intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới khu vực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- HUỲNH THU HIỀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT U N N TI N S INH T HÀ NỘI – 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. TỐNG THIỆN PHƢỚC 2. PGS.TS. NGUYỄN THÙY DƢƠNG Phản biện 1: ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ Phản biện 3: ............................................................ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện vào hồi …… giờ ngày …. tháng …. năm 2020 tại Học viện Ngân hàng. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên 4,45 triệu ha chiếm 13,2% diện tích cả nước trong đó, đất nông nghiệp có 3,67 triệu ha chiếm 82,47% tổng diện tích đất nông nghiệp; toàn vùng có trên 1.300 km bờ biển, nhiều cảng biển, đường giao thông, đường sắt, đường hàng không nối liền với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, có tài nguyên đất đai và khí hậu đa dạng, phong phú,… là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, vùng chỉ có 378/825 xã chiếm 45,82% đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thấp hơn so với mức đạt chuẩn của cả nước (50,8%), chỉ cao hơn Tây Nguyên (37,73%) và miền núi phía Bắc (26,45%). Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng, mặc dù điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội giữa các địa bàn không quá khác biệt. Một số tỉnh đến nay mới chỉ đạt dưới 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận) và số tiêu chí bình quân/ xã đạt dưới 15 tiêu chí. Nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân còn đạt rất thấp như tiêu chí về thu nhập (60,6%), hộ nghèo ( 61,3%), tổ chức sản xuất (70,3%). Những tồn tại, yếu kém trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng trong thời gian vừa qua có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan như: hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, yếu kém; khả năng tổ chức sản xuất của một bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng xa chưa phù hợp, người nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít, thiếu nhạy bén với kinh tế thị trường, năng lực cạnh tranh còn khá thấp dẫn tới việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ gặp phải nhiều khó khăn, bất cập; chính sách giảm đói nghèo những năm qua có nhiều khiếm khuyết dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người nghèo, một số khoản cho vay theo chương trình kinh tế, tín dụng của Chính phủ ở nông thôn hiệu quả còn thấp; chính sách cho vay của ngân hàng chưa gắn kết chặt chẽ với các chính sách của địa phương… Những điều này đã làm cho các tổ chức tín dụng trong vùng dè dặt trong việc cấp tín dụng tại thị trường nông thôn. Hiện dư nợ cho vay đối với xây dựng nông thôn mới vẫn chủ yếu tập trung ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội (chiếm 88,9% so với dư nợ tín dụng xây dựng nông thôn mới của vùng), một trong những yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương nơi đây vẫn chưa bắt kịp với nhiều khu vực khác của cả nước. Chính vì vậy, đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trở thành điểm tựa vững chắc trong phát triển kinh tế góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ là một vấn đề cấp thiết.
  4. 2 Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ” để làm đề tài nghiên cứu sinh. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1 Ở nƣớc ngoài Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực tín dụng cho khu vực nông thôn, điển hình phải kể đến các nghiên cứu sau: Lynette Ong (2012) trong nghiên cứu “Thịnh vượng hay diệt vong: hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc” được xuất bản bởi Trường Đại học Báo chí Ithaca. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra các vấn đề trong tín dụng nông nghiệp của Trung Quốc, đã chỉ ra sự mất cân đối giữa hệ thống tín dụng cấp trung ương và cơ sở. Trong giai đoạn từ 1985 đến 2004, Hợp tác xã tín dụng nông thôn (RCCs) là các tổ chức ngân hàng chính thức của Trung Quốc chủ yếu để phục vụ người dân nông thôn. Việc thiếu tổ chức tiết kiệm thay thế và kênh đầu tư đã biến RCCs thành sự lựa chọn tiết kiệm rất phổ biến ở nông thôn Trung Quốc. Chức năng của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc là hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp của hộ nông dân. Tuy nhiên, theo thống kê toàn quốc về danh mục cho vay của hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thì tỷ lệ cho vay hộ nông dân chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp tại nông thôn. Do đó, chính phủ Trung Quốc cần phải có những động thái tích cực để cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng nông thôn Trung Quốc đảm bảo hệ thống tín dụng và tài chính ở nông thôn Trung Quốc có thể phát triển thịnh vượng. Narayanamoorthy và Alli (2015), trong bài báo “Những bí ẩn xung quanh dự án đầu tư tín dụng nông thôn của Ấn Độ”, được đăng trên trang Tài chính và Ngân hàng của Tạp chí Kinh tế toàn cầu Ấn Độ. Trong bài báo này, tác giả đã kiểm chứng được mối quan hệ tự nhiên giữa tín dụng nông thôn với tăng trưởng GDP nông nghiệp, đồng thời đưa ra nhận định về thực trạng tín dụng nông thôn của Ấn Độ. Rất nhiều nông dân tham gia tín dụng nông thôn không những không thu được lợi nhuận mà trở nên khó khăn hơn khi phải gánh thêm chi phí vốn vay bởi khoản tín dụng nông nghiệp người dân nhận không được sử dụng đúng mục đích. Qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất ba chính sách mà Chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp của đất nước là phải tăng mức cho vay nông nghiệp gấp đôi trong thời gian 3 năm liên tiếp; thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo cho nông dân và có chính sách hỗ trợ lãi suất cho những đối tượng không thuộc diện xoá đói giảm nghèo. Kim, Young – Chul (2004), trong nghiên cứu “Nâng cao hệ thống tài chính nông nghiệp: vai trò thay đổi của hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc”, được đăng trên Tạp chí Kinh tế Nông nghiệp, Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc. Trong nghiên cứu này, thông qua đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp Hàn Quốc, tác giả đã cung cấp thông tin giá trị về những nổ lực và sáng kiến của Hàn Quốc trong việc cải thiện hệ thống tài chính nông nghiệp. Hàng loạt chính sách đã được đưa ra nhằm kích thích tăng trưởng trong lĩnh vực
  5. 3 nông nghiệp ở Hàn Quốc như: cải cách hướng tới một hệ thống ngân hàng phục vụ cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; nâng cao hiệu quả quản lý thông qua hệ thống đánh giá và tăng cường hệ thống giám sát tín dụng, trong đó thiết lập một hệ thống tín dụng giám sát hiệu quả được xem là giải pháp thành công nhất trong giai đoạn này. Hệ thống tín dụng giám sát này chính là hệ thống hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc. Các nghiên cứu đều tập trung phân tích đánh giá thực trạng phát triển tín dụng nông thôn tại các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, các nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý và các gợi ý đối với tổ chức tài chính trước nhu cầu mạnh mẽ về phát triển tín dụng nông thôn. 2.2. Ở Việt Nam Theo hiểu biết của nghiên cứu sinh, ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới. Đáng chú ý là các nghiên cứu về: 2.2.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Phạm Đi (2016), sách “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay: nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung Bộ” được xuất bản tại nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Đây là một tài liệu khá toàn diện về xây dựng nông thôn mới về lý luận cũng như nghiên cứu thực tế tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tuy nhiên thời gian nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới của tác giả theo các Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Nguyễn Văn Hùng (2015), “Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”, luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội; kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc hay các tỉnh trong nước như Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh; tiến hành phân tích, đánh giá thực tiễn xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh theo các tiêu chí từ năm 2020 đến 2015, làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở kết hơp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới năm 2020. Như vậy, trong nội dung của luận án này, tác giả chủ yếu phân tích các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh - tế xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. Hoàng Tiến Cường (2016) “Một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp, kinh tế
  6. 4 nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” được đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng Trung Bộ hiện nay do Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức. Trong bài, tác giả đã hệ thống hoá một số khái niệm về nông thôn, nông nghiệp, kinh tế nông thôn, quan điểm, điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số tiếp cận mới và 6 bài học kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Tài liệu này được tác giả thực hiện nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại vùng Trung Bộ với các chính sách của Nhà nước từ 2015 trở về trước. Tóm lại, theo tìm hiểu nghiên cứu của nghiên cứu sinh, đến nay có khá nhiều nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 – 2015) và áp dụng theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và QĐ 491 về Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 2.2.2. Hoạt động tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Nguyễn Mạnh Hùng (2008), đề tài “Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện Ngân hàng. Nội dung của luận án đã hệ thống hóa, phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu thực trạng chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2007, đánh giá các chính sách thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá, rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân. Từ việc nghiên cứu lý luận đến thực trạng, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với khu vực Tây Nguyên. Như vậy, luận án đã giải quyết những tồn tại về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tập trung chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002 – 2007. Nguyễn Thị Bích Điệp (2017), với đề tài luận án tiến sĩ “Huy động, sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình”, được bảo vệ thành công tại Học Viện Tài Chính. Luận án nghiên cứu những vấn đề về lý luận về huy động, sử dụng các
  7. 5 nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm của các tỉnh như Nam Định, Đồng Tháp, Hưng Yên về huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới và bài học cho tỉnh Thái Bình. Trong chương 2, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng huy động, sử dụng của từng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 đồng thời thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 482 hộ gia đình thuộc 31 xã của tỉnh Thái Bình về phương thức huy động, phân bổ, sử dụng nguông lực tài chính từ các khu vực khác nhau trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tổng hợp đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của nó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm huy động, sử dụng các nguồn tài chính góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới, các nguồn lực tài chính được huy động và sử dụng trong xây dựng nông thôn mới và có giá trị thực tiễn về một số giải pháp tăng cường huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại một địa phương mà cụ thể là tỉnh Thái Bình. Hoàng Lê Nga (2015), với đề tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới tại Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá” được thực hiện tại Học viện Ngân hàng. Tác giả của luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về nông thôn mới cũng như tín dụng ngân hàng. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng đối với mô hình xây dựng nông thôn mới của ngân hàng Hơp tác tỉnh Thanh Hoá từ năm 2012 đến năm 2014, đánh giá những mặt đạt được, một số hạn chế tồn tại và đòi hỏi tháo gỡ giải quyết để hoạt động tín dụng cho công cuộc xây dựng mô hình NTM của Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Từ kết quả đánh gía thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tín dụng góp phần xây dựng mô hình nông thôn mới tại Ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá đồng thời kiến nghị với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam và kiến nghị đối với khách hàng. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ dừng lại việc phân tích đánh giá và đề xuất các giải pháp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới tại một tỉnh mà cụ thể là tỉnh Thanh Hoá của ngân hàng Hợp tác tỉnh Thanh Hoá, do đó các giải pháp đề xuất mới chỉ ở tầm vi mô. Tô Ngọc Hưng chủ biên (2016), đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” được bảo vệ thành công tại Học viện Ngân hàng. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm quốc tế về chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và rút ra bài học cho Việt Nam. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành đánh giá thực trạng chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bằng số liệu thứ cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016;
  8. 6 nghiên cứu 3 mô hình định lượng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân, xác định nhân tố tác động đến quy mô vốn vay kỳ vọng của hộ gia đình nông thôn và mô hình tác động của tín dụng hộ gia đình đến thu nhập trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả đánh giá, đề tài đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách, giải pháp tín dụng cho hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Như vậy, đây là đề tài nghiên cứu về chính sách tín dụng ngân hàng đối với hộ gia đình nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016. Như vậy, từ những nghiên cứu trước đây cho thấy, đến nay, các công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn khá nhiều nhưng hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới vẫn còn khá hạn chế và chưa toàn diện, chủ yếu là nghiên cứu đối với từng đối tượng cụ thể như hộ gia đình hay hộ sản xuất, nghiên cứu tại một ngân hàng hoặc nghiên cứu tại một địa phương, một tỉnh, đặc biệt là đa số các nghiên cứu đều đánh giá thực trạng giai đoạn từ 2016 trở về trước. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận án Từ tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về xây dựng nông thôn mới cũng như tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới có thể thấy trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã đưa ra các cách tiếp cận, phương pháp khác nhau để đánh giá, phân tích. Tuy nhiên, ở trong nước hiện nay nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế và chưa toàn diện. Luận án hướng đến các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây: - Tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới là gì và tác động của nguồn vốn tín dụng đến xây dựng nông thôn mới như thế nào? - Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, tình hình xây dựng nông thôn mới và hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới như thế nào? - Cần có những giải pháp và khuyến nghị gì để thúc đẩy hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian tới? 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng xây dựng nông thôn mới; phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới khu vực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới của ngân hàng các tỉnh Nam Trung Bộ.
  9. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay quanh vấn đề tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. - Về không gian: luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Giới hạn phạm vi số liệu phân tích thực trạng tại ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh các tỉnh Nam Trung Bộ (hai tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới). - Về thời gian: + Nghiên cứu đánh giá thực trạng tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019. + Đề xuất giải pháp về thúc đẩy hoạt động tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ và khuyến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập là các số liệu thứ cấp về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2010 đến 2019 từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới của các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, các website chính thức của các Sở Nông nghiệp và Phát triển các tỉnh Nam Trung Bộ, các báo cáo tổng kết 5 năm, 10 năm xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Nam Trung Bộ và các khu vực khác của cả nước từ Văn Phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục thống kê. Số liệu về tín dụng ngân hàng được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh các tỉnh Nam Trung Bộ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Phòng Miền Trung giai đoạn 2014 – 2019, Ngân hàng nhà nước các tỉnh Nam Trung Bộ. Từ số liệu thu thập được, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt luận án, hệ thống, tổng hợp lý thuyết để hình thành khung lý thuyết đối với các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả: thu thập thông tin, số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: được sử dụng để làm cơ sở cho việc phân tích. Xác định xu hướng, mức độ biến động của các tiêu chí. Các số liệu được thống kê từ nguồn số liệu thứ cấp, hệ thống theo chuỗi thời gian, theo kế hoạch và thực hiện làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá. - Phương pháp chuyên gia: Những nghiên cứu trong luận án được tham vấn ý kiến của cán bộ cấp Sở, phòng thuộc các ban, ngành liên quan trực tiếp đến chỉ đạo, điều phối
  10. 8 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối nông thôn mới thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ làm công tác tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội. - Phương pháp kế thừa khoa học: Tác giả đã tổng tổng quan các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án; kết quả của các nghiên cứu khoa học đó giúp tác giả hoàn thiện cơ sở lý luận và các giải pháp của luận án. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hoá khung lý thuyết về xây dựng nông thôn mới, tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, luận án đã tổng hợp những nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ân Độ và kinh nghiệm của hai tỉnh Nam Định, Bình Dương, qua đó, đúc kết được một số bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ. Thứ ba, bằng các phương pháp nghiên cứu, luận án đã đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ 2014 – 2019. Thứ tư, luận án đã đề xuất một số giải pháp đối với ngân hàng nói chung, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu thành 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ Chương 3: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ
  11. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU N VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. 1.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới Như vậy, khái niệm “xây dựng nông thôn mới” được hiểu là quá trình chuyển đổi phát triển từ khu vực nông thôn lạc hậu sang khu vực nông thôn có nền công nghiệp sản xuất hiện đại, với năng suất chất lượng cao, đồng thời cải thiện cuộc sống của người dân (Tô Ngọc Hưng, 2016). 1.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình và Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Nội dung của Chương trình được cụ thể 19 tiêu chí với các nội dung về (1) Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Hạ tầng kinh tế - xã hội, (3) Kinh tế và tổ chức sản xuất, (4) Văn hóa - xã hội và môi trường, (5) Hệ thống chính trị. 1.2. Tín dụng ngân hàng xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của tín dụng ngân hàng Khái niệm về tín dụng ngân hàng Từ những lý luận về tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới được trình bày trong các nghiên cứu, cùng với sự nghiên cứu, hiểu biết của tác giả, tác giả khái quát về tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới như sau: Tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới được hiểu là hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các chủ thể ở khu vực nông thôn, tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho người nông dân có vốn phục vụ sản xuất phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng  Thủ tục, quy trình quản lý, thẩm định cho vay phù hợp  Thời gian cho vay, phương án thu nợ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp
  12. 10  Môi trường tự nhiên và giá cả có tác động đến thu nhập và khả năng trả nợ của người nông dân.  Chi phí cho khoản vay cao, rủi ro lớn  Tài sản đảm bảo vay vốn chủ yếu là quyền sử dụng đất có giá trị thấp hoặc vay tín chấp 1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng - Theo thời hạn vay - Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Theo mục đích vay vốn - Theo phương thức cho vay 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới - Tín dụng ngân hàng là một nguồn lực tài chính quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới - Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, tạo điều kiện cho từng khách hàng sản xuất tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh - Tín dụng ngân hàng tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới - Sự tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ và thu nhập cho vay nông thôn mới - Mở rộng về thị phần cho vay NTM - Đa dạng hóa dịch vụ cho vay NTM - Sự hoàn thiện chất lượng dịch vụ - Kiểm soát rủi ro trong cho vay xây dựng nông thôn mới - Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới về phía khách hàng. 1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới 1.3.1. Các nhân tố từ phía cơ quan, tổ chức hỗ trợ 1.3.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng 1.3.3. Các nhân tố từ phía khách hàng 1.4. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới, một số địa phƣơng điển hình ở Việt Nam và bài học cho các tỉnh Nam Trung Bộ 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc được xem là một quốc gia nông nghiệp đang phát triển rộng lớn với hơn 720 triệu dân cùng hơn 121 triệu ha đất canh tác. Với thị trường tài chính nông thôn rất lớn chưa được khai thác. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự tính, có khoảng 2/3 trong tổng nông dân bị thiếu dịch vụ ngân hàng, mặc dù khoản tín dụng và khoản cho vay trong Quỹ
  13. 11 tín dụng nông thôn Trung Quốc mỗi năm tăng 20%, cao hơn so với mức bình quân cả nước. Để giải quyết sự thiếu hụt tài chính kinh niên tại các khu vực nông thôn, Chính phủ đã yêu cầu các thể chế tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China – ABC), Ngân hàng phát triển nông thôn Trung Quốc (Agricultural Development Bank of China – ADBC) Hợp tác xã tín dụng nông thôn (Rural Credit Cooperative – RCC) và Tiết kiệm Bưu điện nông thôn (Rural Postal Saving – RPS), Ngân hàng Trung Quốc tăng các khoản vay tín dụng có liên quan đến nông nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Nông thôn được chỉ thị phải nới rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư và Thương mại cùng các công ty bảo hiểm tài sản và nhân thọ ở Tân Dương và Thượng Hải cũng cung cấp một vài dịch vụ tài chính cho nông dân. 1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc “Saemaul Undong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng, được đích thân Tổng thống Hàn Quốc phát động vào ngày 22.4.1970. Với những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách, nông nghiệp Hàn Quốc đã phát triển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu, trở thành nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hoá. Quá trình này khởi đầu từ các hợp tác xã nông nghiệp và nhanh chóng lan rộng trên khắp các vùng nông thôn Hàn Quốc. Bên cạnh các HTX nông nghiệp, chính phủ Hàn Quốc cũng tập trung phát triển các TCTD vi mô, đưa tín dụng đến gần hơn với người nông dân. Tín dụng vi mô tại Hàn Quốc chủ yếu do các tổ chức phi chính phủ thực hiện, chính phủ chỉ đóng vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách và đưa ra giải pháp. 1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ Ấn Độ cũng là một nước phần đông dân số sinh sống dựa vào nông nghiệp với 52% dân số, vì vậy cho đến nay nông nghiệp vẫn được coi là xương sống của nền kinh tế Ấn Độ. Để thực hiện được những chính sách, cần có một hệ thống tổ chức tín dụng nông thôn được đảm bảo. Hiện nay, nguồn tín dụng nông thôn tại Ấn Độ được phân chia thành hai loại: thể chế và phi thể chế. Nguồn tín dụng phi thể chế bao gồm người cho vay tiền, thương nhân, địa lý môi giới, bạn bè và người thân. Thương mại hoá trong nông nghiệp đã khiến các thương nhân và đại lý môi giới trở thành những người cho vay tiền lớn trong nền kinh tế nông thôn với phân bón và thuốc trừ sâu được cung cấp bởi các thương nhân thông qua tín dụng hoặc trả chậm. Nguồn tín dụng thể chế được cung cấp bởi ngân hàng hợp tác xã với lượng tín dụng dành cho nông nghiệp đã tăng lên gấp 3 lần giai đoạn 2005 – 2013, chiếm khoảng 20% tổng lượng cung tín dụng dành cho nông nghiệp tại nước này, ngân hàng Dữ trữ Ấn Độ RBI và các ngân hàng thương mại với vai trò là nguồn tài trợ thể chế lớn nhất cho khu vực nông nghiệp tại Ấn Độ, luôn chiếm trên 65% tổng dòng tín dụng vào khu vực này trong giai đoạn 2005 - 2013. 1.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định Nam Định là một trong hai tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
  14. 12 nông thôn mới. Sau gần 9 năm triển khai xây dựng, đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh Nam Định có 100% số xã, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích sớm hơn 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Thành tích này có được là nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Tính đến đầu tháng 10/2019, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới tại 209 xã của tỉnh đạt 31.984 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,4% trong tổng dư nợ cho vay đối với xã xây dựng nông thôn mới. Số khách hàng còn dư nợ là 210.440 khách hàng (hộ dân 209.568, doanh nghiệp 860; hợp tác xã 12). Bình quân dư nợ mỗi xã xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 là 153 tỷ đồng/xã, tăng 103 tỷ đồng/xã so với năm 2011. Từ nguồn vốn vay NHCSXH tỉnh, trong 10 năm qua đã có 67.504 lượt hộ nghèo, 45.118 lượt hộ cận nghèo, 14.432 hộ mới thoát nghèo và 221.052 các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp 30.106 hộ thoát nghèo, 8.662 hộ thoát cận nghèo; thực hiện giải ngân cho 52.119 học sinh sinh viên được vay vốn để học tập. 1.4.5. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Đến năm 2019, Bình Dương là 1 trong 8 tỉnh, thành phố cả nước hoàn thành 100% xã NTM; toàn tỉnh hiện có 46/46 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; các xã đang tiếp tục đầu tư nâng chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu; 3/7 đơn vị cấp huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Từ hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đã hỗ trợ vốn cho hơn 119.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng số tiền cho vay là 3.288 tỷ đồng, góp phần tích cực giúp cho hơn 10.000 lượt hộ vượt ngưỡng nghèo vươn lên làm giàu; hơn 5.000 học sinh, sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, hơn 39.000 lao động được duy trì, tạo việc làm mới; xây dựng mới và sửa chữa hơn 94.000 công trình nước sạch đạt chuẩn quốc gia; giải ngân cho 103 hộ vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho 49 xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở địa phương. 1.4.6. Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà cụ thể là nghiên cứu tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, những nước có nhiều nét kinh tế xã hội, đặc biệt là sự tham gia của nguồn vốn tín dụng góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới tương đồng với Việt Nam và hai tỉnh Nam Định và Bình Dương là những tỉnh đi đầu về xây dựng nông thôn mới nhờ sự đóng góp của nguồn vốn tín dụng. Từ đó, rút ra được một số bài học cho các tỉnh Nam Trung Bộ về tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới. Thứ nhất, các tỉnh Nam Trung Bộ cần phát triển thị trường tài chính nông thôn đa dạng với nhiều thành phần tham gia cung ứng. Thứ hai, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn
  15. 13 Thứ ba, đa dạng hoá các chương trình/ sản phẩm cho vay đối với nông dân Thứ tư, ưu đãi về lãi suất đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thứ năm, tiếp tục phát huy vai trò của nguồn vốn tín dụng chính sách T U N CHƢƠNG 1 Xây dựng nông thôn mới cần phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ vốn cho người dân sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện an sinh xã hội. Nội dung nghiên cứu chương 1 đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại cho vay, các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay đối với xây dựng nông thôn mới. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động tín dụng ngân hàng trong xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia và các địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Nam Trung Bộ.
  16. 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ 2.1. Khái quát tình hình xây dựng NTM các tỉnh Nam Trung Bộ 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ 2.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014- 2019 2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019 2.2.1. Tình hình cấp tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng khu vực Nam Trung Bộ 2.2.2.Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019 - Nguồn vốn tín dụng tham gia vào xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2019 Đối với các tỉnh Nam Trung Bộ, nguồn vốn tín dụng tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tính đến năm 2019 nguồn vốn tín dụng cũng vùng Nam Trung Bộ tham gia xây dựng nông thôn mới là 104.093,26 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65,49% so với tổng nguồn vốn huy động vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cao hơn tỷ lệ quy định theo QĐ 1600 của Thủ tướng chính phủ. Chính nguồn vốn tín dụng này đã làm đòn bẩy, động lực thúc đẩy người dân trong khu vực mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao thu nhập, tạo bộ mặt mới cho các vùng nông thôn của vùng. Bảng 2.10: Nguồn vốn tín dụng tham gia XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Các tỉnh Nam Nguồn vốn tín Tổng các nguồnTỷ lệ % NVTD so Trung Bộ dụng XDNTM vốn XDNTM với tổng NV XDNTM Đà Nẵng 868,21 3.691,57 23,52 Quảng Nam 14.357,51 28.130,36 51,04 Quảng Ngãi 3.080,45 9.320,46 33,05 Bình Định 44.329,89 53.137,67 83,42 Phú Yên 8.506,22 17.577,83 48,39 Khánh Hoà 9.803 12.772,74 76,75 Ninh Thuận 1.022,19 2.944,43 34,72 Bình Thuận 22.125,79 31.350,87 70,57 Tổng cộng 104.093,26 158.925,93 65,49 Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm XDNTM của các tỉnh Nam Trung Bộ
  17. 15 - Quy mô tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới Trong quá trình phân tích hoạt động cấp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới khu vực Nam Trung Bộ tác giả chỉ sử dụng số liệu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội, bởi quy mô tín dụng của hai ngân hàng này chiếm đến năm 2019 là 92.541 tỷ đồng, chiếm gần 90% dư nợ cho vay xây dựng nông thôn của các tỉnh Nam Trung Bộ. Hơn 10% dư nợ còn lại được phân tán bởi nhiều tổ chức tín dụng khác nhau như ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân,… Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả Quy mô dư nợ tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT tăng liên tục qua các năm từ mức 48.077 tỷ đồng năm 2014 lên 92.541 tỷ đồng năm 2019, tăng xấp xỉ 2 lần. Quy mô tăng đều ở cả hai ngân hàng, trong đó NHNo&PTNT có tốc độ tăng nhanh hơn so với NHCSXH. Song song với dư nợ tín dụng thì số lượng khách hàng được cấp tín dụng của các tỉnh Nam Trung Bộ cũng tăng lên từ 1.007 nghìn khách hàng năm 2014 lên 1.441 nghìn khách hàng năm 2019. Sau khi nghị định 55/2015/NĐ-CP và NĐ 116/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn áp dụng đối với NHNo&PTNT và chính sách tín dụng cho hộ mới thoát nghèo của NHCSXH thì tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới được cấp tín dụng tăng liên tục qua các năm từ 2015 (6,82%) đến 2019 (7,89%). Sự tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của người dân nông thôn càng tăng lên đã giúp cho người dân có nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, tổ chức sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong khu vực.
  18. 16 Bảng 2.11: Số lƣợng khách hàng đƣợc cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 Đơn vị tính: nghìn người, % Chỉ tiêu số lƣợng khách hàng dƣ nợ 2014 2015 2016 2017 2018 2019 NHCSXH 669 721 787 864 977 1.104 NHNo&PTNT 339 355 367 375 359 337 Tổng số KH tiếp cận 1.007 1.076 1.155 1.240 1.336 1.441 Tăng trƣởng số H đƣợc cấp TD 6,82 7,29 7,36 7,74 7,89 Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả -. Cơ cấu tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới a/ Cơ cấu theo mục đích sử dụng vốn vay Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy, tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới trong suốt giai đoạn 2014 – 2019 chủ yếu tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn và tiêu dùng, chiếm tỷ trọng trên 95%, trong đó tín dụng cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 60%, cao hơn gấp đôi so với tín dụng cho mục đích tiêu dùng. Không những thế dư nợ tín dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng từ 33.555 tỷ đồng năm 2014 (chiếm 69,8%) lên mức 97.964 tỷ đồng năm 2019 (chiếm tỷ trọng 73,4%). Bên cạnh đó, dư nợ cho vay tiêu dùng của các hộ gia đình nông thôn cũng tăng từ 12.860 tỷ đồng năm 2014 lên mức 21.604 tỷ đồng năm 2019,tuy nhiên mức độ tăng của dư nợ đối với mục đích tiêu dùng chậm hơn so với dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh làm cho tỷ trọng cho vay có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này. Điều này cho thấy các chủ thể trên địa bàn nông thôn chú trọng hơn trong việc sử dụng vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, việc này sẽ có tác động tích cực hơn trong việc lan toả đến các hoạt động khác để tạo ra thu nhập, nâng cao các mặt của đời sống. Bảng 2.13: Cơ cấu tín dụng theo mục đích vay tại NHCSXH và Agribank Nam Trung Bộ, 2014 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chi tiết mục 2014 2015 2016 2017 2018 2019 đích vay Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Sản xuất kinh doanh 33.555 69,8 37.300 71,0 43.021 72,0 53.360 73,2 61.971 73,8 67.964 73,4 Tiêu dùng 12.860 26,7 13.516 25,7 14.735 24,7 17.530 24,0 19.600 23,3 21.604 23,3 Khác 1.662 3,5 1697 3,2 1.969 3,3 2.024 2,8 2.451 2,9 2.973 3,2 Tổng 48.077 100 52.513 100 59.725 100 72.914 100 84.022 100 92.541 100 Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả
  19. 17 - Đối với Ngân hàng chính sách xã hội, tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh trên tiêu dùng dao động quanh mức trên dưới 2 lần, cũng giống xu hướng của kết quả thống kê chung của cả hai ngân hàng. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng của NHCSXH, tác giả chỉ đưa vào hai hoạt động cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cho vay nước sạch & vệ sinh môi trường, bởi hai khoản vay này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, các khoản vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể, tác giả đưa vào phần mục đích cho vay khác. - Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với cho vay tiêu dùng và các mục đích khác, tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh hơn 3 lần so với cho vay tiêu dùng và các hoạt động khác, chiếm trên 70% trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng qua các năm của giai đoạn 2014 – 2019 và đạt mức trên 50 nghìn tỷ năm 2019, chiếm 75,2%. b/ Cơ cấu tín dụng theo đối tượng vay vốn Dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình luôn tăng qua các năm từ 2014 đến năm 2019. Đến năm 2019 dư nợ đối với đối tượng vay vốn này của cả hai ngân hàng là 57.329 tỷ đồng tăng gấp 1,67,lần so với năm 2014, chiếm 61,95 % trong tổng dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ đối với đối tượng này tăng đều qua các năm của giai đoạn 2014 – 2019. Đến năm 2019 dư nợ đạt 32.593 tỷ đồng, chiếm 35,22%, tăng 3.479 tỷ đồng so với năm 2018, tăng gần 3 lần so với dư nợ năm 2014 (10.957 tỷ đồng). Bảng 2.16: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng vay vốn tại NHNo&PTNT và NHCSXH Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Đối 2014 2015 2016 2017 2018 2019 tƣợng Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % vay vốn Cá 34.442 71,64 35.625 67,84 39.156 65,56 46.650 63,98 52.203 62,13 57.329 61,95 nhân, hộ GĐ DNNVV 10.957 22,79 13.580 25,86 21.269 29,17 22.778 31,24 29.114 34.65 32.593 35,22 Khác 2.678 5,57 3.308 6,3 3.148 5,27 3.485 4,78 2.706 3,22 2.619 2,83 Tổng 48.077 100 52.513 100 59.725 100 72.914 100 84.022 100 92.541 100 Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả c/ Cơ cấu tín dụng theo thời gian cho vay Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới tại NHCSXH và Agribank giai đoạn 2014 – 2019 có thấy tỷ trọng vốn ngắn hạn và trung dài hạn khá cận đối. Theo đó, dư nợ cho vay trung dài hạn luôn tăng và cao hơn so với cho vay ngắn hạn trong suốt các năm từ 2014 đến 2019, tuy nhiên về mặt tỷ trọng, cho vay trung dài
  20. 18 hạn có xu hướng giảm dần, đến năm 2019, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn thấp hơn so với cho vay ngắn hạn, chỉ có chiếm 49,1%, điều này là do tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn chậm hơn so với tốc độ tăng của tín dụng ngắn hạn (Biểu đồ 2.7). Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả. - Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay Cơ cấu tín dụng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung bộ theo hình thức cho vay được tập trung chủ yếu là cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể xã hội trong đó có thể uỷ thác toàn bộ hoặc chỉ một số bước trong quy trình cho vay. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: có thể thấy hoạt động cấp tín dụng tại NHCSXH chủ yếu là cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể chính trị xã hội, luôn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn 2014 – 2019, quanh mức trên dưới 90%, luôn tăng trưởng cả về số dư nợ và tỷ trọng dư nợ về hoạt động cho vay uỷ thác. Các tổ chức chính trị - xã hội được ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác tham gia vào quy trình cấp tín dụng là Hội Phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ trọng dư nợ cho hình thức cho vay trực tiếp cao hơn nhiều so cho vay uỷ thác qua các hội đoàn thể. Cụ thể, trong giai đoạn 2014 – 2019, tỷ trọng cho vay trực tiếp luôn đạt 80% đến 90% với dư nợ đến năm 2019 là 59.698 tỷ đồng. Mặc dù, tỷ trọng cho vay uỷ thác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần qua các năm từ 2014 đến 2019, dư nợ cho vay uỷ thác năm 2019 là 7.971 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm 2014 (3.250 tỷ đồng). -. Nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới Đối với ngân hàng chính sách xã hội: nợ xấu tín dụng được phân thành nợ khoanh và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2