Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng
lượt xem 13
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng" tập trung vào việc phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ VĂN PHƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THÔNG QUA PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ VĂN PHƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THÔNG QUA PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng” này là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, tất cả những số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, đáng tin cậy và được phân tích xử lý trung thực, khách quan. Các giải pháp, ý kiến đề xuất là của cá nhân tôi đúc kết từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá và kinh nghiệm công tác thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng. Tp. HCM, tháng năm 2023 Học viên thực hiện Võ Văn Phượng
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành nội dung luận văn thạc sĩ. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học CH23C3, chuyên ngành tài chính ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh niên khóa 2021 – 2023. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng cùng một số lãnh đạo phòng ban đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi thực hiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Võ Văn Phượng
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng. Nội dung: Bài luận văn nhằm mục tiêu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ. Trong nghiên cứu, tác giả đã tổng kết các lý thuyết chung về NHTM và hoạt động huy động vốn của NHTM. Bên cạnh đó, tác giả cũng hệ thống lại các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM và bài học kinh nghiệm của một số NHTM làm tốt hoạt động huy động vốn. Thông qua việc phân tích thực trạng huy động vốn của ngân hàng như: Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu các thành phần trong nguồn vốn huy động và thị phần huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng. Từ việc thu thập về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, uy tín của ngân hàng, cơ sở vật chất của Chi nhánh, chất lượng đội ngũ nhân viên cho thấy: Chi nhánh đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn gia tăng, tuy nhiên lãi suất huy động VNĐ của Chi nhánh thấp hơn so với lãi suất huy động của các ngân hàng TMCP tư nhân trên cùng địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mặt khác, thị phần huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2019 - 2021 có xu hướng giảm và thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng khác, đặc biệt là với BIDV và Agribank. Từ những hạn chế này, tác giả đã đề xuất các biện pháp tăng trưởng huy động vốn thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ tại đơn vị tác giả đang công tác. Từ khóa: Nguồn vốn huy động, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, VietinBank, tăng trưởng, Lâm Đồng.
- iv ABSTRACT Topic: Growth of mobilized capital through development of products and services at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Lam Dong Branch. Content: The thesis aims to analyze capital mobilization activities of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade. - Lam Dong branch, on that basis, propose solutions to increase mobilized capital through the development of products and services. In the research, the author has summarized the general theories about commercial banks and capital mobilization activities of commercial banks. Besides, the author also systematizes the factors affecting capital mobilization activities of commercial banks and lessons learned from some commercial banks that do well in capital mobilization activities. Through analyzing the current situation of capital mobilization of banks such as: Size and proportion of mobilized capital in total capital, growth rate of mobilized capital, structure of components in mobilized capital and market. capital mobilization of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Lam Dong branch. From the collection of banking products and services, the bank's reputation, the branch's facilities, and the quality of its staff, it shows that: the branch has effectively used the increased capital, however VND deposit rate of the Branch is lower than that of private commercial joint stock banks in the same area of Lam Dong province. On the other hand, the branch's capital mobilization market share in the period of 2019 - 2021 tends to decrease and narrow the gap with other banks, especially with BIDV and Agribank. From these limitations, the author has proposed measures to increase capital mobilization through product and service development at the unit where the author is working. Keywords: Mobilized capital, banking products and services, VietinBank, growth, Lam Dong.
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá triển Việt Nam CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin Covid-19 Đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona CHDCND Lào Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CHLB Đức Nước cộng hòa Liên bang Đức KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân MBBank Ngân hàng TMCP Quân Đội Nam Á Bank Ngân hàng TMCP Nam Á NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội TCTD Tổ chức tín dụng TĐTT VHĐ Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TMCP Thương mại cổ phần VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VHĐ Vốn huy động VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Công Thương VietinBank Ipay Việt Nam VNĐ Đồng Việt Nam
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... iii ABSTRACT ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v MỤC LỤC ..........................................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................................ x CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1.Tính cấp thiết đề tài ....................................................................................................... 1 1.2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................... 3 1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài........................................................................................ 3 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 5 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 7 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 7 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 7 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 8 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 8 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 8 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 9 1.7 Bố cục của đề tài............................................................................................................ 9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................... 10 2.1. Khái quát chung về NHTM ........................................................................................ 10 2.1.1 Tổng quan về NHTM ................................................................................................ 10 2.1.2 Tổng quan về hoạt động huy động vốn của NHTM ................................................. 13 2.2 Tăng trưởng huy động vốn của NHTM ....................................................................... 17
- vii 2.2.1. Quan niệm về tăng trưởng huy động vốn của NHTM ............................................. 17 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng huy động vốn của NHTM ..................... 18 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM .............................. 20 2.3.1 Các yếu tố khách quan ............................................................................................. 20 2.3.2 Các yếu tố chủ quan ................................................................................................. 21 2.4. Bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM ............................................ 23 2.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM ....................................................... 23 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng .................................................................................................................................. 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 27 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG .......... 28 3.1 Giới thiệu ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng .......... 28 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................... 28 3.1.4. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................... 30 3.1.6. Tình hình hoạt động chung ...................................................................................... 32 3.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng ........................................................................................................ 36 3.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động huy động vốn ................................... 36 3.2.2. Tổ chức thực hiện huy động vốn.............................................................................. 37 3.2.3. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng .................................................................... 39 3.2.4. Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng ........................................................................................................ 39 3.3. Phân tích kết quả khảo sát .......................................................................................... 46 3.4. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng ............................................................................................................... 53 3.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................................... 53 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................56
- viii CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ............................................................................................................................ 57 4.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng .................................................................................................................................. 57 4.1.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .................. 57 4.1.2. Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng .......................................................................................................................... 58 4.2. Giải pháp tăng trưởng huy động vốn thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ ........... 59 4.2.1 Phân tích nhu cầu của khách hàng........................................................................... 59 4.2.2 Hoàn thiện các sản phẩm hiện có............................................................................. 60 4.2.3 Xây dựng chính sách lãi suất huy động hợp lý ......................................................... 60 4.2.4 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ................................................................ 60 4.2.5 Đa dạng hóa khách hàng .......................................................................................... 61 4.2.6 Đơn giản hóa thủ tục giao dịch ................................................................................ 61 4.2.7 Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn ..................................................... 61 4.3. Giải pháp khác ............................................................................................................ 61 4.3.1. Tích cực quảng bá các dịch vụ ngân hàng hiện đại ................................................ 61 4.3.2. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín của Chi nhánh ................................................................................................................................. 62 4.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thị trường cho nhân viên ....................... 63 4.3.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối....................................................................... 64 4.3.5. Hỗ trợ khách hàng tối đa trong các khâu của nghiệp vụ HĐV ............................... 64 4.4. Một số kiến nghị ......................................................................................................... 65 4.4.1. Kiến nghị đối với Trụ sở chính VietinBank ............................................................. 65 4.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................................. 67 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................i PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................... iii
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Lâm Đồng đến ngày 31/12/2021 .........................................................................................31 Bảng 3.2: Tình hình hoạt động huy động vốn từ năm 2019 đến năm 2021 ........................32 Bảng 3.3: Dư nợ cho vay qua các năm 2019 - 2021 ...........................................................34 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2019 - 2021 ...................................35 Bảng 3.5 Cơ cấu Vốn huy động của khách hàng theo kỳ hạn .............................................42 Bảng 3.6. Cơ cấu Vốn huy động theo loại tiền ...................................................................43 Bảng 3.7. Cơ cấu Vốn huy động theo đối tượng .................................................................44 Bảng 3.8. Vốn huy động của 04 NH lớn nhất Việt Nam và tổng tiền gửi từ khách hàng của hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................................................45 Bảng 3.9: Thông tin về chất lượng dịch vụ ngân hàng .......................................................48 Bảng 3.10: Thông tin về uy tín ngân hàng ..........................................................................49 Bảng 3.11: Thông tin về cơ sở vật chất ...............................................................................50
- x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Hình 3.1. Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn huy động ............................................................39 Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ............................................................41 Hình 3.3. Cơ cấu khách hàng theo độ tuổi ..........................................................................46 Hình 3.4. Cơ cấu khách hàng theo trình độ .........................................................................47 Hình 3.5. Cơ cấu khách hàng theo thu nhập........................................................................47 Hình 3.6: Khảo sát nội dung giữ liên lạc với khách hàng ...................................................51 Hình 3.7: Khảo sát thái độ nhân viên ..................................................................................51 Hình 3.8: Khảo sát chuyên môn nghiệp vụ .........................................................................52 Hình 3.9: Khảo sát khả năng giải quyết khiếu nại...............................................................52
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Nghiệp vụ chính của NHTM là huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư và nền kinh tế để cho vay. Do vậy, theo Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2019) thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM (thường hơn 90%), nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM đều đặt vai trò công tác huy động vốn lên cao. Đối với các nước có thị trường tài chính phát triển thì các NHTM thường thuận lợi trong huy động vốn bởi các ngân hàng có thể sử dụng nhiều công cụ huy động đa dạng trên các phân khúc thị trường khác nhau với chi phí vốn thấp. Trong khi đó, đối với những nước có thị trường tài chính phát triển thấp như Việt Nam hiện nay thì huy động vốn thường gặp nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế nội tại không cao, thị trường tài chính thiếu da dạng và linh hoạt khiến chi phí huy động vốn tăng lên, điều này đặt các NHTM trước các thách thức trong kinh doanh. Các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động giai đoạn trước cho thấy một thực tế là các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng nguồn vốn huy động đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế”. Theo NHNN thì thực tế “hệ thống NHTM ở Việt Nam đang có sự tham gia của 35 NHTM Việt Nam, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 tổ chức tài chính vi mô và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân trên khắp cả nước. Ngoài ra, hoạt động huy động vốn của ngành ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh với các hình thức đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một NHTM Nhà nước, khi bước vào sân chơi chung có tính cạnh tranh gay gắt đã gặp phải những khó khăn nhất định trong hoạt động huy động vốn do những đặc điểm cố hữu của một doanh nghiệp Nhà nước. Để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong ngành ngân hàng hiện nay thì Ngân hàng buộc phải hoàn thiện hơn nữa hoạt
- 2 động huy động vốn của mình. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng là Chi nhánh cấp 1 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm mới”. Tuy nhiên, sự phát triển cá sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng hiện nay đã khiến cho việc huy động vốn thông qua bán chéo sản phẩm của các ngân hàng ngày càng được hoàn thiện, dẫn đến cạnh tranh trên thị trường huy động vốn cũng ngày càng khốc liệt. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các Chi nhánh của NHTM cổ phần như MB Bank, Vietcombank, Techcombank, SHB, Nam A Bank,… liên tục đưa ra các chiến lược và chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ, thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của mình. Theo tìm hiểu của tác giả, sau khi trao đổi với một số khách hàng của ViettinBank Lâm Đồng thì một số khách hàng của Chi nhánh đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng này. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng. Do đó, nếu Chi nhánh không nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này và có các giải pháp nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thanh toán thì sẽ là bất lợi rất lớn trong thời gian tới. Mặt khác, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, thì việc thiết kế các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng cần được ưu tiên. Những bước tiến về công nghệ và số hóa đã mang đến cơ hội cho thanh toán kỹ thuật số trong việc kết nối giữa người mua và người bán trong thời gian giãn cách xã hội và ở góc độ nào đó, góp phần không nhỏ trong việc ổn định nền kinh tế - xã hội trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đại dịch Covid-19 đóng vai trò như cú hích làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Xuất phát từ những lý do đó mà tác giả quyết định chọn đề tài “Tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng” nhằm tìm ra các giải pháp có thể áp dụng được tại chi nhánh nơi tác giả đang công tác.
- 3 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài Sapto và cộng sự (2019), nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Khu vực (RDB) ở Indonesia. cho rằng khả năng lưu động của các nguồn vốn càng nhanh, càng có nhiều khả năng thanh khoản cho cộng đồng, lợi nhuận ngân hàng càng cao và thanh khoản nội bộ của ngân hàng càng thấp. Sự di chuyển không kiểm soát của nguồn vốn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả ngân hàng và xã hội. Với tư cách là tổ chức tài chính trung gian, ngân hàng đóng vai trò chính là tổ chức trung gian giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thâm hụt. Trong tương lai, các RDB của Indonesia cần phát triển các sản phẩm tiền gửi và tín dụng cụ thể để duy trì và tăng cường chức năng huy động vốn. Maharana và cộng sự (2015), cho rằng huy động tiền gửi là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngân hàng. Huy động tiền tiết kiệm thông qua thu tiền gửi chuyên sâu đã được coi là nhiệm vụ chính của ngân hàng ở Ấn Độ. Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá xu hướng và tăng trưởng huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại theo lịch trình ở Bhubaneswar trong giai đoạn 2008 đến 2014. Ba loại tiền gửi khác nhau, cụ thể là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn được xem xét cho nghiên cứu lấy BOB và Axis Bank. Tổng số tài khoản tiền gửi và tổng số tiền huy động trong năm từ 2008 đến 2014 tại tất cả các ngân hàng thương mại theo lịch trình ở Ấn Độ được thu thập từ bản tin RBI. Jafar và cộng sự (2012) phát hiện các yếu tố hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực của Ngân hàng Nông nghiệp Đông Azarbaijan về khả năng hấp thụ tiền gửi. Tác giả đã phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng phân tích hồi quy đa biến, phân tích R và Variant của Pearson và kết quả chỉ ra rằng: công nghệ thông tin và truyền thông, tính đa dạng của dịch vụ, kỹ năng nguồn nhân lực, tiện ích môi trường nội bộ và địa điểm là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc huy động nguồn lực.
- 4 Richard & Emmanuel (1984) cho rằng việc huy động nguồn lực ngày càng trở nên quan trọng ở nhiều quốc gia đang phát triển, một phần là do một số quốc gia đang gặp vấn đề trong việc tiếp tục thu được một lượng lớn các nguồn lực nước ngoài để tài trợ cho sự phát triển của họ. Các nhà cho vay thương mại đang lo sợ bởi mức nợ nước ngoài cao, và các cơ quan tài trợ đang trở nên miễn cưỡng cung cấp thêm các khoản viện trợ và cho vay lớn cho một số quốc gia. Các nhà tài trợ nhận thấy rằng tổng nguồn lực thực của họ không còn tăng với tốc độ nhanh, và họ cũng lo ngại về tình trạng mắc nợ quốc tế. Mối quan tâm đang gia tăng về việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực như vậy trong quá khứ, và nhiều nhà phân tích cho rằng hỗ trợ nước ngoài cho phép các nhà ra quyết định trì hoãn các cải cách kinh tế cần thiết. Richard và cộng sự (2015) xác định những ảnh hưởng của huy động tiền gửi đến hoạt động tài chính ngân hàng tại các ngân hàng thương mại ở Rwanda. Tiền gửi là công cụ không thể thiếu được các ngân hàng thương mại sử dụng để nâng cao khả năng sinh lời của mình thông qua việc ứng trước tiền gửi huy động cho khách hàng dưới hình thức cho vay để trả lãi cho ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay chỉ có thể thực hiện được nếu ngân hàng huy động đủ vốn từ khách hàng của mình. Kết quả nghiên cứu: phần lớn số người được hỏi (85%) khẳng định rằng thương hiệu của Ngân hàng TMCP đã được công chúng công nhận, điều này đã giúp vượt qua những thách thức chủ yếu là đối mặt với sự cạnh tranh cao với các ngân hàng khác. Chiến lược tiếp thị được sử dụng đã làm cho ngân hàng tăng lượng khách hàng và dẫn đến lượng tiền gửi tăng trong những năm qua. Đồng thời, sự thay đổi tích cực của lãi suất tiền gửi ảnh hưởng đến mức tiền gửi nhận được và sau này là lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy rằng sự ra đời của công nghệ ngân hàng sáng tạo đã dẫn đến việc tăng tiền gửi với chi phí thấp trái ngược với cách thông thường để nhận tiền gửi thông qua tiền gửi có kỳ hạn và làm cho các dịch vụ tài chính có thể tiếp cận được với những người không có ngân hàng. Tương quan thống kê cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa huy động tiền gửi và hoạt
- 5 động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Rwanda, trường hợp của Equity Bank. Các nghiên cứu trên đây đều là các cẩm nang trong kinh doanh và quản lý ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng luôn gắn với các điều kiện và hoàn cảnh nhất định, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trong hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay thì hầu như các công trình chưa đề cập và làm rõ nội dung này có ý nghĩa như thế nào trong huy động vốn của các NHTM cũng như những rủi ro gắn với huy động nguồn vốn của các NHTM. 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước Trước đây đã có rất nhiều đề tài luận vãn thạc sĩ nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, cụ thể: Trương Phan Kiều Oanh (2012) đã đưa ra khái niệm về hiệu quả huy động vốn và trình bày các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn, gồm các chỉ tiêu định tính như khối lượng vốn huy động, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, và các chỉ tiêu định lượng như lãi suất huy động bình quân, chênh lệch lãi suất bình quân, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn trong kỳ, hệ số sử dụng vốn trung, dài hạn trong kỳ. Lê Hồng Phúc (2013) đã phân tích thực trạng cạnh tranh bằng lãi suất trong huy động vốn giữa các ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2013, rút ra một số nhận xét và tìm hiểu nguyên nhân về diễn biến lãi suất huy động vốn trên thị trường giữa các NHTM ở thời điểm đó, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính công bằng, lành mạnh và an toàn hệ thống trong cạnh tranh huy động vốn giữa các NHTM. Ngô Xuân Hoàng (2013) đã phân tích thực trạng huy động vốn của hệ thống NHTM ở Việt Nam, cụ thể là tình hình tăng trưởng vốn huy động, tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ, các hình thức huy động vốn trong các NHTM, từ đó rút ra một số vấn đề trong phát triển hệ thống NHTM ở Việt Nam, trong đó có vấn đề về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.
