Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đầu tư công đến dòng vốn FDI tỉnh Bình Dương: Tiếp cận dữ liệu chuỗi
lượt xem 5
download
Luận văn "Tác động của đầu tư công đến dòng vốn FDI tỉnh Bình Dương: Tiếp cận dữ liệu chuỗi" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng đầu tư công và dòng vốn FDI tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997 – 2021. Phân tích và đánh giá mức độ tác động của đầu tư công đến việc thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đầu tư công đến dòng vốn FDI tỉnh Bình Dương: Tiếp cận dữ liệu chuỗi
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ THỊ THU HIỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TỈNH BÌNH DƯƠNG: TIẾP CẬN DỮ LIỆU CHUỖI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÕ THỊ THU HIỀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI TỈNH BÌNH DƯƠNG: TIẾP CẬN DỮ LIỆU CHUỖI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS ĐẶNG VĂN CƯỜNG BÌNH DƯƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tác động của đầu tư công đến dòng vốn FDI tỉnh Bình Dương: Tiếp cận dữ liệu chuỗi” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Văn Cường. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu là trung thực và không sao chép của bất kì nghiên cứu nào và không được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo. Học viên cao học Võ Thị Thu Hiền i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một và Viện đào tạo sau đại học của trường đã trang bị, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Đặng Văn Cường người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc đến tất cả quý thầy cô, bạn bè, gia đình và nhà trường những lời chúc tốt đẹp nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên cao học Võ Thị Thu Hiền ii
- TÓM TẮT Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như nền kinh tế quốc gia. Có nhiều yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI. Mục tiêu của nghiên cứu này là thông qua dữ thống kê từ năm 1997 – 2021 của tỉnh Bình Dương và sử dụng mô hình OLS và ECM để xác định sự tác động của yếu tố đầu tư công và các yếu tố vĩ mô khác bao gồm dân số, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), lực lượng lao động, chỉ số giá tiêu dùng theo cấp địa phương lên dòng vốn FDI trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả ước lượng cho thấy sự tăng lên của đầu tư công và GRDP có tác động tích cực lên sức hút dòng vốn FDI. Trong khi đó, dân số của tỉnh có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI. Mô hình ước lượng ECM cho thấy có 68,9% độ lệch của thực tế so với giá trị dài hạn của dòng vốn FDI được điều chỉnh mỗi năm. iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ........................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 5 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 6 1.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6 1.6.1 Dữ liệu .................................................................................................... 6 1.6.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 6 1.6.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 7 1.8 Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI ................................................................................................... 9 2.1 Tổng quan lý thuyết về FDI .......................................................................... 9 2.1.1 Khái niệm FDI ........................................................................................ 9 2.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ................................... 9 2.1.3 Các hình thức đầu tư nguồn vốn FDI ................................................... 11 2.2 Tổng quan lý thuyết về đầu tư công ........................................................... 12 2.2.1 Khái niệm đầu tư công ......................................................................... 12 2.2.2 Đặc điểm của đầu tư công .................................................................... 13 2.2.3 Vai trò của đầu tư công ........................................................................ 13 iv
- 2.2.4 Các quan điểm về đầu tư công ............................................................. 14 2.3 Các nghiên cứu trước đây ........................................................................... 16 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 16 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 19 2.4 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 24 CHƯƠNG 3 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................... 26 3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 26 3.2 Các biến nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu................................................ 28 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 28 3.2.2 Các biến phụ thuộc ............................................................................... 29 3.2.3 Các biến độc lập ................................................................................... 29 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ......... 33 4.1 Thực trạng đầu tư công và FDI tại tỉnh Bình Dương ................................. 33 4.1.1 Thực trạng đầu tư công tại tỉnh Bình Dương ....................................... 33 4.1.2 Thực trạng dòng vốn FDI ..................................................................... 40 4.2 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 48 4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ..................................................................... 48 4.2.2 Kiểm định đồng liên kết của các biến .................................................. 50 4.2.3 Kiểm định mô hình ECM ..................................................................... 52 4.3 Thảo luận kết quả........................................................................................ 54 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 57 5.1 Kết luận chung ............................................................................................ 57 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................ 57 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 62 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1 DỮ LIỆU CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU TỪ NĂM 1997 - 2021 ......................... 1 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải CPI Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm của tỉnh Bình Dương EFA Phân tích nhân tố khám phá ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Mechanism) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) Bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least FGLS Square) FTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) GCC Hội đồng hợp tác Vùng vịnh (Gufl Cooperation Council) GCI Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least GLS Squares) GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (Intelligent Community ICF Forum) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) INV Tổng vốn đầu tư công hàng năm của tỉnh Bình Dương LAB Tổng số lao động hàng năm của tỉnh Bình Dương Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và Đầu tư (Ministry of Planning MPI and Investment) OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) POP Tổng dân số hàng năm của tỉnh Bình Dương R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) WEF Diễn dàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây ............................................. 22 Bảng 3.1 Kỳ vọng của các hệ số .......................................................................... 28 Bảng 3.2 Bảng mô tả biến và nguồn dữ liệu ........................................................ 29 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến ..................................................................... 46 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu I(0) ........................... 48 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi dữ liệu I(1) ........................... 49 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 50 Bảng 4.5 Kiểm định phần dư của mô hình........................................................... 51 Bảng 4.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...................................................... 51 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình ECM ............................................................. 53 Bảng 4.8 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ECM ............................................ 54 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 32 Hình 4.1 Đầu tư công tỉnh Bình Dương năm 1997 - 2021 .................................. 34 Hình 4.2 Kế hoạch trung hạn đầu tư công của tỉnh Bình Dương......................... 35 Hình 4.3 Vốn FDI đăng ký cấp mới tỉnh Bình Dương năm 1997 - 2021 ............ 40 Hình 4.4 Số dự án FDI đăng ký cấp mới trong giai đoạn 2016 – 2021 ............... 43 Hình 4.5 Vốn FDI theo nước đối tác (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021) .......................................................................................................... 44 Hình 4.6 Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2021 ........................... 46 viii
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của các quốc gia về tất cả các lĩnh vực bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự toàn cầu hóa, đưa các quốc gia dễ dàng tiếp cận các nền kinh tế mới đầy tiềm năng và thúc đẩy sự hợp tác phát triển. Như một điều tất yếu, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục tìm kiếm một môi trường đầu tư tốt và thuận lợi để đưa dòng tiền vào nguồn sản xuất từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Theo báo cáo Chính phủ thì sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã thực sự hội nhập sâu rộng với thế giới với 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở 200%. Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam được cải thiện, xếp hạng 67/141 nền kinh tế và chuyển từ nửa dưới của bảng xếp hạng toàn cầu lên nhóm nửa trên theo Diễn dàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2018. Tháng 8 năm 2020, tạp chí Economist đã xếp hạng Việt Nam nằm trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi lần đầu tiên lọt vào danh sách 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI. Đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trong nước còn nhiều giới hạn thì FDI là một dòng vốn thực sự cần thiết đối với nền kinh tế quốc gia. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy FDI đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội của các quốc gia. Đặng Văn Cường (2016) chỉ ra FDI có thể thúc đẩy phát triển địa phương tiếp nhận về mặt kinh tế như tăng cường nguồn vốn, cung cấp ngoại tệ đầu tư, mở rộng độ tiếp cận thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy sự cạnh tranh để phát triển kinh tế 1
- giữa các doanh nghiệp, cơ hội tiếp nhận chuyển giao năng lực quản trị và tiến bộ công nghệ, đồng thời FDI còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho địa phương. Trần Văn Đạt và Nguyễn Hồng Thu (2021) cũng cùng nhận định rằng FDI có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước. Nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI đã cho thấy để thu hút được nguồn vốn FDI cần phải nâng cao trình độ lao động như thêm trường học, cải thiện cơ sở hạ tầng để giảm chi phí vận chuyển, bảo vệ môi trường, những hoạt động cải tiến để thu hút FDI đã đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội về nhiều mặt. Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã có những bước phát triển đồng bộ và mạnh mẽ. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thì đến năm 2021, Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và áp dụng công nghệ hiện đại. Hiện nay Bình Dương là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, có sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực và đang thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn FDI. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI đã giúp Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh, trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương cao nhất và có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước là 7,02 triệu đồng/tháng vào năm 2021, vượt qua 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội theo thống kê từ Tổng cục thống kê. Nhận thấy vai trò quan trọng của FDI, vấn đề thu hút nguồn vốn FDI đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến dòng vốn FDI. Việc nắm bắt được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho các cơ quan kinh tế và các cấp lãnh đạo, chính quyền có những chính sách, hành động đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương nhằm thu hút nguồn vốn FDI. Với nghiên cứu thực nghiệm tại đất nước đang phát triển Nigeria, tác giả Amassoma and Ogbuagu (2014) đã cho thấy đầu tư công có tác động tích cực đến thu hút nguồn vốn FDI. Onuorah and Akujuobi (2013) cho 2
- rằng đầu tư công có tác động đến việc thu hút các dòng vốn, trong đó có nguồn vốn FDI. Đồng quan điểm, Đặng Văn Cường (2021) trong nghiên cứu của mình đã nhận xét đầu tư công có tác dụng như “mồi nhử” để thu hút nguồn vốn FDI cho địa phương. Do đó, đầu tư công là yếu tố cần được đi sâu vào xem xét, đánh giá vai trò và mức độ ảnh hưởng tại tỉnh Bình Dương để có cái nhìn rõ ràng từ đó giúp cho tỉnh Bình Dương tăng cường sức hút nguồn vốn FDI. Hiện tại, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới đã khiến cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2020 với sự xuất hiện dịch bệnh Covid- 19 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào đợt suy thoái tồi tệ, thế giới ghi nhận hàng chục nền kinh tế đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Năm 2021, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục tuy nhiên các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới sẽ còn kéo dài. Ngân hàng thế giới nhận định kinh tế thế giới sẽ không thể phục hồi nhanh chóng khi dịch bệnh vẫn còn hiện hữu. Các biện pháp đối phó với đại dịch như phong tỏa, đóng cửa biên giới trong thời gian vừa qua đã tác động tiêu cực đến việc đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư vào một nền kinh tế thời điểm hiện tại đã có thêm yếu tố phụ thuộc vào việc một quốc gia có thể kiềm chế tốt sự lây lan của đại dịch, hay nói một các khác, nguồn FDI đang tìm kiếm một môi trường thuận lợi đầy tiềm năng phát triển và an toàn trong thời gian tới. Thống kê của IMF cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm ở các nền kinh tế phát triển và có xu hướng gia tăng tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Trong khi đó, năm 2021 Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã phải đối mặt với dịch bệnh vô cùng phức tạp. Trải qua 5 tháng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở cấp độ cao nhất đã làm ngưng trệ quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, đến tháng 10/2021, tỉnh Bình Dương đã dần kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa các hoạt động sản xuất kinh tế trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã có ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI cũng như tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó, một nghiên cứu để đưa ra những yếu tố quan trọng để giữ chân và thu hút nhà đầu tư FDI trong giai đoạn này là hết sức cần thiết đối với nền kinh tế của tỉnh Bình Dương. 3
- Với những đóng góp quan trọng của FDI đối với nền kinh tế, việc thu hút nguồn vốn FDI đối với tỉnh Bình Dương là một thuận lợi đồng thời là một thách thức to lớn khi đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và môi trường “bình thường mới”, đây là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và xem xét thận trọng để có những bước đi đúng đắn và đạt hiệu quả lâu dài. Qua quá trình khảo cứu các tài liệu trước đây, đầu tư công là một nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển. Từ những vấn đề cấp thiết được đề cập ở trên, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của đầu tư công đến dòng vốn FDI tỉnh Bình Dương: Tiếp cận dữ liệu chuỗi” để thực hiện nghiên cứu bài luận văn. Bài nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư công và vai trò của đầu tư công trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI; sau đó đưa ra các hàm ý chính sách để đầu tư công thật sự hiệu quả và tăng thu hút nguồn vốn FDI. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Bình Dương có được những điều kiện tốt để phát triển kinh tế như vị trí địa lý thuận lợi, chính sách tăng trưởng, nguồn vốn con người, nguồn vốn đầu tư công lớn, có nguồn vốn FDI cao đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong thời gian qua. Nguồn vốn FDI của tỉnh Bình Dương có sự tăng trưởng qua từng năm, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này đã có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2020 - 2021. Khi so sánh với các tỉnh khác, FDI tỉnh Bình Dương năm 2021 đứng thứ 4 sau Hải Phòng, Long An, Tp. Hồ Chí Minh, đứng trên Bắc Ninh và cả Hà Nội. Mặc dù vẫn duy trì là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút dòng vốn FDI, tuy nhiên, Bình Dương phải nhận sự cạnh tranh gay gắt từ các khu vực khác như Hải Phòng, Long An, Bắc Ninh để thu hút dòng vốn FDI. Sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng và đối mặt với sự cạnh tranh từ các địa phương khác của FDI Bình Dương đã đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI của Bình Dương. Cùng với những vấn đề trên, năm 2020 dịch bệnh Covid xuất hiện và nhanh chóng trở thành đại dịch kéo dài đến năm 2021 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của tỉnh Bình Dương. Theo đó, dịch bệnh đã có tác 4
- động tiêu cực đến 89,3% doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ, 88% doanh nghiệp FDI quy mô lớn, 87,3% và 87,2% doanh nghiệp FDI quy mô vừa và siêu nhỏ theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại Việt Nam năm 2020. Đến năm 2021, khi dịch bệnh căng thẳng hơn, các chỉ số về đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương có sự giảm mạnh: dự án cấp mới giảm 47,4%, dự án góp vốn, mua cổ phần 58,8%, dự án điều chỉnh vốn giảm 70,3% so với năm 2020. Vì vậy, một chính sách kinh tế ứng phó với tình hình dịch bệnh và đáp ứng được sự thay đổi sau đại dịch là vấn đề cần nghiên cứu để tiếp tục sự phát triển trong tương lai. Nhiều nghiên trước đây đã cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế của các quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và nước đang phát triển. Các nghiên cứu đưa ra nhiều lập luận về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI tại các khu vực kinh tế trong đó bao gồm đầu tư công, tổng sản phẩm trên địa bàn, dân số, lao động và chỉ số giá tiêu dùng. Với dữ liệu thống kê từ Cục thống kê tỉnh Bình Dương, nguồn vốn đầu tư công tại tỉnh Bình Dương là rất lớn và đầu tư công luôn là mục tiêu trọng tâm trong chính sách xây dựng nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Vậy, vấn đề được nêu ra đó là đầu tư công có phải là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI cũng như giữ chân các nhà đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại thời điểm này hay không? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đánh giá sự tác động của đầu tư công đến việc thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng đầu tư công và dòng vốn FDI tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997 – 2021. Phân tích và đánh giá mức độ tác động của đầu tư công đến việc thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5
- Để đạt được mục tiêu đề ra nghiên cứu cần làm rõ các câu hỏi như sau: Những cơ sở lý thuyết về đầu tư công và FDI đã được nêu ra và các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy tầm ảnh hưởng của đầu tư công lên FDI như thế nào? Thực trạng đầu tư công và dòng vốn FDI tại tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ năm 1997 – 2021 như thế nào? Đầu tư công tác động như thế nào đối với việc thu hút dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả đầu tư công nhằm thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Bình Dương trong thời kì mới? 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác động của đầu tư công đến FDI. Về phạm vi không gian: tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Về phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu lấy số liệu từ năm 1997 – 2021 1.6 Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2021. Các dữ liệu của biến trong mô hình được lấy logarit để có sự ổn định và đồng bộ. 1.6.2 Mô hình nghiên cứu Dựa vào mô hình nghiên cứu trước đây của UNCTAD (1998) và mô hình thực nghiệm của Onuorah and Akujuobi (2013), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu khảo sát các yếu tố tác động đến việc thu hút FDI từ đó có sự đánh giá tác động của nhân tố đầu tư công lên việc thu hút nguồn vốn FDI cũng như có cái nhìn toàn cảnh về nhân tố đầu tư công so với các nhân tố khác. 1.6.3 Phương pháp nghiên cứu 6
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua dữ liệu chuỗi từ năm 1997 - 2021, nghiên cứu sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary least squares - OLS) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để ước lượng kết quả tác động của nhân tố đầu tư công. 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, bài nghiên cứu có sự tìm hiểu, thống kê các lý thuyết về đầu tư công và FDI. Thông qua quá trình khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm để đúc kết những nhận định về đầu tư công và FDI từ đó có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Về đóng góp thực tiễn, bài nghiên cứu chọn tỉnh Bình Dương là trường hợp điển hình cho việc ứng dụng phương pháp kinh tế lượng vào phân tích thực tiễn. Bằng việc phân tích yếu tố đầu tư công và các yếu tố kinh tế vĩ mô quan sát khác trong khoảng thời gian dài 25 năm với nhiều biến động về kinh tế, đánh giá mức độ tác động để từ đó làm rõ sức ảnh hưởng của yếu tố đầu tư công lên việc thu hút dòng chảy vốn FDI. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu gợi ý những hàm ý chính sách để tăng cường khả năng cạnh tranh thu hút FDI trong thời kỳ mới sau đại dịch. 1.8 Kết cấu của đề tài Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động đầu tư công đến dòng vốn FDI Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Kết luận chương 1: FDI là nguồn vốn có tầm quan trọng đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế tại địa phương. Để có thể 7
- thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI vào tỉnh Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế và tình hình dịch bệnh dẫn đến nhiều biến động kinh tế, nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng và đánh giá tác động của đầu tư công lên dòng vốn FDI để từ đó tìm ra các hàm ý chính sách nâng cao nâng lực cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI về tỉnh. Chương 1 nêu lên vấn đề nghiên cứu, các mục tiêu, phương pháp nghiên cứu tổng quan và ý nghĩa của bài nghiên cứu. 8
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN DÒNG VỐN FDI 2.1 Tổng quan lý thuyết về FDI 2.1.1 Khái niệm FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) đã và đang là một khái niệm được quan tâm và nghiên cứu hàng đầu trong những năm gần đây khi nền kinh tế thế giới được toàn cầu hóa nhanh chóng và mạnh mẽ. Thời gian qua đã có nhiều khái niệm về FDI được các tổ chức kinh tế trên thế giới đưa ra. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) đã đưa ra khái niệm về FDI: FDI là một hoạt động đầu tư lâu dài trên một lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư, hoạt động này của doanh nghiệp nhằm mục đích có quyền quản lý doanh nghiệp và nhận được lợi ích lâu dài. Tổ chức thương mại quốc tế WTO cho rằng FDI xảy ra khi một nhà đầu tư ở một đất nước mà có được tài sản ở một nước khác và có quyền quản lý tài sản đó. Theo đó, việc di chuyển nguồn lực từ nước này sang nước khác giúp cho nhà đầu tư có được lợi ích hữu hình và vô hình. Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam định nghĩa FDI là các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam và tham gia vào hoạt động quản lý đầu tư. Luật Đầu tư 2020 định nghĩa “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thành viên hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Với việc có cổ đông trong công ty, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia vào quản lý và sở hữu tài sản của công ty. Như vậy, FDI có bản chất là một hoạt động đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi ích lâu dài và mong muốn có sự quản lý từ nhà đầu tư, được thực hiện tại một đất nước khác với đất nước nhà đầu tư. 2.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 9
- Về phía các nhà đầu tư, hoạt động FDI giúp họ đạt được các mục đích về gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới. Markusen (1984) cho rằng các công ty đa quốc gia tiếp cận và mở rộng các thị trường trên thế giới bằng việc đầu tư tại các nước đó để tránh các chi phí do chính sách bảo hộ mậu dịch quốc tế. Gamboa (2012) cũng cho thấy đầu tư FDI giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường và giảm chi phí thương mại. Sự chênh lệch về chi phí nhân công, giá thành sản xuất giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhà đầu tư thông qua FDI có thể tiếp cận với nguồn lao động giá rẻ và chất lượng cao tại một số quốc gia. Đối với FDI xuất khẩu, lựa chọn đầu tư vào quốc gia có đặc điểm tốt sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài nhận được chi phí sản xuất trung gian thấp và giảm được chi phí vận chuyển, xuất khẩu sang nước thứ 3. Về phía các nước nhận đầu tư, FDI đem lại nhiều lợi ích ở nhiều mặt kinh tế, xã hội. Tamar and Luca (2020) đã đánh giá tác động của FDI lên sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Với sự thống kê và phân tích, tác giả chỉ ra FDI giúp các nước chủ nhà nhận được sự hỗ trợ và bổ sung cho tích lũy nguồn vốn. Thông qua thực nghiệm, FDI có tác động trung gian đối với việc phát triển vốn con người, chất lượng môi trường kinh tế, chính trị và xã hội. Lâm Thùy Dương (2021) nêu ra vai trò FDI đem lại sự dịch chuyển công nghệ từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việc chuyển giao công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại giúp cho nước chủ nhà có điều kiện tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn. FDI gián tiếp thúc đẩy nâng cao năng lực của lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất và quản lý tiên tiến. Phạm Thiên Hoàng (2019), Phạm Văn Hùng (2015) phân tích nêu bật vai trò của FDI trong việc giải quyết việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống xã hội, đóng góp tăng trưởng GDP, gia tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu. Đặng Văn Cường (2016) chỉ ra vai trò của FDI tác động tích cực lên địa phương tiếp nhận bao gồm tạo cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế thông qua hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nguồn việc làm dồi dào tại địa phương. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn