Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm về phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS
lượt xem 4
download
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm khẳng định vai trò của phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử ở cấp THCS. Tìm nội dung so sánh từ đó định hướng phương pháp so sánh và cách sử dụng phương pháp so sánh có hiệu quả nhằm khắc sâu, nâng cao kiến thức môn Lịch sử ở cấp THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm về phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== PHÒNG GD& ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP ***** TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CẤP THCS Họ và tên: Trương Thị Lan Anh. Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Họ và tên: Trươ Môn: L ử. ị Lan Anh ng Th ịch s Chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 1
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Krông Ana, tháng 03/2017 I.Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chủ Tịch Hồ chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Hai câu thơ trên có phương pháp luận và giá trị sư phạm mật thiết với nhau trong dạy học Lịch sử: “biết” và “tường” (tức là hiểu sâu sắc). Đó là hai bậc của quá trình nhận thức Lịch sử mà từ trước đến nay nhiều người đã đồng nhất. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên quan niệm và thực hiện một cách sai lầm trong việc “thu gom” cách học tập Lịch sử của học sinh trong phạm vi “biết” và “nhớ”. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều người, trong đó có cả học sinh và thậm chí cả giáo viên dạy Lịch sử đều cho rằng môn Lịch sử là môn khó học, khô khan, là môn phụ…. nên không cần làm bài tập mà chỉ cần đặt câu hỏi để học sinh ghi nhớ kiến thức, niên đại, nhân vật Lịch sử hay giải thích sự kiện, khái niệm… Vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo ra hứng thú học tập cho học sinh khi học tập lịch sử ở trường THCS, người giáo viên lịch sử có rất nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau. Nhưng dạy học Lịch sử bằng phương pháp so sánh là một nhân tố tạo nên tính hấp dẫn cho rất nhiều giờ học Lịch sử. Bởi vì nhận thức sự vật thông qua việc so sánh với sự vật khác là điều cần phải tiến hành. Trong học tập Lịch sử, so sánh cũng có vai trò quan trọng đối với nhận Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 2
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== thức của học sinh, cũng là phương pháp tốt gây hứng thú học tập. Chính vì vậy sau nhiều năm giảng dạy Lịch sử bản thân tôi đã rút ra một số “ Kinh nghiệm về phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS” 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Khẳng định vai trò của phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử ở cấp THCS. Tìm nội dung so sánh từ đó định hướng phương pháp so sánh và cách sử dụng phương pháp so sánh có hiệu quả nhằm khắc sâu, nâng cao kiến thức môn Lịch sử ở cấp THCS. 3.Đối tượng nghiên cứu Phương pháp so sánh trong dạy học lịch sử cấp THCS 4.Giới hạn của đề tài. Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào việc đưa ra một số kinh nghiệm sử phương pháp so sánh nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử ở cấp THCS Học sinh khối 6, 7, 8, 9 trường THCS Buôn Trấp năm học 20152016. 5.Phương pháp nghiên cứu. a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhom ph ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 3
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c. Phương pháp thống kê toán học II.Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận: Trong dạy học Lịch sử nói riêng dạy học nói chung đều nhằm cung cấp kiến thức, hình thanh th ̀ ế giới quan khoa học cho học sinh. Điều này giúp các em hiểu được sự phát triển hợp quy luật tự nhiên và xã hội, vân d ̣ ụng sáng tạo những hiểu biết vào thực tiên. ̃ Dạy học Lịch sử là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loại người từ nguồn gốc đến tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, đấu tranh xã hội…). Quá khứ của xã hội loài người là một hiện thực khách quan đã xảy ra từng tồn tại, vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu (song lại phát phát triển không ngừng). Do đó trong học tập Lịch sử học sinh không thể “trực quan sinh động” được các sự kiện, hiện tượng, của qúa khứ. Lịch sử là cái đã xảy ra, không tái hiện nguyên vẹn như cũ nên trong quá trình dạy học chúng ta không thể tái hiện lại quá khứ trong phòng thí nghiệm để học sinh trực tiếp quan sát. Nhận thức Lịch sử bao giờ cũng khó khăn và phức tạp so với nhận thức các khoa học khác, vì Lịch sử chính là bản thân của cuộc sống, kết quả hoạt động của con người nên khi học tập Lịch sử học sinh vừa là chủ thể nhận thức vừa là khách thể nhận thức. Mặt khác nội dung chương trình bộ môn Lịch sử được cấu Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 4
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== tạo từ xa đến gần, từ quá khứ đến hiện tại, trong khi đó nhận thức của học sinh lại từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra kiến thức Lịch sử không chỉ có các biến cố, hiện tượng, các niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử, mà còn bao gồm các khái niệm, các quy luật, nguyên lý, bài học kinh nghiệm…. Xuất phát từ những đặc trưng trên của bộ môn nên việc sử dụng phương pháp so sánh có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong dạy học Lịch sử. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu Lịch sử loài người phát triển từ thấp đến cao từ chế độ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản. Muốn cho các em nhận thức đựơc quá trình đi lên ấy của loài người, giáo viên phải so sánh chế độ trước với chế độ sau để rút ra một cách khách quan bản chất của chế độ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chế độ trước. Mặt khác sự phát triển lịch sử của mỗi nước khác nhau có so sánh thì mới rút ra được vai trò tiên tiến của mỗi nước đối với mỗi thời đại hay mỗi giai đoạn lịch sử. Đó là yêu cầu khoa học của việc so sánh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở là nhận thức lý tính, mà nhận thức lý tính là nhận thức sâu sắc làm nền tảng để hình thành tư tưởng của mỗi người. Nhận thức lý tính càng đúng đắn, chắc chắn thì tư tưởng càng vững vàng. Nhận thức tư tưởng có thể vững vàng thông qua so sánh các sự việc khác nhau. Làm như vậy thì nhận thức mới khách quan, nhân sinh quan, thế giới quan mới đúng đắn. Mọi người đều biết tư tưởng của con người được hình thành là một quá trình biện chứng có nhiều tác động qua lại của việc giáo dục xã hội, gia đình Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 5
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== và nhà trường. Trong giáo dục nhà trường bộ môn Lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng vì vậy cần phải sử dụng tốt phương pháp so sánh. Đó là yêu cầu tư tưởng của việc so sánh trong dạy học Lịch sử. Trong dạy học nói chung, dạy học bằng phương pháp so sánh tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng mà sâu sắc nó giúp các em dễ rút ra cái hay cái đẹp của tự nhiên và xã hội để hình thành tư tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng có lẽ không một bộ môn khoa học nào lại đòi hỏi người giáo viên phải so sánh nhiều như trong dạy học Lịch sử. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân của Lịch sử là một chuỗi dài của các sự so sánh. Vì vậy giảng dạy lịch sử bằng phương pháp so sánh hoàn toàn phù hợp với bản chất của bộ môn Lịch sử, nó cũng là yêu cầu khách quan của công tác giáo dục. Cuộc sống hiện tại sôi động, phong phú và phức tạp cần phải làm cho các em biết lựa chọn giữa phải, trái, đúng và sai để nhận thức và hành động, phải giáo dục cho các em có ý thức thường trực về sự so sánh những điều đã học trong quá khứ với hiện tại, biết rút ra những bài học Lịch sử cho cuộc sống ngày nay và đứng trên đỉnh cao sự phát triển Lịch sử ngày nay mà tìm hiểu quá khứ. 3.Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Để đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở cấp THCS, giải quyết tình hình học sinh không thích học Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử, học một cách gượng ép, đối phó… tôi luôn đặt ra cho mình mục tiêu hàng đầu là phải làm thế nào để học sinh thay đổi nhận thức về môn Lịch sử, thấy rằng môn Lịch sử vẫn có cái hay riêng của nó, Lịch sử vẫn còn nhiều điều khám phá, thú vị… Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 6
