Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. Rèn kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ học Ngữ văn trên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn
- . I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người Lời dạy của Bác đã xác định trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục là vừa trang bị kiến thức về khoa học, xã hội, lịch sử vừa rèn luyện về đạo đức, kĩ năng sống (KNS), kĩ năng hòa nhập cộng đồng, kĩ năng ứng xử... cho thế hệ trẻ.Và Bác chính là tấm gương sáng trong việc bồi dưỡng và xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa vừa có tài vừa có đức- nguồn lực chính của đất nước. Thực hiện theo lời dạy của Bác, ngành giáo dục đã làm rất tốt vai trò của mình là đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, giá trị đạo đức, nhân cách lối sống của không ít giới trẻ (trong đó phần đông là học sinh trong độ tuổi phổ thông) đang có chiều hướng sa sút do những lối sống thực dụng. Vì vậy giáo dục phổ thông đang thực hiện cuộc cách mạng về việc "Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học" theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Vì vậy, phương pháp giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (HS) được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông. -1-
- Để phong trào đạt hiệu quả cao, từ năm học 2010- 2011, Bộ GD & ĐT đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc trung học cơ sở (THCS) trong đó có môn Ngữ văn. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết. Vì với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội, con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn học này còn giúp học sinh khả năng tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Chính vì lẽ đó, môn Ngữ văn có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài: "Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài + Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện. + Rèn kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ học Ngữ văn trên lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường THCS Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu +Thời gian: Năm học 2014- 2015 +Địa điểm: Trường THCS Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Qua việc nắm bắt chương trình ngữ văn cấp THCS, qua đọc SGK, sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo, các tập san giáo dục, tập san “Văn học và tuổi trẻ” có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Quan sát thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm - Tổng kết rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và bản thân. -2-
- II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây, của lối sống thực dụng...Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái,dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, điểm tựa gia đình đối với các em càng mờ nhạt. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh "Học làm Người", các em không chỉ được học kiến thức mà còn được cung cấp những kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh thiếu niên. Dư luận đã từng giật mình trước những vụ các em tàn sát thanh toán lẫn nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode...tệ hại hơn là các em còn phản cự bằng hành động khi bị cô giáo phê bình về ý thức kém...Thậm chí có em học sinh khi đến trường bị học sinh cùng lớp đánh hội đồng…Những hành vi vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật đó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những thầy cô dạy bộ môn Ngữ văn như tôi vì "Văn học là nhân học". Tức là khi dạy môn Ngữ văn là giáo viên đã rèn những kĩ năng sống cho người học, nay những kĩ năng đó càng được chú trọng hơn góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lí tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống. 2.Thực trạng Trong thực tế cuộc sống hằng ngày đang diễn ra thì học sinh trường THCS Bình Khê và học sinh các trường trong huyện nói chung thì còn thiếu kĩ -3-
- năng sống. Điều đó thể hiện rất rõ là trong các giờ học các em ngại phát biểu, ngại đưa ra ý kiến của riêng mình. Nên khi tham gia hoạt động tập thể các em chưa cảm nhận được hết niềm vui và ý nghĩa của các hoạt động này. Ví dụ khi biểu diễn văn nghệ có em không nhìn vào khán giả mà nhìn xung quanh, không tập trung vào việc thể hiện bài hát hay bài múa mà mình đang thể hiện. Hoặc trong tập thể lớp 8B mà tôi chủ nhiệm có rất nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Có một em nam tính tình vốn đã ít nói, sau khi bố mẹ em chia tay, em càng ít nói hơn, đến lớp em ngại giao tiếp với bạn bè, thầy cô, khi mẹ gọi điện cho em em bực tức đập luôn cả điện thoại, có thời gian em bị trầm cảm. Em đã bị cú sốc quá lớn về tâm lí mà cả gia đình và bản thân em chưa có đủ kĩ năng sống để vượt qua khó khăn đó, kết quả học tập của em ngày càng sa sút, em càng sống mặc cảm hơn. Hay một trường hợp một học sinh nữ khi bị bố đánh rất đau đã nghĩ quẩn uống thuốc diệt cỏ tự tử để lại vết đau khôn nguôi cho gia đình, nhà trường và cả xã hội. Xét về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động bất đắc dĩ của em học sinh đó, bản thân người giáo viên như tôi cứ bị ám ảnh mãi và lòng lo lắng bất an. Bởi trường hợp của em học sinh đó có phải là trường hợp duy nhất trong cuộc đời công tác của tôi hay không? Liệu sau sự ra đi của bạn, học sinh lớp tôi có rút ra được bài học gì cho bản thân mình hay không? Bản thân tôi sẽ phải làm gì, sẽ phải dạy học như thế nào để trang bị cho các em những kĩ năng sống tốt hơn, có hướng suy nghĩ tích cực và tốt đẹp hơn về con người, về cuộc đời. Hay một thực tế ở lớp tôi chủ nhiệm là các em học sinh nam vì bản tính hiếu động chưa biết bảo vệ cơ sở vật chất của phòng học, hay vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mĩ quan lớp học mặc dù giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nhắc nhở nhiều lần. Phải chăng những lời giáo huấn khô khan áp đặt trong những giờ chào cờ, những giờ sinh hoạt chưa đủ để thuyết phục các em? Làm thế nào để các em nhận thức những việc các em đang làm là chưa đúng, là vi phạm kỉ luật, là ảnh hưởng đến bản thân, nhà trường và để các em biết tự điều chỉnh hành vi chưa chuẩn của mình? Bản thân mỗi giáo viên như tôi có lẽ phải có sự cố gắng hơn để thay đổi phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hơn nhằm thu hút sự quan tâm sự tin tưởng của HS, phụ huynh mà giáo dục -4-
- kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức mà không chú ý, không thật quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi vậy tác phẩm văn chương trong tâm trí các em có thể hay và hấp dẫn nhưng chưa đủ. Bởi vậy, theo tôi người giáo viên nên hướng các em xích gần lại với đời hơn để các em hiểu được văn học đã phản ánh cuộc sống, nhân vật trong văn học là nhân vật trong đời thực. Trong các giờ lên lớp mà người giáo viên truyền tải được cả thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới các em là quá tốt. Làm được như vậy tức là giáo viên đã góp phần định hướng được kĩ năng sống cho các em để các em có thể nhớ lại tất cả những gì đã được góp nhặt, được giáo dục trong giờ học mà ứng xử thích nghi với cuộc sống trong hiện tại và sau này. 3. Giải pháp 3.1. Mục tiêu Ngay từ đầu năm học, khi được giao nhiệm vụ giảng dạy ở một khối lớp trong trường, trong những tiết dạy đầu tiên, tôi đã chú ý chỉnh sửa cho học sinh từ cách thưa gửi, cách trả lời câu hỏi hay nhận xét câu trả lời của bạn cũng như tư thế tác phong, ánh mắt, cử chỉ khi trả lời hay khi trình bày một bài nói trước tập thể. Tuy nhiên, cô giáo nói một lần các em cũng chưa thể nhớ vì chưa thành thói quen. Trong các tình huống trên lớp, tôi cho học sinh phát hiện và góp ý sửa chữa cho nhau. Ví dụ: Em hãy nhận xét tư thế trả lời của bạn đã tốt chưa? Các em trong quá trình quan sát có thể nhận ra là: Bạn còn đút tay túi áo hay đứng chưa thẳng người trong khi trả lời. Vậy là em học sinh được nhận xét sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình và các em khác cũng học theo vì tâm lí các em thường không thích bị chê nhất là bạn bè cùng lớp. Công việc này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn bởi nó hình thành cho học sinh sự tự tin, những thói quen, những KNS cơ bản trong cuộc sống hiện tại và sau này. Trong các bài giảng tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cùng phương pháp dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm các kĩ năng sống trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này sẽ không làm quá tải, nặng -5-
- nề thêm nội dung bài học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. Để đạt được mục tiêu trên, tôi phải nghiên cứu, bám sát mục tiêu chuẩn kiến thức- kĩ năng (KT- KN), tích lũy kiến thức, xác định trọng tâm kiến thức để xây dựng hệ thống câu hỏi trong giáo án. Chính hệ thống câu hỏi đó là nhịp cầu tương tác giữa thầy và trò. Vì điều kiện hạn chế nên tôi xin trình bày một số kĩ năng sống cơ bản mà tôi đã rèn được cho các em học sinh trong các giờ lên lớp thông qua một số ví dụ cụ thể. 3.2. Nội dung và cách thức *Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Kĩ năng giao tiếp là KN mà tôi rèn cho các em một cách thường xuyên và đều đặn nhất. Thông qua hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó các em có học lực khác nhau đều có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình theo hình thức nói. Ví dụ: tiết 26: Văn bản “Truyện Kiều của Nguyễn Du” tôi ra câu hỏi nhận biết: Em hãy nêu vài nét về cuộc đời tác giả Nguyễn Du? Hoặc em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du? Với câu hỏi này, mọi đối tượng học sinh đều có thể trình bày vì chỉ cần nhìn vào chú thích trong sách giáo khoa là các em trả lời được. Khi học sinh đã nêu được những nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, tôi lại chọn dạng câu hỏi khác đòi hỏi các em động não mới trình bày được: Em hãy cho biết hoàn cảnh xã hội hay bối cảnh thời đại mà tác giả Nguyễn Du sống ntn? Học sinh có thể phát hiện và trình bày trước lớp: Đó là xã hội phong kiến đang trên đà suy thoái bộc lộ bản chất xấu xa, bỉ ổi với những kẻ sống chỉ vì đồng tiền mà nạn nhân của những đồng tiền là những người phụ nữ tài sắc như Thúy Kiều lại bị dập vùi, những kẻ buôn bán người: Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì. -6-
- Hoặc sau khi phần phân tích văn bản, chuyển sang phần tổng kết tôi hay yêu cầu các em thảo luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: ví dụ văn bản “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh) Hai nhóm đại diện lên trình bày ý kiến, hai nhóm còn lại nhận xét: - Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước thương dân, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ. - Nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt + Sử dụng điệp từ có hiệu quả + Lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi cảm. * Rèn kĩ năng ra quyết định Kĩ năng ra quyết định là kĩ năng mà tôi thường rèn cho các em phần lớn trong các tiết tiếng Việt và Tập làm văn. Trong tiết 22: “Từ Hán Việt (tt)” tôi yêu cầu học sinh chữa bài tập 4/SGK.84 học sinh sẽ nhận xét được là từ “bảo vệ” trong câu văn không phù hợp và thay thế bằng từ thuần Việt là “giữ gìn” vì từ này thể hiện được tình cảm của người nói với người có mối quan hệ gần gũi. Tương tự, các em tiếp tục chữa từ dùng không phù hợp trong các câu văn còn lại. Sau đó tôi sẽ đưa ra một câu hỏi để kết thúc bài học như sau: Qua bài tập trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc sử dụng từ Hán Việt trong giao tiếp. Các em sẽ suy nghĩ và ra quyết định là: Khi giao tiếp trong thực tế em không nên lạm dụng từ Hán Việt quá mà sẽ sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh. Hay khi dạy tiết 73:Văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” tôi sẽ đặt câu hỏi tình huống như sau: Rõ ràng các em thấy những câu tục ngữ đó là bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất rất quý nhưng có phải bài học nào cũng đúng không? -7-
- Các em sẽ ra quyết định là: Những bài học mà nhân dân ta tích lũy trong những câu tục ngữ là rất quý nhưng không phải bài học nào cũng đúng, cũng có thể ứng dụng được, nhất là trong xã hội ngày nay. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mỗi một bài học Ngữ văn đều có một ý nghĩa riêng, nhưng người thầy phải dẫn dắt như thế nào để học sinh của mình có thể phát huy tính tích cực và ra quyết định, đó là việc làm giúp các em thay đổi nhận thức tiến tới thay đổi hành vi phù hợp với nhận thức. *Rèn kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân là những KN cơ bản được lồng ghép trong các tiết đọc- hiểu văn bản theo con đường “mưa dầm thấm lâu”. Khi dạy phần văn học dân gian trong tiết 5: bài “Thánh Gióng” có đoạn kể và tả về một chú bé đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Thế mà khi nghe sứ giả của nhà vua đi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước, lúc ấy Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Để phân tích chi tiết này tôi đặt câu hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa chi tiết “Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc”. Bằng vốn hiểu biết về lịch sử, các em sẽ nhận thức được tiếng nói ấy là tiếng nói của lòng yêu nước, tiếng nói căm thù giặc của chú bé Gióng. Tôi lại đưa một câu hỏi: Tấm gương yêu nước của chú bé Gióng trong câu truyện có tác động gì đến tình cảm của em (đối với các anh hùng, đối với quê hương, đất nước)? Với câu hỏi này các em sẽ xác định được giá trị của lòng yêu nước, lòng yêu nước luôn luôn thường trực trong trái tim mỗi con người Việt Nam, khi đất nước cần họ sẵn sàng biến tình cảm thành hành động thậm chí là hành động khác thường. Đọc câu truyện chúng em càng biết ơn các anh hùng như anh hùng Gióng đã sẵn sàng ra mặt trận vì tiếng gọi của non sông, đất nước. Đến phần Văn học trung đại, ở tiết 68 dạy bài “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” tôi chia sẻ với học sinh: Nếu đặt em vào cương vị nhân vật thầy thuốc như trong câu truyện, em có hành động như vậy không?Vì sao? -8-
- Trước câu hỏi tình huống này, mỗi em có thể có ý kiến khác nhau, cách bảo vệ ý kiến của mình nữa nhưng giáo viên sẽ chốt lại: Hành động của nhân vật thầy thuốc thể hiện tấm lòng của một y đức, thể hiện một lối sống có trách nhiệm với người khác, nhất là khi làm công việc “cứu người” thì phẩm chất, lối sống ấy rất cần thiết và rất quý. Nhân vật thầy thuốc trong câu truyện là hình ảnh tượng trưng của những vị y đức trong cuộc sống thực tế và là tấm gương để chúng ta học tập. Dù sau này các em làm bất cứ công việc gì ngoài cái lí, cái luật thì các em còn chú ý đến tình cảm, đến trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh. Đó là cái gốc gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người nhất là trong xã hội ngày nay. * Rèn kĩ năng làm chủ bản thân Khi dạy các văn bản nhật dụng như văn bản “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” trước khi khép lại bài học tôi đưa ra hai ý kiến trái chiều nhau như sau: Bạn A: Qua bài học, em thấy cầu Long Biên mãi là chứng nhân trong lịch sử và trong hiện tại của nhân dân Hà Nội, cho nên mỗi chúng ta nên nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ cầu Long Biên bằng nhiều hình thức để bảo vệ di sản văn hóa trong tâm hồn người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Bạn B: Qua bài học, em thấy cầu Long Biên đúng là chứng nhân trong lịch sử nhưng trong công cuộc đổi mới của đất nước chúng ta có thể xây dựng những cây cầu khác đẹp đẽ hơn, hiện đại hơn thay thế cầu Long Biên như cây cầu dành cho tàu điện ngầm chẳng hạn. Vậy em đồng ý với ý kiến nào?Vì sao? Trong tư duy của thế hệ trẻ bao giờ cũng thích cái mới, cái hiện đại nên sẽ có nhiều em đồng tình với ý kiến của bạn B, nhưng với vai trò của người thầy, tôi sẽ định hướng cho các em nên theo ý kiến B vì giá trị văn hóa, lịch sử là cái gốc phát triển của mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia. Chính cái gốc văn hóa đó đã giúp cho dân tộc ta không bị “đồng hóa” khi hàng nghìn năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, hàng trăm năm bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ -9-
- thống trị, và giúp một dân tộc nhỏ bé đã chiến thắng một nước đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất thế giới như đế quốc Mĩ. Hoặc khi dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tôi sẽ hướng dẫn các em xác định được ý nghĩa của đức tính giản dị và định hướng các em học tập và làm theo Bác từ cử chỉ, hành động, việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày như tắt điện khi không dùng, không xả nước tùy tiện ở mọi nơi… Rõ ràng, là người thầy truyền thụ cho học sinh những kiến thức- kĩ năng của một bài học một cách hấp dẫn đã khó thì rèn những kĩ năng như giúp các em làm chủ bản thân lại càng khó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, tận tâm trong giờ học. * Rèn kĩ năng suy nghĩ sáng tạo Chúng ta đều biết “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” nên khi dạy văn học giáo viên phải làm như thế nào để phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo của các em. Với tôi, để giúp các em khám phá được vẻ đẹp văn chương trong các tác phẩm văn học, tôi hay đặt những câu hỏi so sánh, đối chiếu, liên tưởng để các em suy nghĩ nhiều hơn, liên tưởng nhiều hơn. Tôi xin lấy ví dụ bài “Con cò” mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng có thể đưa ra câu hỏi sau: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho ai? Dựa vào kiến thức đã học về ca dao, về văn học trung đại các em liên tưởng và có thể trả lời như sau: Một là: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho người nông dân vất vả, chân lấm tay bùn như trong bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Con cò là biểu tượng về phẩm chất tốt đẹp của người nông dân- nếu có chết họ vẫn muốn chết ở môi trường trong sạch. - 10 -
- Hai là: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho những người phụ nữ vất vả, lặn lội để kiếm sống, trong bài thơ “Thương vợ” nhà thơ Tú Xương viết: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Ba là: Hình tượng con cò trong bài thơ “Con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên là biểu tượng cho lời hát ru, thể hiện tấm lòng của người mẹ. Tôi nghĩ rằng qua câu hỏi này học sinh phải tư duy liên tưởng từ hình ảnh con cò trong dân gian trở thành hình tượng con cò gắn liền với tấm lòng của người mẹ qua lời hát ru đi vào tiềm thức của người con từ thưở ấu thơ đến lúc trưởng thành bằng cảm xúc lắng đọng của tình mẫu tử. Từ đó, học sinh liên tưởng về tình mẫu tử thiêng liêng trong mỗi con người: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con Hay tôi chọn một dạng câu hỏi khác là câu hỏi gợi mở, gợi tìm, cảm nhận qua hệ thống ngôn từ. Dạng câu hỏi này sẽ rèn cho những em học khá – giỏi kĩ năng cảm nhận, kĩ năng bình và để trả lời được các em phải biết tổng hợp cùng với tư duy sáng tạo về ngôn từ. Ví dụ: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”- chương trình Ngữ văn 9, khi diễn tả những giây phút Bác đã qua đời, tâm trạng và cảm xúc của tác giả cũng như của nhân dân Việt Nam đối với Bác trước nỗi đau mất mát: Bác đã vĩnh viễn đi xa, tác giả viết: “Mà sao nghe nhói ở trong tim” Khi phát tích đoạn thơ này, tôi đặt câu hỏi: Em hiểu từ “nhói’ ở đây diễn tả điều gì? Còn từ nào có ý nghĩa, có giá trị tương tự như thế không? Học sinh có thể phát hiện được cảm giác “nhói” ở trong tim là đau, là nhức, là buốt. Khi đó tôi lại có dẫn chứng khác để khẳng định, so sánh, đối chiếu vấn đề các em vừa phát hiện ra là đúng. - 11 -
- Cũng diễn tả sự đau xót khi nghe tin Bác mất, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết: Cháu buốt ở trong tim này Chỗ đeo tang Bác đêm ngày Bác ơi. Như vậy từ “buốt “ và từ “nhói” của hai tác giả trong hai bài thơ khác nhau đều có giá trị và ý nghĩa: gây xúc động đau đớn nghẹn ngào, không nói nên lời của tác giả. ?Khi dạy văn bản “Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) tôi đưa ra câu hỏi: Phần truyện tiếp theo, tác giả kể về năm lần cô bé quẹt diêm. Đây cũng là đoạn truyện mang đậm màu sắc cổ tích. Em thấy trong phần truyện này có chỗ nào giống và khác với những truyện cổ tích em đã biết? (Có chi tiết tưởng tượng kì ảo không? Có nhân vật bà tiên ông bụt không? Vậy ai là nhân vật tạo nên những cảnh tượng kì ảo trong truyện?...) (Huy động những hiểu biết đã có về truyện cổ tích, vận dụng kĩ năng so sánh đối chiếu, liên tưởng, hs có thể đưa ra được một số những cảm nhận, đánh giá về đoạn truyện.Ví dụ: - Điểm giống truyện cổ tích: Đoạn truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo: mỗi lần cô bé quẹt diêm là những hình ảnh trong thực tại đói rét, tăm tối bỗng biến mất, nhường chỗ cho những cảnh tượng bừng sáng lung linh, tuyệt đẹp…Đặc biệt có những chi tiết, hình ảnh tưởng tượng kì diệu, mang đậm màu sắc cổ tích thần kì… - Điểm khác truyện cổ tích: Khi các nhân vật trong cổ tích gặp hoàn cảnh khó khăn, thường có nhân vật bà tiên, ông bụt mang phép lạ, hiện ra giúp đỡ. Cô bé bán diêm, trong tình cảnh tăm tối, cùng cực chỉ có một mình. Hay khi dạy bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh tôi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. Đây là một hình thức rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn nhưng thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân các em về tình bà cháu, đặc biệt những em học khá sẽ có sự sáng tạo trong cách viết văn như liên hệ đến tình cảm của mình với người bà trong gia đình. - 12 -
- Tóm lại, sự dẫn dắt của người thầy có vai trò vô cùng quan trọng để gây sự chú ý, tập trung suy nghĩ, tập trung tư duy sáng tạo của học sinh. *Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin Học sinh trường THCS Bình Khê là học sinh vùng thuần nông nên chỉ có một số ít là sôi nổi, mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể một ý kiến hay một suy nghĩ nào đó. Hạn chế đó đã khiến các em rụt rè trong các hoạt động tập thể của lớp của trường, hay ngay trong giờ học cũng thiếu không khí xây dựng bài. Theo chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn đã có những tiết “Luyện nói”. Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị thật chu đáo, đến lớp học sinh tập nói trước tổ được các bạn lắng nghe góp ý, rồi sau đó các em xung phong lên trình bày trước lớp. Tôi yêu cầu khi nói các em nhìn thẳng vào các bạn dưới lớp, nói to, rõ ràng, truyền cảm, kết hợp cả cử chỉ, nụ cười. Trong những giờ luyện nói đầu tiên của thầy và trò thường không đạt kết quả như mong muốn, các em còn phụ thuộc vào giấy hay nói như đọc thuộc lòng. Tôi góp ý, uốn nắn nhiều lần bằng cách nói mẫu rồi cho học sinh tập nói theo. Mỗi lần học sinh có tiến bộ tôi động viên, khích lệ bằng mọi hình thức như để các em tập nói từng đoạn rồi dần dần nói cả bài. Sau mỗi giờ như thế các em rút được kinh nghiệm và đến giờ học luyện nói khác các em chuẩn bị chu đáo hơn, tích cực hơn. Học sinh ở dưới có quyền làm ban giám khảo chấm điểm cho bạn trình bày. Giờ học thực sự sôi nổi khi các em được làm chủ điều khiển các hoạt động trong tiết học của mình. Rõ ràng, chính người thầy đã có biện pháp kích cầu để các em mạnh dạn bộc lộ sự tự tin của mình, từ giờ học các em tự tin hơn trong các hoạt động tập thể. Đó là điều mà chúng tôi mong đợi nhất. Như phần trình bày trên, tôi đã phân tích nội dung sáng kiến bằng phương pháp thống kê các kĩ năng sống thể hiện trong một số bài học. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng sống cho các em trong các tiết học không tách bạch hẳn như thế, mà trong mỗi một bài thường lồng ghép giáo dục nhiều kĩ năng khác nhau. Chính vì - 13 -
- vậy, trước khi lên lớp tôi phải chuẩn bị giáo án thật cụ thể. Sau đây, tôi xin bày một giáo án minh họa: Tiết 54 +55 Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Sơ giản về Xuân Quỳnh. - Cơ sở của lòng yêu nước,sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ : những kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng cơ bản: + Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. +Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản - Kĩ năng sống: + Giao tiếp: Giữa thầy giáo và HS, HS với văn bản, HS với HS. + Tư duy sáng tạo: Vận dụng hiểu biết của cá nhân về đặc trưng thể loại để khai thác mạch cảm xúc của bài thơ đã khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ với tình bà cháu ruột thịt ấm áp, thắm thiết thông qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. + Tự nhận thức: Thông qua tìm hiểu bài thơ GV định hướng cho HS biết yêu quý người thân, trân trọng tình cảm gia đình, biết sống có trách nhiệm với quê hương đất nước. 3.Thái độ: Trân trọng tình bà cháu, tình yêu đất nước của người chiến sĩ trong bài thơ. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, bài giảng điện tử - 14 -
- - HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản III. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng, Trình bày 1 phút - Kĩ thuật: Động não, thảo luận, Trình bày 1 phút IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. KTBC: Kết hợp bài mới 3. Bài mới: *GTB: Quê hương- hai tiếng thân thương gợi nhắc mỗi chúng ta biết bao kỉ niệm, dù chỉ là bữa cơm rau muống với cà dầm tương cũng khiến mỗi người xa quê nhớ nhung da diết. Với nữ sĩ Xuân Quỳnh thì âm thanh tiếng gà trưa ở 1 xóm nhỏ trên đường hành quân đã khơi gợi những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời tác giả. Điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Phương pháp: Vấn đáp I.Giới thiệu chung Kĩ thuật: Động não 1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là H/s đọc chú thích * nhà thơ nữ xuất sắc trong nền ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả thơ hiện đại VN. Xuân Quỳnh? Gv bổ sung: 2. Tác phẩm: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình Ra đời những năm 1960, đất nước cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sống hằng ta bắt đầu cuộc kháng chiến ngày, biểu hiện những rung cảm sâu xa và khát chống đế quốc Mĩ in trong tập vọng chân thành của một trái tim phụ nữ đằm “Hoa dọc chiến hào”(1968). thắm, thiết ha, nhân hậu. ? Em biết những bài thơ nào của Xuân Quỳnh? ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tiếng gà trưa? Gv: Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh cũng hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học lúc ấy là lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu. Nhưng trong bài thơ này, cũng như nhiều tác phẩm khác của mình, Xuân Quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ niệm của chính mình, để - 15 -
- từ đó góp vào tình cảm chung của thời đại. Xuân Quỳnh mất mẹ từ lúc chưa biết đội khăn tang, người cha thường vắng nhà đi làm xa nên hai chị em thương sống với bà suốt thời thơ ấu. Qua những chi tiết sinh hoạt đời thường, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi lại một cách cảm động những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình cảm bà cháu. II. Đọc- hiểu văn bản Phương pháp: Đọc diễn cảm 1.Đọc- chú thích: Đọc giọng vui vẻ, bồi hồi, phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ trong vai người chiến sỹ. Nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh ở những câu, từ được lặp lại. Giải nghĩa những từ khó trong SGK. ? Bài thơ đựơc sáng tác theo thể thơ nào? Em đã học bài thơ nào cũng được viết theo thể thơ 5 2.Kết cấu- bố cục: chữ tự do? (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ). - Thể thơ: 5 chữ tự do ?Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung - Bố cục: 3 phần từng đoạn là gì? Đoạn 1:Từ đầu… “Nghe gọi…thơ” Đoạn 2: Tiếp… “Đi qua…soạt” Đoạn 3: Phần còn lại. Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng, 3. Phân tích văn bản. Kĩ thuật: Động não Đọc đoạn 1: ?Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ sự việc a)Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm gì? xúc ? Tiêu đề bài thơ đã đưa chúng ta đến với một âm thanh đó là: Tiếng gà trưa(TGT) Vậy âm thanh ấy được đặt trong thời gian, không gian ra sao? Thể hiện qua những từ ngữ nào? =>Một thời gian, không gian yên bình êm ả có sự sống rất đỗi thân quen. - 16 -
- ? Và với người chiến sĩ trên đường hành quân âm thanh ấy đã mang đến những niềm cảm xúc nào? ? ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào? Tiếng gà trưa: Nghe – xao động nắng trưa; bàn chân đỡ mỏi; gọi về tuổi thơ. (Điệp ngữ ) =>nhấn mạnh, khơi dậy cảm xúc Cảm xúc đó là nỗi nhớ quê hương của nhà thơ, gợi ra những liên tưởng, cảm xúc gắn bó một thời ấu thơ. khác nhau. (GV bình) ?Từ âm thanh tiếng gà trưa tác giả liên tưởng tới điều gì? Hết tiết 1- chuyển tiết 2 Giờ trước cô cùng các em đang phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Vậy một em đứng tại chỗ đọc thuộc lòng cho cô giáo khổ thơ này. ?Qua khổ thơ em vừa đọc, hãy cho cô giáo biết hình ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ? ?Qua đoạn thơ em vừa đọc, em thấy mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến ntn? ?Khi hồi tưởng quá khứ, người chiến sĩ nhớ về kỉ niệm gì? b) Tiếng gà trưa gợi về những kỉ ? Theo dõi vào khổ thơ thứ hai, cho cô biết âm niệm thơ ấu và tình bà cháu thanh của “tiếng gà trưa” gợi lên những hình ảnh thân thương nào? Hãy tìm cho cô những hình ảnh đó trong khổ thơ + Hình ảnh những con gà mái với những quả - 17 -
- trứng hồng ? Em thấy trong khổ thơ tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Theo em nghệ thuật so sánh có tác dụng gì? - So sánh: gợi màu sắc tươi sáng, đẹp đẽ của gà và trứng. ?Ngoài biện pháp so sánh ra, nhà thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác nữa, các em tiếp tục phát hiện cho cô? ?Theo em từ “này” nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh điều gì? - Điệp từ “này” =>nhấn mạnh tình cảm gần gũi, gắn bó của nhà thơ với gia đình, quê hương ?Vậy với sắc màu tươi sáng của ổ trứng, đàn gà đã gợi lên vẻ đẹp gì nơi làng quê? => Vẻ đẹp tươi sáng đầm ấm, hiền hoà, bình dị cuả làng quê Như thế, sắc hồng của những quả trứng, hay sắc vàng của những con gà mái như màu nắng đã gợi lên trong lòng người đi xa một nỗi nhớ nhung da diết 1 vẻ đẹp hiền hoà, bình dị cuả làng quê. Vậy khi nhớ về làng quê người lính nhớ kỉ niệm gì nhất các em lại tiếp tục theo dõi vào khổ thơ thứ ba để trả lời câu hỏi của cô - kỉ niệm xem gà đẻ ? Kỉ niệm ấy gắn liền với hình ảnh của ai? ?các em hãy quan sát kênh hình trên bảng: Đây chính là hình ảnh người bà. - 18 -
- ?em thấy trong bức tranh người bà đang làm gì? ?cùng theo dõi vào kênh chữ ở khổ thơ thứ 4 và khổ thơ thứ 5 cho cô biết hình ảnh người bà còn hiện lên như thế nào nữa? ?Nghĩ lại những kỉ niệm của một thời ấu thơ ấy có ý kiến cho rằng tâm trạng của người chiến sĩ rất cảm động? Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao? - Đồng ý vì từ “ôi” là từ cảm thán đã thể hiện được sự xúc động của người cháu khi nhận được món quà đầy yêu thương của bà. ?Vậy qua những kỉ niệm sống dậy trong lòng người chiến sĩ đã giúp em hiểu gì về hình ảnh người bà? ? Vậy hình ảnh ngươì bà như thế khiến em có suy nghĩ gì về phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam nói chung? GV bình: ?Tóm lại, em cảm nhận được gì về tình bà cháu trong bài thơ? ? Từ đó em có suy nghĩ gì về người bà của em? - (kết hợp kênh hình) Qua những kỉ niệm tuổi Âm thanh tiếng gà trưa đã gọi về thơ, chúng ta cảm nhận được người bà thì dành kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ với tình tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu bà cháu thật ấm áp, sâu nặng. nhỏ. Bà tần tảo, chắt chiu, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như nâng đỡ ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Cảm nhận được tình yêu thương của bà người cháu biết ơn bà lắm, kính trọng bà lắm nên mới ghi lại được những câu thơ ấm áp tình bà cháu - 19 -
- như thế. =>Qua việc tìm hiểu nội dung của năm khổ thơ trên đã GD cho HS KNS: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức GV chuyển ý: chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại, 1 em đứng dậy đọc to cho cô 2 khổ thơ cuối, còn các em c) Tiếng gà trưa gợi những suy khác theo dõi vào SGK/ tư: ?qua 2 khổ thơ em vừa đọc, em thấy mạch cảm xúc của bài thơ có gì thay đổi? ?Lúc này người cháu suy tư về những điều gì? ?Theo dõi khổ thơ thứ 7, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của người cháu. G chuyển ý: Vậy là tiếng gà, ổ trứng và hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương và ghi dấu ấn trong tâm hồn để rồi theo người chiến sĩ suốt cuộc đời dù là trong giấc mơ hay ngay cả trên đường hành quân. vậy tấm lòng của bà đã tác động đến ng cháu ntn, theo dõi khổ thơ ....(chiếu khổ thơ cuối) ?Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật ở khổ thơ cuối ?Theo em, sử dụng điệp từ vì ở đây có tác dụng gì? =>khẳng định mục đích chiến đấu ? Vậy là người lính khi suy tư về niềm hạnh - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ
36 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học lớp 8, 9
24 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng một số phần mềm nhằm tăng khả năng tương tác của học sinh trong dạy học trực tuyến môn Công nghệ 7
11 p | 172 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp
32 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 85 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9 ở trường THCS
22 p | 145 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục tư tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
22 p | 64 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
37 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
19 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy - học môn Hóa học lớp 8 THCS
22 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
20 p | 45 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nghiên cứu áp dụng một số bài tập nhằm giáo dục sức nhanh cho học sinh lứa tuổi 13, 14
12 p | 9 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh dân tộc tại trường PTDTNT trung học cơ sở huyện Krông Ana
20 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS
43 p | 32 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS
11 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn