Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy bài 29 - Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học 9 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay, làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, bắt kịp phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay và xu hướng giáo dục trong nước và trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy bài 29 - Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học 9 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành GD thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) TT tên tháng năm (hoặc nơi thường danh độ đóng góp sinh trú) chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến 15/03/1982 Trường THCS An Giáo ĐHSP 100% 1 TRỊNH Lộc – Thị xã Bình viên dạy Sinh THỊ Long – Tỉnh Bình môn HẬU Phước Sinh học Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Dạy bài 29 - Bệnh và tật di truyền ở người - môn sinh học 9 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trịnh Thị Hậu – GV dạy môn Sinh học trường THCS An Lộc - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 17/12/2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến: * Tính mới của sáng kiến: Sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh * Nội dung sáng kiến: 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21 do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vức công nghệ truyền thông, công nghệ vật liệu, điện/điện tử, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục trên thế giới. Hơn thế nữa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy để phát triển năng lực cho học sinh cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là tổ chức dạy học tích hợp, thông qua
- 2 đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh phát triển năng lực hội nhập Quốc tế. Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống nên thuận lợi cho việc dạy học phát triển năng lực học sinh. Ở bộ môn sinh học 9 bài Bệnh và tật di truyền ở người, để học sinh hiểu sâu hơn hậu quả nghiêm trọng của một số bệnh, tật di truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền từ đó chính bản thân các em sẽ đề ra được các biện pháp thiết thực nhất để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, sống có trách nhiệm. Để đạt được điều này thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu. Ở đây GV nhất thiết cần sử dụng công nghệ thông tin để học sinh quan sát tranh ảnh trực quan thực tế, vận dụng kiến thức các môn học: Vật lý, Địa lý, GDCD… và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS làm việc nhóm tốt hơn linh hoạt trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao, phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự hứng thú say mê trong học tập. Nhận thức được điều đó nên tôi đã dạy học hiệu quả bài học này qua sáng kiến: Dạy bài 29 - Bệnh và tật di truyền ở người - môn sinh học 9 theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh 2. Mục đích nghiên cứu Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay, làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, bắt kịp phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay và xu hướng giáo dục trong nước và trên thế giới. Thích ứng với chương trình thay sách của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới theo chương trình giáo dục phổ thông mới Học sinh hứng thú với tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh phù hợp với yêu cầu hiện nay. Với bài Bệnh và tật di truyền ở người, việc tích hợp kiến thức liên môn: môn Vật lý, Địa lý, GDCD… sẽ giúp các em hiểu được mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với các bệnh và tật di truyền ở người. Hiểu được những tác động tiêu cực trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người làm ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh tật di truyền, từ đó biết đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống – ngôi nhà chung của con người. Mặt khác các em sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập với tinh thần phấn khởi, hào hứng hiểu bài một cách hiệu quả hơn. Thông qua đó, các em
- 3 được phát triển các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ; các năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa, năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. Phát triển các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước , tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật. 3. Đối tượng nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh + Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. + Các phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. - Đối tượng tác động: HS lớp 9A3 - 37 em trường THCS An Lộc 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến - Phương pháp thống kê các số liệu thu đươc để đánh giá mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu của bài. Đánh giá hiệu quả giảng dạy của học sinh. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới vấn đề dạy học dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Phương pháp thực nghiệm triển khai các giải pháp của sáng kiến trong bài Bệnh và tật di truyền ở người trên nhóm thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 5. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Những phẩm chất chủ yếu là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực,trách nhiệm.
- 4 Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu GV cần chú trọng sử dụng kết hợp các kỹ thuật và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức tạp (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp kiến thức hành động trong bối cảnh tình huống) , tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án, học tập, thảo luận nhóm, thuyết trình ...qua đó phát triển năng lực của HS, học sinh được tham gia các hình thức “ học tập cá nhân”, “ học hợp tác”...rèn kỹ năng học tập, có thái độ tích cực với việc học tập 6. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở môn Sinh học chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về tiếp cận nội dung, việc dạy học theo tiếp cận năng lực chưa được quan tâm nhiều. Hoạt động kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện kiến thức. Điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.Và nó thể hiện ở những tồn tại sau: - Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính “khiêm tốn”, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển nhiều - Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện chương trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân. - Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi mới song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi
- 5 sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở môn Sinh học ở một vài GV vẫn còn hạn chế. - Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo được các năng lực. Hơn thế nữa ý thức học tập ở một số em chưa tự giác, chủ động, còn xem nhẹ môn học - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là vấn đề nhà trường rất quan tâm xem là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường bởi khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả. Trước thực trạng trên tôi suy nghĩ làm thế nào để đạt kết quả cao hơn trong tiết dạy của mình để phát triển năng lực vận dụng kiến thức các môn học khác giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức về các bệnh tật di truyền ở người đây là kiến thức giúp các em vận dụng vào thực tế để phòng tránh bệnh tật di truyền cho bản thân, khơi dậy hứng thú học tập để các em thực sự yêu thích môn học đồng thời tạo sức lan tỏa khi tích hợp các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, tích hợp kỹ năng sống, phát triển các năng lực và phẩm chất qua bài học. Tôi đã sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực, kiến thức các bộ môn Lý, Địa, GDCD… để dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao ở bài Bệnh và tật di truyền ở người. Khảo sát HS ở 2 lớp 9A3 và 9A4 đầu năm học 2020 - 2021 có năng lực đối với môn sinh học tương đương nhau. Tôi đã triển khai sáng kiến ở lớp 9A3. 7. Các giải pháp thực hiện: 7.1. Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Laptop bút dạ, bảng nhóm, nam châm, các phiếu học tập. - Thông tin về hội chứng claiphentơ, pantau, siêu nữ, siêu nam - Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư Học sinh: - Tìm hiểu thông tin trên internet, sách báo hoặc tài liệu tham khảo khác về các bệnh và tật di truyền ở người theo 2 tiêu chí: + Nguyên nhân( đặc điểm di truyền) + Biểu hiện hình thái và sinh lí - Kẻ trước bảng Tiêu chí Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài Bệnh, tật 1.Bệnh đao 2.Bệnh tơcnơ 3.-Bệnh bạch tạng -Câm điếc bẩm sinh 4. Một số tật di truyền ở người
- 6 7.2. Xác định rõ mục tiêu của bài và các năng lực phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS qua bài học: 7.2.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng: Kiến thức: - Phân biệt được bệnh và tật di truyền: - Học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Bạch tạng, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người (tật 6 ngón) - Hiểu được đặc điểm di truyền bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người (tật 6 ngón) và hậu quả của 1 số bệnh tật trên - Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm môi trường là chủ yếu) và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng Kĩ năng: - Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh, tật di truyền ở người - Kỹ năng lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ lớp. + Kĩ năng vận dụng những kiến thức ở các môn học để biết và hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người Thái độ: - Giáo dục ý thức phê phán và đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường - Có ý thức sử dụng và tuyên truyền mọi người hãy sử dụng đúng quy cách các loại thuốc (trừ sâu, chữa bệnh...), giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, địa phương. - Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 7.2.2. Mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất: - Các phẩm chất cần đạt: yêu đất nước, yêu con người có thái độ đúng đắn với những người mắc bệnh tật di truyền thương yêu và giúp đỡ họ, trung thực, chăm làm, chăm học, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên - Các năng lực: Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Các năng lực chuyên biệt: Năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ. 7.3. Xác định kiến thức tích hợp: 7.3.1. Kiến thức liên môn: - Môn Địa lí: Hiểu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe của con người - Môn Vật lí: Biết được tác hại của tia cực tím và bức xạ ion - Môn Giáo dục công dân: GDCD 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
- 7 + Độ tuổi kết hôn: nam 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn là do tỷ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh tăng rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng => suy thoái nòi giống. + Độ tuổi sinh con: phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 tuổi vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường: Các bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong trao đổi chất nội bào Biện pháp: Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh. 7.3.2. Kiến thức nội môn : Sinh 6 - Bài 51: Vai trò của thực vật đối với động vật và con người: Sống thân thiện với môi trường 7.4. Lập kế hoạch dạy học: Sử dụng công nghệ thông tin ( Giáo án powerpoint) Hoạt động1: ( 7 phút) Đặt vấn đề vào bài Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống có vấn đề nảy sinh ý muốn tìm hiểu về các bệnh tật di truyền, nguyên nhân và các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ở người, xác định nhiệm vụ học tập của bản thân Cách thức tiến hành: GV: Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về đột biến xảy ra ở người, động vật, thực vật trên màn hình trả lời các câu hỏi: 1.Hãy cho biết những hình ảnh trên là thường biến hay đột biến? 2. Những hình ảnh nào có lợi, có hại? 3. Em có nhận xét gì về các đột biến xảy ra ở người? GV: Khi đột biến xảy ra chỉ có một số ít là có lợi ở thực vật còn đa phần ở động vật và người là có hại. Vậy ở người đột biến có hại như thế nào và gây ra bệnh, tật gì? nguyên nhân, biện pháp hạn chế? Chúng ta tìm hiểu bài bệnh và tật di truyền ở người: ( GV nêu các mục tiêu cần đạt qua bài học) Hoạt động 2. (20 phút) Tìm hiểu một vài bệnh, tật di truyền ở người Mục tiêu: -Học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người (tật 6 ngón) - Hiểu được đặc điểm di truyền bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người (tật 6 ngón) và hậu quả của 1 số bệnh tật trên Cách tiến hành: GV: Yêu cầu HS quan sát tranh một số bệnh, tật di truyền trên màn hình và hoàn thành bài tập nhóm (5 phút) đã được giao về nhà từ tiết trước vào bảng nhóm. Bài tập: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh trên màn hình, đọc sách báo hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu theo 2 tiêu chí về các bệnh di truyền: Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh và các tật di truyền: + Đặc điểm di truyền (nguyên nhân) + Biểu hiện hình thái và sinh lí Nhóm 1. Bệnh Đao Nhóm 2. Bệnh Tơcnơ
- 8 Nhóm 3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm Nhóm 4. Một số tật di truyền ở người điếc bẩm sinh HS:- Cử đại diện lên thuyết trình bài tập của nhóm - Nhóm khác quan sát lắng nghe cho nhận xét, nêu ý kiến hoặc thắc mắc những điều muốn tìm hiểu thêm - Bạn thuyết trình sẽ trả lời, nếu không trả lời được các bạn trong nhóm sẽ giúp đỡ hoặc các nhóm khác sẽ trả lời giúp - Nếu không trả lời được, cô giáo sẽ giúp đỡ GV: Nhận xét, bổ sung đưa ra chuẩn kiến thức Sản phẩm (phụ lục phiếu hoạt động nhóm)- học sinh rút ra kiến thức về các bệnh, tật di truyền ( GV chuẩn kiến thức trên màn hình) Tiêu chí Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài Bệnh, tật 1.Bệnh đao Cặp NST số 21 của bệnh - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, nhân mắc bệnh Đao có 3 lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, NST khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn - Si đần bẩm sinh, không có con, xuất hiện ở cả nam và nữ 2.Bệnh tơcnơ Cặp NST số 23 của bệnh - Lùn, cổ ngắn, là nữ nhân mắc bệnh Tocnơ có Tuyến vú không phát triển. 1NST( mất 1 NST X), -Thường chết non, mất trí và không có con. Chỉ xuất hiện ở nữ giới 3.-Bệnh bạch -Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng tạng Do đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh -Câm điếc bẩm sinh 4. Một số tật di - Do đột biến NST gây ra: truyền ở người: +Tật khe hở môi - hàm + Tật mất ngón tay, ngón +Hở môi - hàm chân. + Mất ngón tay, ngón chân. + Tật bàn tay nhiều ngón. + Bàn tay nhiều ngón. - Do đột biến gen trội: +Tật xương chi ngắn. +Xương chi ngắn. +Bàn chân có nhiều ngón +Bàn chân có nhiều ngón GV: Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình và giải thích cơ chế hình thành bệnh Đao và Tócnơ.
- 9 Rối loạn giảm phân ở cặp NST giới tính ở mẹ Rối loạn giảm phân ở cặp NST 21 NST 21 NST 21 Bố XY XX Mẹ Bè hoÆc 2n 2n MÑ hoÆc mÑ bè Giao tử Y X O XX n n n+1 n-1 Hợp tử OX Bệnh Tơcnơ Bệnh Đao 2n + 1 Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n + 1) NST Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n - 1) NST 9 8 GV: Nhận xét bổ sung và giải thích cơ chế hình thành bệnh Đao và Tócnơ theo sơ đồ trên màn hình GV: Bổ sung thêm thông tin về các hội chứng trên màn hình: + Hội chứng patau + Hội chứng siêu nữ - Nguyên nhân: cặp NST số 13 có thêm 1 *Hội chứng Siêu nữ NST - Nguyªn nh©n: Cã 3 NST - Biểu hiện: Sứt môi, hở hàm ếch, dị tật giíi tÝnh (XXX) tim, có vấn đề về thần kinh - Biểu hiện: Nữ lùn, cổ ngắn, có kinh nguyệt sớm, - Hậu quả: Hầu hết những đứa trẻ sinh ra vô sinh, chậm phát triển trí bị mắc hội chứng Patau đều mất trước tuệ, buồng trứng và tử cung teo. khi chào đời hoặc chỉ sống được trong - Hậu quả: Hạn chế về quãng thời gian ngắn ngủi sau khi sinh; ngôn ngữ và vận động rất ít những trường hợp mắc phải sống được đến lúc trưởng thành. + Hội chứng siêu nam + Hội chứng claiphentơ Hội chứng Siêu nam *Hội chứng Claiphent¬ - Nguyên nhân: Cã 3 NST giíi tÝnh (XYY) - Biểu hiện: - Nguyªn nh©n: Cã 3 NST giíi tÝnh(XXY) - Biểu hiện: Nam mù màu, thân cao, chân tay dài, tinh + Cao trên trung bình, hoàn nhỏ, vú phát triển, si đần, vô sinh tính nết thường hung hăng, - Hậu quả: Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày dễ bị kích động. + Giảm chỉ số trí tuệ - Hậu quả: Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày GV. Giải thích về từ dùng “ Hội chứng” và “ Bệnh di truyền” GV. Cung cấp thông tin về các bệnh tật di truyền do đột biến gen và đột biến NST gây ra trên màn hình
- 10 1. Các nhà khoa học tại Đại học Washington vừa qua đã xác định được 12 loại ung thư gây ra bởi đột biến gen di truyền cụ thể là: các loại ung thư buồng trứng, dạ dày, vú, tuyến tiền liệt, hai loại bệnh phổi, u thần kinh đệm, đầu và cổ, nội mạc tử cung, thận, u nguyên bào xốp và bệnh bạch cầu myeloid cấp tính. 2. Một số bệnh tật ở người có liên quan đến đột biến gen: Bệnh hồng cầu hình lưỡi liền:ĐB gen trội Bệnh bạch tạng:ĐB gen lặn trên NST thường Bệnh phenylketo niệu :ĐB gen lặn trên NST thường Bệnh mù màu xanh&lục:ĐB gen lặn (lk NST giới tính X) Bệnh máu khó đông:ĐB gen lặn (lk NST giới tính) Bệnh động kinh :gen ngoài nhân(t thể) Tật dính ngón tay 2&3 ,túm lông ở vành tai :gen quy định nằm trên Y 3. Một số bệnh ,tật ở người có liên quân đến đột biến cấu trúc NST: Bệnh ung thư máu ác tính :mất đoạn NST số 21 Hội chứng bệnh tiếng khóc như mèo kêu:mất đoạn NST số 5 Hoạt động 3: (12 phút) Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm môi trường là chủ yếu) và Đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng Cách tiến hành: GV: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên môn Địa, Lý, Giáo dục công dân trả lời câu hỏi Bệnh tật di truyền ở người phát sinh do những nguyên nhân nào? HS: Trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau GV. Nhận xét và cung cấp thêm thông tin dựa vào kiến thức tích hợp liên môn và nội môn trên màn hình - Tia cực tím tác động liên kết bất thường giữa 2 đơn phân kế cận thay vì giữa các đơn phân bổ sung trên 2 mạch đối nhau. Kết quả là ADN có một chỗ phình trong cấu trúc và nó không còn có thể thực hiện những chức năng bình thường nữa. - Hậu quả: Gây hậu quả nghiêm trọng cho đôi mắt- suy hoại võng mạc và cườm mắt, làm lòa hay mù mắt; làn da - gây ung thư da, u hắc tố (Melanome)- ….khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài Nguyên nhân:
- 11 Tầng Ozon trong khí quyển ngày cảng mỏng đi là do tác dộng cùa con người, tác nhân chính là chât CFC (clorofluoro carbone), một hợp chất của clo được dùng để làm lạnh các tủ lạnh, máy điều hòa không khí... Chất CFC bốc lên không khí sẽ bị các tia cực tím phân hủy, giải phóng clo và phá hủy kết cấu của Ozon. Một nguyên tử clo này có thê phá hủy đến 100.000 phântử Ozon. - Thử hạt nhân, rò rỉ chất phóng xạ như uranium, plutonium… ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí và gây hậu quả Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống 27 Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945. nghiêm trọng đối với con người Các chất hóa học ( đặc biệt thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng quá mức, chất độc hóa học rải trong chiến tranh chất độc màu da cam tên hóa học là đioxin, là các hợp chất thơm polychlorin. Ngoài ra một số quá trình khác cũng thải chất độc này vào môi trường như: núi lửa phun trào, cháy rừng, quá trình sản xuất: thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy …): khói amiăng, khói thuốc lá (chứa chất nicotin và các vòng thơm hiđrocacbon), acrylamide (có trong bim bim, khoai tây chiên) … các chất này xuyên sâu vào mô, tế bào gây đột biến gen, đứt gãy NST gây ung thư. - Nước thải, khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông chứa các khí độc hại như: SO2, NOx, CO, CO2.. Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng ở 2 cực tan ra làm diện tích đất liền bị thu hẹp, nhiều vùng bị ngập mặn, đồng thời giải phóng một lượng lớn các chất gây ung thư * Do các loại vi rút: Vi rút HPV …gây ung thư cổ tử cung…. Tác nhân sinh học gây đột biến gen Virút HPV Có khoảng 100 loại HPV, trong 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục con người thì hai loại thông thường nhất là HPV-16 và HPV- 18 có khả năng nhiễm sâu và gây bệnh ung thư cổ tử cung . GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi từ các nguyên nhân trên các em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người? GV: Phát bút dạ và phiếu học tập yêu cầu HS hoat động nhóm(5 phút) theo kiểu khăn trải bàn trả lời câu hỏi:
- 12 PHIẾU HỌC TẬP ( 5 phút) Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người Nhóm : ......................................................... Lớp.......................... ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Ý kiến cá nhân Ý kiến chung Ý kiến cá nhân HS. Dán phiếu học tập của nhóm trên bảng, trình bày ý kiến của nhóm và nhận xét bổ sung cho nhau HS. Trả lời và bổ sung cho nhau GV. Nhận xét, bổ sung và cung cấp thêm thông tin - Vệ sinh môi trường đất, nước - Sử dụng hợp lý và đúng quy cách thuốc trừ sâu, diệt cỏ - Hành động nhỏ, hiệu qủa lớn ? Theo pháp luật Việt Nam: Nam, nữ có độ tuổi bao nhiêu thì được phép kết hôn? + Độ tuổi kết hôn: nam 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn là do tỷ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh tăng rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng => suy thoái nòi giống. + Độ tuổi sinh con: phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 tuổi vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật, bệnh di truyền. ?Việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nghĩa vụ của ai. - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. ?Pháp luật đã nghiêm cấm điều gì để bảo vệ môi trường. - Pháp luật nghiêm cấm những hành vi: + Thải các chất thải chưa được xử lí. các chất độc hại, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước + Thải khói, bụi, khí, có chất hoặc mùi độc hại vào không khí ? Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ môi trường . - Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây rừng. - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Sản phẩm( Phụ lục phiếu học tập) - Kiến thức học sinh rút ra được: 1.Nguyên nhân:
- 13 - Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học trong tự nhiên - Do ô nhiễm môi trường - Do rối loạn trao đổi chất nội bào - Sinh con ở độ tuổi lớn ( ngoài 35 tuổi) - Kết hôn giữa những người mang gen gây bệnh hay hôn phối gần 2.Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền. + Hạn chế các hoạt động gây ô nhiếm môi trường + Sử dụng hợp lý các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu + Đấu trang chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. Hoạt động 4. ( 6 phút) Củng cố Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và các năng lực, phẩm chất được hình thành qua bài học HS điền tiếp vào sơ đồ tư duy trên màn hình 7.5. Xây dựng đề kiểm tra sau tiết học theo kiểm tra đánh giá định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Câu 1. Ở bệnh nhân Đao cặp Câu 2. Bệnh nhân Tơcnơ có biểu hiện NST có 3 chiếc là cặp số: A. Lùn, cổ ngắn C. Tử cung nhỏ không có kinh nguy B. tuyến vú không phát triển D. Cả A, B, C đều đúng Câu 3. Biểu hiện của người bị Câu 4. Nguyên nhân gây ra tật bàn chân có bệnh bạch tạng là: nhiều ngón là:
- 14 A. Da màu đen A. Đột biến gen trội B. Da màu trắng B. Đột biến gen lặn C. Tóc màu đen C. Đột biến cấu trúc NST D. Tóc màu trắng D. Đột biến số lượng NST Câu 5. Những nguyên nhân gây Câu 6. Các biện pháp bảo vệ môi trường: ra bệnh và tật di truyền: A. Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người A. Ô nhiễm môi trường cùng tham gia bảo vệ môi trường B. Do các tác nhân lý, hóa, rối B. Cấm xả khí thải và nước thải chưa qua xử lí ra loạn TĐC nội bào môi trường B. Sinh con ở độ tuổi lớn, hôn C. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phối gần đúng cách D. Cả A, B, C đều đúng D. Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân. E. Hạn chế kết hôn và sinh con ở những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh F. Cả A, B, C, D, E đều đúng Câu 7. Đột biến xảy ra trên NST Câu 8: Quan sát một dòng họ, người ta thấy có số 21 gây ra bệnh một số người có các đặc điểm: tóc- da- lông A. Tơcnơ và câm điếc bẩm sinh trắng, mắt hồng. Những người này B. Đao và câm điếc bẩm sinh A. Mắc bệnh bạch tạng. C. Ung thư máu và Đao B. Mắc bệnh máu trắng. D. Tơcnơ và ung thư máu C. Không có gen quy định màu đen. D. Mắc bệnh bạch cầu ác tính. Câu 9. Trong một gia đình bố Câu 10: Cho biết chứng bạch tạng do đột biến mẹ đều bình thường, sinh con gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có đầu lòng bị hội chứng đao, ở kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc lần sinh thứ hai con của họ: bệnh chiếm tỉ lệ A.Chắc chắn bị hội chứng Đao vì A. 0% đây là bệnh di truyền. B. 25%. B. Không bao giờ bị hội chứng C. 50%. Đao vì rất khó xẩy ra. D. 75%. C. Có thể bị hội chứng Đao. D. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến. Mức độ Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Câu 2,3 1,4,5 6,7,8 9,10 8. Hiệu quả của sáng kiến sau khi áp dụng các giải pháp Kiểm tra, đánh giá sau tiết học - Mục đích kiểm tra : Kiểm tra học sinh sau tiết học nhằm đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực, phẩm chất của học sinh được hình thành qua bài học.
- 15 - Cách thức kiểm tra, đánh giá: Làm bài trắc nghiệm nhanh sau tiết học - Sản phẩm kết quả: Nhóm thực nghiệm (9A3: 37em) Nhóm đối chứng (9A4: 38 em) - 27 em = 73% đúng đến câu cuối cùng - 15 em = 39,5% đúng đến câu cuối cùng - 8 em = 21,6% nhầm câu 9,10 - 13 em = 34,2% nhầm câu 9,10 - 2 em = 5,4% nhầm câu 7,9,10 - 10 em = 26,3% nhầm câu 7,9,10 - Đánh giá quá trình: phỏng vấn sau tiết học cho thấy các em nhóm thực nghiệm rất hứng thú, hiểu sâu kiến thức của bài, thích học bộ môn hơn, vận dụng kiến thức của bài tốt hơn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, phát triển được các năng lực và phẩm chất theo mục tiêu của bài. Học sinh nhóm đối chứng chưa thật sự hứng thú, khả năng vận dụng kiến thức của bài chưa tốt. * Khả năng áp dụng của sáng kiến Áp dụng trong nhà trường thông qua bài học “ Bệnh và tật di truyền ở người” môn sinh học 9 - Những thông tin cần được bảo mật: Không có - Các điều kiện cần thiết để áp dụng đề tài + Đối với nhà trường: Nhà trường cần đầu tư thêm các phương tiện dạy học hiện đại thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. + Đối với GV: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin + Đối với học sinh: tìm hiểu một số bệnh, tật di truyền ở người - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức thực tế vận dụng vào thực tiễn cuộc sống thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, thúc đẩy giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức và hiểu biết ở nhiều lĩnh vực và bộ môn khác nhau, tăng cường sử dụng CNTT và phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Bên cạnh những năng lực về kiến thức thì người giáo viên phải có các phẩm chất: Có lòng cảm thông thấu hiểu học sinh, có niềm đam mê, sãn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách, đủ lòng kiên trì sẵn sàng thay đổi, có sự sáng tạo và ham hiểu biết, có tin tưởng và kỳ vọng vào học sinh, xử lý linh hoạt các tình huống. Như vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh không chỉ hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất học sinh mà còn phát triển năng lực và phẩm chất của giáo viên. Từ bài học này tôi cũng đã áp dụng rất thành công trên rất nhiều bài học dạng lý thuyết thực hành trong chương trình sinh học THCS. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
- 16 …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 30 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Trịnh Thị Hậu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 22 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn
30 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy một giờ luyện tập Hình học 6
12 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
22 p | 131 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ văn 7
20 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh
24 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học văn học dân gian lớp 6
12 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8 – Tập 1) theo hướng rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh
25 p | 45 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Luyện nói cho học sinh trong giờ Tập làm văn
21 p | 7 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Sự biến đổi chất - Sắc nến lung linh
34 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn