Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện
lượt xem 11
download
Luận văn "Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---o0o--- TRẦN THỊ THU THỦY LỚP: CQ54/22.05 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTARS THỰC HIỆN Chuyên ngành : KIỂM TOÁN Mã số : 22 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS. HOÀNG THỊ TRANG HÀ NỘI - 2020 SV: Trần Thị Thủy i Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thu Thủy SV: Trần Thị Thủy i Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................................. ii LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC............................ 5 1.1 Khái quát về khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương ................ 5 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương ....... 7 1.1.3. KSNB đối với khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương ...... 8 1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC ....................................................................................... 10 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương10 1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương 12 1.2.3. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương .................................................................................... 13 1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC ....................................................................................... 14 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán......................................................................... 14 1.3.2. Thực hiện kiểm toán.............................................................................. 20 1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm........................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTARS ................... 29 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars .................. 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 29 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................. 30 2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Công ty .................................................. 33 2.1.4. Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty Unistars .......................... 35 2.1.5. Quy trình chung kiểm toán BCTC tại Công ty .............................. 38 SV: Trần Thị Thủy ii Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang 2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện .................................................................................. 44 2.2.1. Giới thiệu về cuộc kiểm toán BCTC khách hàng ABC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ......................................... 44 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ...................................................................... 67 2.3. Đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars thực hiện ................................................................................ 111 2.3.1 Những ưu điểm............................................................................ 111 2.3.2 Những hạn chế ............................................................................ 115 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ............................................................ 117 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ UNISTARS THỰC HIỆN. ..................................................... 119 3.1. Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ................................ 119 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ....................................... 119 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ................................................... 121 SV: Trần Thị Thủy iii Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang 3.1.3. Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện ................................................... 122 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện .......................................... 123 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .............. 123 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán ................... 125 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán ........ 126 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ..................................................... 127 3.3.1 Về phía các cơ quan Nhà nước .................................................... 127 3.3.2. Về phía KTV và Công ty kiểm toán ........................................... 128 3.3.3. Về phía Hội nghề nghiệp ............................................................ 129 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 133 PHỤ LỤC............................................................................................................ 134 SV: Trần Thị Thủy iv Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán BCĐPS Bảng cân đối số phát sinh BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BTC Bộ Tài chính CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GTGT Giá trị gia tăng GTLV Giấy tờ làm việc HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên KPCĐ Kinh phí công đoàn KSNB Kiểm soát nội bộ TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn XDCB Xây dựng cơ bản SV: Trần Thị Thủy v Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và 2019 ........... 34 Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn lựa chọn mức trọng yếu...................................... 39 Bảng 2.3: Trích GTLV A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá hợp đồng ...................................................................................................... 46 Bảng 2.4: Trích GTLV A260 - Cam kết tính độc lập của KTV .................... 54 Bảng 2.5: Trích GTLV A610- Đánh giá HT KSNB toàn bộ DN .................. 56 Bảng 2.6: Trích GTLV A610.1- Đánh giá rủi ro tiềm tàng ........................... 63 Bảng 2.7: Trích GTLV A610.2 – Đánh giá rủi ro phát hiện .......................... 64 Bảng 2.8: Trích GTLV A710 – Đáng giá mức trọng yếu .............................. 65 Bảng 2.10: Trích GTLV C140 – Đánh giá HTKSNB Chu trình tiền lương... 74 Bảng 2.11: Trích GTLV A510.1- Phân tích sơ bộ ........................................ 78 Bảng 2.12: Trích GTLV E430 – Chương trình kiểm toán ............................. 80 Bảng 2.13: Trích GTLV E410 - LEADSHEET ............................................ 87 Bảng 2.14: Trích GTLV E440 – Tổng hợp phải trả NLĐ ............................. 88 Bảng 2.15: Trích GTLV E441- Kiểm tra việc ghi nhận chi phí tiền lương.... 91 Bảng 2.16: Trích GTLV E442 – Kiểm tra việc thanh toán lương.................. 93 Bảng 2.17: Trích GTLV E443 – Kiểm tra số dư lương cuối kỳ .................... 95 Bảng 2.18: Trích GTLV E450 – Tổng hợp thuế TNCN ................................ 97 Bảng 2.19: Trích GTLV E451 – Kiểm tra việc ghi nhận thuế TNCN ........... 99 Bảng 2.20: Trích GTLV E452 – Kiểm tra số dư thuế TNCN ...................... 100 Bảng 2.21: Trích GTLV E460- Tổng hợp các khoản trích theo lương ........ 101 Bảng 2.22: Trích GTLV E461- Kiểm tra số dư cuố năm các khoản trích theo lương .......................................................................................................... 103 Bảng 2.24: Trích GTLV E470 – Kiểm tra các khoản phải trả khác ............. 106 Bảng 2.25: Trích GTLV E410 - LEADSHEET .......................................... 108 Bảng 2.26: Trích GTLV B410 – Tổng hợp vấn để ..................................... 109 SV: Trần Thị Thủy vi Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta cũng ngày càng phát triển và tiến tới những thành công mới. Cơ chế kinh tế mở đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế có cơ hội giao lưu, hội nhập và phát triển. Từ đó, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau, từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp nhà nước, cũng ngày càng khốc liệt hơn. Để đảm bảo có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình trong việc tạo ra uy tín, thị trường, nâng cao năng lực tài chính cũng như tổ chức quản lý. Muốn vậy doanh nghiệp phải tập hợp được nhiều yếu tố để tạo nên sự thành công của mình, trong đó có một báo cáo tài chính lành mạnh là một điều kiện vô cùng cần thiết. Theo xu hướng hội nhập trong cơ chế thị trường, việc một bên thứ ba ra đời, có đủ trình độ chuyên môn, đủ năng lực và hợp pháp, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm là vô cùng cần thiết. Từ đó, kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm trên thị trường. Kiểm toán Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã dần khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền tài chính nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Thông qua việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán viên còn giúp các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế biết được và khắc phục những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách, luật lệ kinh tế của nhà nước. SV: Trần Thị Thủy 1 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang Có thể thấy trong thời gian gần đây lĩnh vực kiểm toán phát triển rất đa dạng về loại hình cũng như chất lượng. Trong số các loại hình dịch vụ kiểm toán đang thực hiện, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được tiến hành nhiều nhất. Các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm khẳng định tính trung thực, hợp lý và phù hợp với quy định của Nhà nước, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Trong các yếu tố trên BCTC thì tiền lương và các khoản trích theo lương được xem là một trong các yếu tố trọng yếu vì nó có ảnh hưởng lớn đến các khoản mục khác trên BCTC như phải trả người lao động, phải trả, phải nộp khác trên BCĐKT, các loại chi phí trên BCKQHĐKD, nên thông tin liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương có thể bị sai lệch do vô tình hay cố ý, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Đồng thời, lương và các khoản trích theo lương là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Nhận thức được vấn đề trên, và qua quá trình thực tập cùng với việc được trực tiếp thực hiện phần hành Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars, do đó em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Thứ nhất, nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do KTV độc lập thực hiện. - Thứ hai, làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars. Qua đó SV: Trần Thị Thủy 2 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang làm rõ ưu điểm và phát hiện một số hạn chế của công ty trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thứ ba, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán độc lập thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện, năm kiểm toán là năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài sử dụng: Phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic. Phương pháp kỹ thuật - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý luận - Phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn các anh chị kiểm toán viên - Phương pháp mô tả lại - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh - Các phương pháp khác 5. Kết cấu của luận văn SV: Trần Thị Thủy 3 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, nội dung chính của đề tài của em gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán quốc tế Unistars. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán quốc tế Unistars thực hiện. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS. Hoàng Thị Trang đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị kiểm toán viên trong Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế Unistars đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Sinh viên Trần Thị Thu Thủy SV: Trần Thị Thủy 4 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Khái quát về khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm Tiền lương Khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới. Ở Pháp, tiền lương được định nghĩa: “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vậ, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. Ở Nhật Bản: “Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, như là nghỉ mát hàng năm, các ngày nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ. Tiền lương không tính đến những đóng góp của người thuê lao động đối với bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí cho người lao động và phúc lợi mà người lao động được hưởng nhờ có những chính sách này. Khoản tiền được trả khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cũng không được coi là tiền lương.” Ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau: “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. SV: Trần Thị Thủy 5 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang “Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm”. “Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”. Theo bộ luật lao động năm 2012, tiền lương được định nghĩa như sau: “Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trên thực tế, khái niệm "tiền lương" còn có thể hiểu theo nghĩa rộng, như khái niệm thu nhập của người lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp lương và tiền thưởng. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của tuơng quan cung-cầu lao động trên thị trường. Tiền lương của người lao động làm công do các bên thỏa thuận, căn cứ vào công việc, điều kiện của các bên và kết quả lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.” Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó: - Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai SV: Trần Thị Thủy 6 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (Trích khoản 1, điều 3- Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11) - Bảo hiểm y tế: là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế. (Trích khoản 1, điều 2, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12). Các đối tượng có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế được quy định tại điều 12, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12. - Kinh phí công đoàn: là kinh phí được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn được quy định theo Luật Công đoàn số 12/2012/QH13. - Bảo hiểm thất nghiệp: là sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. 1.1.2. Đặc điểm của khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến nhiều chỉ tiêu và thông tin tài chính trong các BCTC hiện hành của doanh nghiệp. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các doanh nghiệp. Nó liên quan đến chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và nợ phải trả công nhân viên trên BCĐKT, có thể gây nên sai sót trọng yếu đối với các chỉ tiêu này. Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương có liên quan đến giá vốn hàng bán (giá thành sản phẩm), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, do đó nó cũng liên quan đến các chỉ tiêu chi phí và kết quả trên BCKQHĐKD. Kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng rất lớn, và là căn cứ để thực hiện kiểm toán các khoản mục khác.Tiền lương và SV: Trần Thị Thủy 7 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang các khoản trích theo lương là một khoản chi phí chủ yếu nhất là đối với các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đến thu nhập của người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do đó, nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội. Tiền lương của đơn vị có thể bị lãng phí do công tác quản lý không hiệu quả hoặc do biển thủ thông qua các hình thức gian lận.Việc chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương có ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiền đã trả cho công nhân viên (đối với phương pháp trực tiếp) hoặc chỉ tiêu tăng, giảm các khoản phải trả (đối với phương pháp gián tiếp), từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các khoản trích theo lương liên qua đến bên thứ ba, cụ thể là những khoản phải nộp cho Cơ quan nhà nước. Đây cũng là phần ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Người lao động có quyền lợi được doanh nghiệp chịu trách nhiệm một phần chi phí bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, và có nghĩa vụ nộp phần còn lại và thuế Thu nhập cá nhân. Vì vậy khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương mang ý nghĩa pháp lý, cần được tiến hành kiểm toán một các tỉ mỉ và cẩn thận. 1.1.3. KSNB đối với khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương Kiểm soát nôi bộ đối với khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương là thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp thiết lập nhằm ngăn chặn những gian lận và sai sót có thể xảy ra với doanh nghiệp. Tiền lương và các khoản trích theo lương gắn liền với chu kỳ tiền lương và nhân sự nên công việc kiểm soát nội bộ với doanh thu cũng chính là một phần trong công việc SV: Trần Thị Thủy 8 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang trong KSNB với chu kỳ tiền lương và nhân sự. Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm các bước công việc chủ yếu: Tiếp nhận và quản lý lao động; Theo dõi và ghi nhận thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ hoàn thành; Tính lương, lập bảng lương và ghi chép số sách; Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên; Giải quyết chế độ về lương và chấm dứt hợp đồng lao động. Mỗi bước công việc đều cần có chức năng kiểm soát nội bộ độc lập và phù hợp. Để kiểm soát đơn vị phải tiến hành các công việc kiểm soát cụ thế gắn liền với từng khâu công việc nêu trên. Nội dung công việc KSNB cụ thể là không như nhau đối với việc kiểm soát từng khâu hoạt động nhưng đều có thể khái quát ở những việc chính sau đây: 1/ Đơn vị xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nói chung và KSNB nói riêng cho từng khâu công việc cụ thể. Những công việc này có thể chia làm 2 loại: - Quy định về chức năng, trách nhiệm,quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như: Quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ theo dõi và quản lý lao động; theo dõi chấm công; tính lương…). Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: kiểm soát khi tiếp nhận lao động; kiểm soát việc chấm công, kiểm soát việc tính lương… - Quy định về trình tự, thủ tục KSNB thông qua trình tự, thủ tục thực hiện, xử lý công việc, như: trình tự, thủ tục tiếp nhận lao động; trình tự, thủ tục chấm công; trình tự, thủ tục tính lương… SV: Trần Thị Thủy 9 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang 2/ Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên: tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến, quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định;… 1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC 1.2.1. Mục tiêu kiểm toán khản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương Mục tiêu kiểm toán chung Để có hiệu quả trong hoạt động kiểm toán, mỗi cuộc kiểm toán đều có mục tiêu cụ thể. Mục tiêu kiểm toán Tiền lương và các khoản trích theo lương nói chung là xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý, mức độ tin cậy của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được kiểm toán. Hay xem xét các nghiệp vụ tính lương và chi trả lương có hợp lý, số liệu có được tính toán đúng đắn và phù hợp với các chuẩn mực kế toán không. Mục tiêu kiểm toán cụ thể - Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương. - Xác nhận độ tin cậy của các thông tin liên quan đến khoản mục tiền lương và cac khoản trích theo lương, bao gồm: + Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ liên quan tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán, đánh giá, ghi chép: Phát sinh: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép vào các sổ sách kế toán phải thực tế xáy ra và có căn cứ hợp lý cho việc ghi chép. SV: Trần Thị Thủy 10 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang Tính toán, đánh giá: Tiền lương và các khoản trích theo lương phải được tính toán đúng theo chế độ kế toán và các quy định pháp lý hiện hành. Việc tính toán phải chính xác về mặt số học. Ghi chép: Các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương thực tế phát sinh phải được ghi chép đầy đủ, hạch toán đúng tài khoản và phân loại đúng đắn. + Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương trên các khía cạnh: hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn và trình bà, công bố Hiện hữu: Số dư tài khoản phải trả người lao động và tài khoản phải trả, phải nộp khác trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Nghĩa vụ: Toàn bộ các khoản phải trả về tiền lương và các khoản trích theo lương trên thực tế doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. Cộng dồn: Số liệu lũy kế trên các sổ chi tiết TK 334, 338 được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót. Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương trên các báo cáo tài chính được xác định đúng theo các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, đảm bảo không có sai sót. - Các thông tin liên quan đến Thuyết minh thông tin liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương - Các thông tin trên BCĐKT và BCKQHĐKD - … SV: Trần Thị Thủy 11 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang 1.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương Các thông tin tài chính liên quan đến khoản mục Tiền lương và khoản trích theo lương được hình thành trên cơ sở các quá trình kế toán xử lý các nghiệp vụ kinh tế dựa trên cơ sở chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định liên quan. Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để kiểm toán rất phong phú, rất đa dạng về hình thức, nguồn gốc và nôi dung. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (căn cứ) chủ yếu gồm: - Các chính sách, các quy định, quy chế và thủ tục KSNB như quy chế tuyển dụng và phân công lao động; quy định về quản lý và sử dụng lao động; quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy định về tiền lương, ghi chép lương và phát lương cho người lao động… - Các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến tiền lương - lao động - công đoàn bao gồm: Bộ luật Lao động và các thông tư hướng dẫn, Luật BHXH và các thông tư hướng dẫn, Luật BHYT, Luật Công đoàn… - Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh: hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; kế hoạch, dự toán chi phí nhân công… - Các chứng từ kế toán có liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng thang toán lương, Bảng thanh toán BHXH, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, phiếu chi lương… - Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK có liên quan như: Sổ cái và sổ chi tiết các TK 334, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3389), TK 622, TK 6271, SV: Trần Thị Thủy 12 Lớp: CQ54/22.05
- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Hoàng Thị Trang TK 6411, TK 6421, TK 333 (3334, 3335), TK 111, TK 112, TK 138, TK 141, TK 335… - Các báo cáo tài chính vầ báo cáo quản trị có liên quan 1.2.3. Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục Tiền lương và các khoản trích theo lương Rủi ro kiểm toán mà KTV phải đối mặt khi thực hiện kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương thường xảy ra theo 2 hướng: sai tăng hoặc sai giảm. Trên thực tế thì khả năng sai tăng về chi phí tiền lương thường xảy ra nhiều hơn vì chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, việc khai khống chi phí tiền lương khiến cho số thuế TNDN phải nộp ít hơn. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán của lương và các khoản trích theo hướng nào phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro toàn bộ BCTC, và rủi ro kiểm toán đối với kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tóm lại, các khả năng sai phạm đối với tiền lương và các khoản trích theo lương có thể xảy ra: - Tiền lương khai khống nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm số thuế TNDN phải nộp - Phân bổ chi phí tiền lương không đúng đắn hoặc không hợp lý nhằm làm cho các chỉ tiêu khác như giá thành, giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang…sai tăng hoặc giảm một cách có chủ ý. - Ngoài ra có thể xảy ra một số khả năng sai phạm khác như: tiền lương của bộ phận Ban Giám đốc sai giảm với mục đích trốn thuế TNCN, giảm số thuế TNCN phải nộp… SV: Trần Thị Thủy 13 Lớp: CQ54/22.05
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế cung cấp điện cho chung cư City Garden
67 p | 612 | 221
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 313 | 126
-
Luận văn: “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”
113 p | 350 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Lắp ráp bài thí nghiệm kiểm chứng định luật Malus về phân cực ánh sáng
66 p | 186 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chế độ dinh dưỡng tại trường mầm non bằng logic mờ kết hợp mạng neural và máy học
0 p | 126 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Quản lý chi phí dự án Hồng Thịnh Residence project bằng hệ thống PMS - ERP
154 p | 22 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ
138 p | 39 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án: Khối phụ trợ eBB4(Kho vũ khí và 02 hạng mục c24QY)
70 p | 23 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
140 p | 17 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
123 p | 24 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Đại Việt
124 p | 19 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện
137 p | 18 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM thực hiện
112 p | 14 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp: Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Hà Nội
95 p | 19 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt tại Hà Nội
122 p | 17 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Tài chính Doanh nghiệp: Quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Icommerce Việt Nam
101 p | 17 | 5
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Châu Á thực hiện
159 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn