intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn "Tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" là phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng thu nhập ngoài lãi và nâng cao tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NHƯ HUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NHƯ HUỲNH TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hồ Thị Ngọc Tuyền Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan toàn bộ luận văn tốt nghiệp đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học là TS. Hồ Thị Ngọc Tuyền. Tất cả các số liệu trong bài đều do tôi tự thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó ngoại trừ các nội dung do người khác thực hiện đã được trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn thì không có các nội dung đã được công bố trước đây. Tác giả luận văn Trần Thị Như Huỳnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, để thực hiện được đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, Quý Thầy/Cô Khoa Sau Đại học, các giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình giảng dạy, giúp tôi hoàn thiện khả năng tư duy và trang bị những kiến thức cần thiết để tôi có thể thực hiện được đề tài nghiên cứu của mình. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Hồ Thị Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn, động viên cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Trân trọng!
  5. iii TÓM TẮT Tiêu đề: Tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tóm tắt: Hiện nay, việc tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng đang được quan tâm, chú trọng của Nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Khi hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu bão hòa thì các hoạt động phi tín dụng ngày càng phát triển, góp phần tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng truyền thống, duy trì hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng là điều cần thiết. Mục tiêu của luận văn là phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng thu nhập ngoài lãi và nâng cao tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes với dữ liệu gồm 25 Ngân hàng thương mại Việt Nam được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM trong giai đoạn từ năm 2008 – 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố như thu nhập lãi cận biên, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, tiền gửi khách hàng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng có tác động đến tỷ suất sinh lời. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng thu nhập ngoài lãi và nâng cao tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có những hạn chế do phạm vi nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ cho tất cả các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hoặc có thể chưa phản ánh đầy đủ nội dung và ý nghĩa của các yếu tố tác động cũng như sự tác động của từng thành phần trong thu nhập ngoài lãi đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Từ khóa: thu nhập ngoài lãi, tỷ suất sinh lời, ngân hàng thương mại.
  6. iv ABSTRACT Title: Impact of non-interest income on profitability of Vietnamese commercial banks. Abstract: Currently, the increase in the proportion of income from non-credit activities is being paid attention to by the State and commercial banks. When credit activities are showing signs of saturation, non-credit activities are developing, contributing to increasing non-interest income. Non-interest income plays an important role in diversifying income, reducing dependence on revenues from traditional credit activities, maintaining business activities, diversifying risks, improving competitiveness and improving the bank's profitability. Therefore, it is essential to assess the impact of non-interest income on the profitability of banks. The objective of the thesis is to analyze the impact of non-interest income on the profitability of Vietnamese commercial banks, thereby proposing some policy implications to increase non-interest income and improve the profitability of Vietnamese commercial banks in the coming time. The study uses the Bayesian linear regression with data including 25 Vietnamese commercial banks listed on the stock exchanges HOSE, HNX, UPCOM in the period from 2008 to 2022. The results of the study indicate that non-interest income has a positive impact on the profitability of banks. In addition, factors such as marginal interest income, bank size, outstanding loans, equity, operating costs, customer deposits, inflation and economic growth also have an impact on profitability. Based on the research results, the author has made a number of proposals to increase non-interest income and improve the profitability of Vietnamese commercial banks. In addition, the study also has limitations because the scope of the study does not fully reflect all commercial banks in Vietnam or may not fully reflect the content and meaning of the influencing factors as well as the impact of each component of non-interest income on the bank's profitability. Keywords: non-interest income, profitability, commercial banking.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội NHTM Ngân hàng thương mại PCSE Phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu mảng TNNL Thu nhập ngoài lãi TMCP Thương mại Cổ phần UPCOM Sở giao dịch chứng khoán UPCOM
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Anh Cụm từ Tiếng Việt FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định Generalized method of Phương pháp ước lượng khoảnh khắc GMM moments tổng quát International IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế Monetary Fund Phương pháp ước tính các tham số Pooled OLS Ordinary Least Square trong mô hình hồi quy tuyến tính Random Effects REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Model ROA Return On Asset Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu System generalized Phương pháp ước lượng khoảnh khắc SGMM method of moments tổng quát của hệ thống
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii TÓM TẮT ........................................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .............................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..............................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................. xii CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 4 1.7 Bố cục của luận văn ................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................ 7 2.1 Tổng quan về TNNL.................................................................................. 7 2.1.1 Khái niệm TNNL ............................................................................ 7
  10. viii 2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá TNNL.................................................................. 9 2.1.3 Vai trò của TNNL .......................................................................... 10 2.2 Tổng quan về tỷ suất sinh lời của NHTM ............................................... 11 2.2.1 Khái niệm tỷ suất sinh lời của NHTM .......................................... 11 2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời của NHTM ............................... 12 2.3 Tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM ....................... 14 2.4 Lược khảo các nghiên cứu tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.............................................................................................................. 15 2.4.1 Tổng quan nghiên cứu trước đó .................................................... 15 2.4.2 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................. 21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 24 3.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 24 3.1.1 Phương pháp định tính .................................................................. 24 3.1.2 Phương pháp định lượng ............................................................... 24 3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 28 3.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 29 3.3.1 Mô hình đề xuất ............................................................................ 29 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 30 3.4 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 37 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 40 4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................ 40 4.2 Phân tích tương quan ............................................................................... 42 4.3 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 45 4.3.1 Kết quả ước lượng Bayes của 4 mô hình ...................................... 45
  11. ix 4.3.2 Lựa chọn mô hình ......................................................................... 53 4.3.3 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC ............................................. 55 4.3.4 Kiểm định giả thuyết khoảng ........................................................ 62 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................. 64 4.4.1 Thảo luận về mặt kỹ thuật ............................................................. 64 4.4.2 Thảo luận về mặt kinh tế ............................................................... 68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................... 73 5.1 Kết luận.................................................................................................... 73 5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................... 73 5.2.1 Đối với Ngân hàng thương mại .................................................... 73 5.2.2 Đối với Ngân hàng nhà nước ........................................................ 76 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................i PHỤ LỤC ............................................................................................................. v
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đó ................................................... 18 Bảng 3-1: Định nghĩa các biến trong mô hình ................................................... 35 Bảng 3-2: Danh sách nguồn lấy dữ liệu của các biến ........................................ 38 Bảng 4-1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................... 40 Bảng 4-2: Ma trận hệ số tương quan của các biến (ROA là biến phụ thuộc) .... 43 Bảng 4-3: Ma trận hệ số tương quan của các biến (ROE là biến phụ thuộc) .... 44 Bảng 4-4: Hệ số phóng đại phương sai VIF ...................................................... 45 Bảng 4-5: Kết quả ước lượng mô hình 1 (ROA là biến phụ thuộc) ................... 46 Bảng 4-6: Kết quả ước lượng mô hình 1 (ROE là biến phụ thuộc) ................... 46 Bảng 4-7: Kết quả ước lượng mô hình 2 (ROA là biến phụ thuộc) ................... 47 Bảng 4-8: Kết quả ước lượng mô hình 2 (ROE là biến phụ thuộc) ................... 48 Bảng 4-9: Kết quả ước lượng mô hình 3 (ROA là biến phụ thuộc) ................... 49 Bảng 4-10: Kết quả ước lượng mô hình 3 (ROE là biến phụ thuộc) ................. 49 Bảng 4-11: Kết quả ước lượng OLS (ROA là biến phụ thuộc).......................... 50 Bảng 4-12: Kết quả ước lượng mô hình 4 (ROA là biến phụ thuộc) ................. 51 Bảng 4-13: Kết quả ước lượng OLS (ROE là biến phụ thuộc) .......................... 52 Bảng 4-14: Kết quả ước lượng mô hình 4 (ROE là biến phụ thuộc) ................. 53 Bảng 4-15: Kết quả kiểm định Bayes factor test (ROA là biến phụ thuộc)....... 53 Bảng 4-16: Kết quả kiểm định Bayesian model test (ROA là biến phụ thuộc) . 54 Bảng 4-17: Kết quả kiểm định Bayes factor test (ROE là biến phụ thuộc) ....... 54 Bảng 4-18: Kết quả kiểm định Bayesian model test (ROE là biến phụ thuộc) . 54 Bảng 4-19: Kết quả ước lượng mô hình 4 sau khi tăng cỡ mẫu, block var và làm mỏng mẫu (ROA là biến phụ thuộc) ........................................................................ 56
  13. xi Bảng 4-20: Kết quả ước lượng mô hình 1 sau khi tăng cỡ mẫu, block var và làm mỏng mẫu (ROE là biến phụ thuộc)......................................................................... 56 Bảng 4-21: Kết quả kiểm định hội tụ bằng cỡ mẫu hiệu quả (ROA là biến phụ thuộc) ........................................................................................................................ 60 Bảng 4-22: Kết quả kiểm định hội tụ bằng cỡ mẫu hiệu quả (ROE là biến phụ thuộc) ........................................................................................................................ 60 Bảng 4-23: Kết quả kiểm định Grubin (ROA là biến phụ thuộc) ...................... 61 Bảng 4-24: Kết quả kiểm định Grubin (ROE là biến phụ thuộc) ...................... 62 Bảng 4-25: Kết quả kiểm định giả thuyết khoảng (ROA là biến phụ thuộc)..... 63 Bảng 4-26: Kết quả kiểm định giả thuyết khoảng (ROE là biến phụ thuộc) ..... 64 Bảng 4-27: Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng ban đầu ................... 68
  14. xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu..................................................................... 29 Hình 4-1: Kết quả kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ vết (ROA là biến phụ thuộc) ........................................................................................................................ 57 Hình 4-2: Kết quả kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ vết (ROE là biến phụ thuộc) ........................................................................................................................ 58 Hình 4-3: Kết quả kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ cusum (ROA là biến phụ thuộc) ................................................................................................................. 59 Hình 4-4: Kết quả kiểm định hội tụ thông qua biểu đồ cusum (ROE là biến phụ thuộc) ................................................................................................................. 59
  15. 1 CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngày nay, công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến rộng rãi. Đối với các doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng, việc ứng dụng công nghệ góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tạo sự thuận tiện trong các giao dịch với ngân hàng, góp phần đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro… Bên cạnh đó, xu hướng thanh toán trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng TNNL. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục sau đại dịch Covid – 19 nên hoạt động tín dụng gặp khó khăn nhưng góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán trực tuyến. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính hình thành thu nhập từ lãi của ngân hàng. Khi thu nhập từ lãi đang có dấu hiệu bão hòa thì TNNL lại có sự tăng trưởng. Việc các ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ… đã góp phần tăng TNNL cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng ngày càng chú trọng hơn về chính sách quản trị rủi ro nên việc mở rộng hoạt động tín dụng, tăng thu nhập từ lãi cũng khó khăn. Trong những năm gần đây, Nhà nước ngày càng có sự quan tâm đến TNNL của ngân hàng, cụ thể đã ban hành Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025” và Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cả hai quyết định này đều có nội dung liên quan đến việc tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Việc tăng tỷ trọng TNNL góp phần giúp ngân hàng có thêm nguồn thu nhập, duy trì và phát triển hoạt động, đáp ứng biến động của thị trường, tạo niềm tin với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phân tán rủi ro, nâng cao tỷ suất sinh lời của ngân hàng… Do đó, để đánh giá tỷ suất sinh lời của một ngân hàng thì TNNL là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét. Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng như nghiên cứu của Chiorazzo, Milani, & Salvini (2008); Sun, Wu, Zhu, & Stephenson (2017); Uzun & Berberoğlu (2019);
  16. 2 Antao & Karnik (2022); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015); Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018); Văn Thị Thái Thu (2022);… Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng TNNL có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng, nhưng cũng có một số bài nghiên cứu chỉ ra rằng TNNL có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Các bài nghiên cứu có kết luận trái ngược nhau vì phương pháp nghiên cứu khác nhau, không gian, thời gian và dữ liệu nghiên cứu khác nhau… Đối với luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Bayes để đánh giá tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thay vì sử dụng các phương pháp GMM, FEM, REM, OLS… như các bài nghiên cứu trước đó. Vì vậy, để đánh giá tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng, cụ thể là các NHTM Việt Nam được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM trong khoảng thời gian có nhiều biến động kinh tế (khủng hoảng kinh tế năm 2008, đại dịch Covid – 19) từ năm 2008 – 2022, tác giả đã lựa chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Đề tài này nhằm bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng TNNL, nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để có thể hoàn thành mục tiêu tổng quát của luận văn này thì cần giải quyết được các mục tiêu cụ thể sau: + Phân tích, đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam.
  17. 3 + Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu tương ứng như sau: + Mức độ và chiều hướng tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam như thế nào? + Những hàm ý chính sách nào sẽ được đề xuất nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của 25 NHTM Việt Nam được niêm yết trên Sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM. Số lượng ngân hàng được chọn mang tính đại diện cho tổng thể hệ thống NHTM Việt Nam khi thực hiện bài luận văn. Về thời gian: Luận văn sử dụng thông tin về hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2022. Nguyên nhân lựa chọn giai đoạn này là vì đây là giai đoạn chứng kiến các biến chuyển của các NHTM Việt Nam, sự biến động nền kinh tế (khủng hoảng kinh tế năm 2008, dịch bệnh Covid – 19…). Đồng thời, trong thời gian này số liệu của các NHTM Việt Nam đều được công bố tương đối đầy đủ. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng để phân tích tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. Phương pháp định tính được sử dụng bao gồm phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp. Phương pháp định lượng sẽ là phương pháp chính được sử dụng trong bài luận văn nhằm đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của TNNL đến tỷ suất sinh
  18. 4 lời của các NHTM Việt Nam. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với thực tiễn. Các kết quả hồi quy trong bài luận văn đều được xử lý và phân tích thông qua phần mềm kinh tế lượng Stata 17 và phương pháp chính được sử dụng là phân tích Bayes, cụ thể là mô hình hồi quy Bayes sử dụng thuật toán Metropolis – Hastings. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2022. Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 1.7 Bố cục của luận văn Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình thì phần nội dung của luận văn gồm 5 chương: CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU Chương này được xem là chương tiền đề cho các chương sau, chủ yếu tập trung trình bày một số nội dung khái quát về đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong chương 2, luận văn sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài. Đồng thời lược khảo một số bài nghiên cứu trước đó về tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời để làm cơ sở, tiền đề cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Từ những cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu được trình bày ở chương 2, chương 3 sẽ tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho bài nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất, và phương pháp thu thập dữ liệu cũng như phương pháp xử lý dữ liệu. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  19. 5 Trên những nội dung của chương 3 thì chương 4 sẽ thực hiện hồi quy và lựa chọn mô hình phù hợp để tiến hành phân tích tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Trên cơ sở những phân tích kết quả nghiên cứu từ chương 4, chương 5 sẽ đưa ra kết luận. Từ đó đưa ra nhận xét, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM. Đồng thời, chương 5 cũng sẽ trình bày những hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu những nội dung cơ bản về đề tài nghiên cứu bao gồm phần đặt vấn đề về đề tài nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu nhằm phân tích tác động của TNNL đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện bài nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2