Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó gợi ý, khuyến nghị liên quan rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận của các QTDND. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH VŨ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH VŨ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀNG VINH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- i TÓM TẮT ------------------------------ Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mẫu nghiên cứu là 7 quỹ tín dụng nhân dân trong thời gian 24 quý từ năm 2013 đến năm 2018, dữ liệu thứ cấp đƣợc tiếp cận từ số liệu theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bến Tre cung cấp. Kết quả hồi quy theo GLS cho thấy rủi ro tín dụng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre; rủi ro tín dụng và quy mô cho vay thành viên có quan hệ bổ sung cho nhau khi tác động đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre; quy mô quỹ tín dụng nhân dân và hiệu quả quản lý chi phí tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Kết quả hồi quy theo GLS cũng cho thấy quy mô cho vay thành viên và khả năng tăng trƣởng không đảm bảo đƣợc ý nghĩa thống kê trong việc giải thích biến động lợi nhuận của QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đƣa ra các gợi ý cho nhà quản trị tài chính của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre về việc quyết định lựa chọn chính sách phù hợp với các điều kiện cụ thể nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua quản lý tốt rủi ro tín dụng, tăng cƣờng cho vay thành viên, tăng quy mô hoạt động và quản lý chi phí có hiệu quả.
- ii LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------- Tôi là Nguyễn Thanh Vũ xin cam đoan đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc hoàn thành từ quá trình làm việc nghiêm túc dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Hoàng Vinh. Luận văn này chƣa từng trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2019 Học viên Nguyễn Thanh Vũ
- iii LỜI CẢM ƠN --------------------------------------- Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM và Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bến Tre đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc có cơ hội tham gia lớp cao học, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Trƣờng; đồng thời tôi chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi, cũng nhƣ các Thầy Cô quản lý thuộc khoa Sau đại học trong suốt thời gian tham gia lớp học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Lê Hoàng Vinh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt các kiến thức, các kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đƣợc luận văn này. Cảm ơn các Anh/Chị học viên chung lớp đã giúp đỡ, chia sẻ thông tin hữu ích với tôi trong quá trình nghiên cứu. Kính chúc sức khỏe và thành công tất cả mọi ngƣời! NGUYỄN THANH VŨ
- iv MỤC LỤC ------------------ TÓM TẮT ................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ ix CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể........................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 3 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 4 1.5.1. Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 4 1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 1.6. Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 4 1.7. CẤU TRÚC KHÁI QUÁT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 5 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN .................................................................................................... 6
- v 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ...................................... 6 2.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân .............................................................. 6 2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân .................... 6 2.1.3. Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân .......................................... 6 2.1.4. Về thành viên quỹ tín dụng nhân dân ........................................................ 8 2.1.5. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân ........................................ 10 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ..11 2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ....................................................... 12 2.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ................................................. 13 2.4.1. Lý thuyết rủi ro và lợi nhuận trong quản trị tài chính ............................. 13 2.4.2. Lý thuyết “kém may mắn” và “quản lý kém” ......................................... 14 2.5. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN .......................... 15 2.5.1. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.............................................. 15 2.5.2. Các nghiên cứu trƣớc tại các quốc gia khác ............................................ 17 2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài. ....................................................... 20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 21 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 22 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 24 3.2.1. Khái quát mô hình nghiên cứu ................................................................. 24 3.2.2. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................... 26 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 27 3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 33 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 34 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................... 34
- vi 4.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN...................................................................... 36 4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY MÔ HÌNH THỨ NHẤT ....................................... 39 4.3.1. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 39 4.3.2. Lựa chọn kết quả hồi quy ........................................................................ 41 4.3.3. Kiểm định các khuyết tật cơ bản của mô hình ......................................... 43 4.3.4. Khắc phục các khuyết tật của mô hình .................................................... 43 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY MÔ HÌNH THỨ HAI ........................................... 45 4.4.1. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 45 4.4.2. Lựa chọn kết quả hồi quy ........................................................................ 46 4.4.3. Kiểm định các khuyết tật cơ bản của mô hình ......................................... 48 4.4.4. Khắc phục các khuyết tật của mô hình .................................................... 49 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 50 4.5.1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre........................................................................................... 50 4.5.2. Các yếu tố khác tác động đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre .............................................................................................................. 52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4....................................................................................... 53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ................................. 54 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 54 5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ............................................................................................ 56 5.2.1. Gia tăng lợi nhuận thông qua quản lý tốt rủi ro tín dụng ........................ 56 5.2.2. Tăng cƣờng cho vay thành viên trong mối tƣơng tác với rủi ro tín dụng .... …58 5.2.3. Gia tăng lợi nhuận thông qua các yếu tố khác ......................................... 59 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI .......... 61 5.3.1. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 61 5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5....................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------------------ Từ viết tắt Giải nghĩa PROF Lợi nhuận CRISK Rủi ro tín dụng MEM Quy mô cho vay thành viên SIZE Quy mô quỹ tín dụng nhân dân GROWTH Khả năng tăng trƣởng của quỹ tín dụng nhân dân QOM Hiệu quả quản lý chi phí của quỹ tín dụng nhân dân QTDND Quỹ tín dụng nhân dân NHTM Ngân hàng thƣơng mại
- viii DANH MỤC BẢNG ------------------ Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu tác động của các biến ..................................................... 29 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ...................................................................... 34 Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan giữa các biến ....................................................... 37 Bảng 4.3. Hệ số phóng đại phƣơng sai ................................................................ 39 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM .............................. 40 Bảng 4.5. Kiểm định Redundant Fixed Effects ................................................... 41 Bảng 4.6. Kiểm định Breusch-Pagan ................................................................... 42 Bảng 4.7. Kiểm định Hausman ............................................................................ 42 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ..................................... 43 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GLS ................................................................... 44 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM ............................ 45 Bảng 4.11. Kiểm định Redundant Fixed Effects ................................................. 47 Bảng 4.12. Kiểm định Breusch-Pagan ................................................................. 47 Bảng 4.13. Kiểm định Hausman .......................................................................... 48 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi ................................... 49 Bảng 4.15. Kết quả hồi quy theo GLS ................................................................. 49 Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu theo hồi quy mô hình thứ nhất ................ 55 Bảng 5.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu theo hồi quy mô hình thứ hai .................. 56
- ix DANH MỤC HÌNH ------------------ Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.. ........................................................................... 22 Hình 3.2. Khái quát thiết kế nghiên cứu.. .............................................................. 24
- 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU Chương này sẽ trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngoài ra, chương này cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, và cuối chương này sẽ trình bày kết cấu tổng thể của đề tài. 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 9 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động tại 1 thành phố và 4 huyện của tỉnh; trong đó, có 2 QTDND mới khai trƣơng đi vào hoạt động trong năm 2018 (QTDND Mỹ Chánh khai trƣơng từ tháng 5/2018, QTDND Nhuận Phú Tân khai trƣơng từ tháng 7/2018). Qua số liệu theo dõi, giám sát tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bến Tre, đến 31/12/2018 các QTDND đã thu hút đƣợc 12.710 thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ và buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, thị phần tín dụng của cả hệ thống QTDND chỉ chiếm 1 % so với tổng dƣ nợ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Một số nguyên nhân chính do các QTDND có quy mô nhỏ, trình độ cán bộ quản lý, điều hành chƣa cao; bên cạnh đó, các QTDND không đƣợc lợi thế nhƣ các ngân hàng thƣơng mại do phải chịu các điều kiện ràng buộc về địa bàn hoạt động, giới hạn về tỷ lệ huy động tiền gửi trong thành viên, cho vay chủ yếu đối với thành viên của QTDND. Những hạn chế này đã tác động đến sự phát triển thị phần tín dụng của hệ thống QTDND, từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động cũng nhƣ sự tồn tại và phát triển của các QTDND. Để phát triển, các QTDND luôn cố gắng mở rộng quy mô bằng cách tăng dƣ nợ cho vay.
- 2 Theo lý thuyết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, QTDND cấp tín dụng với kỳ vọng có đƣợc lợi nhuận nhƣng phải chấp nhận đối mặt với rủi ro, vì vậy QTDND có khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ triệt tiêu tác động tiêu của rủi tín dụng đến lợi nhuận đạt đƣợc, khi đó QTDND có lợi nhuận nhƣ kỳ vọng, thậm chí vƣợt trội so với kỳ vọng; ngƣợc lại, QTDND quản trị rủi ro tín dụng không tốt sẽ dẫn đến xuất hiện tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt đƣợc, khi đó QTDND có đƣợc lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng, thậm chí có thể rơi vào tình trạng thua lỗ. Trên thực tế, chƣa có nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị tài chính QTDND đƣa ra quyết định phù hợp và đảm bảo mục tiêu đề ra. Xuất phát từ những phân tích trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, đảm bảo đƣợc ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó gợi ý, khuyến nghị liên quan rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận của các QTDND. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: - Xác định xu hƣớng tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Xác định mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- 3 - Đề xuất các gợi ý, khuyến nghị nhằm kiểm soát, hạn chế sự tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Với mục tiêu nghiên cứu đƣợc xác định nêu trên, đề tài sẽ đƣợc thực hiện dựa vào các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: - Rủi ro tín dụng có xu hƣớng tác động nhƣ thế nào đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre? - Rủi ro tín dụng có mức độ tác động nhƣ thế nào đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre? - Các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre có thể kiểm soát, hạn chế sự tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận bằng cách nào? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là lợi nhuận, rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cấp tín dụng dƣới hình thức cho vay và tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với thời gian 24 quý từ năm 2013 đến năm 2018. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện đối với 7 QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre (không nghiên cứu đối với 2 QTDND mới khai trƣơng hoạt động trong năm 2018).
- 4 1.5. NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Nguồn dữ liệu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp theo quý đƣợc thu thập từ số liệu theo dõi, giám sát tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ năm 2013 đến năm 2018 của 7 QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nhƣ vậy, nghiên cứu này sẽ phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre với dữ liệu bảng (panel data). Nguồn dữ liệu: Số liệu theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bến Tre cung cấp. 1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu liên quan đến tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đề tài sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, theo đó: - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm, (ii) thiết kế mô hình nghiên cứu, và (iii) thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận và đƣa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan. - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu, bao gồm các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tƣơng quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng (Balanced panel regression). 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về mặt lý thuyết, đề tài này sẽ góp phần kiểm chứng và bổ sung bằng chứng thực nghiệm khẳng định cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- 5 - Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính QTDND những thông tin giải thích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận từ thực tiễn trƣờng hợp các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giúp chủ thể này đƣa ra quyết định phù hợp. 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre đƣợc thực hiện theo kết cấu 5 chƣơng nội dung, bao gồm: Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý, khuyến nghị ------------------------------------------------------------------ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Từ lý thuyết về lợi nhuận và rủi ro trong quản trị tài chính, đề tài đã chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các QTDND; sau đó kết hợp với các bằng chứng thực nghiệm, đề tài đã khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, chương này cũng đưa các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và sẽ được xác định giải quyết thông qua các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung, thời gian và không gian. Sau khi khái quát nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, chương này đã khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài. Cuối cùng, chương này đã cung cấp thông tin khái quát cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương nội dung.
- 6 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN Chương 2 sẽ thực hiện khảo lược cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng nói chung và QTDND nói riêng, qua đó chương này sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng cho mô hình nghiên cứu của đề tài. 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 2.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 của Văn phòng Quốc hội hợp nhất Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dƣới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”. 2.1.2. Tính chất và mục tiêu hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 6 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 12/12/2017 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hợp nhất Thông tƣ quy định về quỹ tín dụng nhân dân (Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN) quy định: “Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống.” 2.1.3. Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 8 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN quy định:
- 7 “1. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trong địa bàn một xã, một phƣờng, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã). 2. Địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân phải là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 3. Quỹ tín dụng nhân dân có thể đƣợc xem xét chấp thuận hoạt động trên địa bàn liên xã theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Có tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị; b) Có vốn điều lệ tối thiểu gấp 05 lần mức vốn pháp định tại thời điểm đề nghị; c) Kinh doanh có lãi trong 02 năm liên tiếp trƣớc năm đề nghị; d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tƣ này; đ) Không vi phạm quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trong 12 tháng liên tiếp trƣớc thời điểm đề nghị; e) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trong năm trƣớc thời điểm đề nghị; g) Có tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% trong 02 năm liên tiếp trƣớc năm đề nghị; h) Có tài liệu chứng minh khả năng liên kết cộng đồng tại địa bàn xã liền kề trên cơ sở có sự liên kết về chung lợi ích cộng đồng, điều kiện địa lý, văn hóa, tập quán địa phƣơng, vùng, miền, ngành nghề, các đặc thù khác trên địa bàn; i) Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân yếu kém phải thực hiện cơ cấu lại theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc;
- 8 k) Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân trong 02 năm liên tiếp trƣớc năm đề nghị.” 2.1.4. Về thành viên quỹ tín dụng nhân dân 2.1.4.1. Khái niệm thành viên quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 3 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN quy định: “Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tƣ này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.” 2.1.4.2. Góp vốn của thành viên quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 28 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN quy định: “1. Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tƣ cách thành viên và vốn góp thƣờng niên. a) Mức vốn góp xác lập tƣ cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng; b) Mức vốn góp thƣờng niên tối thiểu là 100.000 đồng. Các thành viên quỹ tín dụng nhân dân không phải góp vốn thƣờng niên trong năm tài chính đầu tiên kể từ khi tham gia quỹ tín dụng nhân dân. Vốn góp thƣờng niên có thể đƣợc nộp một lần hoặc nhiều lần trong năm tài chính, vốn góp thƣờng niên bắt đầu thực hiện từ năm tài chính 2016. 2. Tổng mức góp vốn tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không đƣợc vƣợt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn.” 2.1.4.3. Điều kiện trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân Theo Điều 31 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN quy định về điều kiện để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân nhƣ sau: “1. Đối với cá nhân:
- 9 a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thƣờng trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức không đƣợc giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trƣởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trƣởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác trừ trƣờng hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tƣ này; c) Không thuộc các đối tƣợng sau đây: (i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án; ngƣời đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chƣa đƣợc xóa án tích; (ii) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; (iii) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân; d) Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân. 2. Đối với hộ gia đình: a) Là hộ gia đình có các thành viên đăng ký thƣờng trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình; b) Ngƣời đại diện của hộ gia đình phải đƣợc các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Đối với pháp nhân: a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thƣờng và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn