TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI<br />
39T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đề tài luận án: Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh<br />
15T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ninh Bình<br />
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị<br />
Mã số: 62310102<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường<br />
39T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Đào Thị Phương Liên 2. TS.Hà Văn Siêu<br />
T<br />
9<br />
3 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án chứng minh vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững<br />
trên địa bàn lãnh thổ địa phương trên các phương diện giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các công<br />
ty địa phương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động không hiệu quả, tạo<br />
ra lợi thế cho vùng và các công ty trong vùng trong phát triển du lịch. Luận án đã chỉ ra mối quan hệ<br />
tương tác giữa các nhân tố kinh tế - xã hội - môi trường, sự cân bằng lợi ích giữa thế hệ hiện tại và thế hệ<br />
mai sau trong quá trình phát triển du lịch. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du<br />
lịch bền vững trên địa bàn lãnh thổ địa phương được xác định bao gồm: Hoạch định chiến lược, quy<br />
hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật<br />
của nhà nước trong lĩnh vực du lịch; xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch trên địa bàn<br />
tình theo tiêu chí phát triển bền vững; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch. Cùng với đó, sự phối<br />
hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, các hiệp hội kinh doanh, các doanh nghiệp địa<br />
phương và những tác nhân khác cũng đóng một vai trò quan trọng.<br />
T<br />
9<br />
3 Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án<br />
Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh trong phát triển du lịch bền vững<br />
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2005 - 2013 đã chỉ ra sự nhận thức chưa đầy đủ của các cấp,<br />
các ngành và toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững của Ninh Bình; việc thiếu vắng các chính sách<br />
hoạt động cụ thể trong phát triển du lịch của địa phương theo hướng bền vững cũng như vai trò định<br />
hướng của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; nhiệm vụ tạo lập môi<br />
trường, khuôn khổ pháp lý cho phát triển du lịch ở địa phương cũng như công tác tổ chức, điều hành,<br />
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch bền vững trên địa bàn còn chưa gắn với các nguyên<br />
tắc của kinh tế thị trường. Từ đó luận án rút ra kết luận: mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều<br />
năm, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời<br />
gian qua phát triển chưa thực sự bền vững.<br />
Trên cơ sở các quan điểm định hướng, luận án đã đề xuất đồng bộ 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao<br />
vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển bền vững du lịch trên địa bàn tỉnh gồm: Nghiên<br />
cứu điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững phù hợp bối cảnh thực tế và xu hướng mới trong<br />
phát triển du lịch (quần thể danh thắng Tràng An để UNESCO công nhận di sản thế giới; hệ thống cơ sở<br />
lưu trú giai đoạn 2015 – 2030; khu du lịch Kênh Gà - động Vân Trình, hồ Đồng Thái; khu du lịch sinh<br />
thái Vân Long, sông Sào Khê); Xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy phát triển du lịch bền vững<br />
tỉnh Ninh Bình theo hướng quản lý, sử dụng nguồn thu từ du lịch, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước -<br />
doanh nghiệp - người dân; tạo sự chuyển biến mới về nhận thức , hành động của các cấp ủy , chính quyền<br />
và nhân dân về vị trí , vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của<br />
tỉnh, củng cố hoạt động của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiến tới thành lập<br />
các hiệp hội khách sạn, hiệp hội đầu bếp, bảo đảm phát triển du lịch bền vững; Tăng cường thanh tra ,<br />
kiểm tra, xử lý sai phạm của các khách sạn , nhà hàng, hãng du lịch lữ hành , các vi phạm về vệ sinh môi<br />
trường và các giải pháp điều kiện để phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình (đào tạo, bồi dưỡng nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết du lịch với các địa<br />
phương trong khu vực). Các giải pháp nêu trên đã được đề cập một cách toàn diện, đồng bộ và có tính khả<br />
thi, nhiều giải pháp đã được lượng hoá, tính toán chi tiết, nhưng cũng có giải pháp cần tính toán cụ thể<br />
hơn và có thể được tiếp tục phát triển thành các công trình nghiên cứu độc lập sau này./.<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU SINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS-TS Đào Thị Phương Liên Nguyễn Mạnh Cường<br />