trình cấp tín dụng (hoạt động chính yếu và quan trọng hàng đầu của các ngân hàng). Đó là khoảng trống khoa học mà đề tài nghiên cứu lần này sẽ đi vào phân tích và đánh giá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn