Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực: Hệ thống bôi trơn
lượt xem 5
download
Mục tiêu Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực: Hệ thống bôi trơn nhằm chuẩn bị kỹ năng kiến thức giúp các em biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn; cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn cưỡng bức; nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực: Hệ thống bôi trơn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chủ đề: HỆ THỐNG BÔI TRƠN I .Chu ẩn kiến thức, kỹ năng. a) Kiến thức Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn; Cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. b) Kĩ năng Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. c) Thái độ Nghiêm túc, tích cực tìm hiểu về hệ thống và liên hệ với thực tế. II. Mô tả các mức, năng lực cần đạt Phát biểu được nhiệm vụ của hệ thống. Biết cấu tạo chung của hệ thống. Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. III. Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá cho chủ đề Câu 1: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn làm gì? Nêu tác dụng của dầu bôi trơn? Những bề mặt ma sát nào của động cơ cần bôi trơn? Câu 2: Hãy kể tên các phương pháp bôi trơn mà em biết? Câu 3: Tại sao lại gọi là hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức? Nêu cấu tạo của hệ thống đó? Câu 4: Hãy chỉ ra đường đi của dầu trong trường hợp làm việc bình thường, trường hợp nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn định trước, trường hợp áp suất dầu trên đường ống quá lớn? Câu 5: Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc? Nêu một số nguyên nhân khiến áp suất dầu trong đường ống vượt quá giới hạn nhất định?
- Câu 6: Tại sao khi nhiệt độ dầu còn thấp thì van khống chế lượng dầu qua két mở, khi nhiệt độ dầu cao thì van này đóng? Câu 7: Bình lọc dầu hoạt động như thế nào? Tại sao lại có đường dầu hồi từ bình lọc về các te? Câu 8: Lượng dầu sau khi đi bôi trơn sẽ được đổ về đâu? IV. Những năng lực có thể hướng tới. Năng lực tự học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực hợp tác Năng lực sáng tạo kỹ thuật. Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể. V. Thiết kế hình thức tổ chức hoạt động dạy học. A. Hoạt động khởi động Hoạt động nhóm 5’: Hiểu biết của em về hệ thống bôi trơn trong động cơ đốt trong : Câu hỏi: Câu 1: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn làm gì? Nêu tác dụng của dầu bôi trơn? Những bề mặt ma sát nào của động cơ cần bôi trơn? Câu 2: Hãy kể tên các phương pháp bôi trơn mà em biết? Ở động cơ 2 kì người ta dùng phương pháp bôi trơn nào? Phương pháp bôi trơn bằng vung té thì dùng cái gì để vung té dầu? Tại sao lại gọi là hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức? Câu 3: Nêu một số nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên khi động cơ làm việc? Nêu một số nguyên nhân khiến áp suất dầu trong đường ống vượt quá giới hạn nhất định? Câu 4: Nêu cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Hãy chỉ ra đường đi của dầu trong trường hợp làm việc bình thường, trường hợp nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn định trước, trường hợp áp suất dầu trên đường ống quá lớn? Nếu em chưa biết câu hỏi nào, em có thể không trả lời. Mỗi nhóm cử thư ký ghi các ý kiến chuẩn bị cho nhóm trưởng trình bày. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung. Giáo viên ghi nhận những hiểu biết của học sinh về các loại hình biểu diễn. B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Nhiệm vụ và phân loại.
- Hoạt động cá nhân: Em hãy đọc những thông tin sau: 1. Nhiệm vụ: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ cho các chi tiết. 2. Phân loại. Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn, có các loại sau: Bôi trơn bằng vung té. Bôi trơn cưỡng bức. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu. Hoạt động nhóm (theo bàn) Nhóm trưởng điều hành thảo luận, tập trung: Nhiệm vụ hệ thống làm gì? Tác dụng của dầu bôi trơn? Chia thành những loại bôi trơn nào? Hoạt động cả lớp: Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, phát biểu bổ sung sau khi có thêm gợi ý của giáo viên để thu được kiến thức: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ cho các chi tiết. Chia làm 3 loại: Bôi trơn bằng vung té. Bôi trơn cưỡng bức. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu. II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Hoạt động cá nhân: Em hãy đọc những thông tin sau: 1. Cấu tạo Hệ thống bôi trơn cưỡng bức hình 25.1 gồm các bộ phận chính là: Các te chứa dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu và các đường dẫn dầu. Ngoài ra, trong hệ thống còn có: Các van an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo áp suất dầu,...
- 2. Nguyên lí làm việc Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơnđược bơm 3 hút từ các te 1 và được lọc sách ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về các te. Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo mô men quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về các te. Các trường hợp khác: Néu áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để một phând dầu chảy ngược về trước bơm. Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính 9. Hoạt động nhóm (theo bàn) Nhóm trưởng điều hành thảo luận, tập trung: Cấu tạo hệ thống gồm những chi tiết, bộ phận nào? Tác dụng của từng chi tiết, bộ phận? Nguyên lí làm việc của hệ thống? Dầu bôi trơn được chứa ở đâu? Được cưỡng bức đưa đi bôi trơn các bộ phận bởi phần tử nào? Bơm dầu dược dẫn động từ đâu? Dầu bôi trơn được lọc sạch ở đâu?