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Để thực hiện mục tiêu đặt ra, tôi luôn chú trọng đến giải pháp mà theo tôi đây là giải pháp có tính căn bản, nền tảng nhất, là chìa khóa để hướng tới nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên ngoài việc chuẩn bị chu đáo về nội dung lẫn đồ dùng dạy học, thì sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cũng là một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn nhằm giúp học sinh có hứng thú học tập, từ đó có thể khắc sâu và nâng cao kiến thức bộ môn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Với những lí do, thực trạng và mục tiêu đã nêu tôi cũng mạnh dạn đưa ra “ Kinh nghiệm về phương pháp so sánh trong dạy học lịch sử cấp THCS” * Sự chuẩn bị của giáo viên Đối với việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục tiêu bài học, đồ dùng dạy học có liên quan đến bài dạy, giáo viên còn phải dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…. Đối với những bài cần so sánh thì giáo viên phải xác định nội dung cần so sánh, thời điểm so sánh, cách so sánh như thế nào cho phù hợp với bài dạy. Khi áp dụng phương pháp so sánh giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố đều cho tiết học, tuyệt đối không tham kiến thức dẫn đến sa đà. * Cách tiến hành So sánh trong dạy học Lịch sử trước hết là so sánh những sự kiện chứa đựng trong một bài Lịch sử, so sánh bài trước với bài sau, chương trước với chương sau thậm chí có những nội dung cách xa nhau nhưng vẫn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những vấn đề đưa ra so sánh có khi cùng một phạm trù và bản chất như sự cải tiến công cụ sản xuất ( đồ đồng và đồ sắt). Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 7
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Nội dung so sánh cũng có khi khác nhau về bản chất như khi dạy bài 24 Lịch sử 8 “ Cuộc kháng chiến từ năm 18581873” ta so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX với thái độ ươn hèn, bạc nhược đầu hàng của nhà Nguyễn khi kẻ thù đến cướp nước. Qua sự kiện khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, triều Nguyễn với quân đông,vũ khí và lương thực nhiều nhưng lại chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Trái ngược hẳn với thái độ và hành động của triều đình, nhân dân ta đã tự động đứng lên chống Pháp khiến cho chúng không giám đóng ở trong thành mà phải rút xuống đóng trên sông Sài Gòn. Như vậy giáo viên đã sử dụng phương pháp so sánh để giúp học sinh thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân Nam Bộ khi Pháp đến xâm lược, đồng thời các em cũng hiểu rõ thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã không tập hợp nhân dân để cùng đánh giặc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Hoặc khi dạy bài “ Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới” giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh trong xã hội Mĩ sau đó yêu cầu so sánh để rút ra nhận xét về tình hình của xã hội Mĩ. Hình ảnh xã hội Mỹ Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 8
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Qua so sánh học sinh sẽ nhận thấy rằng nước Mĩ giàu có nhưng nhân dân lao động có cuộc sống rất khổ cực, phải chui rúc trong những ngôi nhà ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có điều kiện tối thiểu để sống. Trong khi đó giai cấp tư sản Mĩ lại có cuộc sống giàu sang sung sướng trong những ngôi nhà cao ốc và đi những chiếc xe hơi sang trọng . Từ đó học sinh sẽ kết luận đây là hai hình ảnh tương phản trái ngược nhau trong xã hội Mĩ đồng thời hình thành cho các em ý thức căm ghét giai cấp tư sản đã khiến cho những người dân lao động phải sống cực khổ. Cũng có khi nội dung so sánh là những vấn đề của các chế độ khác nhau, của các giai cấp khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Qua so sánh học sinh sẽ nhận thức đựơc bản chất của vấn đề. Vấn đề so sánh trong một bài, một quá trình có nhiều, rất phong phú và đa dạng, giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất, thích hợp nhất để đạt được kết quả cao nhất. Giáo viên Lịch sử phải so sánh, chứng minh cho học sinh thấy rằng loài người đã trải qua 5 chế độ: Nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Chủ nghĩa tư bản, Xã hội chủ nghĩa nhưng trong các chế độ xã hội đó Xã hội chủ nghĩa là chế độ ưu việt nhất. Muốn chứng minh chân lý ấy, cần phải dựa vào câu nói nổi tiếng của Lê nin để so sánh năng suất lao động, vì “ Suy cho cùng chế độ này có hơn chế độ kia hay không là ở chỗ chế độ này có tạo ra năng suất lao động cao hơn chế độ kia hay không”. Ở nước ta chế độ XHCN cũng hơn hẳn chế độ thực dân nửa phong kiến trước kia bởi năng suất lao động, của cải làm ra ngày càng nhiều, đời sống của người dân càng ngày càng được nâng cao. Ví dụ: Số lượng lương thực năm 1964 ở miền Bắc XHCN đã vượt xa số luợng lương thực năm 1939. Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 9
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Năm 1939 1964 Sản lượng 2.407.000 tấn 6.075.000 tấn Năng suất của chế độ XHCN đã vượt hẳn năng suất của chế độ thực dân nửa phong kiến hơn 152 %. Về mặt giáo dục XHCN cũng đã hoàn toàn hơn hẳn chế độ thực dân nửa phong kiến. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, 95% dân ta mù chữ đến năm 19641965 miền Bắc đã có khoảng 2.600.000 học sinh phổ thông, hơn 27.000 sinh viên đại học, cao đẳng, cứ 3 người dân thì có một người đi học. Vì thế mà Hồ Chủ Tịch đã nói: “ Trong mười năm qua miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Mặt khác qua so sánh các chế độ xã hội với nhau học sinh sẽ nhận thức được một nguyên lý là chế độ xã hội ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chế độ xã hội trước. Điều đó đã trở thành quy luật phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên khi dạy bài: “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên” ở lớp 8 khi nói đến sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản giáo viên cũng nên so sánh điểm giống nhau của chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa với xã hội phong kiến, cả hai chế độ xã hội này đều có giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, nhưng thủ đoạn và hình thức bóc lột của giai cấp tư sản tinh vi và xảo quyệt( bóc lột sức lao động) hơn so với giai cấp địa chủ phong kiến( địa tô). Một nội dung nữa chúng ta có thể so sánh trong dạy học Lịch sử là xác định vai trò quần chúng và cá nhân trong Lịch sử. Quần chúng là người sáng tạo ra Lịch sử, nhưng sự thực lịch sử ấy chỉ được giai cấp công nhân và chủ nghĩa Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 10
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Mác Lênin thừa nhận. Ở nước ta vai trò sáng tạo của quần chúng lao động, đặc biệt là của nông dân đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên nhìn thấy vào năm 1924 khi Người đưa ra đề nghị Quốc tế Cộng sản tăng cường lãnh đạo tổ chức nông dân với khẩu hiệu nổi tiếng “ Tất cả ruộng đất về tay nông dân” tại đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng Sản. Chẳng hạn khi dạy bài “ Phong trào cách mạng trong những năm 1930 1935” Giáo viên so sánh phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ Tĩnh với phong trào đấu tranh của nông dân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để học sinh hiểu rằng từ khi Đảng ra đời nông dân đã một lòng đi theo Đảng làm lên cao trào cách mạng 19301931 mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng có. Đây là một bước nhảy vọt của quần chúng nên phong trào thực sự là một cuộc tập dượt lần thứ nhất chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945. Đến cách mạng tháng Tám năm 1945 quần chúng cách mạng đã thực sự tham gia ngày hội của mình với một khí thế triều dâng, thác đổ. Như vậy ta đã so sánh rồi chứng minh cho học sinh thấy toàn dân Việt Nam đã vùng dậy làm chủ cuộc đời mình, họ chính là người làm nên Lịch sử, vai trò của quần chúng đã được chứng minh cụ thể, rõ ràng làm cho học sinh thêm tin yêu quần chúng và sẵn sàng phục vụ quần chúng nhân dân. So sánh, chứng minh vai trò của quần chúng, người sáng tạo ra Lịch sử, giáo viên cũng không thể không so sánh và chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn tài tình tuyệt vời của Đảng và Hồ Chủ tịch. Trong thời gian qua đường lối của Đảng và Hồ Chủ Tịch bao giờ cũng là ngọn hải đăng soi đường cho phong trào cách mạng của ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng ra đời ( 3/2/1930) chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dân tộc ta đã giành được độc lập( 2/9/1945) nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 11
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chi Minh đã tài giỏi đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh trong những ngày khó khăn của chính quyền non trẻ nhưng với đường lối kháng chiến “ toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh” chúng ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã đánh Mĩ với lời kêu gọi vang dậy núi sông: “ Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nôi, Hải Phòng và nhiều thành phố khác có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập tự do.” Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp giải phóng dân tộc, cả nước thống nhất đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. So sánh những chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng với tất cả những chiến thắng hào hùng của dân tộc ta mà Đảng là người tổ chức và lãnh đạo với bất kỳ một tổ chức yêu nước nào và cách mạng nào trước khi có Đảng học sinh đều thấy rõ vai trò của Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng và Hồ Chủ Tịch người sáng lập Đảng, lãnh tụ tối cao của Đảng hoàn toàn xứng đáng là một nhà cách mạng vĩ đại, nhà hiền triết, nhà tiên tri của cách mạng Việt Nam và thế giới. So sánh trong dạy học Lịch sử góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của bài giảng . Do đó khi so sánh trong dạy học Lịch sử giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau đây: Thứ nhất các mặt so sánh càng cụ thể thì ý nghĩa khoa học của nó càng cao. Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 12
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Ví dụ: Muốn chứng minh tinh thần yêu nước kiên cường của giai cấp công nhân Việt Nam hơn hẳn tinh thần yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc dân chủ trước 1930 ở Lịch sử lớp 9 ta có thể so sánh Phong trào dân tộc dân chủ của tư Phong trào công nhân sản và tiểu tư sản Đấu tranh chấn hưng nội hoá, bài Bãi công, biểu tình. trừ ngoại hoá. Đòi tăng lương giảm giờ làm( 1920 Chống độc quyền chiếm cảng Sài 1929) Gòn. Đấu tranh liên tục từ 19251930 làm Đòi thả Phan Bội Châu, để tang cơ sở cho việc thành lập Đảng. Phan Chu Trinh Từ đấu tranh kinh tế chuyển sang Các tầng lớp tư sản và tiểu tư sản đấu tranh chính trị, tiến lên lập công khi được ít quyền lợi thì dễ thoả hiệp hội và các tổ chức cộng sản. xa rời đấu tranh. Hoặc khi dạy bài 15 Lịch sử 8 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917”… giáo viên cũng có thể so sánh để học sinh thấy rõ tính chất của cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới, nó đã làm cục diện của thế giới phải thay đổi, thậm chí cả thế giới phải rung chuyển . Nội dung Cách mạng tháng Hai 1917 Cách mạng tháng Mười 1917 Kết quả Đánh đổ Nga hoàng Lật đổ hoàn toàn chính phủ tư sản lâm thời. Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng vô sản thắng lợi Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 13
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== kiểu mới lần thứ 2 ở Nga đầu tiên trên thế giới. Giai cấp lãnh Vô sản Vô sản đạo Hay khi dạy bài 20 “ Cuộc vận động dân chủ trong những năm 19361939” Lich sử 9 giáo viên cũng có thể cho học sinh so sánh đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai 1936 1939 có gì khác với giai đoạn 1930 1931? Nội dung 19301931 19361939 Kẻ thù Đế quốc và địa chủ phong kiến Bọn phản động Pháp và tay sai không chịu thi hành chính sách của mặt trận nhân dân Pháp Nhiệm vụ Chống đế quốc giành độc lập Chống phát xít chống chiến tộc, chống phong kiến giành tranh đòi tự do dân chủ, cơm ruộng đất cho dân cày áo hòa bình. Mặt trận Mặt trận nhân dân phản dế Đông Dương ( mặt trận dân chủ Đông Dương ) Hình thức đấu Bạo động vũ trang, bí mật bất Hợp pháp nửa hợp pháp, công tranh hợp pháp khai nửa công khai Lực lượng Công nhân , nông dân Công nhân , nông dân, công chức, học sinh, tiểu thương, tiểu chủ Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 14
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Như vậy sau khi so sánh những điểm khác nhau của hai phong trào cách mạng này các em sẽ nắm chắc nội dung kiến thức của mỗi bài và hiểu được vì sao đường lối lãnh đạo, hình thức đấu tranh của Đảng trong mỗi phong trào lại khác nhau? Khi dạy Lịch sử lớp 9 bài 21 “ Việt Nam trong những năm 19391945” ta có thể so sánh, phân tích bản chất giả dối của thực dân Pháp cũng như phát xít Nhật, học sinh sẽ thấy đựơc cả hai đều bóc lột nhân dân ta thậm tệ. Thế là giáo viên đã so sánh cái tiêu cực với tiêu cực để lên án cả Nhật và Pháp vạch trần bản chất tham lam, dã man, sự lừa dối của Nhật về cái gọi là “ thịnh vượng chung” của châu Á. Để chứng minh chúng ta so sánh sự đầu tư vốn của Nhật và Pháp ở Đông Dương từ 19401943 Nhật đầu tư 111 triệu Phơ răng bằng 1/6 tổng số vốn của các công ty Pháp ở Đông Dương đầu tư trong 60 năm nghĩa là 1 năm đầu tư của Nhật bằng 4 năm đầu tư của Pháp. Cái thuyết “ Đại đông Á” và “khu vực thịnh vượng chung” là cái giả dối, lừa gạt, Pháp là lang sói thì Nhật là hổ báo, không có gì là giúp đỡ, là đồng văn, đồng chủng đối với nhân dân ta. So sánh các mặt của sự kiện Lịch sử cụ thể ấy làm cho các em quen dần với phương pháp suy nghĩ, xem xét sự vật theo quan điểm toàn diện tránh được sai lầm về nhận thức phiến diện mà sinh ra chủ quan, hời hợt về nhận thức và tư tưởng. Điều kiện so sánh càng cụ thể, phong phú thì giá trị giáo dục và giáo dưỡng càng cao vì bản thân sự so sánh là cụ thể nên vấn đề giáo viên đưa ra so sánh cũng phải cụ thể và phong phú để học sinh tiếp thu nhanh chóng và húng thú. Số liệu đưa ra so sánh phải là số liệu chính xác, đầy đủ và chọn lọc để giúp các em nhận thức cụ thể bản chất sự kiện Lịch sử. Chẳng hạn khi dạy bài “Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 19181939” Lịch sử 8 giáo viên có thể đưa ra biểu đồ về sản lượng cộng nghiệp Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 15
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== và trữ lượng vàng của Mĩ và thế giới để học sinh so sánh và rút ra nhận xét về nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển mạnh mẽ, Mĩ đã trở thành trung tâm công nghiệp, tài chính của thế giới. Thế Thế giới 48 giới 60 Sản lượng công Trữ lượng vàng của nghiệp của Mĩ Mĩ Hoặc khi dạy bài 14 “ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” lớp 9 . Các em được tìm hiểu Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp có tính toàn diện nhưng ta lại đi sâu vào tìm hiểu trong lĩnh vực nông nghiệp, ta chỉ cần lấy diện tích cao su mà Pháp kinh doanh đủ nói lên tai hoạ của cuộc khai thác ấy đối với nông dân Việt Nam. Thời gian 1918 1930 Diện tích cao su 15.000 ha 120.000 ha Chỉ trong vòng 12 năm diện tích cao su tăng 8 lần, biết bao ruộng đất bị cướp đoạt và bao nhiêu sinh mạng nông dân đã bón vào gốc cao su để mạng lại những món lời kếch sù cho tư bản Pháp. Từ đó giáo dục cho các em tinh thần Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 16
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== đấu tranh chống chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến đã gây ra biết bao nỗi cực nhọc cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó giáo viên cũng có thể đưa ra hình ảnh người nông dân Việt Nam điển hình mà học sinh đã được học trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Qua đây chúng ta giáo dục cho các em tinh thần cảm thông, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là bồi đắp cho các em tinh thần yêu lao động, chống bất công trong xa hội. Thứ hai vấn đề đưa ra so sánh cần được phân tích sâu sắc và biện chứng thì mới đi đến những nhận xét, kết luận chính xác khoa học. Ví dụ khi dạy bài 27 “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 19531954)” của lớp 9. Giáo viên dùng câu nói của đồng chí Lê Duẩn để nêu ý nghĩa lớn lao của chiến thắng chấn động địa cầu Điện Biên Phủ “như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX.” Vì Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược như Bặch Đằng vùi chôn quân Nguyên, một Chi Lăng đánh bại quân Minh, và một Đống Đa vùi xác quân Thanh những kẻ thù truyền kiếp phương Bắc đã liên tục xâm lược nước ta nhưng cũng liên tiếp thất bại nhục nhã . Hay khi dạy Lịch sử 7 bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ” tới mục 3 Luật pháp giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh so sánh điểm giống và khác nhau giữa bộ luật Hồng Đức với các bộ luật đã học trong thời kỳ phong kiến. Sau khi học sinh trình bày giáo viên nhận xét và chốt điểm giống nhau: Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến; khuyến khích phát triển sản xuất kinh tế; bảo vệ của công và tài sản của nhân dân. Khác nhau: Bộ Quốc triều hình luật xác nhận và bảo vệ Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 17
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== quyền tư hữu tài sản, qui định cụ thể việc mua bán ruộng đất. Bộ luật Hồng Đức có những điều luật về bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Như vậy qua so sánh giáo viên đã giúp các em thấy được bộ luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam. Khi dạy lớp 6 bài “ Xã hội nguyên thủy” giáo viên cho học sinh so sánh điểm khác nhau giữa tổ chức xã hội, đặc điểm hình dáng của người tối cổ với người tinh khôn. Đặc điểm Người tối cổ Người tinh khôn Tổ chức xã hội Sống thành từng bầy trong các Sống thành thị tộc gồm vài hang động, săn bắt, hái lượm, chục gai đình có cùng công cụ bằng đá, tìm ra lửa huyết thống, biết trồng trọt chăn nuôi, làm đồ trang sức Đặc điểm hình Dáng hơi đi còng lao về phía Dáng thẳng, trán cao, dáng trước, trán thấp và bợt ra phía không còn lớp lông trên sau, u mày nổi cao, cơ thể người, mặt phẳng, bàn tay nhiều lông ngắn, thể tích sọ nhỏ, khéo léo, thể tích sọ não từ 850Cm3 đến 1100cm3 não lớn 150cm Sauk hi so sánh các em sẽ nhận thấy tổ chức xã hội cũng như đặc điểm hình dáng của người tinh không có nhiều điểm tiến bộ và thay đổi so với người tối cổ , có được điều đó là nhờ quá trình lao động của người nguyên thủy. Thứ ba hình thức so sánh phong, sinh động, thích hợp tạo điều kiện tốt cho nhận thức khoa học và tư tưởng của học sinh. Bởi cuộc sống và sự thật Lịch sử vô cùng phong phú và sinh động nên muốn cho học sinh nhận thức được bản chất của Lịch sử giáo viên cần nhiều hình thức để so sánh, tránh so sánh đơn Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 18
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== điệu, ít gây hứng thú cho học sinh. So sánh Lịch sử có thể dùng hình tượng để cụ thể hoá như sau 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược thắng lợi nhân ngày vui của nhân thủ đô chào đón Đảng, chính phủ và Hồ Chủ Tịch về Hà Nội( 10/10/1954) Người đã nói: Xưa: Ta là rừng núi đêm tối Nay: Ta là đồng bằng, biển cả và ban ngày Sự so sánh cụ thể, thuyết phục cao là việc sử dụng bảng thống kê với những số liệu điển hình cho từng vấn đề cụ thể, từng giai đoạn tiêu biểu. Cách so sánh này vừa có tính khoa học vừa có tính tư tưởng cao. Ví dụ khi dạy Lịch sử 8 bài “ Chiến tranh thế giới thứ hai( 19391945)” giáo viên đưa ra bảng số liệu sự thiệt hại về người và của mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra để học sinh so sánh với hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nội dung Số người Số người bị Số tiền chi phí cho chết thương chiến tranh Chiến tranh thế giới thứ 10 triệu 20 triệu 85 tỷ USD nhất Chiến tranh thế giới thứ 60 triệu 90 triệu 850 tỷ USD hai Nhìn vào bảng số liệu trên chắc chắn các em sẽ nhận xét được hậu quả tàn khốc mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra cho nhân loại bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước đó cộng lại. Từ đó giáo dục cho học sinh thái độ căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù. Thứ tư chọn thời điểm so sánh đúng cũng là điều cần chú ý để nâng cao chất lượng giáo dục. Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 19
- Kinh nghiệm sử dụng phương pháp so sánh trong dạy học Lịch sử cấp THCS ====================================================================== Thời điểm so sánh phải được giáo viên đưa ra cụ thể trong giáo án, phải tiến hành đúng lúc, không quá sớm khi chưa hình thành khái niệm Lịch sử, cũng không quá muộn khi đã trình bày cụ thể và đầy đủ các yếu tố, các điều kiện Lịch sử. Phương pháp so sánh có thể tiến hành ở bất kỳ chỗ nào phần nào trong bài giảng nhưng nơi so sánh, thời điểm so sánh có tác dụng tốt nhất về giáo dục là so sánh vào lúc nhận xét, đánh giá, chứng minh và kết luận. Ví dụ: Khi dạy bài “Công xã Pa ri 1871” ở lớp 8, khi dạy tới cách tổ chức bộ máy của Hội đồng công xã và những biện pháp của công xã lúc đó giáo viên đặt câu hỏi: Bộ máy nhà nước công xã Pari có gì khác so với bộ máy nhà nước tư sản mà các em đã học? Học sinh trả lời giáo viên chuẩn kiến thức và khảng định rằng Công xã Pari là nhà nước kiểu mới nhà nước nhà nước của dân do dân và vì dân. Thứ năm là thầy trò cùng so sánh, cùng nâng cao chất lượng học tập. So sánh trong dạy học Lịch sử đòi hỏi thầy trò cùng làm việc, cùng suy nghĩ với phương châm thầy định hướng, trò chủ đạo, chủ động, sáng tạo. Muốn so sánh tốt thì phải có tư liệu lịch sử, phải có các yêu tố và điều kiện để so sánh. Muốn có tư liệu thì học sinh phải học, phải đọc, phải ghi nhớ các sự kiện và diễn đạt lại. Ví dụ khi dạy bài “ Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 19731975” Giáo viên muốn chứng minh đại thắng mùa xuân 1975 là chiến thắng vĩ đại nhất trong Lịch sử trường kỳ đánh giặc giữ nước của dân tộc ta thầy nêu câu hỏi: Các em hãy lấy số quân thù bị tiêu diệt từ xưa đến nay trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để chứng minh đại thắng mùa xuân 1975 là vĩ đại nhất? Trương Thị Lan Anh – THCS Buôn Trấp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 – Lớp 5
11 p | 1073 | 264
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
23 p | 817 | 129
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 9
31 p | 663 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 463 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
23 p | 466 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cabri 2D và GeoGebra trong giảng dạy chương I Hình học lớp 11 tại trường THPT Chu Văn Thịnh
34 p | 228 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử lớp 5
13 p | 269 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy bài "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí" (Địa lí lớp 6)
16 p | 336 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 261 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính
30 p | 245 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 134 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Địa lý cấp THCS
43 p | 202 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 213 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở THCS
31 p | 198 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ở trường THPT
10 p | 236 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
12 p | 173 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chi hội trường tiểu học
19 p | 104 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng cho giáo án điện tử
36 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn