intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Chia sẻ: Ngo Thuy Duyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

210
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

  1. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghi ệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên c ạnh nh ững h ợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn t ồn t ại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ “tranh ch ấp th ương mại” hay “tranh chấp kinh doanh” đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế th ị trường. Do tính ch ất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp lu ật Vi ệt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định c ụ th ể trong nhiều văn bản pháp luật. Ngay từ năm 1994, hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại cũng đã đưa ra một số khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh ch ấp này. Tuy không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng cũng đã liệt kê được các tranh chấp được coi là tranh ch ấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Đến năm 1999, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật thương mại ngày 10/5/1999. Năm 2003, Pháp l ệnh trọng tài thương mại được ban hành ngày 25/2/2003 tuy không đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại nhưng thông qua khái niệm về “hoạt động thương mại” đã tạo được sự tương đồng trong quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế; từ đó mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản pháp luật khi đ ề c ập đ ến lĩnh v ực thương mại, tranh chấp thương mại – một lĩnh vực đầy sôi nổi và ph ức tạp. Tiếp đó, đến năm 2004, điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 đã đưa 2
  3. ra khái niệm “tranh chấp về kinh doanh, thương mại” và liệt kê những nội dung của loại tranh chấp này, thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau v ề cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn b ản pháp luật thời gian gần đây là khá nhất quán. Tóm lại, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Các tranh ch ấp thương m ại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các th ương nhân v ới nhau; ngoài ra trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như: tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty, gi ữa các thành viên của công ty với nhau... Tìm hiểu về tranh chấp thương mại là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản, bao gồm: • Thương lượng; • Hòa giải; • Trọng tài thương mại; • Tòa án. Cả 4 phương thức này đều có những ưu điểm và tầm quan trọng riêng của nó. Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng em xin phép tìm hiểu riêng về hình thức trọng tài thương mại, từ đó nghiên cứu sâu thêm về thẩm quyền của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 3
  4. NỘI DUNG CHÍNH I/ Khái quát chung về trọng tài thương mại: 1/ Khái niệm trọng tài thương mại: Khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần đến việc phân xử. Hiện nay có 2 phương pháp giải quyết bằng tài phán là tòa án và trọng tài thương mại. Trên thế giới, tại các nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp trọng tài để giải quy ết tranh chấp. Vậy chúng ta cần phải hiểu trọng tài thương mại là gì? Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể về trọng tài thương mại nhưng ta có thể hiểu: Trọng tài thương mại là hình th ức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quy ền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài. 2/ Các hình thức trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực. 2.1/ Trọng tài vụ việc: Có thể định nghĩa rằng, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh ch ấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quy ết xong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ việc như sau: • Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quy ết xong tranh chấp. • Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên 4
  5. hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào. • Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp ph ải được các bên thỏa thuận xây dựng. Thông thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam, hình thức trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh trọng tài thương mại một cách cụ thể, rõ ràng về cách th ức hình thành, quy trình tố tụng cũng như giá trị của pháp quy ết và c ơ ch ế đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài vụ việc. Có th ể kh ẳng đ ịnh rằng, diện mạo của trọng tài vụ việc ở Việt Nam được khắc họa rõ nét kể từ khi ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. 2.2/ Trọng tài thường trực: Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hi ệp hội trọng tài hay các viện trọng tài nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài th ường trực được tổ ch ức d ưới dạng các trung tâm trọng tài. Ta có định nghĩa: Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định. Từ khái niệm về trung tâm trọng tài trên, ta có thể đ ưa ra m ột s ố đ ặc trưng cơ bản về hình thức trọng tài này như sau: • Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính ph ủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Thể hiện: - Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Do đó, nó không n ằm trong h ệ thống cơ quan quản lý Nhà nước cũng không thuộc hệ th ống cơ quan xét xử Nhà nước. - Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. - Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết. - Dù không được thành lập bởi Nhà nước nh ưng trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các ho ạt động như: ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho vi ệc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài; cấp, thay đổi, bổ sung hay 5
  6. thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài; hỗ trợ trung tâm trọng tài trong việc hủy hoặc không h ủy quy ết định trọng tài, hỗ trợ trong việc cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài... • Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn t ại đ ộc lập với nhau. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan h ệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới. • Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ. Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Cụ thể: - Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do ch ủ t ịch trung tâm trọng tài cử. - Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có th ể tham giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. • Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Thể hiện: - Tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên, m ỗi trung tâm trọng tài có quyền tự xác định về lĩnh vực hoạt đ ộng c ủa mình, đồng thời có thể mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài th ương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. - Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài th ường dựa trên cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay m ột s ố công ước qu ốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một s ố trung tâm tr ọng tài quốc tế có uy tín. • Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Việc ch ọn hoặc ch ỉ đ ịnh tr ọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm. 3/ Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng tr ọng tài thương mại: Trọng tài thương mại là một trong 4 hình thức giải quy ết tranh chấp thương mại. Đây là một hình thức giải quy ết tranh chấp khá đ ơn giản, nhanh chóng và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để áp dụng hình th ức 6
  7. này trong việc giải quyết tranh chấp, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp cần tuân thủ một số những nguyên tắc cơ bản sau: 3.1/ Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài: Nguyên tắc này được hiểu như sau: tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực. Theo điều 54 Pháp lệnh trọng tài th ương mại 2003, nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thu ận tr ọng tài vô hiệu mà hội đồng trọng tài vẫn giải quyết thì quyết định c ủa h ội đồng s ẽ bị hủy. Đây là nguyên tắc quan trọng và có tính quyết định đối với vi ệc có hay không áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. N ếu không có nguyên tắc này thì những nguyên tắc sau cũng trở thành vô nghĩa và không cần thiết. Chính vì vậy mà nó được đưa lên làm nguyên t ắc đ ầu tiên và cũng là nguyên tắc cần áp dụng trước tiên khi tiến hành xem xét một vụ tranh chấp bằng hình thức trọng tài thương mại. 3.2/ Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan: Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kỳ sự kiện hoặc chi tiết nào có thể khiến các bên nghi ngờ về tính độc lập của họ. Điều này cho thấy, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trọng tài viên phải có đủ cách điều kiện nh ất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Để trở thành một trọng tài viên của một trung tâm trọng tài, công dân Việt Nam cần hội tụ đầy đủ những điều kiện quy định tại điều 12 Pháp lệnh trọng tài thương mại. Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên ph ải thật sự là người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đ ến các bên có tranh chấp cũng như không có bất kỳ lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Nếu vi phạm những quy định trên, trọng tài viên phải từ ch ối giải quyết vụ tranh chấp hoặc các bên có quyền yêu cầu đổi trọng tài viên vụ tranh chấp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào các tình tiết của vụ tranh chấp, xác mình sự việc nếu th ấy cần thi ết và phải căn cứ vào các chứng cứ mà mình thu thập được chứ không th ể bị chi phố bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Không ai có quy ền can thi ệp, ch ỉ đạo vào việc giải quyết tranh chấp của trọng tài viên. Quy ết định của trọng tài viên phải đúng với sự thật khách quan. Tại điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 còn quy định: Nếu trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quy ết 7
  8. tranh chấp thương mại, vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó sẽ bị hủy bỏ. 3.3/ Nguyên tắc trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật: Đây được coi là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi th ủ tục t ố tụng cũng như giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội trong điều kiện nhà nước pháp quyền. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp thương mại một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên; trọng tài viên – người được các bên có tranh ch ấp lựa ch ọn đ ể giải quy ết tranh chấp phải căn cứ theo pháp luật. Nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật, nhận h ối lộ hoặc có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quy ền yêu c ầu thay đổi trọng tài. Tư tưởng chỉ đạo đối với trọng tài viên là pháp luật, ch ỉ có căn cứ vào pháp luật, trọng tài viên mới giải quyết được các tranh ch ấp một cách vô tư, khách quan. Có như vậy mới được các nhà kinh doanh tín nhiệm. 3.4/ Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự th ỏa thu ận của các bên: Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau v ề nhi ều v ấn đ ề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên ph ải tôn trọng, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên. Có thể thấy rằng, thông qua thỏa thuận trọng tài, quyền h ạn c ủa hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ. Cụ thể như: • Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng nào nào, hình thức trọng tài nào thì chỉ có trung tâm trọng tài đó và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết. • Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có quy ền giải quyết. • Các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nh ất giải quyết thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết. • Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp. • Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các th ủ t ục c ần thiết cho việc giải quyết. • Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên h ọp gi ải quy ết v ụ tranh chấp. Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tôn trọng sự th ỏa thuận c ủa các bên tham gia tranh chấp là một trong những nguyên nhắc tiên quyết của việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại. Và chỉ có trong tố tụng trọng tài – 8
  9. hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, các bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như vậy và trọng tài viên bắt buộc ph ải tuân theo. 3.5/ Nguyên tắc giải quyết một lần: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh chóng, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì v ậy mà ngày nay, để các tranh chấp thương mại giữa các nhà kinh doanh có th ể được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, các tổ ch ức trọng tài phi chính phủ đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó của các nhà kinh doanh. Với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc th ẩm nh ư b ản án sơ thẩm của tòa án, cũng không có thủ tục giám đốc thẩm, tái th ẩm. Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết, tức là các tranh ch ấp th ương mại chỉ được giải quyết một lần tại trọng tài. Nếu quyết định của trọng tài không bị tòa án hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên mà bên phải thi hành không t ự nguy ện thi hành thì sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quy ết định trọng tài, bên được thi hành quyết định trọng tài có quy ền làm đ ơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú ho ặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. II/ Thẩm quyền của trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại được thành lập là để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có th ể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực. Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyền của trọng tài ch ỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựa ch ọn đích danh. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh th ổ, theo trụ s ở ho ặc ch ỗ ở của bị đơn và theo sự thỏa thuận của nguyên đơn không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một tổ chức trọng tài nào để giải quyết tranh ch ấp cho h ọ, không ph ụ thuộc vào nơi ở cũng như trụ sở của nguyên đơn hay bị đơn, cũng không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng không phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài ch ỉ có th ẩm quyền giải quyết nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. 9
  10. Khi các bên đã thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọng tài, tức là họ đã trao cho hội đồng trọng tài th ẩm quy ền gi ải quyết tranh chấp và phủ định thẩm quyền xét xử đó của tòa án trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc các bên hủy thỏa thuận trọng tài. Nói tóm lại, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quy ết các tranh chấp nào được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh và các bên có thỏa thuận trọng tài. N ếu thi ếu 1 trong 2 điều kiện trên, vụ việc sẽ không thuộc thẩm quy ền gi ải quy ết của trọng tài thương mại. Sau đây, trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu h ơn về thẩm quyền của trọng tài thương mại thông qua 2 điều kiện trên: 1/ Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tr ọng tài th ương mại phải là tranh chấp thương mại giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Như ta đã biết, trong hoạt động giao kết hợp đồng gi ữa 1 bên là thương nhân với một bên là các cá nhân, tổ chức (không phải là thương nhân), nếu có phát sinh tranh chấp thì Luật thương mại 2005 cho phép bên có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi (bên có hành vi dân sự) có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết. Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp d ụng Lu ật thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này phải được quan niệm là tranh ch ấp thương mại. Ví dụ như: tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hay tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau thực chất là tranh chấp thương mại hiểu theo nghĩa rộng vì tranh chấp này phát sinh t ừ ho ạt động đầu tư với mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, loại tranh ch ấp nói trên không thuộc thẩm quyền của trọng tài vì không th ỏa mãn đi ều kiện các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ ch ức kinh doanh (điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ – CP ngày 15/01/2004 của Chính ph ủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh trọng tài thương mại) và cũng không thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Bởi vậy, tranh chấp này theo pháp luật Việt Nam hiện hành thuộc thẩm quyền giải quy ết của tòa dân s ự, 10
  11. song bên có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại để giải quyết. Tương tự, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ thuộc thẩm quyền của trọng tài khi các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Tóm lại, trọng tài thương mại Việt Nam chỉ có th ẩm quy ền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các bên là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh. Nh ư vậy, so v ới pháp lu ật một số nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam ta không mở rộng hoàn toàn thẩm quyền của trọng tài thương mại.1 2/ Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài hợp lệ: 2.1/ Thỏa thuận trọng tài: Trước hết, có thể hiểu thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Như vậy, các bên có th ể thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án – cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quy ết mà không cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh ch ấp b ằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài, không có t ố t ụng trọng tài”. Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là th ỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản. Các hình thức th ỏa thuận qua thư, điện báo, Telex, Fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đều được coi là thỏa thuận trọng tài. Ngay cả khi hợp đồng giữa các bên không được thể hiện bằng văn bản thì thỏa thuận trọng tài vẫn phải lập thành văn bản. Khi nộp đơn kiện cho trung tâm trọng tài, nguyên đ ơn ph ải nộp kèm theo thỏa thuận trọng tài. Nếu không có th ỏa thu ận tr ọng tài, trung tâm trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết. 2.2/ Thỏa thuận trọng tài hợp lệ: Thỏa thuận trọng tài hợp lệ là thỏa thuận trọng tài đó không bị vô hiệu. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi có th ỏa thuận trọng tài nh ưng n ếu thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu thì trọng tài cũng không có th ẩm quy ền giải quyết. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. 1 Pháp luật về trọng tài của Ailen quy định trọng tài có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp hợp đồng nếu các bên có thoả thuận, trừ hợp đồng lao động. Thậm chí trọng tài còn có thẩm quyền giải quyết đối với những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 11
  12. Sau đây, trên cơ sở điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các trường hợp th ỏa thuận trọng tài vô hi ệu, từ đó kéo theo việc loại trừ thẩm quyền của trọng tài th ương m ại đ ể gi ải quyết tranh chấp trong những trường hợp này: - Thứ nhất, tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động th ương mại (ví dụ: tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa văn phòng lu ật s ư ho ặc công ty luật sư với doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không quan ni ệm đây là tranh chấp kinh doanh, thương mại). Với cách quy định này dường như nhà làm luật có sự trùng lặp gi ữa thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực với vụ việc không thuộc th ẩm quyền của trọng tài? Bản thân lí do tranh ch ấp không thuộc ho ạt đ ộng thương mại đã loại trừ thẩm quyền của trọng tài. Như vậy, quy định thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong trường hợp này thực sự không có ý nghĩa. - Thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không có thẩm quy ền kí k ết. Quy định này cần được hiểu ở hai khía cạnh. Ở khía cạnh thứ nhất, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực chủ thể (ví dụ: chi nhánh, văn phòng đại diện). Ở khía cạnh thứ hai, người kí thỏa thuận trọng tài không ph ải là người đại diện hợp pháp cho pháp nhân hoặc kí thay cá nhân không đ ược ủy quyền. - Thứ ba, một bên kí thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc b ị h ạn chế năng lực hành vi dân sự). - Thứ tư, thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ về đối tượng tranh chấp hay tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung. (ví dụ: Điều khoản trọng tài ghi chung chung như “Tranh chấp giữa các bên đ ược gi ải quyết tại cơ quan trọng tài Việt Nam”). Cốt lõi của thỏa thuận trọng tài là phải thể hiện rõ ý chí và s ự thống nhất ý chí của các bên trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài có thẩm quyền. Còn những sai sót về mặt kỹ thuật trong soạn thảo điều khoản trọng tài không làm sai lệch ý chí của các bên thì s ẽ không không làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu. (ví dụ: Trong hợp đ ồng giữa một bên là doanh nghiệp của Việt Nam với một bên là doanh nghiệp nước ngoài có ghi: “Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết tại tòa án trọng tài Việt Nam bên cạnh Phòng thương m ại và công nghi ệp Việt Nam”. Thỏa thuận trọng tài này không bị coi là vô hi ệu m ặc dù khái niệm “tòa án trọng tài” không phù hợp với tên gọi thực của hình thức trọng tài mà các bên hướng tới. Đó là sai sót về mặt kỹ thuật nhưng không làm sai lệch ý chí của các bên trọng việc lựa ch ọn tổ ch ức trọng tài, đó là 12
  13. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên canh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vì vậy, thỏa thuận này hoàn toàn có hiệu lực. - Thứ năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản (ví dụ: Các bên thỏa thuận miệng, trao đổi qua điện thoại...) - Thứ sáu, bên kí kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Như vậy, thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi th ỏa thuận đó không thể hiện đầy đủ, thể hiện không đúng ý chí của các bên hoặc ý chí c ủa các bên không phù hợp quy định của pháp luật. Th ỏa thuận trọng tài vô hiệu không tạo ra thẩm quyền cho trọng tài. Khi đó vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án. * Những vấn đề cần lưu ý trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại: Nhằm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thẩm phán trong việc phân biệt thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa trọng tài và tòa án, từ đó thực hiện các bi ện pháp h ỗ tr ợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài, Tòa án nhân dân t ối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2003/NQ – HĐTP ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một s ố quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại. Theo đó trong hoạt động thụ lí giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án, người có thẩm quyền thụ lí cần lưu ý những vấn đề sau trong hoạt động nghiệp vụ: - Thứ nhất, khi có người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quy ết vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, tòa án ph ải yêu cầu ng ười khởi kiện cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài hay không. Đồng thời, tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện để xác định. Cụ thể, tòa án phải kiểm tra trong hợp đồng có điều khoản trọng tài không hoặc có văn b ản nào đó ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn trọng tài gi ải quy ết tranh chấp không. Thao tác này sẽ giúp cho người thụ lí, ngay từ đầu đã có thể xác định được vụ việc có thỏa thuận trọng tài ch ưa, tránh trường h ợp thụ lí rồi mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài. - Thứ hai, kiểm tra thỏa thuận trọng tài có bị vô hi ệu không. Đ ể ki ểm tra thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, người có thẩm quyền thụ lí cần dựa vào điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 để xem xét. Tuy nhiên, cần chú ý một số trường hợp sau: ● Thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền kí không bị vô hiệu nếu được người có thẩm quyền chấp nhận. Vì vậy, khi phát sinh 13
  14. tranh chấp mà một bên yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án cần yêu cầu người có thẩm quyền kí kết thỏa thuận trọng tài cho biết ý ki ến b ằng văn bản có chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người không có th ẩm quy ền kí kết không. Nếu người có thẩm quyền kí kết đó không chấp nhận thì vụ việc mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số 04/2003/NQ – HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lu ật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Theo Nghị quyết này, hợp đồng do người không có thẩm quyền kí không bị vô hiệu nếu người có thẩm quyền biết và không phản đối. Cũng cần lưu ý đó là s ự k ế th ừa trong xây dựng pháp luật, không phải vì hợp đồng không bị vô hiệu nên hệ quả là điều khoản trọng tài cũng không bị vô hiệu theo. Điều khoản trọng tài t ồn tại độc lập với hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh h ưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. ● Thỏa thuận trọng tài không xác định rõ đối tượng tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền cũng không bị vô hiệu nếu sau đó các bên có thỏa thuận bổ sung. Vì vậy, người th ụ lí c ần ki ểm tra gi ữa các bên có thỏa thuận bổ sung về việc xác định đối tượng tranh chấp hoặc hội đồng trọng tài cụ thể có thẩm quyền giải quy ết tranh chấp không. Ví dụ: Trong hợp đồng các bên quy định vụ việc thuộc th ẩm quyền giải quyết của trọng tài mà không ghi rõ tổ chức trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền nhưng sau đó các bên có văn bản thỏa thuận ch ỉ định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền là Trung tâm trọng tài quốc t ế Vi ệt Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Thỏa thuận bổ sung có thể được thể hiện ở một văn bản độc lập như phụ lục hợp đồng, văn bản ghi nhớ giữa hai bên hoặc th ể hi ện trong công văn, tài liệu trao đổi qua lại trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Thứ ba, cần kiểm tra khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản s ẽ khởi kiện tại tòa án hoặc khi được tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ tranh chấp thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản c ủa nguyên đ ơn hoặc thông báo của tòa án, bị đơn có văn bản phản đ ối không; có xu ất trình được tài liệu chứng minh rằng trước đó các bên đã có th ỏa thu ận trọng tài không. Sở dĩ như vậy bởi, mặc dù các bên đã có thỏa thuận trọng tài nh ưng nếu nguyên đơn kiện ra tòa án mà bị đơn không phải đối thì coi nh ư các bên có thỏa thuận mới là lựa chọn tòa án giải quyết thay cho th ỏa thuận trọng tài hoặc bị đơn có phản đối nhưng không chứng minh được giữa các 14
  15. bên đã có thỏa thuận trọng tài thì được coi nh ư là không có th ỏa thu ận trọng tài. - Thứ tư, cần kiểm tra các bên có thỏa thuận nào khác không, có quy ết định của tòa án hủy quyết định trọng tài không. Khi quyết định trọng tài bị hủy thì quyết định trọng tài đó không có giá trị thi hành. Các bên có thể thỏa thuận lại để vụ tranh ch ấp ti ếp tục được giải quyết bởi một hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận thì một bên có thể kiện ra tòa án, khi đó tòa án s ẽ có th ẩm quyền giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, vấn đề chưa rõ là th ời hi ệu được xác định như thế nào, thời gian theo kiện tại trọng tài có tính vào thời hiệu khởi kiện hay không? Đây là vấn đề cần được Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể. III/ Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại so với tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại: 1/ Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có một số ưu thế so với giải quyết bằng con đường tòa án, sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về những ưu thế này: - Thứ nhất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh ch ấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của tòa án) mà ch ủ y ếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự định đoạt của các bên tranh chấp hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập (được các bên lựa chọn) theo th ủ tục linh hoạt mềm dẻo, từ đó đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ tục tố tụng như giải quyết tại tòa án. - Thứ hai, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mai còn đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật (xử kín) c ủa các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Điều này là rất quan trọng với các doanh nghiệp vì nó liên quan đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. - Thứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu. Ví dụ nh ư Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có tới 117 trọng tài viên trong nước và 6 trọng tài viên quốc tế là những chuyên gia đầu ngành của hầu h ết các ngành trọng yếu. Trình độ của các trọng tài viên thường là tiến sĩ, th ấp cũng là cao học và hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài. 15
  16. - Thứ tư, việc xét xử bằng cơ chế trọng tài tuân theo nguyên tắc xét xử một lần nên quyết định của trọng tài thương mại có giá trị chung th ẩm. Quyết định của trọng tài thương mại buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Quyết định của trọng tài thương mại không bị kháng cáo kháng nghị. Điều này có nghĩa là ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố quy ết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết định trọng tài, trừ trường h ợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài đó. 2/ Nhược điểm: Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi, đó là: - Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp. Mà các doanh nghiệp ở nước ta hi ện nay vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc lường trước các tranh chấp sẽ phát sinh nên vẫn còn tình trạng mơ hồ về hình th ức trọng tài th ương m ại nói riêng, cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp khác nói chung. - Thứ hai, việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quy ết tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn ph ụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ thi hành mà không có c ơ ch ế pháp lý vững chắc để đảm bảo thi hành và nếu có thì việc th ực thi đó th ường phức tạp và tốn kém. IV/ Thực trạng việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và khá thông dụng trên thế giới, song tại Việt Nam trọng tài th ương mại lại rất mờ nhạt. Con đường tài phán này hiện không nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp. Điểm qua hoạt động của các trung tâm tr ọng tài trong thời gian gần đây, ta có thể rút ra được một số thực trạng tiêu biểu về tình hình áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam ta hiện nay, đó là: - Thứ nhất, về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự cần thiết và việc sử dụng trọng tài trong giải quy ết tranh chấp th ương mại Việt Nam do Bộ tư pháp tiến hành mới đây cho thấy có đến 75% ý 16
  17. kiến cho rằng cần thiết thành lập trung tâm trọng tài, tuy nhiên, hiện nay trên cả nước mới có 6 trung tâm trọng tài (3 trung tâm t ại Hà N ội, 2 trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Cần Th ơ). Th ực ra tr ước đó cũng có 1 trung tâm trọng tài tại Bắc Giang, tuy nhiên trung tâm này thành lập ra do khó khăn về trụ sở rồi cũng giải tán. Tuy nhiên, ngoài Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) là còn có doanh nghiệp gõ cửa, các trung tâm trọng tài khác hầu như “ngồi chơi xơi nước”. Bên cạnh đó, theo thứ trưởng Bộ tư pháp Hoàng Tiến Liên: Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) mỗi năm ch ỉ xử lý được 20 – 25 vụ. Các trung tâm trọng tài khác khoảng 5 đến 7 vụ, thậm chí có trung tâm trọng tài không có vụ nào. Như vậy, trước vận hội mới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì các trung tâm trọng tài th ương mại đang đ ứng trước tình hình “nước sôi lửa bỏng”. Các tổ ch ức trọng tài th ương m ại hiện nay thực sự yếu cả về tổ chức, chất lượng cũng như năng l ực trọng tài viên. “Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, cứ để các trung tâm trọng tài tự “bơi” trong hoạt động như các văn phòng luật s ư hoặc các trung tâm, câu lạc bộ... thì sẽ đến ngày... sập tiệm”2. - Thứ hai, về phía các doanh nghiệp: Theo tài liệu thống kê, có tới 84% doanh nghiệp không biết đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này cũng dễ hiệu bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo lối cũ, khi xảy ra tranh chấp thì “nhờ” cơ quan chủ quản hoặc B ộ chủ quản giải quyết. Bên cạnh đó, theo thông kê của Trung tâm trọng tài qu ốc t ế Vi ệt Nam, trong khoảng 2 năm trở lại đây, trong các vụ tranh chấp thương mại, có đến gần 60% vụ việc xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Và doanh nghiệp Việt Nam th ường thua thi ệt trước các doanh nghiệp nước ngoài do thiếu kinh nghiệm thương trường và kém hiểu bi ết về trọng tài thương mại. Có thể xem qua 2 ví dụ sau đây nh ư một đi ển hình cho việc thiếu hiểu biết về trọng tài thương mại3): • Ví dụ 1: VIAC đã từng phải từ chối giải quyết tranh ch ấp mua bán hàng hóa giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh công ty A có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu với lý do điều kho ản v ề c ơ quan gi ải quyết tranh chấp trong hợp đồng ghi rất chung chung là “nếu có 2 Theo luật sư Nguyễn Hồng Khởi phát biểu trong cuộc họp toạ đàm về sử dụng trọng tài thương mại tại Việt Nam do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/12/2006. 3 Theo lời phát biểu của ông Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Hải quan 17
  18. tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”. Do mất nhiều thời gian để nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện. • Ví dụ 2: Vừa qua, công ty Dâu tằm tơ Việt Nam đã bị trọng tài Geneva (Thụy Sĩ) buộc phải thanh toán gần nửa triệu USD cho công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc) trong một vụ tranh chấp kéo dài 3 năm, kèm theo đó Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài. Thông thường, các điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hóa, th ời gian giao hàng, phương thức thanh toán... vẫn được các doanh nghi ệp chú trọng hơn là các điều khoản về giải quyết tranh chấp. Chính tâm lý đó đã tạo ra những sai sót không đáng có cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong nhiều hợp đồng, doanh nghiệp viết là: “nếu có tranh chấp thì sẽ nhờ công an giải quyết” hoặc “nhờ Ủy ban nhân dân” chứng tỏ doanh nghiệp chỉ hiểu một cách nôm na, đại khái về trọng tài thương mại. Có trường hợp có thỏa thuận về trọng tài nh ưng lại ghi là “nếu không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì có thể nhờ Tòa án giải quyết”. Trong trường hợp này thì cả trọng tài và tòa án đều “bó tay”. Cũng đã có những trường hợp doanh nghiệp đã ch ọn chính xác VIAC nhưng quy tắc tố tựng trong hợp đồng thì doanh nghiệp l ại ch ọn theo quy tắc của trọng tài thương mại Pari. VIAC đã t ừ chối không th ụ lý vì nếu theo quy tắc tố tụng của trọng tài thương mại Pari thì rất khó trong việc chọn trọng tài viên, quy tắc tố tụng, gặp rắc rối trong phí trọng tài và một số vấn đề về địa điểm xử lý tranh chấp. - Thứ ba, về phía các trọng tài viên: Các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm nhiệm trong các lĩnh vực thương mại. Vì vậy, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp, ví dụ như yêu cầu về quy tắc tố tụng. Điều này một số trọng tài viên còn chưa nắm được. Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hiện nay cũng tồn tại th ực trạng có một số ít trọng tài viên chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. - Thứ tư, về phía các quy định của pháp luật hiện hành: Bức xúc lớn nhất hiện nay còn vướng mắc là trong việc thi hành phán quy ết tr ọng tài. M ặc dù theo Pháp lệnh trọng tài thương mại và Bộ luật tố tụng dân sự, quy ết định của trọng tài có giá trị như một bản án nhưng Pháp lệnh thi hành án lại không quy định điểm này. Từ đó, cơ quan thi hành án có th ể vin vào đây để không thi hành các quyết định của trọng tài. Và như vậy, các bên 18
  19. tranh chấp bị mất lòng tin vào trọng tài và lại tin tưởng vào tòa án nhiều hơn. Điều này lại không phù hợp với thiết chế trọng tài trên thế giới. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật còn chưa tương thích v ới nội dung trong Pháp lệnh trọng tài thương mại và cam kết WTO; một số quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại còn chưa phù h ợp v ới lu ật đầu tư, luật doanh nghiệp...; bản thân tố tụng trọng tài trong Pháp l ệnh trọng tài thương mại cũng chưa sát với thực tiễn. Ngoài ra, theo Pháp lệnh trọng tài thương mại, trọng tài ch ỉ có th ẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong phạm vi hoạt động th ương m ại. Điều này đã làm các trung tâm trọng tài mất đi một lượng khách hàng đáng kể trong lĩnh vực ngoài hoạt động thương mại. V/ Một số giải pháp chung để hoàn thiện hình thức trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại: - Thứ nhất, một số nhà chuyên môn cho rằng không có cơ sở khoa học nào lí giải cho việc thu hẹp phạm vi thẩm quyền giải quy ết các tranh ch ấp kinh doanh, thương mại của trọng tài so với tòa án. Vì vậy, việc sửa đổi pháp luật trọng tài trong thời gian tới nên mở rộng th ẩm quy ền cho tr ọng tài, tạo điều kiện cho các bên được quyền tự do lựa ch ọn c ơ ch ế gi ải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. - Thứ hai, cần phải xây dựng Luật về trọng tại thương mại thay cho Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Tuy nhiên, cần phải có sự gắn kết với Pháp lệnh thi hành án mà hiện nay đang làm thành Lu ật thi hành án đ ể giữa 2 đạo luật này có sự hài hòa, không để tình trạng khi luật đi vào cuộc sống lại không biết vận dụng luật nào. Có thể, khi đó ý chí c ủa người thực thi quyết định lại quyết định chứ không phải là luật quyết định. - Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến th ức cơ bản về trọng tài thương mại. Khi ký kết h ợp đồng c ần l ưu ý ph ải ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lý khi tranh chấp xảy ra. Các thỏa thuận càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: Luật áp dụng cho thủ tục tố tụng là lu ật nào? Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn ng ữ x ử lý?... Nhưng doanh nghiệp cần lưu ý, trọng tài viên không ph ải lu ật s ư của mình mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quy ết vụ vi ệc và ch ỉ tuân theo pháp luật. - Thứ tư, để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thi ếu trong hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung và VIAC nói riêng vẫn cần phải liên tục khẳng định năng lực xét xử c ủa mình. Các trung tâm trong tài cần tiến tới không chỉ là chỗ dựa tin c ậy c ủa 19
  20. doanh nghiệp Việt Nam mà có thể còn là sự lựa chọn của các doanh nghiệp nước ngoài trong các giao thương quốc tế. - Thứ năm, cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của các trọng tài viên, tăng cường tập huấn, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ về tố tụng trọng tài. Đồng thời tranh thủ và tận dụng sự hỗ trợ của nhà n ước v ề kinh phí, trụ sở... Trên đây là một số các giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện các vấn đề liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Hy vọng với những gi ải pháp này, trong tương lai các trung tâm trọng tài sẽ ngày càng trở nên phát triển, sẽ có nhiều những vụ án được giải quyết bằng thủ tục trọng tài với thời gian ngắn và hiệu quả cao hơn. KẾT LUẬN Trọng tài thương mại là một trong bốn hình thức cơ bản để gi ải quyết tranh chấp thương mại được quy định ở hầu hết các nước trên th ế giới cũng như ở Việt Nam. Khi phát sinh tranh ch ấp, doanh nghi ệp l ựa chọn hình thức trọng tài thương mại sẽ có rất nhiều ưu đi ểm nh ư: doanh nghiệp được lựa chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ, th ời gian tiến hành các hoạt động tố tụng của trọng tài. Ngoài ra, vi ệc xét x ử b ằng hình thức trọng tài còn giữ được bí mật cho các ch ủ th ể tham gia tranh chấp, đảm bảo uy tín của các chủ và có tính minh bạch cao trong xét xử. Và cuối cùng, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hi ệu lực cưỡng chế ngay. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0