- Nếu nhiệt độ dầu làm mát thấp thì độ nhớt của dầu cao, dầu di chuyển dễ hay khó? Nếu nhiệt độ dầu làm mát cao thì độ nhớt của dầu cao hay thấp? dầu di chuyển dễ hay khó? Nêu hoạt động của van số 6. Dầu bôi trơn có độ nhớt theo yêu cầu đi bôi trơn các bộ phận nào? thông qua các đường nào? Nêu hoạt động của van số 4. Hoạt động cả lớp: Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, phát biểu bổ sung sau khi có thêm gợi ý của giáo viên để thu được kiến thức: + Dầu bôi trơn được chứa ở đâu cacte 1. + Được cưỡng bức đưa đi bôi trơn các bộ phận bởi bơm dầu 3. + Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu động cơ. (GV giới thiệu về bơm dầu) + Dầu bôi trơn được lọc sạch ở đâu lưới lọc 2 và bầu lọc 5 (GV trình bày cách lọc của bầu lọc li tâm 5 và chỉ ra lí do có đường dầu hồi về cácte). + Nếu nhiệt độ dầu làm mát thấp thì độ nhớt của dầu cao, dầu di chuyển khó (như vậy nó khó đi qua các đường ống két làm mát làm cho áp suất dầu bôi trơn trước van 6 như thế nào? lớn. Nguyên lí làm việc Trường hợp 1: Nhiệt độ dầu bôi trơn thấp > dầu có độ nhớt cao. Dầu đi từ đâu? nhờ bộ phận nào? đẩy qua đâu để làm sạch ở đâu? đi qua đường nào để bôi trơn các bộ phận, sau đó dầu trở về đâu?=> sơ đồ 10 1 2 3 5 6 9 11 12
- Các trường hợp khác yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và trình bày Trường hợp 2: Nhiệt độ dầu bôi trơn cao > dầu có độ nhớt thấp. 10 1 2 3 5 7 9 11 12 Trường hợp 3: Áp suất dầu bôi trơn trước bơm cao. 4 6 10 1 2 3 5 7 9 11 12 C. Hoạt động ứng dụng: Như đã biết, xe máy là phương tiện sử dụng phổ biến hiện nay và là một trong những ứng dụng của động cơ đốt trong. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Câu 1: Em hãy cho biết khi vận hành xe máy, khoảng bao lâu thì cần phải thay thế dầu bôi trơn ở xe máy? Câu 2: Khi thay dầu nhớt thì thay vào lúc dầu nóng hay nguội thì tốt? D. Hoạt động bổ sung 1. Tác dụng của dầu bôi trơn: Dầu bôi trơn không chỉ có tác dụng bôi trơn các bề mặt ma sát mà còn có tác dụng phụ khác như: làm mát, tẩy rửa, bao kín và chống gỉ. 2. Bề mặt ma sát: Có thể hiểu bề mặt ma sát là bề mặt tiếp xúcgiữa hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau. Ví dụ: Bề mặt tiếp xúc xủa pittong với xi lanh, của chốt khuỷu với bạc lót, của chốt pittong với lỗ chốt pittong.... 3. Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu:
- Ở động cơ xăng 2 kì, do các te phải dùng để nén hòa khí nên không thể chứa dầu bôi trơn. Do vậy, người ta pha một lượng dầu bôi trơn vào xăng theo tỉ lệ nhất định (1/20 1/ 30). Khi vào trong các te, các hạt dàu bôi trơn có trong hòa khí sẽ đọng bám vào bề mặt các chi tiết cần bôi trơn hoặc lỗ hứng dầu rồi chảy vào các bề mặt ma sát. 4. Phương pháp bôi trơn bằng vung té: Phương pháp bôi trơn bằng vung té là lợi dụng chuyển động quay của các chi tiết như: má khuỷu, đầu to thanh truyền, bảnh răng... để múc dầu trong các te té lên các chi tiết. Dầu đọng bám vào bề mặt các chi tiết hoặc lỗ hứng dầu rồi chảy vào các bề mặt ma sát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Phân tích nội dung xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10. THPT”
69 p | 178 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
17 p | 199 | 30
-
BÁO CÁO " KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRONG MÔN LỊCH SỬ "
6 p | 218 | 26
-
Tiểu luận Triết học số 13 - Cơ sở lý luận về chuyển đổi về nền kinh tế thị trường
17 p | 236 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm việc, đào tạo chuyên môn (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)
47 p | 96 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ ngành Mĩ thuật: Giáo dục thẩm mỹ qua tranh dân gian tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở
92 p | 98 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Mỹ thuật: Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh ngành thiết kế thời trang trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội
91 p | 119 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” - Vật lí 10 THPT nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh
226 p | 42 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: "Thực hành: khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do" dựa vào hoạt động học tập trải nghiệm” cho học sinh trong môn Vật lý lớp 10 THPT
58 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy ngoại khóa môn bóng chuyền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Đồng Nai
149 p | 38 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng chuyền cho sinh viên đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Hà Nội
214 p | 35 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh
139 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
103 p | 23 | 6
-
Bài thu hoạch: Tổ chức giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém
5 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành phố Việt Trì
93 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Dao động cơ điều hòa
11 p | 18 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh một số trường THCS tỉnh Tây Ninh
32 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn