NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 62340201<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Nguyệt Dung Mã NCS: NCS32.33TC<br />
Người hướng dẫn: 1. TS. Đặng Ngọc Đức 2. PGS.TS Phan Duy Minh<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
1. Tác giả hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý,<br />
bao gồm: Mục tiêu quản lý; Chủ thể quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng<br />
quản lý.<br />
2. Khác với các quan điểm của các học giả, các nhà nghiên cứu trước đây về hiệu quả quản lý<br />
nợ nước ngoài, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài<br />
của một quốc gia chính là khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Do vậy, tác giả đưa ra quan<br />
niệm mới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Theo đó, quản lý nợ nước ngoài được coi là có hiệu quả<br />
khi duy trì được khả năng trả nợ trong giới hạn an toàn và trong tầm kiểm soát.<br />
3. Tác giả đưa ra 08 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, bao gồm: Nhóm<br />
chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ; Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài; Nhóm chỉ tiêu đánh<br />
giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài; Nhóm các chỉ tiêu định lượng khác; Nhóm chỉ tiêu về quản<br />
lý quy mô nợ; Nhóm chỉ tiêu về giám sát và duy trì thông tin nợ; Nhóm chỉ tiêu về khung pháp lý và<br />
nhóm chỉ tiêu về chủ thể quản lý nợ. Đặc biệt, đối với các chỉ tiêu định lượng, tác giả đưa ra các giới<br />
hạn an toàn trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài. Các chỉ tiêu này<br />
được vận dụng để đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013.<br />
4. Tác giả đã xác định được 04 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài<br />
dưới góc độ khả năng trả nợ, đó là: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; Tăng trưởng xuất khẩu; Thâm<br />
hụt ngân sách Nhà nước và Cán cân thanh toán. Trên cơ sở số liệu thứ cấp, tác giả đã lượng hóa được<br />
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ<br />
ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài ảnh hưởng<br />
mạnh nhất tới khả năng trả nợ, tiếp đến là Tăng trưởng xuất khẩu, Thâm hụt ngân sách Nhà nước và<br />
cuối cùng là Cán cân thanh toán.<br />
<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
1. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài, tác giả cho rằng để quản lý hiệu quả<br />
nợ nước ngoài, Việt nam cần: (i) nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý nợ theo hướng thành<br />
lập Ủy ban quản lý nợ; (ii) xây dựng chiến lược vay và trả nợ trên cơ sở tính toán nhu cầu vay nợ,<br />
khả năng tiết kiệm, khả năng hấp thụ vốn và khả năng thanh toán nợ nước ngoài; (iii) hoàn thiện bộ<br />
chỉ tiêu về nợ nước ngoài theo hướng bám sát với các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài của<br />
thế giới; (iv) công khai, minh bạch hệ thống thông tin quản lý nợ.<br />
<br />
2. Trên cơ sở kết quả hồi quy sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài<br />
dưới góc độ khả năng trả nợ, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực trả nợ nước<br />
ngoài, đặc biệt là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài.<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
(đã ký) (đã ký)<br />