Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn 9
lượt xem 5
download
Giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài Chuyện người con gái Nam Xương – Ngữ văn 9
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành GD Thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức Trình Tỷ lệ (%) T năm sinh (hoặc nơi danh độ đóng góp vào T thường trú) chuyên việc tạo ra môn sáng kiến VŨ THỊ 17/04/1979 Trường THCS Giáo viên ĐHSP 100% SỨNG An Lộc, Bình dạy môn Văn Long, Bình Ngữ văn Phước Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài “Chuyện người con gái Nam Xương– Ngữ văn 9” Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Sứng- GV trường THCS An Lộc Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 10 năm 2020 Mô tả bản chất của sáng kiến: *Tính mới của sáng kiến: Giáo dục phổ thông nước ta trong những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Mục tiêu giáo dục phổ thông chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Do đó ngoài dạy kiến thức lí thuyết người giáo viên cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: - Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh ngiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,… Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực
- 2 dụng, dễ bị phát triên lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa,... chính là do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyêt mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,… Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xậy dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cho các em năng lực làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như từ việc đi dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở một số gáo viên còn mờ nhạt hoặc có tích hợp nhưng còn gượng gạo và chưa thật phù hợp. Từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài này. * Nội dung sáng kiến: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bài “Chuyện người con gái Nam Xương– Ngữ văn 9” CƠ SỞ LÍ LUẬN: Kĩ năng sống là gì? Theo tài liệu “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở cho giáo viên- của Bộ Giáo dục-Đào tạo” thì: -Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. -Kĩ năng sống không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. -Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, vừa mang tính xã hội vì phụ thuộc vào các giai đoạn lịch sử của xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa gia đình, cộng đồng, dân tộc. - Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông: Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau: +Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày. +Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. -Tương tác.
- 3 -Trải nghiệm. -Tiến trình -Thay đổi hành vi. -Thời gian – môi trường giáo dục. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. - Kĩ năng tự nhận thức. - Kĩ năng xác định giá trị. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. - Kĩ năng thương lượng. - Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. - Kĩ năng hợp tác . - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng ra quyết định. -Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng kiên định. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. - Kĩ năng đạt mục tiêu. - Kĩ năng quản lí thời gian. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Việc giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường phổ thông được thực hiện qua dạy học các môn học và hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép thêm kĩ năng sống vào nội dung mà theo một cách tiếp cận mới là sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trong kĩ năng sống quá trình học tập. Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai… * Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Giáo dục kĩ năng sống thông qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực ở trường THCS nhằm giúp HS: Về kiến thức -Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại: góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về nghề nghiệp.
- 4 - Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. - Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. Về kĩ năng - Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. - Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. - Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác…) giúp HS phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. Về thái độ - Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các kĩ năng sống mà bản thân đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó. - Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng. - Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức nghề nghiệp. *THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Có một thực tế hiện nay là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn. Do vậy, các em không chuẩn bị và soạn bài trước ở nhà. Các em cho rằng học văn “ chán, buồn ngủ” bởi toàn nghe cô (thầy) giảng. *Về phía người dạy: khi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống tôi gặp phải những khó khăn sau: -Việc đổi mới phương pháp dạy – học chưa đồng bộ, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp. Bản thân trực tiếp đứng lớp bộ môn Ngữ Văn đã có ý thức và đi vào đổi mới phương pháp dạy – nhưng việc thực hiện đôi lúc còn mang tính chất hình thức, hoặc qua một thời gian đổi mới phương pháp dạy – học thì quay trở lại với phương pháp dạy học cũ. - Khi soạn bài có phần giáo dục kĩ năng sống nhưng lại chỉ thể hiện ở các đề mục trong giáo án (chỉ là hình thức) trên thực tế giáo dục kĩ năng sống nào cho các em và đưa vào phần nào của bài dạy thì lại không xác định cụ thể. - Trong quá trình dạy, giáo viên chưa đặt học sinh vào tình huống “có vấn đề” để các em trao đổi thảo luận đưa ra ý kiến. - Đôi khi bản thân vẫn còn có tình trạng áp đặt các em phải theo ý kiến chủ quan của mình vì thế không phát huy được tính tích cực sáng tạo nơi các em. - Hình thức kiểm tra đánh giá (kiểm tra miệng- năm nay gọi là kiểm tra thường xuyên) chưa phong phú đa dạng. Nếu câu hỏi tình huống đặt ra học sinh xử lí tốt hợp lí chúng ta nên khuyến khích ghi điểm để động viên khích lệ các em. *Về phía người học:
- 5 Một thực tế đáng lưu tâm là không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười đọc văn bản nhất là tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cứ thấy bài dài là chán và vì chán nên việc tiếp thu bài không hiệu quả. Khi soạn bài, nhiều em thường mở google ra chép đề đối phó với việc kiểm tra của giáo viên chính vì thế các em không nắm được tác phẩm, không biết rõ tác phẩm đó viết về nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?... không phát hiện là tình huống truyện hay tình huống có vấn đề vì thế không ấn tượng về tác phẩm. MỘT VÀI BIỆN PHÁP CỦA BẢN THÂN Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Muốn cho tiết dạy đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Giáo viên chỉ cần hướng dẫn cụ thể văn bản – học sinh sẽ hình thành thói quen – trở thành yêu cầu bắt buộc khi soạn một tác phẩm truyện. Việc hướng dẫn cũng không mất quá nhiều thời gian. Yêu cầu học sinh trước khi soạn bài cần: - Đọc kĩ văn bản. - Nắm những ý chính về phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào và ở thời kì nào? - Tác phẩm có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật có điểm nổi bật là gì? Việc nắm được tác giả, tác phẩm sẽ rất thuận lợi trong quá trình khai thác văn bản. Xác định mục tiêu cần đạt cho bài dạy: cụ thể trong phần kĩ năng cần xác định giáo dục những kĩ năng nào cho học sinh và đưa vào phần nào của bài học? Xây dựng hệ thống câu hỏi như thế nào? Xác định nhiệm vụ giao cho các em là gì? Các em làm việc cá nhân hay nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đó? Yêu cầu sản phẩm là gì? (dự kiến các câu trả lời- định hướng cách xử lí nếu có những câu trả lời không phù hợp…) Ví dụ cụ thể: bài “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức: - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì. - Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. - Hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. 2/Kĩ năng: - Biết cách đọc - hiểu một văn bản truyện trung đại. - Nhận ra ngôi kể, phương thức biểu đạt, tình huống. - Rèn luyện thêm cách kề tóm tắt tác phẩm tự sự. 2/Phẩm chất: - Cảm thông và trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. -Giáo dục các em tình yêu thương con người, biết thông cảm và sẻ chia những bất hạnh của người khác. 3Năng lực: -Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- 6 - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu một văn bản truyện truyền kì. + Đọc mở rộng văn bản nghệ thuật viết truyện cảu tác giả, giá của các chi tiết tưởng tượng kì ảo. + Viết: rèn luyện thêm kĩ năng tóm tắt văn bản và viết đoạn văn cảm nhận về một phẩm chất của nhân vật. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: sách giáo khoa, máy tính, ti vi. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài. - Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản. - Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài. II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài: 1. Kĩ năng nhận thức. 2. Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở những nội dung cụ thể sau: *Khi phân tích bi kịch của Vũ Nương: tôi tiến hành như sau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hs đọc: "Về đến nhà...phỉ nhổ"/43 *Nỗi oan khuất của Vũ Gv: Khi bị Trương Sinh “la um lên cho hả giận Vũ Nương: Nương đã nói những gì? - Bị chính chồng nghi cho tội -Hs tìm. thất tiết. Gv giới thiệu 3 lời thoại trên bảng phụ: - Nàng trẫm mình xuống sông -Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. tự vẫn. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc => Bi kịch của VN cũng chính lửa binh,. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm là số phận chung của người phấn tứng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề PNVN trong XH phong kiến bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. xưa. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng =>Tố cáo xã hội phong kiến một mực ghi oan cho thiếp. trọng nam khinh nữ. -Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa.
- 7 GV: Em hãy tìm lời của Vũ Nương khi nàng ra bến sông Hoàng Giang? - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám.Thiếp nếu đoan trang giữ tiết trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới đất xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Gv: Em hãy phân tích 3 lời thoại trên để làm bật diễn biến tâm trạng-hành động của Vũ Nương? -Hs phân tích-Hs bổ sung. *Gv chốt ý: - Nàng cố phân trần để hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. - Dù cố gắng nhưng Trương Sinh không tin- đau đớn tuyệt vọng. - Không thể minh oan -thất vọng đến tột cùng. GV: Nếu em là Vũ Nương, khi bị chồng nghi oan em sẽ làm gì? - HS trình bày theo quan điểm riêng của cá nhân (các em thoải mái đưa ra ý kiến) - Nếu Trương Sinh đuổi đi tạm thời về nhả bố mẹ đẻ (dắt bé Đản theo) - Sẽ không chọn cách giải quyết cái chết vì Vũ Nương có thể thuyết phục Trương Sinh chờ khi trời tối và Vũ Nương ngồi cùng bé Đản - chắc chắn bé Đản sẽ chỉ bóng trên vách nói cha Đản -> Trương Sinh không nghi oan nữa, li dị bỏ nhà đi. - Sẽ không tự tử vì dù có buồn vì chồng Vũ Nương phải nghĩ cho con. Nếu Vũ Nương chết bé Đản sẽ sống ra sao? - Về lại nhà cha mẹ đẻ ở tạm thời gian - dắt theo con. Sau đó chở Trương Sinh bình tĩnh nói chuyện phải quấy. - Đưa đơn ra tòa li hôn luôn. * Sau khi các em đưa ra ý kiến tôi chốt lại như sau: Nếu ở thời đại này, rơi vào tình huống như Vũ Nương những người phụ nữ có rất nhiều cách giải quyết vấn đề vì được dư luận, được xã hội bảo vệ. Còn trong xã hội
- 8 phong kiến đâu có nhiều cách giải quyết như thế: chưa có các tổ chức: hội phụ nữ, đoàn thanh niên… nên Vũ Nương chỉ có một con đường duy nhất là lựa chọn cái chết để chứng minh mình trong sạch. GV: Cái chết của Vũ Nương nói lên điều gì? - Hs trình bày, học sinh nhận xét. * Gv chốt ý Vũ Nương sinh ra trong một gia đình gia giáo hội đủ tam tòng, tứ đức trong hoàn cảnh đó không thể kêu oan và minh oan, nàng tìm đến cái chết. Cái chết đó tố cáo sai lầm của chế độ vạch trần những bất công của xã hội phong kiến với người phụ nữ từ lâu được che đậy khéo léo, nó cảnh tỉnh mỗi chúng ta hãy suy nghĩ sao cho chín chắn, nó đánh thức lương tâm của người đời… Cho nên cái chết của Vũ Nương không chỉ là một cái chết dại dột mà đó là sự bế tắc của người phụ nữ không biết dấu tranh, không thể đấu tranh. Với cách đặt các câu hỏi như trên, tôi không chỉ hướng dẫn học sinh hiểu được nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mà còn định hướng cho các em cách xử lí tình huống sao cho hợp lí trong thời đại hiện nay. Đưa ra được những giải pháp nếu mình là Vũ Nương khi bị chồng nghi oan sẽ làm như vậy điều đó chứng tỏ các em đã có kĩ năng ứng xử, xử lí các tình huống mâu thuẫn trong cuộc sống. Như vậy khi hướng dẫn học sinh phân tích bi kịch của Vũ Nương tôi đã lồng ghép giáo dục học sinh một số kĩ năng sống như: -Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. -Kĩ năng ra quyết định. -Kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ. -Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. Bằng việc đặt mình vào vị trí Vũ Nương, các em đã biết cách xử lí tình huống theo hướng tích cực để bảo vệ mình, không được hủy hoại cuộc sống của bản thân dù cho có bất cứ chuyện gì xảy ra. Riêng đối với các em nữ, qua tình huống trên tôi tin là các em cũng có ít nhiều hiểu biết để sau này biết bảo vệ mình, biết trân trọng và yêu bản thân mình. Và quan trọng hơn các em cũng bước đầu nhận ra hạnh phúc trong hôn nhân là cần thiết nhưng nếu hôn nhân có vấn đề mình phải tự lo cho
- 9 chính mình. *Khi phân tích nhân vật Trương Sinh: tôi tiến hành như sau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG - Phần đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu Trương 2. Nhân vật Trương Sinh Sinh như thế nào? - Thất học. - HS trình bày. - Trương Sinh đa nghi, hay ghen - Trương Sinh đi lính trở về mẹ đã mất, chàng bồng -Thái độ với Vũ Nương : con ra thăm mộ mẹ, bé Đản đã nói gì? + la um lên cho hả giận. - HS tìm được 2 chi tiết: + không tin lời Vũ Nương nói. +“Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại + mắng nhiếc vợ. biết nói chứ không giống cha tôi trước kia chỉ nín + đánh đuổi đi. thin thít.” +Trước đây,thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” - Phản ứng của Trương Sinh như thế nào? (đinh ninh là vợ hư) - Khi về nhà chàng đã làm gì với Vũ Nương? - Hs tìm và trình bày: + la um lên cho hả giận. + không tin lời Vũ Nương nói. + mắng nhiếc vợ + đánh đuổi đi. - Em có suy nghĩ gì về thái độ và việc làm của Trương Sinh? - Hs bày tỏ quan điểm (giận mất khôn, ghen tuông mù quáng…) ->Hồ đồ độc đoán, ghen tuông mù - Qua nhưng điều vừa phân tích ở trên, em có nhận quáng. xét gì về Trương Sinh? =>Là “sản phẩm” của xã hội - Em có đồng tình với những việc Trương Sinh làm phong kiến nam quyền . không? Vì sao? - Hs trao đổi theo cặp (3 phút) – các em phải nêu được nếu đồng tình thì sao, và nếu không đồng tình cũng phải nêu được vì sao. + Trương sinh la um lên là nóng nảy. + Không chịu nghe vợ giải thích là gia trưởng, độc đoán. + Đánh Vũ Nương là xúc phạm thân thể… - Nếu em là Trương Sinh khi nghe con nói vậy em sẽ làm gì? - Hs trình bày ý kiến (cá nhân)
- 10 + Nói cho vợ biết tin đó nghe được từ đâu. + Lắng nghe vợ giải thích. + Hỏi người thân, thăm dò tin tức từ hàng xóm xem thực hư thế nào? * Sau khi nghe học sinh chia sẻ tôi chốt lại vấn đề: chúng ta không đồng tình với cách giải quyết của Trương Sinh bởi vì tất cả những việc làm đó nó xuất phát từ sự ghen tuông, độc đoán. Việc Trương Sinh đánh và đuổi Vũ Nương đi càng không thể chấp nhận được vì Vũ Nương là vợ, được Trương Sinh cưới hỏi đàng hoàng không thế muốn đuổi là đuổi được. Trương Sinh thật đáng trách. -Thế nhưng nếu em được biện hộ cho Trương Sinh em sẽ nói những gì? + Trương Sinh đi lính trở về mẹ đã mất, tâm trạng không vui. + Do Trương Sinh không được học hành. + Bé Đản là con nít sẽ không biết nói dối. *Sau khi lắng nghe học sinh trình bày tôi chốt lại như sau: + Trương Sinh đi lính trở về mẹ đã mất, tâm trạng không vui. Trong văn bản tác giả không nói đến bố hay anh chị em của Trương Sinh. Khi chàng đi lính mẹ còn dặn dò động viên, nay về mẹ chẳng còn, chỉ thấy nầm mộ xanh cỏ vì thế Trương Sinh rất đau khổ. Đau vì mẹ bệnh không thể chăm sóc, đau vì mẹ mất không thể lo tang ma, chữ hiếu Trương Sinh không tròn… +Thông tin nghe được từ con trai bé nhỏ (ông bà ta thường nói “ Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”) +Trương Sinh vốn ít học khó tránh khỏi hành động thiếu kiểm soát. Như vậy khi hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật Trương Sinh tôi đã lồng ghép giáo dục học sinh một số kĩ năng sống như: -Kĩ năng lắng nghe tích cực. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. -Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. -Kĩ năng tư duy phê phán. -Kĩ năng ra quyết định. -Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- 11 -Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. -Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. Hơn thế nữa khi các em trả lời được câu hỏi “ nếu em là Trương Sinh em sẽ làm gì khi nghe con nói vậy” là chứng tỏ các em đã biết cách xử lí tình huống mâu thuẫn một cách hợp tình hợp lí dể bản thân hạn chế và không mắc sai lầm đáng tiếc như nhân vật được nói đến. Mặt khác việc trả lời câu hỏi “Em sẽ làm gì để “biện hộ” cho Trương Sinh” tôi đã hình thành cho các em kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ (chúng ta không đồng tình, cổ xúy cho hành động của Trương Sinh nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn nhiều chiều, khách quan để hiểu vì sao Trương Sinh lại mắc sai lầm đáng tiếc như thế). Thấu hiểu và chia sẻ cũng là đều cần thiết phải giáo dục các em. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với phương pháp trên có thể áp dụng ở nhiều lớp ( phần văn học trung đại), với nhiều đối tượng học sinh vì trên thực tế khi dạy một tác phẩm văn học nhất là phần truyện luôn có lồng ghép kĩ năng sống. Không những vậy, với tinh thần dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống sẽ đưa tác phẩm đến gần với học sinh hơn để tác phẩm văn học không chỉ là “tác phẩm trong nhà trường” mà là cuộc sống như Nguyễn Đình Thi từng viết “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Những thông tin cần được bảo mật ( không có) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Vật chất: Nhà trường trang bị máy chiếu hoặc ti vi. Đối với giáo viên Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Muốn vậy cả giáo viên và học sinh cần phải có sự chuẩn bị bài chu đáo. Cụ thể: + Nghiên cứu nội dung bài dạy để xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí. +Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. + Lắng nghe ý kiến của các em mặc dù có những ý kiến chưa phù hợp nhưng cũng cần lắng nghe và giúp các em điều chỉnh sau. + Động viên khích lệ để các em mạnh mẽ, tự tin trình bày ý kiến của bản thân. Đối với học sinh - Đọc trước văn bản, nắm được tác giả, tác phẩm (dựa vào phần chú thích *) - Các em phải chuẩn bị bài kĩ theo hướng dẫn của Gv. - Cần có thái độ học tập tự giác, tích cực.
- 12 -Tìm thêm những thông tin có liên quan đến văn bản như hoàn cảnh ra đời, tác phẩm viết về đề tài nào? Có những tác phẩm nào cũng viết về đề tài đó? Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Đánh giá chung: Trong năm học vừa qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng những cách làm trên và đã đem lại hiệu quả nhất định. Học sinh rất hứng thú trong giờ học, mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân, các em cũng rất hứng thú khi có ý kiến trái chiều cũng tranh luận sôi nổi Giáo viên sẽ phát huy vai trò là người dẫn dắt còn học sinh chủ động giải quyết các vấn đề đặt ra trong tiết học.Các em biết liên hệ tác phẩm văn học với thực tế cuộc sống, hiểu hơn giá trị của văn bản và có cái nhìn toàn vẹn hơn về tư tưởng chủ đề tác phẩm. Khi phân tích nhân vật (nghị luận nhân vật trong một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích) bài làm của các em cũng sâu sắc hơn và có ý kiến quan điểm riêng phù hợp với chuẩn mực đạo dức xã hội và tư tưởng, truyền thống của người Việt. Và điều quan trong là đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh như chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát trước khi áp dụng: TS Điểm 1-2,75 Điểm 3-4,75 Điểm 5-7,75 Điểm 8-9 Năm học HS SL % SL % SL % SL % 2019- 110 4 3.6 6 5.4 80 72.7 20 18.3 2020 Kết quả khảo sát sau khi áp dụng: Năm học 2020-2021, tôi được phân công dạy 3 lớp 9: 9A2; 9A3; 9A5 Trong tiết ôn tập kiểm tra giữa kì, tôi đã ra đề sau: “Từ nhân vật Vũ Nương, em hãy cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.” Kết quả tôi thu được như sau: Học kì 1 TS Điểm 1-2 Điểm 3-4,75 Điểm 5-7,75 Điểm 8-9 NH HS SL % SL % SL % SL % 2020- 2021 117 0 0 5 4.2 87 74.4 25 21.4 Qua việc vận dụng các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt khi học các tiết đọc hiểu văn bản truyện. Điểm yếu kém giảm dần, trong đó điểm khá giỏi tăng cao. Các em biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để tạo lập một văn bản nghị luận có hiệu quả, vừa nắm vững kiến thức văn bản vừa tích hợp vận dụng để viết văn. Cụ thể như: - Các em phân tích yêu cầu đề bài, thấy được tầm quan trọng của vấn đề được đặt ra. - Biết cách lấy sắp xếp và phân tích dẫn chứng để chứng minh vấn đề . - Nêu được ý kiến, quan điểm của riêng cá nhân.
- 13 - Có cái nhìn khách quan toàn diện về vấn đề đặt ra. Và điều quan trọng là các em không chỉ làm tốt bài tập làm văn mà còn học được cách giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống thông qua việc đặt mình vào nhân vật văn học, biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ qua đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 28 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn Vũ Thị Sứng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 97 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 38 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 162 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
37 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
22 p | 144 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
22 p | 64 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
20 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nghiên cứu áp dụng một số bài tập nhằm giáo dục sức nhanh cho học sinh lứa tuổi 13, 14
12 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana
20 p | 52 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS
43 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS
11 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn