NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị<br />
trường Việt nam”<br />
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số : 62340201<br />
Nghiên cứu sinh : Nguyễn Tú Mã số : NCS30.36TC<br />
Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Danh Lương Người hướng dẫn 2 : TS. Cao Thị Ý Nhi<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu<br />
chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh, bao gồm : Sức mạnh nội tại ;<br />
sản phẩm dịch vụ ; khách hàng, thị phần và thương hiệu ; lợi nhuận.<br />
Đã thực hiện nghiên cứu và đánh giá, từ đó đưa ra được những đóng góp mới làm cơ sở cho các ngân<br />
hàng thương mại tham khảo để tăng năng lực cạnh tranh:<br />
<br />
(i) Tăng năng lực cạnh tranh từ việc cần xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ<br />
trợ tín dụng tập trung theo các vùng kinh tế để chuyên môn hóa nhằm tăng trưởng số lượng khách<br />
hàng, cho vay ổn định và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.<br />
(ii) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ (core banking) để khai thác các tính năng nhằm tạo<br />
ra các gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng thời<br />
kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận; và xây dựng chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key<br />
Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị<br />
năng lực cạnh tranh.<br />
Những đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án<br />
Luận án đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hệ thống ngân hàng thương mại Việt<br />
nam có thể tham khảo trong điều kiện thích hợp. Trong đó giải pháp mới tập trung vào các nội dung<br />
sau:<br />
(i) Xây dựng các trung tâm bán hàng, trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng<br />
kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng ổn định, bền vững.<br />
(ii) Chú trọng tập trung phát triển thêm các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME (Small and<br />
T<br />
9<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
medium-sized enterprises).<br />
29T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(iii) Lựa chọn phát triển các sản phẩm để tập trung đầu tư chuyên môn hoá sâu, tránh tình trạng triển<br />
khai tràn lan rất nhiều sản phẩm không tạo ra sự cạnh tranh chuyên biệt và triển khai phương<br />
thức bán gói sản phẩm dịch vụ tiện ích theo chuỗi cung ứng vừa đảm bảo quản trị rủi ro đồng<br />
thời kiểm soát tối ưu hóa lợi nhuận .<br />
(iv) Chú trọng đầu tư sâu vào phần mềm công nghệ để khai thác các tính năng nhằm tạo ra các sản<br />
phẩm dịch vụ tiện ích mới, xuất hiện đầu tiên trên thị trường - có tính cạnh tranh cao và xây dựng<br />
chỉ số đánh giá thực hiện công việc KPI (Key Performance Indicator) đo lường đánh giá hiệu quả<br />
hoạt động tại mọi thời điểm làm cơ sở quản trị năng lực cạnh tranh.<br />
(v) Xây dựng đội ngũ cổ đông giầu tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm hoạt động và quản lý ngân<br />
hàng, minh bạch và cam kết đầu tư – gắn bó lâu dài.<br />
NGHIÊN CỨU SINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN<br />