- 6 Đỗ Khắc Hưởng (2014) đã phân tích trên cơ sở dữ liệu khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, bài viết đã đánh giá mối tương quan giữa nhân biết thương hiệu và khả năng huy động vốn, giữa chỉ số sức mạnh thương hiệu và khả năng huy động vốn, từ đó rút ra kết luận: hình ảnh thương hiệu/chỉ số sức mạnh thương hiệu phản ánh vị thế phần nào của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Do vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thì nâng cao hình ảnh, sức mạnh thương hiệu là rất cần thiết đối với các NHTM. Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Kim Dung (2016) nhận định huy động vốn là một trong hai hoạt động “quan trọng nhất của ngành ngân hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Lượng tiền huy động giảm sút dân đến lãi suất cho vay tăng cao, hạn chế doanh nghiệp vay vốn để đầu tư khiến nền kinh tế bị trì trệ, khó có khả năng phục hồi. Vì vậy, vấn đề đặt ra với các lãnh đạo ngân hàng ở thời điểm đó là làm thế nào để tăng cường khả năng huy động vốn, giảm lãi suất cho vay để kích thích đầu tư. Do vậy, các tác giả đã thực hiện đề tài để đánh giá các vấn đề trên, tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng trưởng lượng vốn huy động cho ngân hàng”. Ngô Thị Minh Phương, Phạm Ngọc Huyền (2016) nêu quan đểm cạnh tranh nhờ khác biệt hóa sản phẩm, đánh giá thực trạng khác biệt hóa sản phẩm tiền gửi của các NHTM Việt Nam thông qua khảo sát, thu thập dữ liệu, gồm sự khác biệt trong danh mục sản phẩm và tính năng của các sản phẩm, sự khác biệt trong chất lượng sản phẩm, sự khác biệt về lãi suất và các giá trị gia tăng khi gửi tiền, cảm nhận chung của khách hàng về sự khác biệt trong sản phẩm tiền gửi của các NHTM. Trên cơ sở kết quả đánh giá, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ khác biệt hóa sản phẩm tiền gửi tại NHTM Việt Nam. Vũ Cẩm Nhung (2018) khảo sát 243 giám đốc và phó giám đốc chi nhánh NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “Sau khi kiểm định thang đo với cấu trúc gồm 4 thành phần, vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng là mạng lưới bạn bè, mạng lưới đồng nghiệp, mạng lưới
- 7 đối tác kinh doanh và mạng lưới quan chức thuộc các cơ quan quản lý các cấp. Đồng thời, vốn xã hội của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ những nghiên cứu trên, bài viết đã rút ra kết luận: vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng có tác động có ý nghĩa đến hoạt động huy động vốn của NHTM, do vậy cần được khai thác hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM”. Ninh Thị Thúy Ngân (2019) đã phân tích tình hình huy động vốn của một số ngân hàng Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn như: Một là, triển khai chính sách thu hút khách hàng. Hai là, có chính sách lãi suất hợp lý. Ba là, mở rộng hoạt động kinh doanh. Bốn là, đẩy mạnh chính sách marketing. Nguyễn Thị Yến Nhi (2022) đã phân tích các yêu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, trong đó có hoạt động huy động vốn và đề xuất các hướng giải pháp để khắc phục những khó khăn đó. Như vậy, có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề hoạt động huy động vốn của NHTM, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng nên việc thực hiện đề tài luận văn này của tác giả là phù hợp tại thời điểm này. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung vào việc phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng cũng như đánh giá thực trạng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng và hiệu quả khai thác sản phẩm, dịch vụ.
- 8 - Đề xuất giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng. 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng cũng như thực trạng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thế nào? - Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng và hiệu quả khai thác sản phẩm, dịch vụ gặp khó khăn gì? - Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng là gì? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Hoạt động huy động vốn tại tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng. - Phạm vi không gian: tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng. - Phạm vi thời gian: + Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn qua số liệu thứ cấp của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng qua các năm 2018- 2021. + Dữ liệu khảo sát: Trong năm 2022. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp định tính thông qua thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động huy động vốn của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 27 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn