intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 để nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM trong hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH HOÀNG MINH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TP. HCM - năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH HOÀNG MINH NGỌC LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC TP. HCM, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản: bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2019 Tác giả Đinh Hoàng Minh Ngọc
  4. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, qu áu của các thầy cô, các đồng nghiệp, các ạn hữu và gia đình của tôi. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu và Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tiến s Nguy n h Đức, người thầy k nh yêu đã hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để cho tôi hoàn thành luận văn này. Các thành viên trong lớp cao học H18 2 – Trường Đại Học Ngân Hàng TP H M và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, đồng hành và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc iệt, xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn luôn động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành xong chương trình học tập này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2019 Tác giả Đinh Hoàng Minh Ngọc
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................. vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................4 1.5.1 Phương pháp định tính ............................................................................4 1.5.2 Phương pháp định lượng.........................................................................4 1.6 Kết cấu của luận văn ...................................................................................5 1.7 Đóng góp của đề tài .....................................................................................5 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..........................................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................7 2.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ..............................................7 2.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng.....................................................7 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng .........................................................7 2.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................7 2.1.2 Nguyên nhân và phân loại rủi ro tín dụng ..............................................8 2.1.2.1 Nguyên nhân phát sinh .....................................................................8 2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng...................................................................9 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ......................................................9 2.1.3.1 Nợ xấu ............................................................................................10 2.1.3.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro .....................................................................11
  6. ii 2.1.3.3 Quy mô cấp tín dụng ......................................................................12 2.2 Khả năng thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại ...............................12 2.2.1 Khái niệm thanh khoản .........................................................................12 2.2.2 Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng .......................13 2.2.2.1 Cung thanh khoản ..........................................................................13 2.2.2.2 Cầu thanh khoản.............................................................................14 2.2.2.3 Trạng thái thanh khoản ròng ..........................................................15 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản ........................................16 2.2.3.1 Chỉ số trạng thái tiền mặt ...............................................................16 2.2.3.2 Chỉ số chứng khoán thanh khoản ...................................................16 2.2.3.3 Chỉ số năng lực cho vay .................................................................17 2.2.3.4 Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản .................................................17 2.2.3.5 Tỷ lệ Tín dụng so với Tiền gửi ......................................................17 2.2.4 Các nguyên nhân gây mất khả năng thanh khoản.................................18 2.2.4.1 Các nguyên nhân bên trong ngân hàng ..........................................18 2.2.4.2 Các nguyên nhân bên ngoài ngân hàng..........................................19 2.3 Tổng quan các nghiên cứu về sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản ................................................................................................21 2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................21 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................26 3.1.1 Phương pháp thống kê mô tả ................................................................26 3.1.2 Phương pháp phân t ch hồi quy ............................................................26 3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..............................................................26 3.2.1 Giả thuyết về rủi ro tín dụng .................................................................27 3.2.2 Giả thuyết về vốn chủ sở hữu ...............................................................27 3.2.3 Giá thuyết về Quy mô ngân hàng .........................................................28 3.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................28 3.3.1 Các biến nghiên cứu .............................................................................28
  7. iii 3.3.1.1 Biến phụ thuộc ...............................................................................28 3.3.1.2 Biến độc lập ...................................................................................29 3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................32 3.3.3 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................33 3.3.3.1 Mô hình lý thuyết ...........................................................................33 3.3.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu ..........................................................33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................34 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35 4.1 Thống kê mô tả ..........................................................................................35 4.1.1 Biến LIQ ...............................................................................................35 4.1.2 Biến NPL ..............................................................................................36 4.1.3 Biến LLR ..............................................................................................37 4.1.4 Biến TLA ..............................................................................................38 4.1.5 Biến CAP ..............................................................................................39 4.1.6 Biến SIZE .............................................................................................40 4.2 Phân tích tƣơng quan ................................................................................42 4.2.1 Ma trận hệ số tương quan .....................................................................42 4.2.2 Chỉ số phóng đại phương sai VIF .........................................................42 4.3 Kết quả phân tích hồi quy.........................................................................43 4.3.1 Kết quả ước lượng theo mô hình Pools OLS ........................................43 4.3.2 Kết quả ước lượng theo mô hình FEM .................................................44 4.3.3 Kết quả ước lượng theo mô hình REM.................................................45 4.4 So sánh và lựa chọn mô hình ....................................................................46 4.4.1 So sánh với mô hình Pools OLS ...........................................................47 4.4.2 So sánh mô hình FEM và REM ............................................................48 4.5 Kiểm định các giả thuyết hồi quy và khắc phục khuyết tật mô hình ...49 4.5.1 Kiểm định các giả thuyết hồi quy .........................................................49 4.5.1.1 Đa cộng tuyến ................................................................................49 4.5.1.2 Phương sai sai số thay đổi ..............................................................49 4.5.1.3 Tự tương quan ................................................................................50 4.5.2 Khắc phục khuyết tật mô hình ..............................................................51
  8. iv 4.6 Thảo luận kết quả ......................................................................................52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................55 5.1 Kết luận ......................................................................................................55 5.2 Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản với các NHTM .....55 5.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu .....................................55 5.2.1.1 Nâng cao chất lượng tín dụng ........................................................55 5.2.1.2 Xử lý nợ xấu ...................................................................................56 5.2.1.3 Nâng cao chất lượng công tác định giá tài sản đảm ảo ................57 5.2.2 Tăng vốn chủ sở hữu.............................................................................58 5.2.3 Tăng tài sản gắn liền với việc phân bổ sử dụng tài sản hợp lý .............58 5.3 Kiến nghị với chính phủ và NHNN ..........................................................59 5.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................59 5.3.1.1 Tòa Án nhân dân, Tổng cục thi hành án và Bộ công án cùng hỗ trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao ......................................59 5.3.1.2 Chính phủ cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, nâng cao năng lực doanh nghiệp cùng các ch nh sách vĩ mô khác để nợ xấu được xử lý hiệu quả hơn...........................................................................................60 5.3.2 Kiến nghị đối với NHNN ......................................................................62 5.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh doanh ..62 5.3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra giám sát ngân hàng và dự báo thị trường tài chính ngân hàng............................................................................................66 5.3.2.3 Tiếp tục triển khai chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại NHNN về nghiệp vụ quản l RRTK đáp ứng được yêu cầu, trình độ, năng lực chuyên môn .........................................................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73
  9. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Việt Nam BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CAR : Capital Adequacy Ratio DPRR : Dự phòng rủi ro FEM : Fixed Effects Model KLB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long FLGS : Feasible Generalized Least Squares GDP : Gross Domestic Product IMF : International Monetary Fund NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NPL : Non - performing loans REM : Random Effects Model ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity RR : Rủi ro RRTD : Rủi ro tín dụng RRTK : Rủi ro thanh khoản SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SHB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội SGB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn ông thương TCTD : Tổ chức tín dụng TPB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong VCSH : Vốn chủ sở hữu
  10. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang ảng 1.1 Số lượng, loại hình các NHTM Việt Nam 1 ảng 3.1 Tổng hợp các iến nghiên cứu và kỳ vọng dấu 32 ảng 4.1 Thống kê mô tả giá trị các iến trong mô hình nghiên cứu 35 ảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan 43 ảng 4.3 hỉ số phóng đại phương sai VIF 44 ảng 4.4 Kết quả ước lượng theo mô hình Pools OLS 45 ảng 4.5 Kết quả ước lượng theo mô hình FEM 46 ảng 4.6 Kết quả ước lượng theo mô hình REM 47 Tổng hợp kết quả ước lượng của a mô hình Pools OLS, ảng 4.7 49 FEM, REM ảng 4.8 Kết quả kiểm định reusch- Pagan 50 ảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman 51 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi trong mô hình ảng 4.10 52 REM Bảng 4.11 Kiểm định Tự tương quan trong mô hình REM 53 ảng 4.12 Mô hình REM sau khi loại ỏ iến thừa 54 ảng 4.13 Kết quả hồi quy theo FLGS 55
  11. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ STT Tên bảng Trang Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch các NHTM đến iểu đồ 1.1 2 30/06/2018 Tỷ lệ dự trữ các tài sản thanh khoản các NHTM giai đoạn iểu đồ 4.1 36 2008- 2017 iểu đồ 4.2 Tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTM giai đoạn 2008- 2018 37 iểu đồ 4.3 Tỷ lệ Dự phòng đã tr ch/Dự phòng phải tr ch 38 iểu đồ 4.4 Số dự phòng rủi ro đã tr ch lập của các NHTM 39 Tổng t n dụng hệ thống NHTM đối với nền kinh tế qua iểu đồ 4.5 40 các năm Vốn chủ sở hữu toàn hệ thống NHTM giai đoạn 2011- iểu đồ 4.6 41 2017 iểu đồ 4.7 Tổng tài sản các NHTM Việt Nam thời điểm 31/12/2017 42 Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- iểu đồ 4.8 43 2017
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã có ước phát triển dài trong khoảng 30 năm trở lại đây. Từ đầu những năm 90, hệ thống ngân hàng nước ta còn khá ít về số lượng với 4 NHTM nhà nước, 4 NHTM P và 1 ngân hàng liên doanh. T nh đến cuối năm 2017 hệ thống đã hơn 90 ngân hàng hoạt động với nhiều loại hình như NHTM nhà nước, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hang nước ngoài tại Việt Nam. Bảng 1.1: Số lượng, loại hình các NHTM Việt Nam LOẠI HÌNH 1991 1995 2001 2005 2011 2015 2016 2017 Ngân hàng thương mại nhà nước 4 4 5 5 5 7 7 7 Ngân hàng thương mại cổ phần 4 48 39 37 37 28 28 28 Ngân hàng liên doanh 1 4 4 4 5 3 2 2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 5 5 6 9 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 0 18 26 29 54 50 51 49 Tổng cộng 9 74 74 75 106 93 94 95 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ áo cáo thường niên của NHNN Đi kèm theo việc phát triển về số lượng là yêu cầu nâng cao chất lượng của mỗi NHTM nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Trong những năm qua, chất lượng phục vụ của các NHTM ngày càng được nâng cao, sản phẩm ngày càng đa dạng và nhất là năng lực tài chính của các ngân hàng không ngừng được củng cố, quy mô hoạt động được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng không những bao phủ thị trường nội địa mà còn phát triển mạng lưới sang một số nước trong khu vực như ampuchia, Lào, Singapore, Hong Kong… Theo tổng hợp các báo cáo tài chính từ các NHTM t nh đến thời điểm giữa năm 2018, cả nước ta có tổng cộng 95 ngân hàng cùng với gần 9000 chi nhánh, phòng giao dịch trải dài khắp cả nước.
  13. 2 Biểu đồ 1.1: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch các NHTM đến 30/06/2018 2232 1162 1044 552 496 388 354 312 284 272 254 232 219 207 165 162 162 117 89 86 70 61 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính các NHTM Tuy nhiên bên cạnh việc tăng về quy mô và số lượng, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị khả năng thanh khoản. Không quản trị tốt khả năng thanh khoản, các NHTM có thể đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng như giảm năng lực tài chính, giảm uy tín hoặc thậm chí có thể phá sản. Việc nghiên cứu về tình trạng thanh khoản là chủ đề được quan tâm bởi giới chuyên môn cả trong và ngoài nước, bởi đây là đề tài mang nhiều nghĩa cả lý luận lẫn thực ti n. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà người quản trị ngân hàng cần luôn lưu tâm đó là duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng một cách thường xuyên, liên tục với chi phí thấp nhất. Để giải quyết được vấn đề đó, nhà quản lý cần hiểu rõ những nguyên nhân làm mất khả năng thanh khoản của ngân hàng mình. Hiểu rõ về những nguyên nhân gây mất an toàn thanh khoản không chỉ giúp cho NHTM giảm được những tổn thất hữu hình như doanh thu, lợi nhuận mà còn giúp cho NHTM bảo vệ được những giá trị vô hình như uy t n, thương hiệu. Theo Bryant (1980), một trong những yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM là rủi ro tín dụng. Aspach và cộng sự (2005), Vodova (2011), Chung và cộng sự (2009), Cai và Zhang (2017)… cũng đã có những nghiên cứu thực nghiệm
  14. 3 tại các nền kinh tế Anh, zech, Ukraina… chứng minh rằng rủi ro tín dụng thực tế có tác động đến khả năng thanh khoản. Rủi ro tín dụng và mất an toàn thanh khoản được xem là hai rủi ro thường trực với ngân hàng thương mại. Trong khi rủi ro tín dụng là rủi ro do người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc tiền gốc đủ và đúng hạn cho ngân hàng thì mất an toàn thanh khoản là việc ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản hay rút tiền của khách hàng. Vì ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính nhận tiền gửi của những người tạm thời thừa vốn và sau đó cho những người thiếu vốn vay lại nên khi việc thu hồi nợ của ngân hàng bị trì hoãn thì liệu ngân hàng có nguồn nào khác để chi trả cho người gửi tiền của mình hay không? Hay nói cách khác, việc xảy ra rủi ro tín dụng có làm ảnh hưởng gì tới khả năng thanh khoản trong ngân hàng thương mại không? Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhằm tìm ra sự tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản trong NHTM tại Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản: bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” cho luận văn thạc s này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu sự tác động của RRTD đến khả năng thanh khoản NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 để nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM trong hệ thống. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu sự tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2017. - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu
  15. 4 - Việc xảy ra rủi ro tín dụng có làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản trong ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 không ? - Sự tác động rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản gây ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: 20 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến năm 2017 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp định tính Phương pháp so sánh, di n dịch: từ những lý luận về NHTM, khả năng thanh khoản và rủi ro tín dụng, đề tài nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng và quản trị thanh khoản của của các NHTM tại Việt Nam trong những năm gần đây. Song song đó là tiến hành so sánh với các năm, nhằm hiểu rõ tình hình hoạt động của NHTM nói chung và quản trị rủi ro tín dụng, quản trị thanh khoản nói riêng. Phương pháp thống kê mô tả: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp từ 20 NHTM trong vòng 10 năm gần nhất để từ đó tạo thành dữ liệu bảng (panel data), tiến hành phân tích ước lượng. Từ những phân t ch ước lượng đó, có thể thấy được sự tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản. Phương pháp phân t ch và tổng hợp: đánh giá mức độ tác động mạnh, yếu của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản trong ngân hàng thương mại. Phương pháp quy nạp: từ những phân t ch định lượng, tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị cho đề tài. 1.5.2 Phương pháp định lượng
  16. 5 Để xác định tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản trong NHTM, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression). Mô hình phù hợp cho nghiên cứu được lựa chọn qua việc ước lượng bằng mô hình Pools OLS, mô hình Fixed Effects (FEM) và mô hình Random Effects (REM), đồng thời sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm định hai mô hình Pools OLS và mô hình REM, mô hình nào là phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, tác giả dùng kiểm định Hausman để kiểm định mức độ phù hợp giữa mô hình FEM và mô hình REM để chọn ra mô hình phù hợp nhất giữa ba mô hình trên. Mô hình phù hợp hơn cho nghiên cứu được kiểm định vi phạm các giả thuyết hồi quy (đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tư tương quan) và tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có). Phần mềm Stata 13 được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu này. 1.6 Kết cấu của luận văn hương 1: Giới thiệu đề tài hương 2: ơ sở lý luận hương 3: Phương pháp nghiên cứu hương 4: Kết quả nghiên cứu hương 5: Kết luận và khuyến nghị 1.7 Đóng góp của đề tài Nghiên cứu đã cho thấy được tác động của RRTD lên khả năng thanh khoản của các NHTM trong giai đoạn từ 2008-2017 khi mà những nghiên cứu về đề tài này ở nước ta vẫn còn chưa đa dạng. Nghiên cứu đã lượng hóa được mức độ tác động của sự rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thông qua hai chỉ tiêu là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập DPRR.
  17. 6 Xuất phát từ kết quả mô hình, từ sự tác động của RRTD lên khả năng thanh khoản và mức độ của tác động đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị hữu ích cho Chính Phủ, NHNN và các NHTM nhằm giúp cho việc quản lý và nâng cao khả năng thanh khoản. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Các NHTM Việt Nam đã phát triển lớn mạnh trong những năm vừa qua và ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong hệ thống kinh tế, tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đó, hoạt động của các NHTM hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài với mong muốn tìm ra những bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM nói riêng và cho cả hệ thống nói chung. Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và kết cấu chính của đề tài. Những khái quát an đầu này sẽ giúp người đọc có cái nhìn sơ ộ về đề tài nghiên cứu của tác giả, giúp hiểu rõ hơn các nội dung sẽ được trình bày tiếp ở các chương sau.
  18. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 2.1.1 Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là mối quan hệ giữa hai chủ thể dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, trong đó có sự chuyển giao có thời hạn một lượng giá trị từ ph a người sở hữu sang người sử dụng và người sử dụng sẽ hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn an đầu vào thời điểm đáo hạn. Có nhiều loại tín dụng phổ biến có thể kể đến như t n dụng thương mại, tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng. “T n dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hoặc uy t n) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn”. (Nguy n Văn Tiến, 2012) Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, tín dụng ngân hàng chính là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng vốn mà trong đó NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay và cho vay. Với tư cách là một trung gian tài ch nh, NHTM đi vay của người tạm thời thừa vốn trong nền kinh tế và cho người tạm thời thiếu hụt vốn vay lại với niềm tin rằng sẽ được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi vào ngày đến hạn. Các hình thức cấp tín dụng phổ biến trong NHTM có thể kể đến như cho vay, cho thuê tài ch nh, ảo lãnh, chiết khấu, phát hành tín dụng thư, ao thanh toán… 2.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng RRTD được định nghĩa là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ (Thomas Fitch, 1977). Có thể hiểu đơn giản, rủi ro tín dụng là những rủi ro làm phát sinh tổn thất trong quá trình cấp tín dụng mà trong đó người đi vay không có khả năng trả nợ (gốc hoặc lãi), hoặc trả nợ không đúng thời hạn đã cam kết cho ngân hàng.
  19. 8 RRTD là một trong những mối lo ngại của ngân hàng vì rủi ro này không những ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại của NHTM. RRTD có thể làm giảm thu nhập ròng, giảm lợi nhuận và giảm giá trị của ngân hàng. Bên cạnh đó tại Việt Nam- nơi nghiệp vụ tín dụng được xem là kênh sinh lời chủ yếu của NHTM bên cạnh các nghiệp vụ khác- dù chỉ một lượng nhỏ khách hàng phát sinh rủi ro tín dụng cũng có thể dẫn đến sự giảm sút lợi nhuận lớn cho ngân hàng. 2.1.2 Nguyên nhân và phân loại rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Nguyên nhân phát sinh a) Các yếu tố bên ngoài ngân hàng Môi trường kinh tế: Nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoặc quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường… khiến khách hàng vay vốn kinh doanh kém hiệu quả hoặc thu lỗ mất khả năng trả nợ. Môi trường pháp lý: Khe hở trong thực thi pháp luật, việc thanh tra giám sát còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Môi trường xã hội: Biến động trong nền kinh tế, chính trị xã hội… ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn. Khách hàng vay vốn: Bản thân khách hàng vay vốn có chiến lược kinh doanh kém hiệu quả gây thua lỗ, mất vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đ ch đã cam kết và không có thiện chí trong việc trả nợ. b) Các yếu tố bên trong ngân hàng Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng: ác ch nh sách, điều khoản cấp tín dụng không rõ ràng, chặt chẽ của ngân hàng tạo khe hở cho người đi vay hủy hoặc trì hoãn thực hiện các cam kết với ngân hàng. Do năng lực yếu kém của cán bộ ngân hàng: Cán bộ đề xuất, thẩm định, xét duyệt vay vốn không đủ trình độ năng lực hoặc xói mòn đạo đức nghề nghiệp dẫn đến cấp
  20. 9 vốn cho các dự án không hiệu quả từ đó gây rủi ro ngân hàng hoặc thậm chí mất vốn. Thiếu kiểm tra giám sát sau vay vốn: Cán bộ ngân hàng không chặt chẽ trong công tác kiểm tra sau cho vay dẫn đến việc không phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đ ch, không theo dõi việc thực hiện các cam kết cho vay của khách hàng từ đó không phát hiện rủi ro khi vừa phát sinh. 2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Theo Peter Rose (2012), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro mà phân rủi ro tín dụng thành 2 nhóm là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục: Rủi ro giao dịch: RRTD phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch với khách hàng, đánh giá, thẩm định khách hàng và xét duyệt hồ sơ cho vay. Rủi ro giao dịch bao gồm RR lựa chọn, RR bảo đảm và RR nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro phát sinh do ngân hàng lựa chọn khách hàng, phương án để ra quyết định tài trợ vốn. - Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho khoản vay như các điều khoản trong hợp đồng, các tài sản bảo đảm cho khoản vay… - Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro phát sinh từ công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay. Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do tồn tại những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng gồm RR nội tại và RR tập trung. - Rủi ro nội tại: Là rủi ro phát sinh từ các đặc điểm riêng biệt hoặc ngành kinh doanh của mỗi chủ thể đi vay. - Rủi ro tập trung: Là rủi ro phát sinh do ngân hàng tập trung tài trợ một giá trị quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng, tập trung tài trợ cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng một khu vực địa l … 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2