Sáng kiến kinh nghiệm: Phối hợp nhiều phương pháp giúp học sinh tìm hiểu về bài toán và thuật toán
lượt xem 6
download
Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm là giúp học sinh hiểu được 2 khái niệm then chốt là "bài toán" và "thuật toán", nắm được các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách: liệt kê và sơ đồ khối. Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phối hợp nhiều phương pháp giúp học sinh tìm hiểu về bài toán và thuật toán
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT YÊN PHONG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Người viết : NGUYỄN VĂN NHA Chức vụ: GIÁO VIÊN Đơn vị: TRƯỜNG THPT YÊN PHONG 1
- Yên Phong, tháng 11 năm 2014 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Văn Nha Ngày sinh: 1980. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: TrườngTHPT Yên Phong. Trình độ chuyên môn: Đại học Tin học. Hệ đào tạo: Chính quy. Bộ môn giảng dạy: Tin học II NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. TÊN ĐỀ TÀI ''PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TÌM HIỂU VỀ BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN" 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như ta đã biết Tin học là một bộ môn mới được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường phổ thông. Đối với các em học sinh, có thể nói đây là một “hành trang” để giúp các em vững bước đi tới tương lai tương lai của một thế hệ công nghệ thông tin bùng nổ ! Tuy nhiên, với các em học sinh nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng, việc tiếp cận với bộ môn Tin học còn nhiều hạn chế. Một lẽ dễ hiểu đó là vì hầu hết các em chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính bao giờ, cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn còn khá mới mẻ ! Vì vậy quá trình dạy và học bộ môn Tin học trong nhà trường phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ thực tế này tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm nho nhỏ để chúng ta cùng tham khảo trong quá trình dạy học, đó là kinh nghiệm về việc phối hợp nhiều phương pháp trong giờ dạy học để giúp học sinh có cái nhìn trực quan, giúp các em nắm được bài tốt hơn. Cụ thể tôi muốn nói ở đây là dùng "Bài giảng điện tử" do giáo viên tự biên soạn để trình chiếu bài giảng, kết hợp thuyết trình, vấn đáp và mô phỏng bằng các ví dụ thực tế cho học sinh. 3. PHẠM VI THỰC HIỆN Trước đây chúng ta thường sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp đơn thuần trên lớp do chưa đủ phương tiện. Nhưng mới đây, được sự quan tâm của Bộ giáo dục_Sở giáo dục đào tạo đã trang bị cho các trường phổ thông một số máy tính (Computer) và máy chiếu (Projector), vì vậy chúng ta hoàn toàn có điều kiện dùng "Giáo án điện tử" để trình chiếu bài giảng cho học sinh. Tôi xin trình bày phương pháp giảng dạy của mình thông qua một ví dụ về một bài giảng cụ thể trong chương trình Tin học lớp 10, đó là bài "Tìm hiểu bài toán và thuật toán" Đây được coi là bài học khó trong chương trình giáo khoa lớp 10 và có liên quan chặt chẽ đến kiến thức lớp 11 sau này. 4. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
- Giúp học sinh hiểu được 2 khái niệm then chốt là " bài toán" và "thuật toán", nắm được các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách: liệt kê và sơ đồ khối. Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học. Rèn luyện cho học sinh có tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê môn học. III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài Trước đây khi chưa áp dụng phương pháp giảng dạy bằng giáo án điện tử, lấy ví dụ từ thực tế học sinh luôn phản ánh với giáo viên rằng bộ môn này khó hiểu và trừu tượng. Khi kiểm tra với mức độ đề tương đương với các ví dụ trong sách giáo khoa, các em vẫn mơ hồ và đạt kết quả chưa cao. 2. Khảo sát thực tế Giáo viên đưa ra đề kiểm tra 1 tiết đối với lớp 10A5 có 45 học sinh như sau: Bài 1: Xác định Input và Output của bài toán sau: “Tính tổng các bình phương các chữ số của 1 số tự nhiên bất kỳ có 4 chữ số ” Bài 2: Liệt kê các bước của thuật toán để giải bài toán sau : Rút gọn phân số a/b với a, b bất kỳ, b khác 0. Bài 3: Viết thuật toán để sắp xếp 1 dãy số nguyên bất kỳ nhập từ bàn phím theo thứ tự giảm dần. Kết quả kiểm tra như sau: Điểm Số học sinh Tỉ lệ 3 3 6,67% 4 7 15,56% 5 13 28,88% 6 10 22,22% 7 8 17,77% 8 3 6,67% 9 1 2,22% Đối với Bài 1, hầu như học sinh chỉ tìm được Input và Output của bài toán mà chưa viết được đầy đủ thuật toán để giải nó. Đối với Bài 2, học sinh chưa mô phỏng được thuật toán bằng sơ đồ khối 3. Nội dung chính của đề tài a) Chuẩn bị : Về phương pháp: + Giáo viên soạn trước bài giảng "Tìm hiểu bài toán và thuật toán" trên máy tính bằng phần mềm PowerPoint (Bài soạn này được dạy trong 4 tiết học). Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp và gọi 56 học sinh lên bảng đứng làm mẫu khi cần biểu diễn thuật toán Tìm Max và thuật toán sắp xếp. + Chuẩn bị một số bài tập áp dụng để rèn luyện kỹ năng biểu diễn thuật toán. Về phương tiện: + Giáo viên chuẩn bị một dàn máy tính (để bàn hoặc xách tay), một máy chiếu, một màn chiếu. + Học sinh cần có đầy đủ sách bút, vở ghi. b) Các bước thực hiện bài giảng "Tìm hiểu bài toán và thuật toán" * Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Bài toán" trong Tin học: 3
- Giáo viên đặt vấn đề bằng cách đưa ra các ví dụ để học sinh quan sát: Ví dụ 1: Giải phương trình bậc 2 tổng quát: ax2+ bx+ c= 0 (a khác 0). Ví dụ 2: Giải bài toán "Trăm trâu trăm cỏ Trâu đứng ăn năm Trâu nằm ăn ba Lụ khụ trâu già Ba con một bó" Hỏi có bao nhiêu trâu mỗi loại ? Ví dụ 3: Bài toán quản lý học sinh trong một kỳ thi tốt nghiệp bằng máy tính: Tổn Điể Điểm Điểm Điể Điểm Điể g Xếp SBD Họ và tên toán m Ngoạ m lý sinh m sử điể loại văn i ngữ m 41000 Phạm Ngọc Toàn 8 9 7 8 6 5 43 Khá 1 41000 Bùi Long Thể 2 3 4 4 5 3 21 Yếu 2 41000 Hà Nguyên Diệp 9 8 7 8 9 10 51 Giỏi 3 41000 Nguyễn Thị Thanh Bình 6 5 4 9 8 7 45 Khá 4 41000 Phan Thị Thanh 6 7 4 3 6 5 31 TB 5 Phát vấn học sinh: Em hãy xác định dữ kiện ban đầu và kết quả của mỗi bài toán sẽ có dạng gì ? (Dạng số, hình ảnh, hay văn bản ?) Học sinh trả lời: Dữ kiện (Cho biết) Kết quả (cần tìm) Các hệ số a, b, c bất kỳ Nghiệm của phương trình (nếu ở ví dụ có) có dạng số nguyên hoặc số 1 thực. Có 100 con trâu và 100 bó cỏ. Số lượng trâu đứng, trâu nằm và ở ví dụ Mỗi con trâu đứng ăn 5 bó. trâu già ( dạng số nguyên) 2 Mỗi con trâu nằm ăn 3 bó. 3 con trâu già ăn chung một bó Số báo danh, họ tên, ngày sinh, Tổng điểm của mỗi học sinh, ở ví dụ điểm toán, điểm văn, điểm lý. xếp loại tốt nghiệp nào, đỗ hay 3 trượt. Phát vấn học sinh: Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau giữa bài toán trong Tin học và bài toán trong Toán học? Học sinh trả lời: Bài toán trong Toán học yêu cầu chúng ta giải cụ thể để tìm ra kết quả, còn bài toán trong Tin học yêu cầu máy tính giải và đưa ra kết quả cho chúng ta. Từ đây Giáo viên trình chiếu khái niệm Bài toán trong Tin học : Là một việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện để từ thông tin đầu vào (dữ kiện) máy tính cho ta kết quả mong muốn. Những dữ kiện của bài toán được gọi là Input. 4
- Kết quả máy tính trả ra được gọi là Output của bài toán. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm lại Input và Output của 3 ví dụ trên. Như vậy, khái niệm bài toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi môn toán, mà phải được hiểu như là một vấn đề cần giải quyết trong thực tế, để từ những dữ kiện đã cho máy tính tìm ra kết quả cho chúng ta. *Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Thuật toán" trong Tin học: +Bước 1: Giáo viên nêu tình huống gợi động cơ: Làm thế nào để từ Input của bài toán, máy tính tìm cho ta Output ? Học sinh trả lời: Ta cần tìm cách giải bài toán và làm cho máy tính hiểu được cách giải đó. Đến đây sẽ có em thắc mắc: Như vậy chúng ta vẫn phải giải bài toán mà có khi còn phức tạp hơn trong Toán học ? Giáo viên giải thích: Nếu như trong Toán học chúng ta phải giải trực tiếp từng bài để lấy kết quả, thì ở đây, chúng ta chỉ cần tìm cách giải bài toán tổng quát và máy tính sẽ giải cho ta một lớp các bài toán đồng dạng. Ví dụ: Bài toán giải phương trình bậc 2 với các hệ số a,b,c bất kỳ, bài toán tìm diện tích tam giác với độ dài 3 cạnh được nhập bất kỳ, bài toán tìm UCLN của 2 số nguyên bất kỳ, bài toán quản lý học sinh ,v.v +Bước 2: Giáo viên đưa ra khái niệm thuật toán và các tính chất của một thuật toán: Khái niệm: “Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ thông tin đầu vào (Input) của bài toán ta nhận được kết quả (Output) cần tìm”. Các tính chất của một thuật toán: Tính dừng Tính xác định Tính đúng đắn + Bước 3: Giới thiệu cho học sinh 2 cách biểu diễn một thuật toán Cách l: Liệt kê các bước: Chính là dùng ngôn ngữ tự nhiên để diễn tả các bước cần làm khi giải một bài toán bằng máy tính. Cách 2: Dùng sơ đồ khối. Một số quy ước khi biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối: Khối hình oval: mô tả thao tác nhập xuất dữ liệu Khối hình chữ nhật: mô tả các thao tác tính toán Khối hình thoi: mô tả các thao tác so sánh Hình mũi tên : Chỉ sự truyền thông Giáo viên nhắc học sinh phải nhớ các quy ước trên để biểu diễn thuật toán được chính xác. *Hoạt động 3: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh mô tả, biểu diễn thuật toán của một số bài toán điển hình.(Trọng tâm) Bài toán 1: Giải phương trình bậc 2 tổng quát : ax2+bx+c = 0 ( a ≠ 0). Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán: - Input: 3 hệ số a,b,c. 5
- - Output: Nghiệm của phương trình . Sau đó gọi một học sinh đứng lên nhắc lại cách giải một phương trình bậc 2 đầy đủ, rồi từng bước hướng dẫn học sinh viết thuật toán theo 2 cách. Lưu ý rằng giáo viên vừa trình chiếu từng bước của thuật toán vừa vấn đáp học sinh ( dùng hiệu ứng xuất hiện phù hợp) Cách 1: Liệt kê từng bước - Bước 1: Bắt đầu - Bước 2: Nhập 3 hệ số a,b,c. - Bước 3: Tính biệt số ∆ = b2 4ac - Bước 4: Nếu ∆ 0 thông báo phương trình có 2 nghiệm x1,x2= , rồi kết 2a thúc. - Bước 7: Kết thúc. Cách 2: Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối Bắt đầu Nhập a,b,c Tính ∆ = b2- 4ac Đúng ∆
- Bài toán 2: Kiểm tra tính nguyên tố của một số tự nhiên N Phát vấn học sinh: Một số được coi là nguyên tố khi nào? Số 223 có là số nguyên tố không? Học sinh trả lời: Một số là số nguyên tố khi nó chỉ chia hết cho 1 và chính nó.Ví dụ : 2,3,5,7,11,13,17 Số 223 là số nguyên tố vì nó thỏa mãn tính chất trên. Giáo viên lưu ý phân tích cho học sinh hiểu: Muốn kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, ta chỉ cần xét xem nó có các ước trong khoảng từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của nó là đủ( kí hiệu là � � � N �). Nếu N không chia hết cho số nào trong khoảng này chứng tỏ N không nguyên tố. Giáo viên bắt đầu trình chiếu 2 cách biểu diễn thuật toán và giải thích ý nghĩa từng biến dùng trong thuật toán: Cách 1: Liệt kê các bước Bước 1: Nhập số tự nhiên N. Bước 2: Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố . Bước 3: Nếu 1
- Bài toán 3: Tìm Max của một dãy số gồm N số nguyên a1, a2, a3, …, an. Trước tiên giáo viên phát vấn học sinh nêu ý tưởng để giải bài toán này. Ý tưởng: Ban đầu coi max là a1. Duyệt từ đầu dãy đến cuối dãy, nếu gặp một số a i >Max thì gán Max bằng ai, cuối cùng sẽ tìm được Max. Trình chiếu thuật toán: Cách 1: Liệt kê các bước Bước 1: Nhập N và N số nguyên a1, a2, a3,…, an. Bước 2: Max a1, i 2. Bước 3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc. Bước 4: 4.1: Nếu ai > Max thì Max ai 4.2: i i+1 rồi quay lại bước 3 Cách 2: Biểu diễn bằng sơ đồ khối Nhập n và dãy a1,a2, …,an Maxa1 , i 2 Đ Đưa ra Max và kết thúc i >N? S S ai >Max? Đ Maxai 8
- i i + 1 Bài toán 4: Dùng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi để sắp xếp dãy số a 1,a2, …,an theo thứ tự không giảm. Ý tưởng: Duyệt từ đầu dãy đến cuối dãy, nếu gặp một số a i >ai+1 thì đổi chỗ 2 số cho nhau.Tức là số đứng sau phải luôn lớn hơn hay bằng số đứng trước,giống như học sinh xếp hàng phảI tuân theo quy tắc bé đứng trước lớn đứng sau. Như vậy ta phải duyệt dãy số nhiều lần, mỗi lần sẽ đưa được ít nhất một số về đúng vị trí của nó. Giáo viên lại tiếp tục trình chiếu và hướng dẫn học sinh 2 cách biểu diễn thuật toán. Cách 1: Liệt kê các bước Bước 1: Nhập số lượng các số hạng trong dãy (N) và các số cụ thể a1,a2,…,an. Bước 2: MN . Bước 3: Nếu MM quay lại bước 2 Bước 7: Nếu ai >ai+1 thì đổi chỗ 2 số cho nhau rồi quay lại bước 5. Cách 2: Biểu diễn bằng sơ đồ khối Nhập n và dãy a1,a2, …,an MN Đ Đưa ra dãy số đã M
- Đ i >M ? S Đ ai >ai+1 ? Tráo đổi ai và ai+1 Sau khi trình chiếu 2 cách biểu diễn thuật toán sắp xếp, giáo viên gọi 6 em học sinh lên đứng trước lớp theo thứ tự ngẫu nhiên để mô phỏng trực tiếp thuật toán sắp xếp. Cần sắp xếp lại sao cho 6 em này đứng theo đúng thứ tự bé đứng trước, lớn đứng sau đúng theo các bước trong thuật toán . Mô phỏng: Lúc đầu 6 em đứng như sau: ( Ta coi mỗi em là một số để tiện theo dõi) 2 5 4 1 6 3 Lần duyệt thứ nhất (tính từ phải sang trái): Bạn số 6 cao hơn bạn số 1 nên đổi chỗ 2 5 4 1 6 3 10
- Bạn số 6 cao hơn bạn số 4 nên đổi chỗ 2 5 4 6 1 3 Bạn số 6 cao hơn bạn số 5 nên đổi chỗ 2 5 6 4 1 3 Bạn số 6 cao hơn bạn số 2 nên đổi chỗ 2 6 5 4 1 3 11
- Sau lần duyệt thứ nhất được bạn số 6 về đúng vị trí. 6 2 5 4 1 3 Lần duyệt thứ 2: Bạn số 3 cao hơn bạn số 1 nên đổi chỗ 6 2 5 4 1 3 6 2 5 4 3 1 Sau lần duyệt thứ 2 được bạn số 1 và số 5 về đúng vị trí. 6 5 2 4 3 1 Lần duyệt 3: 12
- Bạn số 4 cao hơn bạn số 2 nên đổi chỗ, sau lần này ta được 4 bạn đúng vị trí: số 1,4,5,6. 6 5 2 4 3 1 Lần duyệt 4 Bạn số 3 cao hơn bạn số 2 nên đổi chỗ,còn lại đã đúng vị trí. 6 5 4 2 3 1 Sau 4 vòng duyệt ta được một hàng theo đúng thứ tự như sau: 6 5 4 3 2 1 IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN So sánh, đối chứng tỉ lệ % kết quả của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy Rõ ràng kết quả của học sinh sau khi được học bằng giáo án điện tử trên máy chiếu kết hợp mô phỏng trực quan, lấy dẫn chứng thực tế cao hơn hẳn so với khi chưa thực hiện đề tài. Cụ thể kết quả thực tế đối với lớp 10A4 có 45 học sinh (với đề kiểm tra giống lớp 10A5 ở trên) sau khi thực hiện đề tài như sau: Điểm Số học sinh Tỉ lệ 3 0 0% 4 0 0% 5 7 15,56% 13
- 6 10 33,33% 7 15 40% 8 5 11,11% 9 5 11,11% 10 3 6,67% V NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Sau khi thực hiện đề tài, tôi xin có một vài ý kiến sau: - Nên áp dụng rộng rãi đề tài này trong việc giảng dạy môn Tin học. - Đề nghị cấp trên tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất giúp các em học sinh có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều hơn. Yên Phong, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Người viết Nguyễn Văn Nha Ý KIẾN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN: ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng
21 p | 384 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn Sinh học và Công nghệ
33 p | 325 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ mẫu giáo hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
47 p | 46 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước
12 p | 109 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học viên trung tâm giáo dục thường xuyên
11 p | 132 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian ở nhà
17 p | 47 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên để nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non
23 p | 114 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Công Đoàn nhằm nâng cao cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan trường học
46 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp duy trì tốt sĩ số học sinh
14 p | 49 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non
19 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số bài tập giúp học sinh khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tay
11 p | 146 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 tuổi hoạt động một cách tích cực
13 p | 57 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
20 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các vấn đề về tâm lý trẻ khi mới đi học và các biện pháp làm quen trẻ với Trường mầm non
4 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) tại trường tiểu học Krông Ana
23 p | 66 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân béo phì tại Trường MN Hoa Thủy Tiên
9 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân béo phì
9 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn