NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62340410<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hường Mã NCS: NCS30.48QL<br />
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Lâm - 2. TS. Phan Hồng Giang<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
1. Chính sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ<br />
(TCMN), trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gồm: nhân tố chủ quan (trình độ trang bị<br />
cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ vốn và khả năng tài chính, số lượng và trình độ đội ngũ lao động, trình độ tổ<br />
chức và quản lý, trình độ hoạt động marketitng) và nhân tố khách quan (luật pháp-chính trị, kinh tế-công<br />
nghệ, dân số-tự nhiên, văn hóa-xã hội). Phát triển làng nghề không thể đơn lẻ, độc lập giữa các doanh nghiệp<br />
mà phát triển làng nghề là sự tổng hợp các nỗ lực của nhà nước và địa phương nhằm phát huy lợi thế, các<br />
nguồn lực vào phát triển kinh tế địa phương. Do đó, nhân tố chính sách nhà nước thực sự cần thiết và có vai<br />
trò đặc biệt quan trọng để định hướng và điều tiết hoạt động của làng nghề; kích thích sự phát triển làng<br />
nghề; tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để phát triển làng nghề.<br />
2. Luận án đã tổng quan và phân định được hệ thống chính sách; phân định nhóm chính sách tác động<br />
trực tiếp và gián tiếp đến phát triển làng nghề.<br />
3. Luận án đã tổng quan, khái quát và đề xuất được hệ thống tiêu chí phục vụ cho mục tiêu đánh giá<br />
nội dung của chính sách. Các tiêu chí bao gồm: tính minh bạch, tính phù hợp, tính ổn định/bền vững, tính<br />
thống nhất/đồng bộ, tính hiệu lực và tính hiệu quả của chính sách.<br />
4. Khái quát và phân định rõ 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội dung của các chính sách,<br />
quyết định chất lượng chính sách và sự phát huy tác dụng của chính sách.<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
1. Luận án đã đưa ra những bài học kinh nghiệm có giá trị về chính sách nhà nước trong phát triển<br />
làng nghề TCMN để nghiên cứu áp dụng vào Việt Nam.<br />
2. Luận án đưa ra các chính sách bộ phận về phát triển làng nghề TCMN Việt Nam hiện nay gồm:<br />
chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề; chính sách đầu tư tín dụng; chính sách khoa học, công<br />
nghệ và môi trường; chính sách nguồn nhân lực và chính sách thương mại. Luận án đã đánh giá toàn diện và<br />
có căn cứ lý luận và thực tiễn 5 chính sách nêu trên, trong đó có chú ý sử dụng các dữ liệu sơ cấp từ điều tra<br />
khảo sát. Việc đánh giá các chính sách bộ phận trên dựa trên tiêu chí đánh giá chính sách đã đưa ra các thành<br />
tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của từng chính sách. Luận án cho rằng, sự bất cập nổi cộm của chính<br />
sách hiện nay là: chính sách quy hoạch làng nghề chưa phù hợp với thực tế, chính sách đầu tư hạn chế lớn<br />
trong việc thực thi chính sách; chính sách thương mại và chính sách khoa học, công nghệ và môi trường<br />
thiếu tính ổn định nên tính hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Do vậy, các chính sách trên chưa tạo điều kiện cần<br />
thiết để phát triển làng nghề tương xứng với vị trí và tiềm năng của làng nghề trong sự phát triển của đất<br />
nước.<br />
3. Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ<br />
Việt Nam đến năm 2020 cần tập trung vào 5 nhóm giải pháp. Trong đó, giải pháp trước mắt là chính sách<br />
quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề và sau đó là nhóm giải pháp về thông tin, thương mại và thị<br />
trường. Đồng thời, luận án đưa các điều kiện cần thiết để hoàn thiện hệ thống chính sách này bao gồm giải<br />
pháp về con người xây dựng và thực thi chính sách, về tổ chức bộ máy xây dựng và thực thi chính sách, về<br />
nguồn lực đầu tư để xây dựng và thực thi chính sách, chế tài và các biện pháp khác.<br />
<br />
Đại diện người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS.TS. Nguyễn Viết Lâm Nguyễn Thị Thu Hường<br />