intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn là làm rõ những vấn đề cơ bản của hợp đồng hoán đổi và tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN THU TRANG Hà Nội, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 NGUYỄN THU TRANG Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hằng Hà Nội, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Trang
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN .......................10 1.1. Tổng quan về hợp đồng hoán đổi ................................................................10 1.1.1. Giới thiệu công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh .....................................................................................................................10 1.1.2. Giới thiệu hợp đồng hoán đổi ...................................................................10 1.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ..16 1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. .....................16 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động.................................................18 1.2.3. Các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng .........................22 1.3. Tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ...................................................................28 1.3.1. Về mặt định tính .......................................................................................28 1.3.2. Về mặt định lượng ....................................................................................29 CHƯƠNG 2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN. .........................31 2.1. Phương pháp đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ........31 2.2. Mô hình DEA phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ........................................................................................36
  5. 2.3. Mô hình hồi quy Tobit đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ......................................................................................................................37 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ...............................................................39 3.1. Tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019. ................................................................................39 3.2. Đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019. ...............................................................41 3.2.1. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA): .........................................................41 3.2.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ...........................................44 3.2.3. Hệ số an toàn vốn (CR): ...........................................................................46 3.2.4. Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (Spread) ..................................47 3.3. Kết quả nghiên cứu về tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ..49 3.3.1. Kết quả mô hình DEA ..............................................................................49 3.3.2. Kết quả nghiên cứu thông qua kiểm định mô hình hồi quy Tobit ..........55 3.4. Đánh giá các nhân tố tác động đến việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ..................................................57 3.4.1. Môi trường kinh doanh .............................................................................57 3.4.2. Khung pháp lý: .........................................................................................57 3.4.3. Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành: ......................................................58 3.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ..................................58 3.4.5. Nguồn lực cán bộ......................................................................................59 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .....................................60 4.1 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .......................................................................................................................60
  6. 4.1.1. Phân tích SWOT về hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ...........................................................................................................60 4.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2025 của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam....................................................................................................63 4.1.3. Định hướng đến năm 2025 của hệ thống ngân hàng khu vực ..................64 4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua việc sử dụng hợp đồng hoán đổi. .65 4.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..................................................65 4.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. ............................................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................74 PHỤ LỤC .................................................................................................................77
  7. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng Bảng 3.1: Kết quả mô hình DEA ..............................................................................51 Bảng 3.2: Kết quả mô hình hồi quy Tobit.................................................................55 Hình Hình 1.1: Phương pháp tiếp cận ..................................................................................8 Hình 2.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất ứng với hai hàng hóa H1 và H2 ........33 Hình 3.1: Chỉ số ROA trung bình của các nhóm ngân hàng thương mại cổ phần....41 Hình 3.2: Chỉ số ROE trung bình của các nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ....44 Hình 3.3: Chỉ số CR trung bình của các nhóm ngân hàng thương mại cổ phần .......46 Hình 3.4: Chỉ số Spread trung bình của các nhóm ngân hàng thương mại cổ phần .47 Hình 3.5: Hệ số đo lường hiệu quả kỹ thuật .............................................................50
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ABB Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam HDbank Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh Kiên Long Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long LPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Maritime Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam Nam Á Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á Phương Đông Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Seabank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SGB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương SHB Ngân hàng thương mại cổ phàn Sài Gòn - Hà Nội Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VBB Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPbank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng
  9. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn với đề tài: “Tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá tác động của hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và áp dụng vào đánh giá cho 25 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2015 – 2019. Các nội dung cụ thể mà luận văn đạt được là:  Hệ thống các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá tác động của hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng từ phương pháp đánh giá truyền thống đến phương pháp định lượng phổ biến nhất mà hiện nay đang được sử dụng trong phân tích không chỉ ở những nước có nền kinh tế phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi.  Lựa chọn và xây dựng mô hình DEA đo lường hiệu quả và mô hình Tobit nhằm xác định tác động của hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ 2015 – 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi như một công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động.  Trên cơ sở phân tích định lượng, luận văn có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hội nhập, nền kinh tế Việt Nam trở nên mở hơn đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều những ngân hàng nước ngoài bên cạnh các ngân hàng thương mại trong nước. Với tiềm lực mạnh mẽ về nguồn vốn, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, trình độ quản lý chuyên nghiệp, quy trình nghiêm ngặt và mạng lưới rộng khắp thế giới, các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng thương mại trong nước để thâm nhập, chiếm thị phần trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước thách thức cùng yêu cầu cấp bách cần thực hiện những bước đi vững chắc, năng động và hiệu quả. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa, lãi suất và tỷ giá, rủi ro đối với nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, tài chính ngày một gia tăng. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh, trong đó có hợp đồng hoán đổi, được hình thành, trở thành sản phẩm tất yếu của thị trường tài chính. Hình thành với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro, nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ và phức tạp của thị trường tài chính, nghiệp vụ hoán đổi trở thành một công cụ được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Điều này đã khiến cho giao dịch hoán đổi trở thành một công cụ vô cùng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong thị trường phái sinh và hệ thống tài chính toàn cầu. Tại các ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, bên cạnh các nghiệp vụ mang tính truyền thống, giao dịch hoán đổi đã không ngừng được ứng dụng nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận. Tại Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, việc phát triển và ứng dụng hợp đồng hoán đổi ở các ngân hàng thương mại cổ phần đã trở thành một nhu cầu khách quan và hết sức cần thiết, đặc biệt phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang trên đà phát triển, các hoạt động đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc.
  11. 2 Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM đã được lựa chọn nhằm phân tích để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Liệu việc sử dụng hợp đồng hoán đổi có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hay không? Nếu có, tác động đó như thế nào? Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp để phát triển việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, góp phần giúp các ngân hàng hội nhập sâu hơn với thị trường tài chính thế giới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Gần đây, các nghiên cứu trong nước về hợp đồng hoán đổi và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần đã được rất nhiều tác giả quan tâm. Đối với việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, các nghiên cứu định lượng, đặc biệt là phương pháp bao dữ liệu DEA, đã được sử dụng khá phổ biến. Nguyễn Thị Hồng Xuân (2012) đã ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của 31 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2011 với 3 yếu tố đầu vào là tổng số tiền gửi, tài sản cố định, chi phí hoạt động và 2 yếu tố đầu ra là tổng số tiền vay (bao gồm các khoản vay của khách hàng và các khoản vay khác) và lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 60% các ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nói riêng và hệ thống NHTM nói chung thì tái cơ cấu, sát nhập và hợp nhất là một xu hướng tất yếu. Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) đã sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy bảng để đánh giá hiệu quả hoạt động của 28 ngân hàng tại 6 nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2007 – 2011 và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cụ thể, 2 yếu tố mức độ an toàn vốn và lãi suất thị trường tác động ngược chiều còn 3 yếu tố chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí, thanh khoản có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó nhận định giải quyết bài toán nợ xấu là ưu tiên hàng đầu đối với các cơ quan quản lý và ban quản trị các ngân hàng Việt Nam.
  12. 3 Võ Minh Long (2019) sử dụng hồi quy bằng FEM (ước lượng vững) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 20 NHTM cổ phần trong 10 năm. Kết quả cho thấy, quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tiền cho vay đều có tác động lên hiệu quả hoạt động và có ý nghĩa thống kê cao. Nguyễn Phúc Quý Thạnh (2019) để phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động các NHTM đã tiến hành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTM theo phương pháp phân tích phi tham số DEA; Giai đoạn 2 sử dụng kết quả phân tích hiệu quả từ giai đoạn 1 tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố riêng, đặc trưng của ngân hàng và các điều kiện thị trường khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTM theo mô hình hồi quy Tobit. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản; tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản; tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản và tổng tài sản. Trong khi đó, các nghiên cứu về hợp đồng hoán đổi ở Việt Nam và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng để từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị. Nguyễn Thị Loan (2013) đã phân tích thực trạng về sự phát triển hợp đồng hoán đổi tiền tệ, đồng thời, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của công cụ này, từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao khả năng phát triển hợp đồng hoán đổi tại các NHTM Việt Nam. Đỗ Thu Hằng và Nguyễn Thị Thu Trang (2018) đã sử dụng phương pháp tổng hợp, tập trung phân tích một số vấn đề về mặt pháp lý và thực trạng cung ứng phái sinh tại các TCTD, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển sản phẩm này tại các TCTD Việt Nam. Như vậy, có thể nói việc vận dụng những phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam còn rất hạn chế. Thực tế cũng cho thấy, hợp đồng hoán đổi, mặc dù là một công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam, do đó, tác động của công cụ này đến hiệu quả hoạt động ngân hàng còn chưa được nghiên cứu cụ thể.
  13. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các nghiên cứu về tác động của hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng đã được thực hiện trên thế giới. Andres Rivas, Teofilo Ozuna, Felice Policastro (2006) đã tiến hành nghiên cứu 116 ngân hàng Brazil, 27 ngân hàng Chile và 39 ngân hàng Mexico để trả lời câu hỏi: Việc sử dụng các công cụ phái sinh có làm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Mỹ Latinh hay không? Tác giả đã tiếp cận theo 2 bước: Mục tiêu của bước thứ nhất là đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Mỹ Latinh bằng cách sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Theo đó các biến đầu vào là Tổng tiền gửi (Total Deposits) và Tổng chi phí không phát sinh lãi (Total non-interest expenses), còn biến đầu ra là Tổng thu nhập (Total income); Mục tiêu của bước thứ hai là kiểm tra mức độ nhạy cảm của hệ số hiệu quả hoạt động các ngân hàng Mỹ Latinh với việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh bằng cách phân tích hồi quy. Theo đó, biến độc lập là hợp đồng phái sinh (biến nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có sử dụng công cụ tài chính phái sinh và giá trị 0 nếu ngân hàng không sử dụng), biến đo lường danh mục đầu tư nợ của ngân hàng, biến đo lường mức độ đầy đủ của tỷ lệ vốn chủ sở hữu, biến đo lường quy mô của ngân hàng, biến giả để kiểm soát sự khác biệt về kinh tế và thể chế giữa 3 quốc gia; biến phụ thuộc là hệ số hiệu quả của các ngân hàng Mỹ Latinh được thu thập từ mô hình DEA từ bước thứ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh làm tăng hiệu quả hoạt động các ngân hàng Mỹ Latinh. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa phân tích được sự khác biệt giữa các công cụ tài chính phái sinh ngoại tệ và công cụ tài chính phái sinh lãi suất, hay sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn. Do vậy, những nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích ảnh hưởng của công cụ phái sinh lên các ngân hàng đề cập đến những sự khác biệt trên. Ali Bendob, Naima Bentouir, Slimane Bellaouar (2015) đã sử dụng số liệu của 19 ngân hàng thương mại tại 4 nước GCC bao gồm: Saudi, Bahrain, Qatar và Emirates trong giai đoạn 2003 – 2013 để kiểm định mức độ ảnh hưởng của việc sử
  14. 5 dụng các công cụ tài chính phái sinh lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bằng mô hình hồi quy tuyến tính. Theo đó, biến độc lập là giá trị các công cụ tài chính phái sinh trên tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t, biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t và được thể hiện bằng cách tiếp cận CAMEL. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh làm giảm rủi ro cho các ngân hàng GCC và ảnh hưởng của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh là khác nhau giữa các ngân hàng do sự khác biệt về đặc tính, quốc gia và thời kỳ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa nói rõ ảnh hưởng của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại theo hướng tích cực hay tiêu cực. Do vậy, những nghiên cứu trong tương lai có thể phân tích việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với những ngân hàng có đặc tính cụ thể như thế nào. Nyabirande Blaise, Dr. Patrick Mulyungi (2018) đã áp dụng cách tiếp cận theo hướng điều tra dân số để xem xét ảnh hưởng của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Rwanda. Bài nghiên cứu đã áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Theo đó, tác giả tiến hành phỏng vấn 70 giám đốc của 14 ngân hàng thương mại Rwanda thông qua bảng câu hỏi tự xây dựng để kết luận về ảnh hưởng của quản trị rủi ro bằng công cụ tài chính phái sinh lên hiệu quả hoạt động. Đồng thời, dựa trên các số liệu báo cáo tài chính, tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy với biến độc lập là cấu trúc hoạt động, cấu trúc tài chính, chính sách kiểm soát, cấu trúc tổ chức và biến phụ thuộc là chỉ số ROE, khả năng sinh lợi, doanh thu để thấy được mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thương mại tại Rwanda không sử dụng công cụ phái sinh để phòng vệ bởi các ngân hàng cho rằng các công cụ khác hiệu quả hơn; Thị trường phái sinh chưa phát triển ở Rwanda do những cản trở về môi trường chính trị, kiến thức về công cụ phái sinh, thái độ của những người tham gia thị trường, cơ sở hạ tầng tài chính và cạnh tranh quốc tế; Các ngân hàng gặp khó khăn trong việc định giá các công cụ phái sinh mặc dù việc sử dụng công cụ phái sinh được coi là một phương pháp tương đối rẻ và hiệu quả để giảm rủi ro. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hết sức
  15. 6 mới mẻ tuy nhiên chưa kết luận được rõ ràng về mối quan hệ giữa việc sử dụng công cụ phái sinh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Do vậy, những nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng phân tích hồi quy dựa trên các biến số khác, đặc trưng hơn cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về tác động của hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các nước trên thế giới mà chưa có ở Việt Nam. Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả hoạt động và tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể rút ra cho luận văn một số gợi ý trong việc lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra trong mô hình đánh giá hiệu quả của các ngân hàng, đồng thời, tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình Tobit đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động, cụ thể là:  Về mặt lý thuyết: qua tổng kết các nghiên cứu đi trước, luận văn đã thấy được những điểm mạnh của các cách tiếp cận phân tích định lượng, cũng như một số hạn chế của phương pháp này. Đồng thời đó cũng là cơ sở để nhận thức lý thuyết một cách hoàn thiện, đầy đủ trong lĩnh vực nghiên cứu.  Về mặt thực nghiệm: chính việc tổng kết các nghiên cứu trên thế giới đã giúp luận văn hiểu lý thuyết và vận dụng các mô hình để phân tích tác động tại Việt Nam. Đặc biệt là việc hình thành những kiểm định thống kê trong việc lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra của ngân hàng cho phù hợp nhất với nghiên cứu để có thể thu được các kết quả thực nghiệm có ý nghĩa. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước, luận văn đã lựa chọn được mô hình ước lượng thích hợp nhất (mô hình Tobit) để phân tích tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ 2015 – 2019. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là làm rõ những vấn đề cơ bản của hợp đồng hoán đổi và tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
  16. 7 3.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của luận văn là đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019. Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tại các ngân hàng Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động (operating efficiency) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2019, cụ thể là 25 ngân hàng với sự đa dạng về quy mô vốn điều lệ. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích mà luận văn đề ra, phương pháp phân tích định lượng đã được sử dụng gồm phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và mô hình kinh tế lượng (Tobit) để phân tích tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ năm 2015 đến năm 2019 của 25 trên 31 Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hiện còn hoạt động trong danh sách được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 31/12/2019. Việc lựa chọn mẫu được điều chỉnh bằng cách loại bỏ các ngân hàng thương mại cổ phần thành lập sau năm 2015, các ngân hàng không có đầy đủ báo cáo tài chính thường niên hoặc đang trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, các ngân hàng thương mại cổ phần không có trong mẫu nghiên cứu bao gồm: Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Đại chúng, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Quốc dân và Ngân hàng Việt Á.
  17. 8 Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lấy từ website chính thức của các ngân hàng, website Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Phương pháp lựa chọn biến, lựa chọn mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động và lựa chọn mô hình đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi:  Việc sử dụng các hợp đồng hoán đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hay không?  Việc sử dụng các hợp đồng hoán đổi có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi này, phương pháp tiếp cận của luận văn được thể hiện qua quy trình nghiên cứu như sau: Hình 0.1: Phương pháp tiếp cận
  18. 9 7. Bố cục luận văn Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về hợp đồng hoán đổi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2: Các mô hình lý thuyết về đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 3: Đánh giá tác động của việc sử dụng hợp đồng hoán đổi đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp sử dụng hợp đồng hoán đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
  19. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan về hợp đồng hoán đổi 1.1.1. Giới thiệu công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh Theo Nguyễn Văn Tiến (2005): “Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác nhau như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất,…”. Hiểu đơn giản hơn, công cụ tài chính phái sinh là một loại hợp đồng mà giá trị của nó được hình thành từ giá trị của một loại tài sản cơ sở (underlying asset). Công cụ phái sinh ra đời như một giải pháp để bảo hiểm hoặc quản lý rủi ro tài chính, trong đó 2 loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Công cụ phái sinh có kỳ hạn xác định (có thể là vô hạn), giá cả tài sản cơ sở xác định và khối lượng giao dịch xác định. Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. 1.1.2. Giới thiệu hợp đồng hoán đổi 1.1.2.1. Khái niệm của hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi lần đầu được sử dụng vào những năm 1980, và kể từ đó, thị trường này đã phát triển vượt bậc. Hợp đồng hoán đổi hiện nay giữ một vị trí quan trọng trong thị trường tài chính phái sinh.
  20. 11 Theo John C. Hull (2012): Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại, theo đó, thỏa thuận này sẽ xác định ngày dòng tiền được hoán đổi và phương pháp dòng tiền được tính toán. Thông thường, hợp đồng hoán đổi thường được thực hiện trên cơ sở hoán đổi luồng tiền cố định lấy luồng tiền thả nổi hoặc ngược lại. Thực tế, các công ty khó có thể tự tìm đến nhau hoặc tìm đến trung gian tài chính để thực hiện hợp đồng hoán đổi vì thế cần có các định chế trung gian thực hiện tạo lập thị trường cho các giao dịch này. 1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi Hàng hóa trong hợp đồng hoán đổi là tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu và hàng hóa vật chất, bao gồm 4 dạng cơ bản: Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps), Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps), Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swaps), Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu (Equity Swaps). Trong đó, hai loại hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất là hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Trong một hợp đồng hoán đổi lãi suất, một bên đồng ý trả cho bên còn lại lãi suất cố định để nhận lại lãi suất thả nổi trên cùng một số tiền gốc và trong cùng một khoảng thời gian. Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được sử dụng để quản lý tài sản hoặc nợ cố định hoặc thả nổi, hoặc đầu cơ kiếm lợi từ sự thay đổi lãi suất. Đây là một công cụ rất phổ biến và có tính thanh khoản cao. Hợp đồng thông dụng nhất là một bên trả một mức lãi suất cố định cho bên kia để nhận lại lãi suất thả nổi (thường gắn với lãi suất tham chiếu LIBOR). Trong một hợp đồng hoán đổi tiền tệ, một bên đồng ý trả lãi cho số tiền gốc bằng một loại ngoại tệ để nhận lại số tiền lãi này bằng một loại ngoại tệ khác. Số tiền gốc thường không được trao đổi trong hợp đồng hoán đổi lãi suất. Trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, số tiền gốc thường được trao đổi vào cả giai đoạn bắt đầu và kết thúc của hợp đồng hoán đổi. Khi bắt đầu hợp đồng hoán đổi, bên trả lãi bằng ngoại tệ sẽ nhận được số tiền gốc bằng ngoại tệ và trả số tiền gốc bằng nội tệ. Khi kết thúc hợp đồng hoán đổi, ngược lại, bên này sẽ nhận được số tiền gốc bằng nội tệ và trả số tiền gốc bằng ngoại tệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2