Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam" nhằm đánh giá sự tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất giúp các ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả, an toàn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MAI TRÂM TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MAI TRÂM TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐẶNG VĂN DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu với đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu phân tích được tổng hợp từ các nguồn rõ ràng và các trích dẫn được ghi cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong bài do chính tôi tự tìm hiểu bằng cách vận dụng các kiến thức đã học, nghiên cứu được trình bày rõ ràng, phân tích đánh giá một cách khát quát, không sao chép và chưa từng được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của bài nghiên cứu này. Tác giả Trần Thị Mai Trâm
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Quý Thầy Cô Khoa Sau Đại học đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Đặng Văn Dân đã định hướng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thiện bài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/chị em học viên lớp CH24B1 đã gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ những thông tin hữu ích trong quá trình học tập. Và cuối cùng, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những anh chị đồng nghiệp, những người thân luôn bên cạnh động viên, tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhưng bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm. Rất mong được nhận được sự góp ý của Quý Thầy cô để bài luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
- iii TÓM TẮT 1. Phần Tiếng Việt Tên đề tài: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Nội dung: Đề tài nghiên cứu sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là 24 NH TMCP tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ BCTC và báo cáo thường niên đã được kiểm toán từ năm 2010-2022. Nghiên cứu được phân tích theo phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes được đo lường bằng các biến: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ nợ xấu (NPLR), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR), tốc độ tăng trưởng tín dụng (GRO), chỉ số dịch bệnh Coivd-19 (COVI), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát nền kinh tế (INF). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời, điều này có hàm ý rằng khi rủi ro tín dụng tăng, dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM cũng tăng khi ấy các chi phí hoạt động và chi phí dự phòng của ngân hàng tăng lên kéo theo lợi nhuận ngân hàng giảm. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế với khả năng sinh lời. Ngoài ra, chỉ số dịch bệnh Covid và tỷ lệ lạm phát kinh tế có quan hệ cùng chiều với ROA nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các hàm ý, chính sách nhằm mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời, phòng ngừa và kiểm soát cũng như là giảm thiểu RRTD. Từ khoá: Rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời, ngân hàng thương mại, phân tích hồi quy tuyến tính Bayes.
- iv 2. Phần Tiếng Anh Title: Impact of credit risk on profitability of Vietnamese joint stock Commercial Banks Summary: The project studies the impact of credit risk on the profitability of Vietnamese joint stock Commercial Canks. The scope of the research is 24 Joint Stock Commercial Banks in Vietnam, using secondary data collected from audited financial statements and annual reports from 2010-2022. Bayesian linear regression analysis measured by variables: Return on total assets (ROA), bad debt ratio (NPLR), loan-to-deposit ratio (LDR), forecast ratio credit risk prevention (LLR), credit growth rate (GRO), Covid-19 epidemic index (COVI), economic growth rate (GDP) and economic inflation (INF). Research results show that the bad debt ratio and credit risk provision ratio have a negative impact on profitability, which implies that when credit risk increases, the credit risk provision ratio of the company increases. Commercial Banks also increased, then the bank's operating costs and provision costs increased, leading to a decrease in bank profits. At the same time, the study also shows a positive relationship between loan- to-deposit ratio, credit growth rate, economic growth rate and profitability. In addition, the Covid index and inflation rate have the same impact on ROA but are not statistically significant. Based on the research results, the topic provides implications and policies aimed at increasing profitability, preventing and controlling as well as minimizing credit risks. Keywords: Credit risk, profitability, commercial banks, Bayesian linear regression analysis
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 1.1.1. Đặt đề tài ................................................................................................................ 1 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ................................................................................................ 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 6 1.7. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 6 1.8. Bố cục bài nghiên cứu .............................................................................................. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ............ 9 2.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại ....................................... 9 2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng.................................................................................. 9 2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ...................................................................................... 10 2.1.2.1. Phân loại theo nguyên nhân rủi ro phát sinh .................................................... 10 2.1.2.2. Phân loại theo tính chất rủi ro tín dụng ............................................................ 11 2.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ............................................................ 12 2.1.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ....................................................................... 12 2.1.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng ..................................................................... 13 2.1.3.3. Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài .............................................................. 14 2.1.4. Hệ quả của rủi ro tín dụng ................................................................................... 15
- vi 2.1.4.1. Đối với Ngân hàng ........................................................................................... 15 2.1.4.2. Đối với khách hàng........................................................................................... 15 2.1.4.3. Đối với nền kinh tế quốc gia ............................................................................ 16 2.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng................................................................... 17 2.1.5.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (NPLR)............................................................................ 17 2.1.5.2. Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) .................................................. 18 2.1.5.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn (RSS) ........................................................................ 19 2.2. Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại .......................... 20 2.2.1. Khái niệm về khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại .............................. 20 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Ngân hàng ..................................... 20 2.2.2.1. Khả năng sinh lời trên tài sản –suất sinh lời trên tài sản (ROA -Return on Asset). ............................................................................................................................ 20 2.2.2.2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu –suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE -Return on Equity) ............................................................................................... 21 2.2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM -Net interest margin) ................................... 21 2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại và các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 22 2.3.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại ................................................................................................... 22 2.3.1.1. Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng ... 22 2.3.1.2. Rủi ro tín dụng tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng ..... 23 2.3.2. Các nghiên cứu liên quan về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàngthương mại. ...................................................................................... 24 2.3.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia khác ........................................... 24 2.3.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ...................................................... 27 2.3.2.3. Các khoản trống nghiên cứu nghiên cứu .......................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 30 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31 3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 31 3.2. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 32 3.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................................ 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 39 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 40 4.1. Tình hình chung của các Ngân hàng Thương mại trong giai đoạn 2010-2022 ...... 40 4.1.1. Tỷ lệ nợ xấu (NPLR) và dự phòng rủi ro tín dụng (LRR) .................................. 41 4.1.2. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ....................................................................... 44
- vii 4.1.3. Tăng trưởng tín dụng (GRO) ............................................................................... 45 4.1.4. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ............................................................. 46 4.1.5. Sự tăng trưởn kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát .................................................... 48 4.1.6. Tỷ lệ lạm phát (INF) ............................................................................................ 49 4.2. Kết quả thống kê ..................................................................................................... 49 4.3. Kết quả ước lượng Bayes của 3 mô hình ............................................................... 51 4.3.1. Mô hình 1............................................................................................................. 51 4.3.2. Mô hình 2............................................................................................................. 52 4.3.3. Mô hình 3............................................................................................................. 53 4.4. Lựa chọn mô hình ................................................................................................... 53 4.5. Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với mô hình ............................................ 55 4.5.1. Kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ vết .............................................................. 55 4.5.2. Kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ Cusum ........................................................ 56 4.5.3. Kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ tương quan ................................................. 56 4.5.4. Kiểm định hội tụ bằng cỡ mẫu hiệu quả.............................................................. 57 4.5.5. Kiểm định xác suất các khoảng tin cậy ............................................................... 58 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mặt kỹ thuật ....................................................... 58 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu về kinh tế ................................................................ 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................. 64 5.1. Kết luận................................................................................................................... 64 5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................................ 64 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................. 67 5.3.1. Hạn chế trong nghiên cứu.................................................................................... 67 5.3.2. Hướng nguyên cứu tiếp theo của đề tài ............................................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................i PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... v PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. vii
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Diễn giải NHTM Ngân hàng Thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NH TMCP Ngân hàng Thương mại Cổ Phần TCTD Tổ chức tín dụng BCTC Báo cáo tài chính RRTD Rủi ro tín dụng ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản KNSL Khả năng sinh lời ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn OLS Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Covid-19 Bệnh virus Corona NPLR Tỷ lệ nợ xấu LDR Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ABBank Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam KienlongBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội MSB Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam NCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân OCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- ix TP Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiê Phong VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 . Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi giai đoạn từ năm 2010-2022........................ 44 Bảng 4.2. Trình bày thống kê mô tả chuỗi dữ liệu của các biến trong mô hình nghiên cứu, các số liệu được thể hiện trong bảng gồm số lượng quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến. ............... 50 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình 1 .................................................................. 52 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng phương trình OLS ..................................................... 52 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình 2 .................................................................. 53 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình 3 .................................................................. 53 Bảng 4.7. Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes factor test ................... 54 Bảng 4.8. Kết quả so sánh theo tiêu chuẩn thông tin Bayes Bayes model test ........ 54 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tính hội tụ của chuỗi MCMC bằng cỡ mẫu ............... 57 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định xác suất các khoảng tin cậy ..................................... 58
- xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng bình quân của các NHTM giai đoạn từ năm 2010-2022 ........................................................................ 41 Biểu đồ 4.2 . Tỷ lệ nợ xấu các NHTM năm 2022 .................................................... 43 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi năm 2022 của 24 NHTM......................... 44 Biểu đồ 4.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của các NHTM từ năm 2010- 2022 .......................................................................................................................... 45 Biểu đồ 4.5. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân của các NHTM từ năm 2010-2022 ................................................................................................................. 46 Biểu đồ 4.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2021- 2022 của 24 NHTM ...... 47 Biểu đồ 4.7. Tốc độ tăng trưởng GDP thực ở Việt Năm từ năm 2010-2022 ........... 48 Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2010-2022 .................... 49 Biểu đồ 4.9. Kết quả kiểm định biểu đồ vết ............................................................. 55 Biểu đồ 4.10. Kết quả kiểm định biểu đồ Cusum .................................................... 56 Biểu đồ 4.11. Kết quả kiểm định biểu đồ tương quan.............................................. 56
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.1.1. Đặt đề tài Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia, là trung gian tài chính đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Thông qua các hình thức: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, mua bán trao đổi ngoại tệ….Trong đó, hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động chủ lực tạo ra nguồn lợi nhuận của đại đa số các ngân hàng ở Việt Nam, để được duy trì và phát triển các ngân hàng không ngừng ráo riết cho vay và cho ra đời nhiều sản phẩm vay phù hợp theo xu hướng thị trường để cung ứng vốn một cách hiệu quả, kịp thời. Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vi mô đến vĩ mô, từ khách quan đến chủ quan. Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì nó đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng mà còn của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sau những năm 1990, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến nền kinh tế toàn cầu chịu tác động lớn. Các cơ quan chính phủ quốc gia và thậm chí cả người dân bình thường đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro, áp lực của các Ngân hàng trong quản lý RRTD cũng tăng lên. Năm 2007-2018, cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ gây ra không chỉ làm sụp đổ nhiều tổ chức tài chính, bao gồm sự sụp đổ của Bear Stearns, sự phá sản của Lehman Brothers, việc mua lại chứng khoán Merrill Lynch, mà còn dẫn đến sự mất giá đáng kể đến nền kinh tế thế giới khi bước vào giai đoạn suy thoái và suy thoái dài hạn. Do đó, dựa trên tác động đáng kể của RRTD đối với các NHTM và nền kinh tế mỗi quốc gia, việc tìm ra mối quan hệ và tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các NHTM là rất cần thiết. Kể từ những năm 1980, môi trường hoạt động của các NHTM ở Mỹ ngày càng trở nên không chắc chắn. Ngoài ra, với sự tích hợp kinh doanh của các NHTM vào toàn cầu hóa, việc đòi hỏi quản lý RRTD của các NHTM
- 2 Hoa Kỳ đã trở nên quan trọng hơn, nhiều công nghệ mới và kinh nghiệm phong phú về quản lý RRTD đã được tích lũy. Cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ, đã trổi dậy lên hồi chuông cảnh báo về quản lý RRTD trong ngân hàng. Ở Việt Nam, RRTD không bao giờ ngừng quan tâm bởi các nhà quản trị ngân hàng, họ luôn tìm kiếm cho mình những giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro đến mức tối thiểu. Khi rủi ro xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận hay nói cách khác là khả năng sinh lời của ngân hàng và những hệ lụy đi sau. Việc hợp lý hóa trong công tác quản lý các hoạt động cấp tín dụng và khả năng ứng phó với nó ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận ngân hàng hay nói cách khác là quản trị rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời của các ngân hàng. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Để tối đa hóa việc quản lý RRTD, theo Kargi (2011) các ngân hàng cần điều chỉnh các chỉ số sinh lời bằng cách giữ mức độ RRTD trong giới hạn chấp nhận được nhằm cân bằng tác động của quản lý RRTD đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa, lợi nhuận của ngân hàng bị tác động bởi mức độ cho vay và ứng trước, nợ xấu và tiền gửi do đó khiến họ gặp rủi ro lớn về mất thanh khoản và khó khăn. Golden và Walker (1993) giải thích rằng các dự phòng rất quan trọng đối với các chủ ngân hàng để giảm tỷ lệ nợ xấu. Các ngân hàng có nghĩa vụ phải xem xét mọi thứ có thể xảy ra sau khi quyết định khả năng có các khoản nợ xấu, vì mối quan tâm chính của người cho vay là lấy lại cả gốc và lãi. Các ngân hàng quản lý các khoản vay có vấn đề thông qua các khoản vay. Việc vay vốn có thể có nhiều hình thức: gia hạn đơn giản hoặc gia hạn thời hạn vay; gia hạn tín dụng bổ sung; tái cơ cấu chính thức các điều khoản cho vay có hoặc không có nhượng bộ; hoặc, trong một số trường hợp, tịch thu tài sản thế chấp cơ bản. Các ngân hàng nên chọn giải pháp thay thế sẽ tối ưu hóa việc phục hồi và giảm thiểu rủi ro của các khoản vay gặp khó khăn. Do đó, RRTD được tiếp cận thông qua việc phân tích hiệu quả tài chính của các NHTM nhằm giảm thiểu tác động phát sinh từ vỡ nợ tín dụng. Sức khỏe tài chính của các NHTM phụ thuộc vào việc sở hữu động lực quản lý RRTD tốt. Các NHTM có thể nhận thức sâu
- 3 sắc về sự cần thiết phải xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như xác định rằng họ nắm giữ đủ vốn chống lại những rủi ro này và họ được bù đắp đầy đủ cho các rủi ro phát sinh (Bhattarai, 2016). Theo Almajali, Alamro & Al-Soub (2012) cho rằng, có nhiều thước đo khác nhau về hoạt động tài chính. Một trong những hoạt động chủ lực tạo ra thu nhập cho ngân hàng là hoạt động tín dụng, nhưng cũng mang không ít rủi ro cho ngân hàng (Ekinci & Poyraz, 2019). Tính quan trọng của nó được thể hiện trước hết mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Bên cạnh đó nhờ hoạt động này, NHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạt động khác như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền... Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có mang lại hiệu quả cao hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn. Ở Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm sút, nợ xấu và nợ quá hạn không ngừng gia tăng, gây tiềm ẩn RRTD cao. Trước bối cảnh đó, việc ngăn ngừa RRTD không chỉ là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của RRTD đến KNSL của các NHTM cả trong và ngoài nước như: Các nghiên cứu của các tác giả như Chuxuan Sun và Xiaoyue Chang (2018), Bhattarai, Y. R (2016), Million Gizaw và cộng sự (2015), Fan Li và Yijun Zou (2014), .. nghiên cứu dựa trên yếu tố khu vực, lãnh thổ và các chính sách tiền tệ được áp dụng trên mỗi quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ở Việt Nam có một vài nghiên cứu liên quan đến RRTD và KNSL như của tác giả Nguyễn Thanh Phương và Đặng Thị Lan Phương (2022), Huỳnh Thị Hương Thảo (2018), Phạm Hữu Hồng Thái (2013)… dữ liệu được sử dụng chỉ cập nhật đến năm 2020 và cũng có khá ít nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần có một nghiên cứu đánh giá tác động của nhiều yếu tố về cả nội tại và vĩ mô để thể hiện đầy đủ hơn sự tác động của
- 4 RRTD đến KNSL của các NHTM và đồng thời dữ liệu sẽ được cập nhật mới nhất đến thời điểm hiện tại để có kết quả phù hợp hơn, mang tính khái quát hơn. Kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn thực hiện đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” với mục đích đánh giá, phân tích chiều hướng và mức độ ảnh hưởng giúp các nhà quản trị ngân hàng đề ra các phương án khắc phục những hạn chế, những bất cập và có kế hoạch kinh doanh hiệu quả. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá sự tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất giúp các ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả, an toàn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, xác định các chỉ tiêu RRTD ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Thứ hai, đo lường mức độ tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động RRTD đến khả năng sinh lời và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, các chỉ tiêu nào đo lường sự tác động rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Việt Nam? Thứ hai, mức độ tác động rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? Thứ ba, các hàm ý quản trị nào nhằm giảm thiểu sự tác động RRTD, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động?
- 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: 24 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trên tổng số 31 Ngân hàng TMCP hiện đang hoạt động. Trong tổng số 31 NHTM Việt Nam hiện nay, luận văn không lựa chọn các ngân hàng như sau: Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát Triển (PGBank) vì nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu chưa đầy đủ và không được công bố minh bạch, hoặc do bị kiểm soát đặc biệt. Mặt khác, các 24 NHTM tác giả chọn đã lên sàn chứng khoán, có số liệu đầy đủ được công bố chính thức trên các website, thuận tiện cho các bước thu thập và tổng hợp số liệu đầu vào cho mô hình nghiên cứu, đồng thời giúp đa dạng các đối tượng để có gốc nhìn đầy đủ, khách quan và đánh giá được sự tác động theo mô hình nghiên cứu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường sự tác động RRTD đối với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, tác giả thực hiện chọn phương pháp Bayes (Bayesian statistics). Trong phương pháp Bayes, chúng ta có thể sử dụng thông tin tiên nghiệm, hàm hợp lý hoặc bằng chứng thực nghiệm, trong mô hình dữ liệu để thu được kết quả và lựa chọn mô hình tối ưu. Sử dụng kết quả về toàn bộ phân phối hậu nghiệm của các tham số mô hình, suy luận Bayes toàn diện và linh hoạt hơn nhiều so với suy luận truyền thống. Suy luận Bayes cung cấp một cách giải thích đơn giản và trực quan hơn về các kết quả dưới dạng xác suất. Mô hình Bayes đáp ứng nguyên tắc khả năng rằng thông tin trong một mẫu được biểu diễn đầy đủ bằng hàm khả năng. Nguyên tắc này yêu cầu rằng nếu hàm khả năng của một mô hình tỷ lệ thuận với hàm khả năng của một mô hình khác, thì
- 6 các suy luận từ hai mô hình sẽ cho kết quả như nhau. Độ chính xác ước lượng trong phân tích Bayes không bị giới hạn bởi kích thước mẫu, các phương pháp mô phỏng Bayes có thể cung cấp một mức độ chính xác tùy ý. 1.6. Nội dung nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Thứ hai, dựa trên cơ sở lược khảo của các công trình nghiên cứu liên quan trước đây, xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP bằng phương pháp Bayes. Từ đó, đánh giá mức độ tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị phù hợp nhằm giảm thiểu RRTD, tăng khả năng sinh lời và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam. 1.7. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu này nhằm bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các NH TMCP Việt Nam. Đồng thời, góp phần kiểm chứng và khẳng định cơ sở lý thuyết về tác động của RRTD đến khả năng sinh lời. Qua đó, phân tích mối quan hệ giữa RRTD với khả năng sinh lời theo cách tiếp cận mới bằng phương pháp Bayes, từ đó đưa ra các hàm ý đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 1.8. Bố cục bài nghiên cứu Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đồng thời nêu lên những đóng góp cho đề tài. Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
- 7 Trình bày cơ sở lý luận và các lý thuyết nền tảng liên quan đến sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương 2 còn nêu ra những lược khảo của các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, từ đó chỉ ra những khoảng trống và hạn chế của nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2. Trong chương này, tác giả xây dựng mô hình, các biến và quy trình, phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở chương này. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bằng phần mềm Stata 17 và dữ liệu 24 NHTM tại Việt Nam, tác giả thực hiện kiểm định và phân tích hồi quy trong mô hình. Đồng thời, tác giả đưa ra nhận xét và so sánh và kết luận về mô hình nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu. Sau đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị, khuyến nghị liên quan sự tác động của RRTD đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn